Phật là độ nhân chứ không phải ban phúc
Phật gia hoàn toàn không giảng rằng để người phát tài. Bệnh ấy là do nghiệp lực; nên cũng không bảo người ta chữa bệnh khoẻ người thế nào. Thích giáo giảng phổ độ chúng sinh, là giảng đưa người ta từ hoàn cảnh khổ của người thường hoá độ sang bờ bên kia của niết bàn; đó là Phật Thích Ca Mâu Ni giảng. Chính là đưa chư vị lên thiên quốc. Jesus giảng cũng là ý nghĩa đó; không bàn được là ai cao ai thấp. Chỉ là con người ‘hiện đại hoá’ không ngộ ra, mới nói Phật là ban phúc cho người, trừ bệnh phát tài; Đại Giác Giả uy lực vô cùng, có thể độ nhân. Người thường coi việc Phật độ nhân như là bảo hộ con người, vậy nên họ bèn liền cầu Phật ban phúc phát tài, cầu Phật trừ bệnh cho họ, thế này thế kia. Thực ra, Phật hoàn toàn không quản những việc ấy. Đó là quan niệm đã bại hoại thời hiện đại của nhân loại đã phát sinh ra nhận thức bại hoại ấy, là biến dị. Nội hàm trong Kinh Phật nguyên không hề có những thứ đó. Do vậy, tôi thường giảng vấn đề này, nói rằng [dẫu] chư vị đốt hương bái Phật cầu phát tài, thì Phật hoàn toàn không quản việc chư vị phát tài hay không.
Chư vị nếu bái Phật, nhưng Phật không quản vấn đề chư vị phát tài thế nào, trái lại bảo chư vị vứt bỏ tâm tham ấy đi. Nếu đời sống thật sự khó khăn, thì cũng là để bảo đảm an toàn của chư vị mà cung cấp một chút tiện nghi về mặt vật chất; họ cũng sẽ không để chư vị vô tài mà phát tài được. Đối với bệnh mà giảng, Phật là vì để [chư vị] hoàn trả nợ nghiệp đời trước. Do vậy, có người đứng trước tượng Phật mà bái lạy, cầu phát tài, kết quả thật sự phát tài. Thực ra phát tài nào đây? Trên tượng Phật đó không có Phật, mà là Phật giả do bái lạy mà thành. Cũng có [tượng] là có cáo bám trên đó, hoặc rắn, hoặc chồn loạn bát nháo cả. Chúng giúp chư vị phát tài, vì tương đương với việc chư vị lạy chúng cầu chúng. Chúng giúp chư vị phát tài là có điều kiện, trong vũ trụ này có [Pháp] Lý gọi là bất thất bất đắc; chúng dùi vào chỗ sơ hở của cái Lý ấy, chúng muốn đắc thân người. Cá nhân kia dập đầu mong cầu phát tài, thì cho phát! Nếu những thứ mang theo thân thể cá nhân ấy không tốt, thì chúng cũng kệ chư vị; phát tài cũng không phát được; bái lạy như không. [Nếu] chúng cảm thấy trên thân chư vị có thứ tốt, chúng liền để chư vị có được [tiền] tài, sau đó chúng có thể lấy những thứ tốt của chư vị. Chư vị muốn tiền, chúng đương nhiên cấp chư vị. Nhưng bản thân người ta không biết, điều bị mất có thể là tổn thất vĩnh viễn không cách nào vãn hồi được. Con người không chỉ có một đời đâu, đời sau có thể
Sự trượt dốc của nhân loại và quan niệm nguy hiểm
Tại Trung Quốc cổ đại, chư vị mà nói tu luyện, người ta sẽ bảo cá nhân này thật là có thiện căn. Chư vị nói Phật Đạo Thần, người ta bèn bảo chư vị khá lắm. Hôm nay, chư vị nói ra tu Phật tu Đạo, người ta sẽ cười vào chư vị. Quan niệm đạo đức của con người đã thay đổi nhiều quá. Quan niệm đạo đức của con người đang trượt dốc hàng nghìn dặm mỗi ngày, rất nhanh; nên mới nói rằng quan niệm đều đang trở thành bại hoại; còn quay ngược lại cho rằng người xưa ngu muội mê tín. Quan niệm con người đã biến đổi ghê gớm quá, rất đáng sợ. Đặc biệt là Phật Thích Ca Mâu Ni giảng: Thời kỳ mạt Pháp xã hội này sẽ có phát sinh biến hoá thật là kinh khủng. Nói thí dụ, xã hội hiện nay, con người không có ước [chế câu] thúc của tâm pháp, nhất là ở Trung Quốc. Ngoại quốc cũng thế, chỉ bất quá là biểu hiện của ngoại quốc có hình thức khác. Ở Trung Quốc, “đại cách mạng văn hoá” đã phá trừ cái mà người ta gọi là quan niệm tư tưởng cũ, không cho người ta tin những gì Khổng Tử giảng, người ta không còn ước [chế câu] thúc của đạo đức nữa, không còn quy phạm đạo đức, cũng không cho người ta tin tôn giáo. Người ta đã không tin rằng làm điều xấu gì thì cũng phải có báo ứng.
Khi người ta không có tâm pháp trong tâm để ước thúc họ, thì chư vị nói xem cá nhân đó chẳng phải điều gì cũng dám làm, điều gì cũng dám phạm? Ấy là đặt ra trước mặt nhân loại hiện nay vấn đề nghiêm trọng nhất. Có người ngoại quốc không dám vào Trung Quốc làm kinh doanh; nhất là những người trẻ tuổi, động tí là giết, là đâm; điều ấy quá kinh khủng. Trung Quốc hiện nay hung hãn hơn ngoại quốc. Nhất là khi những phim và truyền hình bạo lực đánh giết của ngoại quốc vừa truyền vào Trung Quốc, người Trung Quốc đều cho rằng Hồng Kông cũng như những quốc gia khác đều là loạn thế cả. Thực ra không phải vậy, đó chỉ là khoa trương trong điện ảnh để hấp dẫn tâm lý truy cầu kích thích của khán giả mà thôi. Thực ra ở đó tố chất người ta văn minh hơn ở nước ta nhiều. Nhưng thanh niên trong nước là học theo đó. Vì Trung Quốc đang trong trạng thái bị phong kín, vừa mới tiếp xúc với những thứ đó, liền cho rằng ở ngoại quốc là dạng thức như thế.
Phim truyền hình Tập đoàn lưu manh kiểu cách bãi Thượng Hải được người trong nước theo nhau bắt chước. Nhưng đó chỉ là miêu tả Thượng Hải cũ hồi những năm 1930, hơn nữa cũng là thổi phồng trong nghệ thuật thôi. Cuộc sống hiện thực không thế. Những phim và truyền hình bạo lực đánh giết của Hồng Kông có ảnh hưởng rất không tốt đến quan niệm của người ta ở Trung Quốc. Quan niệm đạo đức nhân loại đã thay đổi rồi, Trung Quốc cũng đã xuất hiện đồng tính luyến ái, hút hít ma tuý, buôn bán ma tuý, xã hội đen, giải phóng tình dục, kỹ nữ; quả là đáng sợ! Có người nói rằng dân quê mới lớn còn ghê hơn. Họ không có ước thúc, họ dám làm mọi thứ. Chính là nói rằng con người đã đạt đến mức như thế rồi, chẳng phải đáng sợ sao? Phát triển tiếp nữa, thì người ta sẽ như thế nào? Về quan niệm thì cái tốt và xấu đã đổi chỗ. Hiện nay tôn sùng ai bạo lực, ai có khả năng nhất, ai có thể giết có thể đâm; tôn sùng những thứ đó.
Đạo đức nhân loại đang trượt dốc rất nhanh; toàn thế giới cũng như thế. Quan niệm con người biến thành rất ghê gớm. Hiện nay cái đẹp không bằng cái xấu, cái thiện không bằng cái ác; chỉnh tề không bằng nhếch nhác. Lấy ví dụ cụ thể; trước đây làm nhạc sỹ, làm ca sỹ thì phải qua huấn luyện. Nắm vững phương pháp ca hát, rồi phải hiểu rõ nhạc lý. Nhưng hiện giờ, người có hình dạng rất khó coi, đầu tóc bù xù, tóc dài loằng ngoằng, đứng trên sân khấu kêu rống lên a… ha…, một khi truyền hình tâng bốc lên là thành ngôi sao; âm thanh đó rất khó nghe. Có những thứ xấu bẩn, nhưng quan niệm người ta thuận theo đạo đức trở nên bại hoại mà đều cho là đẹp xinh; đều là truy cầu cuồng nhiệt. Tác phẩm mỹ thuật cũng thế; quệt mực vào đuôi mèo rồi cho chạy loạn lên là thành tác phẩm. Nào là phái trừu tượng, phái ấn tượng, đó là gì vậy? Quá khứ vẽ càng giỏi thì càng đẹp, càng có người thưởng thức. Hiện nay chư vị nói xem đó là thứ gì?! Đó là cái gọi là kết quả của việc hoạ sỹ truy cầu giải phóng nhân tính. Nhân tính với quy phạm hành vi vô đạo đức chính là ma tính đang phát tác mạnh mẽ; người ta ở trong trạng thái loại ấy sẽ có được cái gì tốt đẹp không? Quan niệm con người đều đã phát sinh chuyển biến.
Những hoạ sỹ đó truy cầu là những gì? Họ nói ‘giải phóng nhân tính’, không còn cấm kỵ, ước thúc gì nữa; làm tuỳ ý. Trong Phật giáo có giảng, không có quy phạm đạo đức, không có ước thúc về đạo đức trong tâm người, thì những gì người ta phát xuất ra chính là ma tính. Hiện nay những tác phẩm văn nghệ ấy, chư vị thử coi! Người thường không biết là gì nữa, thực tế chính là ma tính đang lộ ra rất mạnh mẽ.
Về đồ chơi ở cửa hàng; trước đây là mua búp bê phải trông thật xinh xắn. Hiện nay càng xấu bán càng chạy; như đầu lâu, hình ma quỷ, ngay cả hình tượng đống đại tiện cũng trở thành đồ chơi để bán; trông càng đáng sợ thì càng bán chạy! Đó chẳng phải là do quan niệm người ta đều đã biến đổi rồi, đều đã biến đổi phản lại rồi sao?
Nói về xã hội nhân loại đã phát sinh điều gì, khi điều đó được giảng ra thì người ta lập tức minh bạch ngay; [đó] nói lên rằng bản tính con người chưa bị động đến. Nhưng là hoạt cảnh của nhân loại là đã đến chỗ nguy hiểm đến như thế rồi. Khi tôi giảng bài ở các nước tây phương, giảng đến đồng tính luyến ái, nói rằng người tây phương chư vị loạn tính đã đến độ luân thường loạn rồi. Trong họ có người đề xuất câu hỏi, nói rằng “đồng tính luyến ái là được quốc gia bảo hộ”. Tiêu chuẩn đo lường tốt-xấu không phải là do cá nhân, hoặc một tập thể thừa nhận là thành tiêu chuẩn đâu. Đo lường tốt-xấu của nhân loại đều là căn cứ quan niệm bản thân. ‘Tôi cho là họ tốt, hoặc họ đối tốt với tôi, thì tôi bảo họ là tốt’; hoặc một quan niệm cố hữu nào đó đã được hình thành, quan niệm của họ cho rằng họ tốt liền nói họ tốt. Với tập thể cũng vậy; phù hợp lợi ích tập thể, hoặc vì để đạt được mục đích có lợi nào đó, liền bảo nó tốt, liền đồng ý chúng tồn tại; nhưng nó không nhất định đúng là tốt. Lý của vũ trụ, Phật Pháp, Ông là tiêu chuẩn duy nhất xác định một cách bất biến nhân loại cũng như hết thảy sự vật; là tiêu chuẩn duy nhất đo lường tốt xấu. Tôi bảo với họ: Nói thẳng ra, chính phủ chư vị đồng ý, nhưng Thiên Chúa của chư vị không hề đồng ý! Thực ra mỗi khi đến lúc như thế, thì nhân loại [ở trạng thái] rất nguy hiểm, không điều khiển được; hiện nay đã phát triển đến thế rồi; phát triển tiếp nữa, chư vị nói xem sẽ là trạng thái nào?! Phật Thích Ca Mâu Ni giảng: Thời kỳ mạt Pháp rất nhiều ma chuyển sinh thành người, xuất gia vào chùa làm loạn Pháp. Nhất là Đài Loan có rất nhiều hoà thượng và cư sỹ rất nổi danh nhưng thực tế là ma. Tự xưng giáo chủ, bản thân họ không biết [mình] là ma. Họ trước đó đã an bài một đời xong rồi mới chuyển sinh, đường đời [họ] đang theo là chiểu theo những thứ mà họ đến để phá hoại. Xã hội nhân loại rất đáng sợ. Ấn Độ có những nào là đại sư nổi danh; đa số đều là trăn phụ thể. Khí công sư Trung Quốc có rất nhiều là cáo và chồn phụ thể, rắn cũng có. Thời kỳ mạt Pháp chính là thời loạn. Nhật Bản có người cầm đầu giáo phái Chân Lý chính là quỷ ở địa ngục chuyển sinh, ma đang loạn thế gian con người. Người ta ở trong đó, trong thế tục không có thời gian để suy nghĩ về vấn đề này. Cũng cảm thấy xã hội không đúng đắn nữa, nhưng không biết được rằng đã bại hoại đến mức như vậy rồi. Hễ giảng ra, thì mọi người đều giật mình.
Do vậy, tôi truyền Pháp này cũng không phải là nhiệt huyết nhất thời mà bước ra truyền. Cũng có can nhiễu các hình thức khác nhau. Chư vị truyền điều ‘chính’, họ truyền điều ‘tà’, có những thứ giả mạo điều ‘chính’, cũng bảo người hướng Thiện, nhưng bản thân mục đích của họ không phải hướng Thiện; mục đích là ẩn giấu. Khí công khi mới bắt đầu phát triển là tốt, nhưng hiện nay đã tà rồi. Rất khó có một miền đất thanh tịnh.
Nhân loại thời mạt kiếp

Rất nhiều chính giáo toàn thế giới không thể độ nhân nữa. Vì kinh sách của những chính giáo nguyên thuỷ đều bị người [đời] sau sửa chữa rồi; giáo nghĩa đều bị người sau giải cong hết cả; coi như một loại học vấn; như Phật giáo bị coi như một thứ triết học để học; còn [điều mà] dùng khoa học hiện đại để giải thích không nổi thì gom chung cả nói thành là người xưa tưởng tượng, là truyền thuyết thần thoại thời chưa phát triển. Những hoà thượng và tu sỹ chỉ đọc sách mà không thực tu; nhà chùa trở thành một xã hội nhỏ, đấu đá với nhau. Có [vị] phát tài trên nạn của Phật [giáo], tâm chấp trước nhiều đến mức quá cả người thường, tự độ đã quá khó rồi, còn nói gì độ nhân! Còn có một số hoà thượng, đạo sỹ, thầy dòng nổi danh đã căn cứ theo quan niệm bản thân, và một chút mức độ lý giải đối với Kinh Phật mà viết sách giải thích Kinh Phật, Kinh Thánh; khiến người ta lầm đường lạc lối. Lời chư Đại Giác Giả giảng là có nội hàm rất sâu sắc; khi tầng thứ người tu luyện không ngừng đề cao đến cảnh giới các tầng thứ, đều có thể thể hiện ra tác dụng chỉ đạo của Phật Pháp; mọi hành vi cải biến lời nguyên gốc của Đại Giác Giả đều là loạn Pháp.
Những cái gọi là giải thích giúp người giải được Kinh Phật, Kinh Thánh ấy, là cách quá xa với nội hàm chân chính của lời Phật đã giảng, thậm chí khác hẳn; một chút lý giải ấy, cũng là bản thân ở tầng thứ không cao hơn so với người thường là mấy mà lý giải; tầng thứ cao hơn còn có nội hàm gì thì họ hoàn toàn không biết. Vì họ chưa tu cao đến thế. Chưa đạt tới tầng thứ Như Lai thì lẽ nào biết được hàm nghĩa cao tầng chân chính của lời Như Lai giảng? Những bài đó chỉ có thể là loạn Pháp, không thể độ nhân. Dưới tác dụng của tâm danh lợi mà viết sách khiến những người tu Phật lạc vào cái khung tư tưởng của tác giả; thậm chí có người còn chủ trương tôn giáo nên phải thích ứng với yêu cầu của xã hội bây giờ, muốn cải biến nội hàm của tôn giáo. Phật Pháp là Thiên Lý bất biến bất hoại như kim cương, muốn khiến Phật Pháp phải thích ứng theo nhân loại đã bại hoại đạo đức, chứ không phải nhân loại chiểu theo Phật Pháp mà quay về trên; [thế thì] có tội nghiệp lớn ngần nào là có thể hình dung ra được. Nhất là viết sách giải thích loạn cả Kinh Phật ấy, can nhiễu nghiêm trọng đến chính Pháp, thực ra họ đã rớt địa ngục từ lâu rồi.
Người ta trải bao nhiêu đời đã làm rất nhiều việc xấu, tích nghiệp lực lớn không gì sánh nổi, cũng là nhân tố không thể sinh ra chính tín. Có người đời trước đã tu hành, do tu không tốt, các chủng tâm chấp trước chưa vứt bỏ, không tu thành, tích được một chút phúc phận. Chuyển sinh lần nữa sinh thành người rồi thông thường có mang “công năng”, thiên mục ở tầng thứ rất thấp có thể thấy một chút tình huống không gian khác; chính là do các chủng tâm danh lợi người thường thúc đẩy, bèn làm ra tôn giáo các loại danh mục; bề mặt thì dạy người hướng Thiện, nhưng sâu trong nội tâm là cầu danh cầu lợi, có mục đích ẩn giấu. Đại Giác Giả có thế giới của bản thân mình (thiên quốc), có thể độ nhân vào đó; những người kia độ nhân đi đâu? Khí công sư giả cũng thế, có người nghĩ [mình] là Phật, có người tự cho mình là Phật đời trước, có một số người bị động vật phụ thể cũng tâng bốc khí công sư đó, nào là tôn sư của thời đại, v.v. những khí công sư giả bản thân cũng lên mặt lắm, dối mình dối người; đều là quỷ xuất thế làm ma loạn nhân gian.
Thế gian bị tà ác làm đến hồ đồ loạn cả; hàng trăm hàng nghìn năm nay những tôn giáo giả, tà giáo, còn có rất nhiều tôn giáo cải cách vẫn luôn lưu truyền, thật-giả khó mà phân biệt. Chính là giáo nghĩa của những tà giáo, vu giáo ấy là tà ác, vậy mà cũng có người tin, đi sùng bài những người cầm đầu vu giáo. Đó chẳng phải đạo đức con người không còn tồn tại nữa là gì? Vì sao nhập ma đạo? Đa số đi cầu thuật hại người, có tâm [muốn] làm hại người, chứ không nghĩ rằng tương lai bản thân sẽ thế nào. Vì các chính giáo nguyên thuỷ đã vào thời kỳ mạt Pháp, không thể độ nhân nữa; vạn ma xuất thế, loạn Pháp, loạn thế; nhân loại không còn ước thúc của tâm pháp, không còn quy phạm đạo đức. Khi bị vạn ma kích động, thì không điều ác nào không làm; đạo đức cùng tiêu chuẩn đang trượt xuống dốc rất nhanh. Phương pháp tư tưởng và quan niệm của người ta, đều đã biến đổi rồi: đẹp không bằng xấu, chính không bằng tà, thiện không bằng ác, chỉnh tề không bằng lôi thôi, mới không bằng hỏng, thơm không bằng nặng mùi; người nam để tóc dài, người nữ cắt tóc ngắn; âm thịnh dương suy; âm dương đảo chiều. Tác phẩm mỹ thuật không còn quy phạm đạo đức, truy cầu giải phóng nhân tính; chính là ma tính đại phát. Nào là phái ấn tượng, nào là phái trừu tượng; bôi quệt loạn lên vậy mà có thể được tiếp thụ bởi quan niệm phản đảo của người hiện nay; tuỳ ý bày ra một đống rác liền trở thành tác phẩm điêu khắc hiện đại bậc thầy; trong tác phẩm âm nhạc thì nào là disco, rock, âm thanh chói tai được rước vào gian phòng thanh lịch; những kẻ mù kẻ què giọng thô kệch với hình hài ác liệt là đang được quảng bả, truyền hình hễ tâng bốc lên là thành ngôi sao ca nhạc; đồ chơi nhi đồng ở cửa hàng càng xấu xí, trông càng xấu ác thì bán càng chạy.
Nhân loại dưới tác dụng của việc tâm lý không có chính niệm, những thứ truy cầu cũng thay đổi đột biến. Vì danh lợi, sát nhân phóng hoả, gắp lửa bỏ tay người, chỉ nhận tiền không nhận người không nhận thân nhân; người với người trở thành quan hệ tiền bạc. Vì tiền mà những việc bại hoại đạo lý đất trời cũng theo đó xuất hiện. Sản xuất những hàng hoá, tuyên truyền và băng hình loạn tình dục có thể thấy ở khắp nơi; vì tiền mà không ngại hại người, chế tạo và vận chuyển chất độc hại; những kẻ đồi bại hút hít ma tuý vì muốn mua ma tuý đắt tiền mà chẳng từ thủ đoạn để trộm, cướp, lừa tiền; trên truyền hình, báo chí, và tác phẩm [văn nghệ] đều tuyên truyền bừa bãi giải phóng tình dục; người ta đã đạt tới cả loạn luân không phân già trẻ; đồng tính xấu ác bây giờ đã phản ánh sự biến thái tâm lý dơ bẩn mất cả lý trí; xã hội đen đạt tới mức không khe hở nào không len lỏi tới, còn hình thành thị trường cho những thanh niên trẻ truy cầu ma tính bạo lực; những đầu gấu xã hội đen đã trở thành thần tượng được tôn sùng, [thanh niên] theo nhau gia nhập.
Xưa nay rất nhiều Đại Giác Giả và tiên tri đều dự ngôn rằng nhân loại thời nay sẽ có mối lo đại kiếp [nạn]. Nhân loại hôm nay còn khủng khiếp hơn so với dự ngôn của các nhà tiên tri; người tốt ngày càng ít. Vì người ta trải bao đời đã làm rất nhiều việc xấu, tích luỹ nghiệp lực to lớn vô tỷ; hễ ra khỏi nhà là sẽ có việc không vừa ý; người ta không biết rằng đều là do đời trước làm điều xấu nay đang hoàn trả, đang tiêu nghiệp. Người khác hễ đối với mình không tốt, [thì] không khoan dung nhẫn nại, mà là ‘Ông xử tệ với tôi, tôi sẽ tệ hơn trả lại. Người chẳng phạm ta, ta chẳng phạm người; nếu người phạm ta, ta tất trả đũa; có quá đi thì cũng là không kém ai’. Nghiệp cũ chưa trả đã lại nợ nghiệp lực mới; thân thể có nghiệp lực quá nhiều làm người ta phát sợ! Đạo đức nhân loại trượt dốc rất nhanh, đã ở bên bờ nguy hiểm rồi. Thực ra sự đại bại hoại của đạo đức nhân loại ấy, là do ai ai cũng đều gây tác hại khi thêm dầu vào lửa trải qua bao nhiêu đời. Thế giới mỗi lần khi xuất hiện kiếp nạn, đều là khi đạo đức nhân loại không còn tồn tại. Chính là biểu hiện của thời kỳ mạt kiếp.
LÝ HỒNG CHÍ

LỜI BÌNH : ĐÂY LÀ VẤN ĐỀ RẤT NGUY HẠI TRONG VĂN HÓA NÓI CHUNG CŨNG NHƯ ĐANG XẢY RA KHÔNG ÍT TRONG GIỚI TU HÀNH NÓI RIÊNG.... BỐI CẢNH XÃ HỘI MÀ ÔNG NÓI TỚI LÀ Ở TRUNG QUỐC NHUNG TRÔNG NGƯỜI LẠI NHỚ ĐẾN TA ĐIỀU ĐÓ CŨNG KHÔNG HIẾM Ở VIỆT NAM.....MỌI NGƯỜI NÊN TỰ GIỮ MÌNH ,TRÁNH NHŨNG CÁI XẤU LÂY LAN TRONG CỘNG ĐỒNG VÀ XÃ HỘI....