Tại hạ xin đưa lên một số kiến thức ít ỏi của mình về huyệt đạo. Nếu có sai sót xin các huynh đài góp ý nhé.

Bài dưới đây chỉ để tham khảo để mà phòng tránh không nên gây tổn thương cho người ta. Vì gây tổn thương cho người khác là tạo nghiệp.


I/Vài điểm khái quát điểm huyệt:

1.Điểm huyệt là một trong bảy hai tuyệt học của võ Thiếu lâm, khống chế, chế ngự người một cách nhanh chóng. Nhưng mục đích của thuật điểm huyệt cũng như những môn võ thuật khác là tập luyện để cho khí huyết lưu thông, gân cốt dẻo dai, thân thể cường tráng, làm cho trí óc minh mẫn, tăng sức tự tin và chịu đựng trong đời sống, nâng cao tuổi thọ.

2.Tổ sư của phái Thiếu lâm là Đạt Ma, tên thật là Sardili (vương tử của một tiểu thuộc Nam ấn). Ngày nay, qua các bức tranh và tượng, Đạt Ma mắt lồi, râu rậm, thoạt trông rất dữ nhưng nhìn kĩ thấy đôi mắt ông toát ra uy lực, dũng mãnh, hiền từ, dễ mến.

3.Toàn bộ cơ thể có 12 đường kinh lạc và hai mạch Nhâm, Đốc; có 365 huyệt (trong đó có 108 huyệt lớn và vừa, 257 huyệt nhỏ, đặc biệt có 36 huyệt lớn gọi là huyệt trí mạng).

- Kinh thủ tam âm : gồm kinh thủ thái âm phế (có 11 huyệt), thiếu âm tâm (có 9 huyệt), quyết tâm bào (có 9 huyệt); từ phủ tạng đi dọc theo mặt trong cánh tay tới bàn tay.

- Kinh thủ tam dương : gồm kinh thủ dương minh đại trường (có 20 huyệt), thái dương tiểu trường (có 19 huyệt), thiếu dương tam tiêu (có 23 huyệt); từ bàn tay đi dọc theo mặt ngoài cánh tay lên đầu.

- Kinh túc tam âm : gồm kinh túc thái âm tỳ (có 21 huyệt), thiếu âm thận (có 27 huyệt), quyết âm can (có 14 huyệt); từ bàn chân đi dọc theo mặt trog của đùi lên bụng, ngực.

- Kinh túc tam dương : gồm kinh túc dương minh vị (có 45 huyệt), thái dương bàng quang (có 67 huyệt), thiếu dương đởm (có 44 huyệt); từ đầu đi dọc theo thân và mặt ngoài của đùi xuống chân


II/Những huyệt nguy hiểm:


1.Huyệt ở đầu và cổ:

- Bách hội: khe lõm ở giao điểm của đường nối 2 đỉnh vành tai và đường dọc qua giữa đầu => ngã xuống và bất tỉnh

- Thần đình: trên mí tóc trước 0.5 thốn => choáng váng

- Thái dương: chỗ lõm giữa đuôi mắt và ngoài mắt lùi ra phía sau khoảng một thốn => choáng váng , ù tai

- Tinh minh: góc khoé mắt trong, tiến lên trên khong 0.1 thốn => hoa mắt, hôn mê

- Nhĩ môn: chỗ khuyết ở trước vành tai => ù tai, choáng váng

- Phong trì: khoảng giữa xương chẩm gồ lên, kéo thẳng xuống chỗ lõm ngũ đột => hôn mê, bất tỉnh

- Nhân trung: ở điểm nối 1/3 trên rãnh dưới mũi => choáng đầu, hoa mắt

- Á môn: chỗ dưới mỏm gai sống cổ thứ nhất và thứ hai => choáng váng, bất tỉnh

- Nhân nghinh: yết hầu ngang ra hai bên 1.5 thốn => choáng đầu, khí huyết ứ đọng


2.Huyệt ở ngực và bụng:

- Đản trung(hay Thiện trung): ở điểm gặp ảnhau của đường dọc giữa xương ức với đường ngang qua hai núm vú => hoản loạn thần trí

- Cưu vỹ: trên rốn 7 thốn => chấn động tim, đọng máu, có thể tử vong

- Cự khuyết: trên rốn 6 thốn => chấn động tim, có thể tử vong

- Thần khuyết: chính giữa rốn => chấn động ruột

- Khí hải: dưới rốn 1.5 thốn => ảnh hưởng ruột, bàng quang

- Quan nguyên: dưới rốn 3 thốn => chấn động ruột, khí huyết ứ đọng

- Trung cực: dưới rốn 4 thốn => chấn động thần kiảnh kết tràng

- Khúc cốt: ở chíảnh giữa bờ trên xương mu => thương tổn khí c toàn thân, bụng, khí huyết ứ đọng

- Ưng song: chỗ lõm, ở xương sườn thứ 3 => chấn động tim, choáng váng

- Nhũ trung: chính giữa đầu vú => nhồi máu, phá khí

- Nhũ căn: dưới ảnhũ trung 1 đốt xương sườn => gây chấn động dễ tử vong

- Kỳ môn: dưới nhũ căn, ở xương sườn thứ 6 => chấn động cơ xương, huyết ứ

- Chương môn: giữa nách, mút cuối xương sườn thứ nhất => ảnh hưởng gan, lá lách

- Thương khúc: từ huyệt Hạ qun (trên rốn 2 thốn, trên đường dọc giữa bụng) ngang ra 0.5 thốn => chấn động ruột


3.Huyệt ở lưng, eo và mông:

- Phế du: ở mỏm gai đốt sống ngực thứ 3, ngang ra hai bên 1.5 thốn => chấn động tim phổi

- Quyết âm du: dưới mỏm gai đốt sống ngực thứ 4, ngang ra hai bên 1.5 thốn => ảnh hưởng tim phổi, có thể tử vong

- Tâm du: ở mỏm gai đốt sống ngực thứ 5, ngang ra hai bên 1.5 thốn => ảnh hưởng tim, phá huyết, tổn khí

- Thận du: ở mỏm gai đốt sống eo lưng thứ 2, ngang ra hai bên 1.5 thốn => ảnh hưởng thận, tổn khí cơ, dễ bị tê liệt

- Mệnh môn: giữa đốt sống thắt lưng thứ 2 và thứ 3 => ảnh hưởng đến xương sườn, phá khí cơ, dễ bị tê liệt

- Chí thất: ở mỏm gai đốt sống eo lưng thứ 2, ngang ra hai bên 3 thốn => ảnh hưởng động mạch eo lưng, tĩnh mạch và thần kinh, thận, thương tổn nội khí

- Hải du: ở mỏm gai đốt sống eo lưng thứ 3, ngang ra hai bên 1.5 thốn => ảnh hưởng thận, cản trở huyết, phá khí

- Vĩ lư: ở giữa hậu môn và xương cùng => trở ngại đến sự lưu thông của khí toàn thân


4.Huyệt ở tay, chân:

- Kiên tỉnh: ở điểm giữa của đường nối dưới gai đốt sống lưng với đỉnh xương bả vai, chỗ cao nhất phần vai

- Thái uyên: ngửa lòng bàn tay, chỗ lõm lằn ngang cổ tay => ảnh hưởng bách mạch, tổn thương nội khí

- Tam túc lý: từ chỗ mắt đầu gối xuống thẳng 3 thốn, trước xương ống chân ngang ra ngoài một ngón tay => chi dưới tê bại

- Tam âm giao: ở đầu nhọn mắt cá chân thẳng lên 3 thốn, sát bờ sau xương ống chân => chi dưới tê bại, thương tổn khí huyệt Đan điền

- Dũng tuyền: ở lòng bàn chân, co ngón chân là chỗ lõm, tổn thương khí huyệt Đan điền


Vị Trí các Huyệt Đạo và công dụng

Chú Ý: Tấc dùng trong thread này chính là đốt giữa của ngón tay giữa của bệnh nhân . Nên thử trên người mình trước khi bấm huyệt cho người khác, thường khi bấm trúng huyệt sẽ có cảm giác tê rần, tê một vùng lớn, có gảm giác hơi nóng, hơi nhức hay một bộ phận khác bị ảnh hưởng (tùy vào huyệt được nhấn). Ví dụ huyệt Giáp Xa trên mặt, khi nhấn lên sẽ có cám giác tê quai hàm và nửa khuôn mặt . Huyệt Hợp Cốc sẽ làm tê cả bàn tay ............. Không bao giờ dùng sức quá độ, vì huyệt đạo là điểm yếu trong cơ thể, khi dùng sức quá mạnh có thể làm thương tổn gây hại cho sức khỏe tạm thời hay vĩnh viễn :)

ĐỪNG BẤM HUYỆT CHO PHỤ NỮ CÓ THAI và TRẺ EM DƯỚI 2 TUỔI

1. Á Thị: Không có vị trí nhất định, là điểm đau xuất hiện khi có bịnh - Chữa chứng đau cấp tính

2. Âm Lăng Tuyền: Thuộc Kinh Tỳ, nằm ở cẳng chân, chỗ lõm đầu trên trong xương chày . Cách xác định: vuốt ngược bờ trong xương chày, gặp mấu ngang của xương, nơi ngón tay dừng lại chính là huyệt - Chữa bụng đầy chướng, chán ăn, tiểu khó, đái dầm, di tinh, đau ........ dương vật, rối loạn kinh nguyệt

3. Ấn Đường: Nằm trên mặt . Các xác định: Điểm chính giữa đường nối hai đầu lông mày - Chữa đau đầu, tắc mũi, chảy nước mũi, cảm mạo, chảu máu cam, trẻ em bị co giật, chóng mặt, hoa mắt