kết quả từ 1 tới 9 trên 9

Ðề tài: Sơ lược về đạo Hồi (Islam)

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Sơ lược về đạo Hồi (Islam)

    Một tài liệu sưu tầm được giải thích qua về đạo Hồi (Islam) bằng tiếng Việt.

    Đọc nghiên cứu này chúng ta thấy các tôn giáo chính ở phương Tây cùng có chung một gốc là tin tưởng Thiên Chúa, cùng xuất phát từ Thánh địa ở khu vực Trung Đông. Chỉ vì niềm tin khác nhau một tý thôi mà rồi "Thánh chiến" và sinh sát tương tàn. Buồn thay!


    "Hồi giáo (tiếng Ả Rập: الإسلام al-'islām), còn gọi đạo Hồi, là một tôn giáo độc thần thuộc nhóm các tôn giáo Abraham. Đây là tôn giáo lớn thứ hai trên thế giới, sau Kitô giáo, và là tôn giáo đang phát triển nhanh nhất, với số tín đồ hiện nay là 1,3 tỷ.

    Nguồn gốc
    Đối với người ngoài, đạo Hồi ra đời vào thế kỷ thứ 7 tại bán đảo Ả Rập, do nhà tiên tri Muhammad sáng lập. Đạo Hồi chỉ tôn thờ Allah Đấng Tối Cao, Đấng Duy Nhất (tiếng Ả Rập: الله Allāh). Đối với tín đồ, Muhammad là vị Thiên Sứ cuối cùng được Allah mặc khải Thiên Kinh Qur'an (còn viết là Koran) qua Thiên thần Gabriel. Điều đầu tiên chúng ta nên biết và hiểu rõ về Islam là từ “Islam” có nghĩa là gì. Tên Islam không được đặt theo tên người như trong trường hợp Cơ đốc giáo, được đặt tên theo Giê-su, Phật giáo được đặt tên theo Đức phật Gotama, đạo Khổng được đặt tên theo Khổng Tử, và chủ nghĩa Mác được đặt tên theo Các Mác.

    Các tên gọi và cụm từ liên quan
    Nguyên nghĩa của « Hồi giáo » trong tiếng Ả Rập là Islam và có nghĩa là "vâng mệnh, quy phục Thượng Đế". Người theo Islam, trong tiếng Ả Rập gọi là Muslim, do đó có các chữ muslim, moslem tiếng Anh và musulman tiếng Pháp. Danh từ « Hồi giáo » xuất xứ từ dân tộc Hồi Hột. Hồi Hột là nước láng giềng phương bắc của Trung Quốc từ năm 616 đến 840. Lúc rộng lớn nhất lãnh thổ họ đông đến Mãn Châu, tây đến Trung Á, và họ đã giúp nhà Đường dẹp được loạn An Lộc Sơn. Với thời gian, cách gọi đổi thành « Hồi Hồi ». Tài liệu xưa nhất dùng danh từ « Hồi Hồi » là Liêu Sử, soạn vào thế kỷ 12. Đời nhà Nguyên (1260 - 1368), tại Trung quốc, cụm từ « người Hồi Hồi » được dùng để chỉ định người Trung Á, bất luận theo tín ngưỡng nào. Đến đời Minh (1368 - 1644), cụm từ « người Hồi Hồi » mới dần dần đổi nghĩa để chỉ định tín đồ Islam.
    Trước đó, người Hán thường gọi Islam là « Đại Thực giáo » hay « đạo A-lạp-bá ». « A-lạp-bá » là phiên âm tiếng Hán của danh từ « Ả Rập ». « Đại Thực » là phiên âm của chữ « Tazi », tiếng Ba Tư dùng gọi người « Ả Rập », vì « Tazi » là tên một bộ tộc người « Ả Rập » tiếp xúc nhiều với Ba Tư thời xưa.
    Bởi « Hồi Hồi » là tên gọi chủng tộc, không phải là dịch nghĩa của chữ Islam hay một tôn chỉ của Islam, nên một số người hạn chế dùng danh từ « Hồi giáo » hay « đạo Hồi ». Trường hợp các tên « Đại Thực » hay « A-lạp-bá » cũng thế. Bởi thế, tại Trung Quốc, ngay từ năm 1335, thời nhà Nguyên, đã có người đề ra cụm từ Thanh Chân giáo (清真教) để thích nghi hơn với tiếng Hán. Đề nghị này được hưởng ứng rộng rải nên ngày nay Thanh Chân giáo là cụm từ được ghi trong nhiều từ điển tiếng Hán. Tại Trung Quốc ngày nay cũng có nhiều "Thanh Chân tự" (清真寺) (thánh đường Islam) và "Thanh Chân thực đường" (清真菜堂) (quán ăn, nhà ăn halal).
    Ngày nay tại Trung Quốc người ta cũng thường gọi Islam theo phiên âm là Y Tư Lan giáo (伊斯蘭教 Yīsīlán jiào). Cơ quan đại diện Islam chính thức tại Trung Quốc có tên là "Trung Quốc Y Tư Lan giáo hiệp hội" (中国伊斯兰教协会 Zhōngguó Yīsīlánjiào xiéhuì) được ra đời ngày 11 tháng 5 năm 1953, trực thuộc chính quyền và có trụ sở tại Bắc Kinh. Wikipedia Trung văn cũng dùng danh từ Y Tư Lan giáo.
    Nhiều tài liệu, văn bản trong tiếng Việt từ nhiều năm nay cũng dùng danh từ đạo Islam hay đạo Ixlam. Tuy nhiên, nhiều tín hữu Islam nói tiếng Việt vẫn dùng danh từ Hồi giáo vì đã quen nghĩ đến, nói đến danh từ này một cách tôn kính.

    Giáo lý
    Tuy cùng một hệ thống nhất thần của các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham nhưng giáo lý Hồi giáo không chịu ảnh hưởng tư tưởng của Cơ đốc giáo và Do Thái giáo. Thể hiện rõ trong kinh Koran (trong 6219 câu của kinh này đã thể hiện nội dung của kinh Cựu Ước và Tân Ước). Không như những tôn giáo bạn, đạo Hồi chỉ có duy nhất một quyển thiên kinh Qur'an, gồm có 114 chương, 6236 tiết. Đối với các tín đồ Hồi giáo, thiên kinh Qur'an là một vật linh thiêng, vì đó chính là lời phán của Allah Đấng Toàn Năng.
    Người Hồi giáo tin tưởng các vị sứ giả đến trước sứ giả Muhammad, kể từ Adam đến Jesus xuyên qua Noah, Abraham, Moise, v.v. Họ cũng tin tưởng Cựu ước và Tân ước là kinh sách của Allah nhưng họ không thi hành theo vì sự "lệch lạc" do người Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo tạo ra và thiên kinh Qur'an được Allah mặc khải xuống để điều chỉnh lại những gì đã sai trái ở hai kinh sách đó.
    • Jesus đối với người Hồi giáo là một sứ giả rất được kính mến, nhưng họ không tin Jesus là con của Thiên Chúa (Allah), đối với họ Jesus chỉ là một con người, một sứ giả như mọi sứ giả khác vì theo quan điểm của Hồi giáo thì Thiên Chúa không có con, như Thiên kinh Qur'an đã phán:
    Allah là Đấng Tạo Thiên Lập Địa! Làm thế nào Ngài có con khi Ngài không hề có người bạn đường? Chính Ngài là Đấng đã sáng tạo và thông hiểu tất cả mọi vật." (trích 6:101)
    • Hồi giáo không chấp nhận tội tổ tông, việc làm của Adam và Eve không phải là nguồn gốc tội lỗi của loài người. Và không có một ai có quyền rửa tội cho một ai khác; ngoại trừ Allah.



    Sự khác nhau giữa Cựu Ước, Tân Ước và Thiên Kinh Qur'an trên quan điểm Đấng Toàn Năng như sau:
    Cựu Ước:
    Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình.
    — sách Sáng Thế 1:27.
    Tân Ước:
    Ta và Cha ta là một.
    — Tân ước Jean 10:30.
    Thiên Kinh Qu'ran:
    Ngài là Đấng Duy Nhất. Allah Đấng Độc Lập và Cứu Rỗi. Ngài chẳng sinh ra ai và cũng chẳng ai sinh ra Ngài. Không một ai đồng đẳng với Ngài.
    — .112 : 1-4.
    Đạo Hồi không có Mười Điều Răn như đạo Ki Tô nhưng kinh Qur'an cũng liệt kê mười điều tương tự:
    1. Chỉ tôn thờ một Thiên Chúa (tiếng Á Rập là Allah).
    2. Vinh danh và kính trọng cha mẹ.
    3. Tôn trọng quyền của người khác.
    4. Hãy bố thí rộng rãi cho người nghèo.
    5. Cấm giết người, ngoại trừ trường hợp đặc biệt (*).
    6. Cấm ngoại tình.
    7. Hãy bảo vệ và chu cấp trẻ mồ côi.
    8. Hãy cư xử công bằng với mọi người.
    9. Hãy trong sạch trong tình cảm và tinh thần.
    10. Hãy khiêm tốn
    (*) Trường hợp đặc biệt được phép giết người mà không bị trọng tội là: 1) Trong khi kháng cự hoặc chiến đấu chống lại những kẻ lùng giết người đạo mình nhằm cưỡng bách bỏ đạo. Nhưng nếu chiến thắng, phải noi gương thiên sứ Muhammad, tha thứ và đối xử nhân đạo với phần đông kẻ bại trận. 2) Giết những tên sát nhân để trừ hại cho dân lành.
    Ngoài ra tín đồ Hồi giáo có một số luật lệ:
    • Một lần trong đời, họ phải hành hương về thánh địa Mecca, nhưng với điều kiện họ không vay mượn hay xin phí tổn. Trước khi đi, họ phải lo cho gia đình vợ con đầy đủ những nhu cầu cần thiết trong thời gian họ vắng mặt hành hương.
    • Nghiêm cấm ăn máu, thịt con vật đã chết trước khi được cắt tiết theo nghi thức; không được ăn thịt lợn vì lợn là con vật bẩn thỉu.
    • Nghiêm cấm uống rượu và các thức uống lên men.
    • Nghiêm cấm cờ bạc.
    • Nghiêm cấm gian dâm và trai gái quan hệ xác thịt trước khi cưới hỏi.
    • Nghiêm cấm ăn những con vật ăn thịt sống hay ăn tạp (như chó, mèo, chuột, v.v.).
    • Người Hồi giáo chỉ được ăn thịt halal, tức là thịt đã được giết mổ theo nghi thức của đạo Hồi. Tuy nhiên, trong trường hợp tuyệt đối không có gì ăn, họ được ăn mọi thứ để duy trì sự sống.
    • Hàng năm phải thực hiện tháng ăn chay Ramadan để tưởng nhớ và biết thương xót người nghèo. Tháng này tính theo lịch Mặt Trăng. Trong tháng này, khi còn ánh sáng Mặt Trời, họ không được ăn và uống, đến đêm thì mới ăn. Cũng trong tháng này, con người phải tha thứ và sám hối, vợ chồng không được gần nhau vào ban ngày nhưng ban đêm vẫn có thể ân ái với nhau. Trẻ em và phụ nữ có mang không phải thực hiện Ramadan.
    • Hồi giáo nghiêm cấm kỳ thị chủng tộc và tôn giáo, tín đồ Hồi giáo không được phép chỉ trích cũng như phán xét người khác. Đó là việc của Allah Đấng Toàn Năng
    Năm điều căn bản của đạo Hồi:
    1. Tuyên đọc câu Sahadah: La ila ha il lallah, có nghĩa "Chỉ có Allah là Đấng Duy Nhất để phụng thờ".
    2. Cầu nguyện ngày năm lần: Buổi bình minh, trưa, xế trưa, buổi hoàng hôn và tối.
    3. Bố thí.
    4. Nhịn chay tháng Ramadan.
    5. Hành hương tại Mecca.
    Trên phương diện khoa học nhân văn, Hồi giáo là một tôn giáo ra đời vào thế kỷ thứ 7, dựa trên những nền tảng có sẵn của Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo. Đôi khi người ta cũng gọi Hồi giáo là đạo Muhammad (Muhammadanism), theo tên của đức sáng tổ.
    Tuy nhiên, với những tín đồ Hồi giáo, đạo của họ là đạo thường hằng trong vũ trụ, do Thiên Chúa (hay Thượng Đế) tạo ra, và vì Thiên Chúa vốn bất sinh bất diệt nên đạo của Ngài cũng bất sinh bất diệt; còn Muhammad đơn thuần chỉ là một người "thuật nhi bất tác", thuật lại cho mọi người những mặc khải của Thiên Chúa mà thôi. Trong quan niệm của các tín đồ, Hồi giáo không khởi sinh từ Muhammad. Với họ, con người đầu tiên do Thiên Chúa tạo ra, tức Adam, là tín đồ Hồi giáo đầu tiên, và ngay từ thuở hồng hoang, khắp đất trời đã là một vương quốc Hồi giáo. Không chỉ người mà thôi, mà tất cả muông thú, cỏ cây đều tuân theo Hồi giáo cả. Sở dĩ Adam và loài người được kiến tạo là để thay mặt Thiên Chúa cai quản các loài thảo cầm ở nhân gian. Và vì đẳng cấp của loài người cao như thế, nên Thiên Chúa đã dùng chính hình mẫu của mình ban cho con người. Đến đây thì vấn đề nảy sinh. Do mang hình mẫu của Thiên Chúa nên con người có được sự tự do ý chí. Sự tự do ý chí đôi khi dẫn đến những lầm lạc, lầm lạc dẫn đến rời bỏ Chúa, và xa dần chính đạo. Khi Adam, con người đầu tiên và cũng là nhà tiên tri đầu tiên, lìa trần, con cháu ông, không còn ai chỉ bảo, càng lún sâu vào con đường tối. Do thế mà Thiên Chúa lại phải gửi xuống nhân gian những vị tiên tri mới để nhắc lại Thiên Đạo, đưa loài người về đúng nẻo ngay. Trước Muhammad, đã có hằng trăm ngàn tiên tri giảng lời mặc khải ở trần thế, trong đó có Noah, Abraham, Moses, David và Jesus. Tuy nhiên, một là do loài người u mê chưa tỉnh ngộ, hai là do khả năng của các vị cổ tiên tri còn hạn chế, không truyền đạt hết được lời Thiên Chúa, mà chính đạo vẫn bị bóp méo như thường. Rốt cuộc, đến thế kỷ thứ 7, Thiên Chúa quyết định khải thị cho Muhammad, và biến ông trở thành vị tiên tri hoàn hảo nhất trước nay, hơn hẳn những tiên tri tiền nhiệm. Do đó mà đạo của Muhammad truyền bá cũng là hoàn hảo nhất, không thể bị bóp méo như trước kia. Muhammad trở thành vị tiên tri cuối cùng, và bất cứ ai dám xưng tiên tri sau Muhammad đều là kẻ tà giáo. Như đã thấy ở trên, Abraham, sáng tổ Do Thái Giáo, và Jesus Christ, sáng tổ Cơ Đốc Giáo, đều có vị trí tiên tri trong Hồi giáo. Như vậy, Thiên Chúa mà ba tôn giáo này thờ phượng chỉ là một. Nói về Hồi giáo, chúng ta vẫn thường hay nhắc Thánh Allah, nhưng gọi như thế là sai, vì Allah trong tiếng Arab mang nghĩa là Thiên Chúa. (Những tín đố Cơ Đốc người Arab khi cầu nguyện cũng gọi Đức Chúa Cha là Allah). Thiên Chúa dĩ nhiên phải cao hơn Thánh, vả lại trong đạo Hồi chính thống hoàn toàn không có khái niệm Thánh. Người Do Thái Giáo và Thiên Chúa Giáo cũng được tín đồ Hồi Giáo tương đối coi trọng và gọi là Giáo Dân Thánh Thư (People of The Book). Kinh Thánh Cơ Đốc cũng là sách thiêng trong Hồi giáo, có điều người ta coi nó không đầy đủ và hoàn thiện như Koran.

    Đạo Hồi tại Việt Nam
    Người Chăm ở Việt Nam theo ba tôn giáo chính: Ấn Độ giáo, đạo Hồi, đạo Phật. Othman bin Affan, vị khalip thứ ba của của đạo Hồi, đã cử tín đồ đạo Hồi đại diện đầu tiên đến Việt Nam và nhà Đường ở Trung Quốc vào năm 650. Có lẽ trong những năm đầu tiên sau khi đạo Hồi khai sáng, thương nhân Ả Rập đi đường biển đã dừng chân tại vương quốc Champa trên đường đến Trung Quốc. Tuy nhiên chứng cớ trong văn tịch chỉ có từ thời nhà Tống. Theo đó ta biết rằng người Chăm bắt đầu tôn sùng đạo Hồi từ cuối thế kỷ 10 sang đầu thế kỷ 11. Số tín đồ tăng dần qua liên hệ với vua Hồi xứ Malacca nhưng phải đến thế kỷ 17 sau khi Champa bị Việt Nam thôn tính thì đạo Hồi mới trở nên thịnh hành với người Chăm. Vào giữa thế kỷ 19, nhiều tín đồ đạo Hồi người Chăm đã di cư từ Cao Miên vào vùng Đồng bằng sông Mekong, phát triển cộng đồng Hồi giáo ở Việt Nam.
    Hồi giáo Mã Lai có ảnh hưởng lớn với cộng đồng người Chăm qua những bài khutba soạn bằng tiếng Mã Lai. Người Chăm cũng thường tìm sang Malaysia tu học giáo lý và tiếp nhận tư tưởng đạo Hồi qua sự diễn dịch của người Hồi Mã Lai.
    Sau năm 1975 với cuộc chiến Việt Nam kết thúc, trong số 55.000 tín đồ đạo Hồi người Chăm nhiều người đã trốn sang Malaysia. Ở Yemen cũng có 1.750 người tỵ nạn Việt Nam gốc Chăm, hầu hết định cư ở Ta'izz. Những người ở lại Việt Nam hoàn toàn không chịu bất kì sự khủng bố nào, cho dù những nhà thờ Hồi giáo của họ bị đóng cửa bởi các cơ quan chính phủ. Vào năm 1981, khách nước ngoài đến Việt Nam vẫn được tự do nói và cầu nguyện bằng tiếng bản xứ của họ, vào năm 1985 có 1 tổ chức có tên Cộng đồng Hồi giáo Thành phố Hồ Chí Minh: Bên cạnh người Chăm, cũng có những Người Indonexia, Mã Lai, Pakistan, Yemen, Oman, và người Nam Phi; với khoảng 10000 người vào thời điểm đó. Tuy nhiên, những người theo đạo Hồi ở Việt nam vẫn còn cô lập với thế giới Hồi giáo, và sự cô lập này, cùng với việc thiếu các trường đạo Hồi, khiến cho đạo Hồi ở Việt Nam ngày càng trở nên cô lập. Mệnh lệnh từ Ả Rập thậm chí còn không đến được với những người đứng đầu, người ta công bố rằng: một vài tín đồ Hồi giáo Việt Nam cầu nguyện đến Ali và nghĩ ông là "con của Chúa" Nhà thờ Hồi giáo lớn nhất ở Việt Nam được mở cửa vào tháng 1 năm 2006 tại Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai; việc xây dựng nó được đóng góp một phần từ Ả Rập Saudi."

    Ngoài ra ai ở HN thì có thể ra đầu đường Lương Văn Can phía chợ Đồng Xuân, có một nhà thờ nhỏ của người Hôi giáo ở đó. Trước kia tôi có đôi ba lần được mấy anh bạn đạo Hồi rủ ra đó vào 2h chiều các ngày thứ Sáu hàng tuần để xem họ làm lễ. Có nói chuyện với một "Aman" (thầy giảng đạo) của đạo Hồi.
    Đến đó thoải mái, họ là những người dễ chịu. Tuy nhiên cần lưu ý là họ rất để ý đến việc giữ vệ sinh cho giáo đường. Trước khi làm lễ bao giờ họ cũng rửa chân tay rất kỹ. Mình vào phải để ý đến điều đó.
    Có gặp một hai cậu thanh niên VN theo đạo này.

    Một điểm lưu ý khác là trong nhà thờ Hồi giáo thờ Đức Chúa Trời, còn đạo Thiên Chúa thì thờ Đức Chúa Trời thông qua Đức Chúa Con (chúa Jesus).

    "Nhân danh Cha, Con và Thánh Thần"

    Nếu chúng ta đi xa hơn sẽ thấy cả nhà tiên tri Mohamet của đạo Hồi hay chúa Jesus của đạo Thiên Chúa thì đều là các nhà tiên tri và theo kinh thì họ là những người mang thông điệp của Đức Chúa Trời tới cho loài người trên trái đất.
    Last edited by Minh Co; 31-05-2010 at 12:56 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. hao quang islam
    By vinhken89 in forum Các Đạo khác
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 04-10-2008, 09:15 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •