LUYỆN THẦN THÔNG

Luyện thần thông ở đây không có nghĩa là luyện một phép thuật siêu tự nhiên nào hết, mà là tập luyện cho thần thức được linh thông mà thôi. Khi luyện theo phương pháp này, bạn sẽ có thể đạt được những thành tựu lớn lao cho trí tuệ của mình, chẳng hạn như là bạn sẽ có khả năng tập trung tư tưởng cực tốt, suy nghĩ nhanh hơn bình thường hàng chục lần, di dưỡng sự sáng tạo và mẫn tiệp của trí óc lúc tuổi già. Đỉnh cao của phương pháp này chính là ?o nhãn thuật? hay còn gọi là thôi miên bằng ý chí, là đỉnh cao của tất cả các thuật thôi miên.

Bản chất của quá trình thôi miên là tạo ra sự xử lý thông tin sai lệch nơi não bộ của người bị thôi miên do ý chí của người thôi miên truyền sang và khiến người bị thôi miên biến sự sai lệch này thành sự thật. Đỉnh cao của thuật thôi miên ý chí là bạn có thể bóp chết ý chí sinh tồn và phá hủy hay tiêu diệt luôn ý thức của người bị thôi miên bằng các cảm giác có hại, hoặc bạn sẽ đọc được các thông tin ký ức của người đó một phần trong quá trình này. Quá trình thôi miên rất chủ động và rất nhanh, không chỉ thôi miên con người mà bạn cũng có thể thôi miên các loài động vật cao cấp khác bằng cách phát xạ các luồng năng lượng sinh học của ý chí bạn và truyền sang não bộ người thôi miên qua đường thị giác. Bạn có thể thôi miên bất kỳ ai, bất kỳ lúc nào và không lệ thuộc vào hoàn cảnh thuận tiện có các điều kiện cần và đủ như thuật thôi miên bình thường.

Nhưng bạn không nên biến đối tượng bị thôi miên thành người lệ thuộc bạn hoặc giết họ, vì như vậy là một điều có hại và không tốt.
Để có thể hiểu được nền tảng của phương pháp, bạn phải đọc qua ?o thần thức luận? , ở đây xin được tóm tắt vài khái niệm chính. Thần thức luận không cho rằng bản chất các mạng lưới nơ ron thần kinh là ý thức hệ của con người và não bộ chỉ là một nơi cần để cho quá trình thần thức xảy ra. Rõ ràng sự sáng tạo của tư duy, sự phát khởi các dòng suy nghĩ của bản thân không lệ thuộc vào não bộ và mạng luới nơ rơn thần kinh, mà não bộ và mạng lưới nơ ron thần kinh chỉ là các phương tiện để diễn ra các quá trình tư duy và suy nghĩ đó. Sự phát khởi tư suy và suy nghĩ do một ý thức chủ động cao hơn gọi là thần thức. Và thần thức luận cho rằng các tín hiện lan truyền trong các nơron thần kinh đã được mã hóa dưới đạng điện não chính là các dòng xung-sinh học.

Quá trình luyện thần thông hay nhãn thuật bao gồm 7 tầng cơ bản như sau:
1) Luyện Định Lực: là tầng luyện về sự tập trung tư tuởng và làm chủ các dòng suy nghĩ, thu phát tùy ý, trấn áp các sự ?o lan man? của cái đầu hay nhảy nhót, không tập trung, kích thích sự suy nghĩ mang tính sáng tạo logic và liền lạc, rõ ràng , các suy nghĩ không bị trùng khớp.

2) Luyện Nhị Tâm : hay còn gọi là phân tán tư tưởng. Chủ về sự tập trung cao hơn, chia trí ra làm 2 công việc cùng một lúc và hoàn toàn ý thức được công việc mình đang làm. Gia tốc cho dòng suy nghĩ không còn ở tốc độ âm thanh mà bằng tốc độ lan truyền của ánh sáng trong óc. Hình thành một ?o bộ nhớ đồng thời? để chống lại tác động của tín hiệu bên ngoài và khiến não bộ xử lý dòng suy nghĩ nhanh hơn sự xử lý tín hiệu bên ngoài thông qua sự tập trung bên trong ?o bộ nhớ đồng thời?.

3) Luyện Đa Tâm: hay còn gọi là ?o chia trí? ra để làm nhiều việc đồng thời, nó là cấp độ cao hơn của nhị tâm. Là tầng cao nhất cho sự tập trung tư tưởng và thu phát suy nghĩ , ý thức tùy ý. Có thể đồng thời làm nhiều việc cùng một lúc mà không bị gián đoạn hay công việc này bị ảnh hưởng bởi công việc kia. Hình thành vô thức tự chủ.

4) Luyện Ý Niệm: là tầng luyện về ý niệm, chủ về sự tưởng tượng để tạo ra ràng buộc của suy nghĩ với hiện tượng hơi thở, cái này có thì cái kia có và ngược lại. Hơi thở xuất hiện thì cảm giác xuất hiện. Chủ về sự tạo ra ảo giác và liên hệ nội thân ( hay quán chiếu nội thân ).

Gồm 10 giai đoạn nhỏ:
a) Giai đoạn kiểm soát hơi thở.
b) Giai đoạn hình thành ý niệm.
c) Giai đoạn kết hợp ý niệm với hơi thở.
d) Giai đoạn dẫn dắt và dồn ý niệm để hình thành cảm giác ảo tập trung.
e) Giai đoạn dẫn dắt cảm giác ảo và thu phát cảm giác ảo.
f) Giai đoạn kích cảm giác ảo bằng xung động âm thanh.
g) Giai đọan điều hòa thần kinh bằng ảo giác.
h) Giai đoạn tạo ra giấc ngủ tiềm thức.
i) Giai đoạn tự thôi miên bản thân.
j) Giai đoạn tập trung năng lượng cho một ý niệm. ( nâng cấp ý niệm)

5) Luyện Linh Giác: là tầng chủ về việc tập luyện để nâng cao khả năng hoạt động tối đa của thị giác, thính giác và xúc giác đi kèm với ý niệm. Ba giác quan này là nền tảng tri túc của con người. Tầng này là nền tảng căn bản để luyện các tầng sau cùng, gồm các giai đoạn

a) Giai đoạn thính giác.
b) Giai đoạn thị giác.
c) Giai đoạn xúc giác.

Lưu y: giai đoạn thính giác và giai đoạn xúc giác luyện thành tựu chủ yếu dùng cho việc luyện tầng thứ 6 là Tâm Nhãn. Còn giai đoạn thị giác nếu thành tựu và tầng thứ 6 thành tựu thì mới đủ điều kiện để luyện tầng thứ 7 : Thiên Nhãn Thông.

6) Luyện Tâm Nhãn: là tầng chủ về sự luyện tập khả năng linh ứng không dùng mắt thường để quan sát mà dùng ?o tâm nhãn? để quan sát. Tâm Nhãn ở đây là chủ về sự dồn khí về thính giác và xúc giác kết hợp với ý niệm để tăng sự mân cảm cho hai giác quan này và nắm bắt được các tín hiệu thông qua hai giác quan này để dễ dàng ?o thấy? được chính xác sự việc. Trong đó thính giác đóng vai trò chủ chốt để nắm bắt và hình dung các tín hiệu và truyền cho não bộ.

7) Luyện Thiên Nhãn Thông: là tầng chủ về luyện nhãn thuật kết hợp với ý niệm và năng lượng sinh học để tạo ra sự thôi miên ý chí và tác động cảm xạ tới các sinh vật sống, gồm 3 giai đoạn:

a) Giai đoạn hình thành ý chí cho thị giác.
b) Giai đoạn phóng năng lượng sinh học qua đường thị giác.
c) Giai đoạn xử lý ý thức thứ cấp từ bên ngoài.
Tôi sẽ không bàn về các tầng 6,7 mà chỉ nói từ tầng 1,2,3,4 và một phần của tầng 5. Khi nào bạn luyện có chút thành tựu và muốn luyện thêm tui sẽ nói rõ hơn. Các tầng về sau mới liên quan nhiều đến tương tác bên ngoài, đến năng lượng sinh học .

CHƯƠNG I : LUYỆN ĐỊNH LỰC

I)Nguyên Lý:

- Con người vốn dĩ là một động vật cao cấp, cao hơn tất cả là có ý thức. Ý thức là bản năng ghi nhận và tích lũy qua nhiều thế hệ. Hơn thế nữa, con người còn có ?o thần thức? là một hiện tượng vật lý, sinh lý vi mô. Nhận thức được tạo ra từ sự nhận biết từ các giác quan, qua sự phân tích, chọn lọc của não bộ mà hình thành nhận thức. Quá trình tích lũy nhận thức thành ý thức. Nhận thức được tạo nên trên nền tảng cơ bản là ?o thần thức?, là bản chất của dòng xung-sinh học lan truyền trong nơ ron thần kinh khi não bộ suy nghĩ.

-Con người bình thường ai cũng nghĩ rằng tôi có cái đầu và cái đầu của tôi nên tôi muốn bắt nó hoạt động ra sao thì tùy ý. Hoàn toàn sai lầm. Thử nghĩ xem có phải có những lúc thần kinh của chúng ta lâm vào trạng thái mơ màng theo một hướng suy nghĩ vô định nào đó có vẻ mơ hồ mà ta không cưỡng lại được. Đó là do sự mệt mỏi của thần kinh mà ra. Sự mệt mỏi này không giống như sự mệt mỏi của thể xác. Nó là một hiện tượng ?o thả nổi? thần kinh muốn trôi đi đâu thì đi. Rồi có những lúc bạn đang suy nghĩ về một vấn đề nào đó, chỉ một phút lơ là là cái đầu của bạn lại nhảy nhót với hình ảnh mà nó bắt gặp dưới mắt. Nếu cái đầu là của ta tại sao ta không làm chủ được nó? Đó là do sự thiếu tập trung mà ra. Người ta thường cứ nghĩ rằng mình rất tập trung khi phải suy nghĩ về một vấn đề cân não nhưng việc tập trung đó chẳng qua là huy động nhất thời , gượng ép thần kinh căng lên mà làm việc nhưng chưa chắc đã hoàn toàn làm việc hết công suất , đơn giản là vì bạn chưa bao giờ làm chủ thần kinh và sai khiến nó như một nhà độc tài.

Bạn để nó chây lười và do đó khả năng của nó bị thu hẹp, giới hạn càng thu hẹp khi tuổi tác càng lớn. Bộ óc khác với thể xác là nó làm việc liên tục mà không bao giờ biết mệt. Trạng thái mệt mà tôi đề cập trên đó là do bạn tạo cho nó quá nhiều điều kiện không làm gì để đến nỗi nó chây lười mà ra. Cũng giống như bạn không làm gì, làm một tí thì thấy mệt, cần ăn uống, ăn uống rồi lại thấy cần ngủ nghỉ. Một người lao động thường xuyên có thể ngủ rất ít. Đó là do họ đã quen việc và quen với hoàn cảnh. Ở đây cũng vậy, nếu bạn bắt cái đầu của bạn làm việc liên tục thì nó cũng sẽ dần quen với cái ách do bạn đặt ra và bạn có thể sai khiến nó như một nhà độc tài, tại bất cứ nơi đâu và bất kỳ lúc nào bạn muốn, kể cả khi bạn ngủ, bạn cũng có thể ?o gài? chế độ hoạt động cho nó. Vậy thì tại sao ta không thể bắt đầu ngay việc thể hiện quyền làm chủ của mình ngay với cái thành phần bất trị không tuân theo phép tăc là cái đầu của ta ngay bây giờ? Phải tròng một cái ách vào cổ nó rồi thì bạn muốn nó làm việc cho bạn cái gì cũng được. Khởi đầu bằng việc TẬP TRUNG TƯ TƯỞNG CỐ ĐỊNH hay còn gọi là LUYỆN ĐỊNH LỰC.

II) Phương pháp Luyện Định Lực

1)Giới thiểu tổng quát: Đây là tầng căn bản cho mọi tầng cao hơn sau này. Bạn nếu có khả năng tập trung tư tưởng tốt bạn có thể đạt đến trạng thái ?o suy nghĩ sâu? và ?o suy nghĩ nhanh?. Việc gia tốc cho dòng suy nghĩ là hoàn toàn có thể nếu bạn đạt đuợc trạng thái nhị tâm ( tầng thứ 2) và cao hơn nữa là đa tâm ( tầng thứ 3). Quá trình tập trung tư tưởng cố định phải được duy trì thường xuyên , liên tục và tránh bị gián đọan. Bản chất thực của quá trình này là bạn cưỡng bức cái đầu của bạn phải tập trung làm việc về một vấn đề mà bạn muốn và cố gắng tập thành thói quen.

2) Bản chất phương pháp:
Phương pháp tập luyện căn bản đích thị là bạn phải cụ thể hóa dòng suy nghĩ của chính mình. Sự không tập trung thường bắt gặp ở phần đông các con người bình thường chính là do họ chưa bao giờ cụ thể hóa dòng suy nghĩ của họ, dòng suy nghĩ của họ lúc ?o chìm? lúc ?o nổi? rất ư là phóng túng. Khi nổi thì dòng suy nghĩ được liên tục đôi chút, khi chìm thì bị gián đoạn.

Đó là do họ chưa bao giờ nghĩ đến việc có thể làm chủ cái đầu của mình và làm chủ nó như thế nào. Ở đây việc cụ thể hóa dòng suy nghĩ chính là khi xem xét một vấn đề hay suy nghĩ một vấn đề, bạn phải tự đặt câu hỏi và suy luận vấn đề đó theo một hướng logic, và dòng suy tư của bạn phải được bật vang lên thành tiếng nói âm vang trong óc, vì nếu bạn suy nghĩ mọi vấn đề theo kiểu này thì óc bạn sẽ luôn bị gò vào dòng suy nghĩ thành tiếng âm vang đó và bạn chỉ cố giữ cho dòng âm vang đó phát triển liên tục theo hướng bạn suy tư , càng lâu càng tốt và đừng để nó bị gián đoạn hay bị chi phối bởi bất cứ thứ gì do bên ngoài tác động vào.

Khi dòng suy nghĩ được cụ thể hóa thành tiếng nói âm vang trong não, thì não bạn sẽ ?o bận bịu? với tín hiệu âm vang này và phải làm việc liên tục với dòng âm vang đó, nhờ đó mà nó bớt ?o lan man? ra bên ngoài.

3) Cách thức tập luyện:
-Việc luyện Định Lực không hề khó khăn và đòi hỏi bất kỳ điều kiện phức tạp nào hay phải có hoàn cảnh chuyên biệt thì mới luyện được. Bất kỳ ai cũng có thể luyện được phương pháp này. Tuy nhiên người mơi bắt đầu luyện nên tìm cho mình một không gian tĩnh lặng , ít có tiếng ồn để có thể dễ dàng tập trung.

- Cách tập rất đa dạng. Ví dụ bạn ở một mình trong phòng vắng, im ắng, bạn hãy thử tập trung suy nghĩ về một vấn đề nào đó, và dòng suy nghĩ này bạn phải cụ thể hóa nó thành tiếng nói âm vang trong óc của bạn. Bạn có thể suy nghĩ về một vấn đề nào đó bất kỳ mà bạn quan tâm, có thể là nội dung của một cuốn sách hay mà bạn đã đọc, có thể là các vấn đề liên quan đến lĩnh vực triết học và tâm linh và bạn đã gặp và cố công tự mình tìm hiểu nó hay đưa ra một giả thuyết phù hợp, hoặc cũng có thể là nội dung một bộ phim hay mà bạn đã xem và bạn cố gắng tái hiện lại nó trong đầu ( kể cả âm thanh và hình ảnh do chính bạn mô phỏng lại ), hoặc bạn có thể tưởng tượng ra một câu chuyện có nhiều đối thoại do bạn làm đạo diễn theo ý bạn thích?

Lưu ý: - Mới khởi đầu bạn sẽ gặp khó khăn vì bạn chỉ có thể tập trung được vài chục giây là cảm thấy mệt mỏi và óc bạn nó lại tìm đến nhảy nhót vơi những suy nghĩ do nó đẻ ra hay những hình ảnh mà nó bắt gặp. Bạn phải lôi cổ nó về với dòng suy nghĩ của bạn , càng lâu càng tốt. Chỉ đến khi nào bạn ngồi bất động hàng giờ liền mà chỉ suy nghĩ về một vấn đề duy nhất thì lúc đó bạn có thể giải trí với chính các dòng suy nghĩ của mình rồi đó.

- Các dòng suy nghĩ mang tinh tưởng tượng chứa đầy hình ảnh là không có lợi cho sự cụ thể hóa cho dòng suy nghĩ của bạn. Tránh không nên hồi nhớ lại quá nhiều những hình ảnh mà bạn đã bắt gặp hay đã xem. Mà tốt nhất bạn nên tập trung vào các dòng suy nghĩ mang tính suy luận và cụ thể hóa nó thành âm thanh vang lên trong óc bạn, như thế mới có lợi cho sự tập trung tư tưởng.

-Ví dụ 1: Chẳng hạn bạn đã đọc được bộ sách Tam Quốc Diễn Nghĩa, bạn có nhiều thắc mắc, và bạn nên áp dụng phương pháp cụ thể hóa dòng suy nghĩ thành âm thang vang lên trong óc để mà thực hành việc tập trung như sau: Bạn đặt câu hỏi thành lời ?o Vì sao trong trận Xích Bích Khổng Minh lại cầu được gió Đông để Châu Du dựng được hỏa công? Chả lẽ Không inh là thần thánh gì sao mà biết dược đích xác gió đông nổi lên lúc nào, chiều gió thế nào có lợi cho kế sách của Đông Ngô?? Rồi bạn tư duy theo hướng bạn thấy như sau ?o À, chắc là Khổng Minh nhân lúc đi ra mé sông Trường Giang chơi, gặp các ngư dân quanh năm sống trên mặt nước sông Trường Giang và có trò chuyện với họ. Những ngư dân này sống quanh năm ở đây nên biết rõ thời tiết bốn mùa thế nào có lợi cho cuộc sống hàng ngày của họ. Có thể qua kinh nghiệm của các ngư dân này mà Khổng Minh biết đích xác gió đông nổi lên lúc nào. Còn cái trò lập đàn cầu gió chỉ là màn lòe bịp Châu Du khiến Châu Du kinh sợ cũng nên??

Điều quan trọng là các dòng suy nghĩ của bạn phải luôn đuợc cụ thể hóa thành âm thanh vang lên từng lời trong óc, và hình thức tự đối thoại tự thân sẽ giúp bạn tập trung vơi chính mình hơn. Ban đầu nếu gặp khó khăn trong việc tập trung, bạn có thể kiếm một điểm tựa cho trí óc để mà suy nghĩ, ví dụ bạn mua một cây nến thắp lên trong phòng và theo dõi mọi sự biến động của ngọn lửa hoặc nhìn vào một chiếc lá hay một tĩnh vật có lẽ sẽ dễ tập trung suy nghĩ hơn. Khi nhìn lâu và ?o tự đối thoại? nhiều bạn sẽ mỏi mắt, tâm trí của bạn có thể chưa quen và dẫn đến trạng thái lờ đờ, đây là tiền đề để tạo ra giấc ngủ tiềm thức và dễ bị thôi miên trong trạng thái này. Các nhà thôi miên thông thường hay tạo ra trạng thái này cho người sẽ bị thôi miên và sau đó là tự kỉ ám thị người sẽ bị thôi miên. Hoặc bạn có thể tận dụng trạng thái này để tự thôi miên bản thân, điều này thuộc lĩnh vực của tầng thứ 4, bạn sẽ tự thôi miên mình nhanh hơn và đi đến trạng thái ngủ tiềm thức này nhanh hơn nếu như bạn sử dụng ý niệm. Việc đó ta sẽ bàn đến trong các chương sau.

4) Lợi ích của phương pháp Định Lực
Khi luyện định lực đến chỗ thấu đáo tận cùng ( tôi không thể chỉ ra thời hạn cụ thể cho bạn là phải mất bao lâu mới đạt được, vì hầu như không có khái niệm tận cùng, bạn chuyên luyện thì khả năng tập trung của bạn càng sâu và càng nhanh hơn thêm lên. Tuy nhiên khi bạn có thể tập trung suy nghĩ về bất kỳ một vấn đề nào hoặc suy nghĩ về những cái do chính bạn đẻ ra hàng chục giờ liền và có thể giải trí và thư giãn bằng chính sự tập trung khi nghĩ về các vấn đề đó thì bạn có thể coi là đã luyện thành công Định Lực, khi đó bạn chuyển sang tầng thư hai được rồi )thì bạn sẽ có được các lợi ích sau đây:

- Sự tập trung sâu, sai khiến não bộ làm việc tuỳ ý mà không bị gián đoạn.
- Gia tăng sự minh mẫn và nở nang cho não bộ, giảm bớt được hiện tượng thoái hóa và già lão cho các tế bào thần kinh.
- Có nền tảng để có thể luyện các tầng cao hơn.
- Sự trầm ổn của thần kinh trước những vấn đề có thể gây sock.
- Ít bị stress do khả năng làm việc của thần kinh được gia tăng từ sự tập luyện suy nghĩ liên tục.
- Có thể giải trí bằng chính khả năng này mọi lúc mọi nơi.
- Khả năng suy nghĩ và sáng tạo của trí tuệ dần tăng lên cũng như sự nhạy bén của suy nghĩ do luôn được cụ thể hóa. Điều này rất có ích cho việc phân tích hay tìm hiểu một vấn đề mang tính logic.


CHƯƠNG 2: LUYỆN NHỊ TÂM (phần 1)

I / Giới thiệu chung

- Đây là tầng tiếp theo tầng Định Lực. Bạn phải đạt được tầng thứ nhất thì mới trên căn bản đó luyện được tầng này. Bởi vì tầng này rất khó và phức tạp. Phức tạp vì nó rất trừu tượng. Thời tôi học, sư phụ tôi chỉ nói khẩu quyết, rồi tự bản thân tôi phải nghiệm lấy những lý lẽ trong đó. Do đó những gì tôi trình bày ở đây hoàn toàn là dựa trên sự hiểu biết của tôi và được viết theo một lối ngôn ngữ khoa học, các tính chất mang sắc thái huyền bí đã được trích bỏ.

- Tầng này chủ về sự phân tán tư tưởng. Phân tán trí óc ra thành hai phần riêng biệt để có thể làm hai hay nhiều việc khác nhau mà không bị lẫn lộn hay ảnh hưởng gì. Nhìn ở một cách sâu hơn thì đây là cấp độ tập trung rất sâu và linh hoạt, não bộ hầu như phải làm việc cực nhanh và triền miên. Tầng này chỉ dừng ở mức độ hình thành hai tư duy đồng thời chứ không phải là nhiều tư duy. Nó bao gồm các giai đoạn luyện tập:

a/ Mở rộng khả năng tư duy chủ động của thần kinh ( hình thành bộ nhớ đồng thời hay bộ nhớ trong bộ nhớ )
b/ Gia tốc quá trình tiếp thu thông tin.
c/ Tập trung định thân và suy nghĩ vượt ngưỡng âm thanh. Bức tường tư duy.
d/ Tập hợp thông tin tản mác thành quá trình.
e/ Tập trung tư tưởng lưu động. Nắn dòng suy nghĩ.
f/ Luyện trí nhớ và sự vượt cực hạn.
g/ Trạng thái ánh sáng của suy nghĩ.

- Bạn phải trải qua các giai đoạn này mới coi là đạt được trạng thái của Nhị Tâm. Nếu luyện không đúng phương pháp, bạn có thể sẽ có triệu chứng mệt mỏi sâu và kéo dài, mất khả năng tập trung nhất thời, mỏi mắt, lâm vào trạng thái ngủ tiềm thức không ý muốn. Đó là bệnh suy kiệt thần kinh do sự tập trung căng thẳng quá nhiều mà không đúng nguyên tắc, gây lãng phí năng lực của bộ óc. Vì vậy để chắc chắn có thể luyện tập dễ dàng, bạn phải hoàn toàn đạt được khả năng tập trung tư tưởng cố định trước.

II) Phần giảng về Nguyên Tắc ?o Đồng Thời?

Trước khi bắt đầu đi sâu vào cách thức tập luyện của phương pháp, bạn cần nên thông suốt vấn đề này, đó là nguyên tắc ?o đồng thời?. Nguyên tắc ?ođồng thời? này là nền tảng để hiểu được cái bản chất ?o đồng thời? của ?onhị tâm? là như thế nào. Có hiểu được nó thì bạn sẽ dễ dàng luyện tầng này đúng phương pháp hơn. Đó là tuy ?ođồng thời? mà thực ra là không đồng thời chút nào, có trước có sau, có thứ tự đàng hoàng. Vấn đề là trong khoảnh khắc cực nhanh.

Tui lấy ví dụ: Bạn bắt gặp một người tay trái vẽ vòng tròn, tay phải vẽ hình thoi đồng thời cùng lúc, bạn quả quyết là anh ta vẽ được như thế trong cùng 1 lúc chứ không có trước có sau gì cả. Điều này hoàn toàn đúng và bất kỳ ai cũng có thể làm được nếu như dày công luyện tập. Cái mà bạn thấy đó thực ra là do thói quen đã được hình thành do sự luyện tập chuyên cần của anh ta, lâu dần rồi quen đi, khi quen rồi thì tốc độ công việc sẽ trở nên cải thiện hơn.
Cũng với người đó, nếu thấy anh ta vừa vẽ tay trái hinh tròn, tay phải vẽ hình thoi, nay tôi yêu cầu đổi lại là tay trái vẽ hình thoi, tay phải vẽ hình tròn, chưa chắc anh ta làm được. Vì thói quen chỉ là sự lặp đi lặp lại một công việc và từ đó thành quán tính, quán tính này gọi cho dễ nghe là thói quen, gọi nôm na là đà, là trớn. Hoàn toàn không phải là khả năng tư duy nhị tâm nào hết.

Bạn chớ nhầm lẫn điều đó. Vì khi có được khả năng tư duy nhị tâm, bạn có thể vừa tư duy vấn đề này song song với việc thực thi một suy nghĩ khác cùng lúc, và trong hoàn cảnh bất kỳ nào cũng được. Còn thói quen suy cho cùng cũng chỉ là thói quen, và thói quen thì gắn liền với 1 việc duy nhất mà thôi là cái việc đã sản sinh ra thói quen đó. Chúng ta sẽ trở lại với vi dụ này trong phần trình bày về giai doạn ?o nắn dòng suy nghĩ? cũng trong tầng này.
Điều thứ hai quan trọng hơn là bạn phải hiểu vấn đề song song đồng thời của bản chất nhị tâm là như thế nào. Không một bộ não nào có thể xử lý hai việc cùng một thời điểm được khi mà ý thức tự thân tồn tại và làm chủ não bộ. Sự song song hay ?o đồng thời? của bản chất nhị tâm đề cập thực chất là não bộ phải xử lý hai tín hiệu của hai dòng suy nghĩ trong một thời gian nhất định. Nhưng vấn đề ở đây là não bộ chỉ xử lý được tín hiệu của một dòng suy nghĩ duy nhất mà thôi nhưng với tốc độ xử lý ám thị (ám thị nghĩa là xử lý và lưu lại tạm thời trên bộ nhớ đồng thời hay ?obộ nhớ trong bộ nhớ? ) cực nhanh và xử lý tín hiệu tiếp theo đang tới của dòng suy nghĩ kia.

Tín hiệu dòng suy nghĩ này dứt thì tín hiệu dòng suy nghĩ ban đầu lại đến nữa. Cứ thế , não bộ phải xử lý các tín hiệu của các dòng suy nghĩ khác nhau đến dồn dập liên tiếp, cứ anh này xong thì anh khác nhào tới luân phiên như vậy. Và não bộ phải xử lý cực nhanh và tạm lưu khắp nơi trên khắp các ?obộ nhớ đồng thời? do bạn tạo ra và lưu giữ để sau đó là quá trình thu thập lại và tổng hợp thành quá trình của từng dòng suy nghĩ. Tín hiệu nào thì trả về cho dòng suy nghĩ đó. Vấn đề ở đây là: tuy là có thứ tự trước sau nhưng xét các dòng suy nghĩ diễn ra trong một lượng thời gian nhất định và não bộ xử lý cực kỳ thần tốc nên có thể xem các quá trình của các dòng suy nghĩ đó là đồng thời, là như nhau.

Nếu bạn quan tâm đến khả năng viết, vẽ nhiều thứ cùng lúc cũng không khó. Bạn có thể sử dụng khả năng nắn dòng suy nghĩ để làm chậm hay cô đọng tín hiệu thần kinh, làm nó chậm lại để bạn có thể sắp xếp các tín hiệu thần kinh do trung ương thần kinh phát ra để điều khiển hai tay cho có thứ tự trước sau.

Và bản chất của việc vẽ tay trái vòng tròn , tay phải hình vuông chẳng qua là bạn tập trung vẽ tay trái 1 phần vòng tròn, rồi lại chuyển qua tay phải tập trung vẽ một phần hình vuông, rồi lại chuyển qua tay trái tập trung vẽ tiếp một phần hình tròn nữa? cứ thế luân phiên luyện tập trong vòng suốt ngày để nó trở thành thói quen. Khi đã quen bạn sẽ vẽ 2 tay nhanh như chớp mà bất kỳ ai xem cũng cho là bạn đang vẽ bằng 2 tay cùng lúc , bởi vì sự trước sau quá ngắn và rõ ràng là không thấy được. Khi đã quen thì thói quen chỉ làm việc theo quán tính, vẽ cả 2 tay mà lúc đó óc bạn cũng bớt phải suy nghĩ nhiều hay tập trung nhiều cho việc vẽ vời này. Tương tự, các công việc khác cũng vậy.

Vì rõ ràng tư tưởng chi phối hành động, phải có ý thức về việc mình làm trước rồi mới phát ra hành động. Nhưng bạn nên lưu ý là luyện nhị tâm là chủ về sự hình thành tư duy gần như đồng thời trong một quá trình nhất định chứ không phải chủ về sự thực thi các hành động đồng thời. Nếu bạn muốn, bạn hãy thực hiện nó thành thói quen, còn luyện nhị tâm là luyện khả năng hình thành nhiều tư duy trong một hoàn cảnh bất kỳ và liên tục thay đổi chứ không phụ thuộc vào hoàn cảnh và hành động hay thể hiện ra hành động.

III/ Mở rộng khả năng tư duy chủ động của thần kinh ( Hình thành ?obộ nhớ đồng thời? hay ?o bộ nhớ trong bộ nhớ? )

1) Bản chất của giai đoạn này
- Bản chất của giai đoạn này là gia tốc dần cho dòng suy nghĩ của bạn. Không phải từ âm thanh mà bạn muốn tức thì trở thành tốc độ ánh sáng là điều không thể được. Cái gì cũng có quá trình của nó rồi mới đạt được. Vấn đề đặt ra ở đây là: làm sao suy nghĩ nhanh hơn bình thường? ( Mức bình thường ở đây bạn nên hiểu là mức độ suy nghĩ tập trung của sự tập trung tư tưởng cố định chứ không phải là sự suy nghĩ của một người bình thường chưa từng trải qua sự tập luyện ) và cách thực hiện như thế nào?

- Với não bộ của một người bình thường, khi có một tín hiệu truyền đến cho não là lập tức não sẽ tập trung xử lý tín hiệu đó, thông thường não sẽ lưu các tín hiệu thông tin đó trên một bộ nhớ tạm sinh lý, là nơi các tín hiệu được tập kết từ các giác quan như mắt, tai, mũi, lưỡi, da.. đưa về và sẽ chuyển chúng lên trung khu thần kinh cao hơn để xử lý. Nếu để ý chúng ta sẽ thấy là bản chất của quá trình xử lý thông tin này của não diễn ra mà đôi khi vượt ra ngoài sự nhận biết của ý thức bản thân, nghĩa là não chúng ta đang xử lý và trong một vài trường hợp ngay cả bản thân chúng ta cũng không nhận biết được quá trình xử lý thông tin này.

Cái này còn tùy thuộc vào loại tín hiệu mà não xử lý, có thể là tín hiệu vật lý ( ánh sáng, âm thanh), tín hiệu dữ liệu ( chữ viết, hình ảnh?)?. Tuy nhiên , sự xử lý tín hiệu này của não bộ là hoàn toàn lệ thuộc vào ngân hàng dữ liệu mà nó xây dựng được từ ý thức hệ được tích lũy từ quá khứ chứ không phải là xử lý khách quan, có thể nói quá trình xử lý này là quá trình xử lý mang tính chủ quan dựa trên bộ nhớ dữ liệu mà não mỗi người có được và xây dựng thành một ?o ngân hàng dữ liệu?. Đó là bản chất của việc xử lý thông tin bình thường, và bộ nhớ tạm thời của não bộ cũng là một đặc khu thần kinh tồn tại sẵn có trên não.

- Việc vượt qua tốc độ xử lý tín hiệu bình thường của não bộ để đưa thông tin dòng suy nghĩ của chúng ta muốn đến cho não xử lý trước thì cần phải gia tốc thật nhanh cho dòng suy nghĩ tự chủ của bản thân, muốn gia tốc cho các dòng suy nghĩ thật nhanh, trước tiên ta phải đảm bảo thông tin dòng suy nghĩ là luôn bảo toàn và không bị gián đoạn hay thất lạc trước sự ?o cạnh tranh? của nhiều tín hiệu đang trên đường cùng đi tới trung khu não để được xử lý. Muốn cho tín hiệu dòng suy nghĩ của chúng ta bảo toàn thì ta phải lập ?o trạm tạm dừng? để lưu các tín hiệu này hay là ?o bộ nhớ đồng thời?.

- Bản chất của ?o bộ nhớ đồng thời? không giông như các bộ nhớ sinh lý tồn tại trên não. Nó là một ?o không gian ảo? được bản thân ta tạo thành cũng từ một ?oý thức được cưỡng bức ?o. Và nó chỉ tồn tại để lưu nhớ tạm thời cho các tín hiệu của dòng suy nghĩ mà thôi. Khả năng ghi nhận và ?o nhớ? của ?o bộ nhớ đồng thời? này rất thấp. Việc tạo nên các bộ nhớ đồng thời là nền tảng của việc gia tốc lẫn củng cố dòng suy nghĩ bước đầu.

Lưu ý: đôi khi tín hiệu thông tin bên ngoài đến trước và được não xử lý trước, vì các quá trình xử lý là liên tục. Khi đó bạn phải ?olập bức tường tư duy? để tách sự lẫn lộn của tín hiệu bên ngoài ra ( ví dụ như sự cảm nhận về âm thanh bên ngoài ). Vấn đề này sẽ được bàn kỹ hơn bên dưới

2) Phương pháp tập luyện
- Muốn đạt đến ?o trạng thái ánh sáng? của dòng suy nghĩ thì tôi cho rằng bạn phải luyện giai đoạn này thật nhiều và có logic. Người ta bây giờ khi tính toán hay ghi chép nhật ký hay cần viết ra bất kỳ một thứ gì, cũng phải cần có cây viết hay tờ giấy thì mới khởi đầu được. Tỷ như anh học trò muốn làm nháp thì phải cần có giấy nháp , cây viết, hoặc có bảng đen thì mới viết được, giống như bạn muốn viết thư thì phải viết nháp nó trước rồi xem xét có vừa ý hay không rồi mới viết lại. Còn muốn tính toán cũng phải cần có giấy và cây bút để tính hay máy tính để mà bấm.

- Cái đó rõ ràng là con người ta đã vô tình làm cho mình lệ thuộc vào một vật hữu hình, ràng buộc bộ não với những vật vô tri trong các hoàn cảnh đó thì công việc mới khởi sự được không? Tại sao chúng ta không biến bộ óc chúng ta thành ?o tờ giấy? , ?o cây bút? và ?o máy tính? để sử dụng cho nhanh có phải hơn không? Đó là tôi chỉ lấy một ví dụ điển hình để cho thấy rằng con người hoàn toàn không hề chú ý đến những lợi ích to lớn và những khả năng của bộ óc.

Ví du khi bạn tính toán một phép tính, bạn không cần sử dụng bất kỳ thứ gì cả, bạn chỉ cần viết nó ra giấy hay trên bảng rồi cứ nhìn vào phép tính đó, bạn bắt đầu tính toán trong óc, đồng thời bạn cố gắng tập trung để hình thành một bộ nhớ trong óc đóng vai trò là trang giấy, khi bạn tính đến đâu, bạn tạm lưu trên ?o trang giấy? đó rồi khi các phép tính tiếp theo cần lại kết quả cũ thì bạn lại ?o xem lại? ?o trang giấy? đó và xuất ra kết quả cho đến khi có kết quả cuối cùng. Bạn đừng nhầm lẫn đây là phương pháp tinh nhẩm thông thường. Phương pháp tính nhẩm chẳng qua là làm cho phép tính phức tạp thành dễ, từ nhân thành cộng cho dễ tính chứ không hề liên quan gì đến ?o trang giấy? aỏ kia cả. Khi cần viết nháp một thứ gì ta cũng chẳng cần giấy bút chi cả.

Bạn suy nghĩ đoạn văn đó trên đầu và đến một đoạn nhất định bạn lưu lại trên ?o trang giấy? và suy nghĩ về đoạn văn tiếp theo. Nghĩa là bạn ngồi suy nghĩ không thôi mà không hề cần giấy bút, khi cần viết ra thực tế thì khi cầm bút bạn có thể viết liền lạc một bài văn dài hoàn chỉnh mà không hề phải viết nháp vừa viết vừa suy tư gì cả. Vấn đề ở đây là bạn không phải chỉ có một? trang giấy? hay một ?o cây bút? mà là bạn có thể tạo ra hàng chục và hàng trăm ?o trang giấy? như vậy để mà lưu giữ các ?o thông tin nhất thời?. Việc tạo ra các bộ nhớ như vậy không khó khăn, chỉ cần có chút khả năng tập trung là hoàn toàn có thể làm được. Và các bộ nhớ này không giống như bộ nhớ vật lý hay sinh lý của não bộ có thể nhớ nhiều và nhớ lâu, mà nó chỉ được tạo ra từ các sự tập trung nhất thời của tư tưởng và khả năng ?o cố gắng nhớ? nên hiệu suất ghi nhớ là không nhiều lắm và chỉ dùng cho các việc tuần hoàn, phải sử dụng lại ngay kết quả sau một vài phút.
Tuy nhiên khả năng nhớ nhiều hay không cũng còn tùy thuộc vào việc tập luyện của bạn tới đâu. Tập càng sâu thì tạo ra càng nhiều bộ nhớ và khả năng nhớ sẽ càng lâu.

Ví dụ 2: Bạn chép lên bảng phép tính như vầy :
[ ( 90,5 x 12,4 ) + (82,2 x 11 ) ]/ 15

Và sau đó bạn nhẩm trong đầu pháp tính 90,5 x12,4 trước. Bạn tạm tách 90,5 thành 90 và 0,5, sau đó bạn lấy 0,5 nhân với 12,4 trong đầu trước, ra kết quả bao nhiêu bạn ?o chép? nó lên ?o trang giấy? do bạn hình thành trong đầu , sau đó bạn lấy 90 nhân tiếp với 12,4 ra bao nhiêu bạn lại lấy kết quả từ ?o trang giấy? cộng với kết quả vừa tính rồi lại ?o chép? lên trang giấy. Sau đó, bạn tính toán pháp tính 82,2 x 11 cũng tương tự như vậy cho đến khi ra được kết quả cuối cùng.

Ví dụ trên là một ví dụ đơn giản về toán học, với những phép tính đơn giản. Ở đây không cần bạn phải thực hiện hay tính nhẩm nhanh, mà là bạn tính được thôi. Ban đầu bạn có thể tính toán chậm , điều đó không quan trọng, miễn là bạn hình thành được các ?o trang giấy? và bạn dùng khả năng tập trung cố định của mình để duy trì sự tồn tại của các ?o trang giấy? này cũng như các kết quả mà bạn đang lưu trong đó đồng thời với việc tính toán các phép tính đang diễn ra trong óc. Ví dụ trên chỉ là một trong các ví dụ đơn giản nhât trong việc ứng dụng bằng toán học.

Bạn cũng có thể tự viết ra cho mình nhiều phép tính khác để tự luyện tập thêm với mức độ phức tạp ngày càng tăng, hoặc phép lấy đạo hàm, tích phân ?cũng thế. Hoặc bạn là một nhà văn thì việc áp dụng khả năng này để soạn các bản thảo cũng là cần thiết. Nghĩa là bạn không làm gì cả , chỉ nhìn vào đề toán , lấy đó làm điểm tựa để mà cái đầu bạn làm việc thôi. Mọi quá trình tính toán diễn ra đều trong óc và bạn chỉ ngồi không mà thôi. Đến khi nào bạn có thể tính toán nhanh và thu hẹp khoảng thời gian tính toán theo cách thức trên cho các bài toán phức tạp thì khi đó rõ ràng tốc độ suy nghĩ tổng hợp của bạn đã nhanh hơn là ngưỡng âm thanh âm vang trong óc rồi.

Lưu ý: Đối với việc hình thành bộ nhớ đồng thời để lưu các thông tin trên đó thì riêng trong việc này, bạn nên sử dụng các dòng suy nghĩ có tính hình ảnh nhiều hơn là âm thanh, ban phải tự ?ochụp hình? các kết quả tính toán hay thông tin lưu trên các ?otrang giấy? này để gia tăng thêm khả năng nhớ lâu của các ?otrang giấy? . Nghĩa là bản chất dòng suy nghĩ của bạn ở đây là rất đa dạng, âm thành và cả hình ảnh nữa. Bạn có thể tự nghĩ ra nhiều ứng dụng khác cho mình với khả năng này chứ không nhất thiết phải là trong lĩnh vực toán học. Vì tôi chỉ nêu lên một ví dụ điển hình như vậy để mà cụ thể hóa phương pháp tập luyện mà thôi.

III ) Gia tốc quá trình tiếp thu thông tin.

1) Bản chất của giai đoạn này
- Con người bình thường thì quá trình tiếp thu thông tin cũng là rất tự nhiên và đều đặn theo một tốc độ nhất định. Ví dụ như bạn đang chạy xe, mắt bạn nhìn thấy cảnh vật và các dòng xe đang lưu thông và các tiếng ồn ào ngoài đường. Tất cả các thông tin này đều được não xử lý mà không cần bạn có nhận biết đuợc quá trình xử lý này hay là không. Con người bình thường nếu không luyện tập, thì quá trình tiếp nhận thông tin của các giác quan và quá trình xử lý thông tin của não bộ diễn ra ở một tốc độ trung bình và không thể nhanh hơn được, vì đó là bản năng sinh lý cơ bản của hệ thần kinh vốn có.

- Việc hình thành các bộ nhớ đồng thời không những giúp cho các dòng suy nghĩ nhanh hơn mức âm thanh mà còn dần đạt đến tốc độ ngày càng nhanh. Song, như thế vốn vẫn chưa đủ, vì quá trình tiếp nhận thông tin hãy vẫn còn do bản năng sinh lý vốn có của não bộ đảm đương và truyền với tốc độ trung bình. Muốn cho dòng suy nghĩ nhanh hơn nữa, bạn phải gi a tốc cho quá trình tiếp nhận thông tin , chủ về đường thị giác ( bộ nhớ thị giác) hoặc cũng có thể qua đường thính giác cũng được, nhưng về thính giác, tôi sẽ đề cập chi tiết hơn trong tầng tâm nhãn, vì đó là khả năng của tầng tâm nhãn.

- Con người đa phần tiếp nhận thông tin từ hai giác quan là thị giác và thính giác, hai thông tin của hai giác quan này rất tốt và bộ nhớ thị giác cũng như bộ nhớ thính giác ( bộ nhơ lưu giữ thông tin do hai giác quan này tiếp nhận ) cũng nhớ lâu hơn các bộ nhớ khác. Vấn đề cần làm rõ ở bản chất phương pháp này đó là ?o cưỡng bức tốc độ tiếp thu thông tin của thị giác?. Đây không phải là quá trình luyện Linh Giác vì hoàn toàn không có ý niệm , cũng không có quá trình tập trung năng lượng hay dồn khí cho hai giác quan này. Mà chỉ đơn thuần là dùng ý chí của sự tập trung để đẩy nhanh qua trình tiếp nhận thông tin mà thôi. Mục đích của việc đẩy nhanh quá trình tiếp nhận thông tin chính là luyện cho dòng suy nghĩ nhanh hơn, dòng ?osuy nghĩ hướng ngoại? , khi chú ý đến sự việc bên ngoài thông qua đường thị giác.

2) Phương pháp tập luyện

Ví dụ 3: Bạn đang đọc bộ sách dày cộm Tam Quốc Diễn Nghĩa hay Nghìn Lẻ Một Đêm, hay Sherlock Holmes, hay Sử Ký Tư Mã Thiên chẳng hạn? Nếu một quyển sách dày khoảng trên 1000 trang thì bạn phải đọc mất bao lâu? Ở đây tôi tạm không phân biệt bạn có thích hay không thích chủ đề mà sách đó trình bày hay không. Để thuận tiện, ban đầu tui giả dụ các sách trên là các quyển sách mà bạn ưa thích đi và bạn đang muốn đọc chúng. Có lẽ bạn đọc với tốc độ tiếp thu bình thường theo chức năng vốn có của não thì phải mất cả tuần lễ, mỗi ngày đọc khoảng trăm trang đi. Còn nếu bạn đọc bằng tốc độ tối đa có thể có của sự tập trung của bạn hiện tại thì có lẽ sẽ nhanh hơn nhiều và bạn chỉ mất chừng một ngày là đã đọc hết quyển sách đó. Vậy đọc sách với sự tập trung tối đa là như thế nào?

- Bạn mở quyển sách ra và bạn bắt đầu tập trung tinh thần khoảng 1 phút trước khi đọc, sau đó bạn phóng mắt quét qua từng trang sách từ trên xuống dưới và cứ sau một vài đoạn là bạn lại hình thành ngay lập tức một ?o trang giấy? và ghi nhớ cực nhanh những gì mà bạn đã ?o quét qua? đó trong khi sự tập trung của tư tưởng khiến thị giác quét dữ liệu càng lúc càng nhanh với tốc độ nhanh nhất và không thể dừng lại, tốc độ càng lúc sẽ trở nên càng nhanh và não bạn phải tạo ra hàng chục ?o trang giấy? để mà lưu tạm và trang này chuyển nội dung cho trang kia và não bạn phải ?o chụp hình? liên tục các nội dung đã lưu trên các ?o trang giấy? ấy. Cứ như thế cho đến khi đọc hết cuốn sách. Bạn thấy là rõ ràng với cấp độ đọc sách như vậy mức độ tập trung của bạn sẽ ngày càng cao hơn và nhanh hơn, dòng suy nghĩ vừa có thể tập trung bên ngoài lẫn bên trong, có thể vừa mang hình ảnh và âm thanh đồng thời.

Lưu ý quan trọng: Phương pháp này rất dễ tập luyện. Tuy nhiên một con người bình thường nếu đọc sách một cách từ từ và đọc thầm bằng mắt thì thường những gì họ đọc được từ trang sách sẽ vang thành tiếng trong đầu. Đây cũng là một hình thức TẬP TRUNG TƯ TƯỞNG CỐ ĐỊNH CÓ ĐIỀU KIỆN. Nhưng tại sao tôi không chỉ cho bạn là ở tầng 1 khi luyện Định Lực là nên đọc sách nhiều vì rõ ràng khi đọc sách con người ta dễ tập trung hơn? Tôi không bày cách này vì vốn dĩ đó không phải là cách, rồi khi bạn không có quyển sach, bạn muốn tập trung thì làm sao? Phương pháp ở tầng 1 là trong bất kỳ hoàn cảnh nào bạn cũng có thể tập trung tư duy tối đa chứ không phải chỉ là tập trung tiếp nhận thông tin từ việc đọc sách, dù rằng đó cũng là một hình thức âm vang thành lời đó.

Chúng ta luyện năng lực cho trí óc mà lại ràng buộc nó vơi một điều kiện nhất định thì mới luyện được, còn khi không có điều kiện đó chả lẽ không tập trung được hay sao? Điều kiện ở đây là quyển sách, nếu bạn đi theo hướng đọc sách thì đó không phải là luyện Định Lực gì cả mà chỉ là hiện tượng thông thường, bất cứ ai cũng làm được. Sự khác biệt của Định Lực không phụ thuộc vào điều kiện và Định Lực phụ thuộc vào điều kiện , tôi đã nói rõ ở trên. Và tôi hoàn toàn nhấn mạnh, một người bình thường đọc sách theo cách bình thường, với tôc độ tiếp thu bình thương vốn có của hệ gíac quan và hệ thần kinh thì không phải là tập luyện gì cả.

- Một lưu ý nữa là bạn đừng lo lắng rằng: đọc sách quá nhanh như vậy liệu có nhớ hết không? Trái lại, bạn không quên một chi tiết nhỏ nào trong sách. Thậm chí bạn còn nhớ lâu hơn nguời bình thường nữa. Là tại vì bạn phải thực hiện cái công việc là ?o đọc lại? liên tục thông qua hình thức cho não bộ ?o phóng chụp? liên tục các ?o trang giấy? đồng thời đó sao? Với lại, như trên chỉ là một ví dụ. Bí quyết đọc sách theo kiểu gia tốc cho dòng suy nghĩ để mà tiếp nhận thông tin chính là KHÔNG ĐƯỢC CỤ THỂ HÓA THÔNG TIN NHẬN ĐƯỢC THÀNH LỜI ÂM VANG TRONG ÓC. VÌ NHƯ VẬY RÕ RÀNG LÀ KHÔNG KỊP XỬ LÝ LUỒNG DỮ LIỆU Ồ ẠT ĐANG ĐẾN DO MẮT QUÉT QUÁ NHANH VÀ LIÊN TỤC. Bạn nên cho não ?oim lặng? và thông tin đi vơi tốc độ hình ảnh bằng việc ?o phóng chụp? các trang giấy chứ không được âm vang một lời nào hết. Vì khi đó, tốc độ âm thanh trong óc là quá chậm để mà xử lý thông tin trong trường hợp này.

- Đọc sách chỉ là một ví dụ điển hình. Bạn có thể tập luyện dưới hình thức khác như là học bài thuộc lòng. Bạn sẽ học nhanh gấp chục lần trước đây. Hoặc giả bạn sẽ đạt được trạng thái ?o quan sát sâu? khi dùng thị giác quan sát cảnh vật. Chỉ phóng tầm mắt là bạn có thể thâu tóm mọi hình ảnh vào các trang giấy và sau đó từ từ ?o xem lại?, hoặc bạn có thể áp dụng cách tập luyện khác như chơi trò tìm ra sự khác biệt của hai bức ảnh gần giống hệt nhau, đầu tiên bạn dùng thị giác chụp hình 2 bức ảnh đó và ?o in? lên một ?otrang giấy? và khi bạn tập trung ?o xem lại? trang giấy này trong óc để mà tìm ra sự khác biệt. Nói chung hình thức tập luyện là rất đa dạng và phong phú, bạn tự tìm cho mình một hình thức thich hợp và cứ áp dụng nguyên lý căn bản của phương pháp trên.

IV) Tập trung định thân và suy nghĩ vượt ngưỡng âm thanh. Bức tường tư duy.

1) Bản chất của giai đoạn này

Giai đoạn này xét đến một tình huống phức tạp hơn đó là khi có tác động bên ngoài ảnh hưởng đến trung khu thần kinh ( ví dụ như tiếng ồn rất lớn )thì bạn phải làm thế nào vừa duy trì sự tập trung của thần kinh và chống lại tác động đó? Muốn vậy thì suy nghĩ của bạn lại càng phải nhanh hơn nữa, nhanh hơn tốc độ âm thanh thực, nhanh hơn tốc độ tiếp nhận của thính giác, nhanh hơn tốc độ lan truyền của thính giác về trung khu thần kinh. Nói tóm lại là bạn phải gia tốc dòng suy nghĩ của bạn nhanh thêm nữa, vượt qua cả tốc độ của âm thanh thực đang truyền vào thính giác bạn. Trạng thái đó gọi là trạng thái ?ođịnh thân? hay ?osuy nghĩ vượt ngưỡng âm thanh?

http://ttvnol.com/hocthuat/999754