Chết là gì?- Theo định nghĩa y học, chết là não bộ không còn hoạt động nữa, nhưng tại sao não bộ không còn hoạt động nữa?- Vì tế bào não không nhận máu lên não để nuôi tế bào từ đó dẫn đến tế bào não chết, não chết, ngừng hoạt động, nhưng tại sao tế bào não không nhận máu? – Có 2 lí do: lí do thứ nhất là như một thiền sư khi nhập định và họ khiến cho tế bào não từ chối nhận máu, đây là trường hợp chủ động, tế bào não họ vẫn đang bình thường, cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh, tim vẫn không ngừng bơm máu lên để nuôi não, do họ bắt buộc tế bào não không nhận máu nên máu không vào được tế bào khiến cho não chết và họ bỏ thân xác ra đi. Lí do thứ hai là tế bào não vẫn đang cần máu nhưng vì lí do bệnh hay tai nạn,… làm máu không lên não được nữa. Ví dụ như người bệnh liên qua đến tim, làm cho tim dừng lại không đập, không đưa máu lên não, tế bào không nhận được máu nữa dẫn đến chết. Hoặc là tim vẫn đập nhưng máu không đủ để bơm lên não do vết thương ở mạch máu cổ, hay ở các mạch máo, động mạch,… làm máu chảy ra quá nhiều nên dù tim có co bóp nhưng không đủ lượng máu, đủ huyết áp để đưa máu lên não, thê là tế bào não bị sốc . Tế bào não đang cần máu, mà máu không lên được tới tế bào não, lúc đó người đó sẽ bị một cơn sốc não rất nặng, choáng váng, chóng mặt, toát mồ hôi, mê man, buồn nôn và dẫn đến cái chết. Tuy nhiên theo nhiều tín ngưỡng của nhiều tôn giáo khác, cái chết vẫn được định nghĩa theo nhiều cách khác.
Trong hầu hết các xã hội, cái chết thường được gắn liền với một sô biểu tượng nào đó. Ở nhiều nền văn minh phương Đông, màu trắng được lấy làm màu tượng trưng cho cái chết. Trái lại, ở phương Tây, màu tượng trưng cho cái chết là màu đen, hình ảnh vị thần chết với chiếc lưỡi hái là biểu tượng nổi tiếng.
Dưới góc độ sinh học, cái chết có thể xảy ra cho toàn bộ cơ thể hoặc chỉ vài thành phần của cơ thể. Ví dụ, chồi vị giác trong lưỡi của chúng ta chỉ có thể sống được 10 ngày, sau 10 ngày, các chồi vị giác “già” sẽ được thay thế bởi các chồi vị giác “non”, chính vì vậy mà những lúc chúng ta cảm thấy “nhạt miệng” chẳng vì lí do ốm đau nào thì đó là sự thay đổi của các chồi vị giác. Ngược lại, sau khi cơ thể chết đi, các tế bào của nó vẫn có thể sống được trong một thời gian ngắn. Các cơ quan có thể được lấy ra ngoài cơ thể để thực hiện việc ghép tạng. Ngoài ra còn có tế bào vĩnh cữu, nghĩa là tế bào không bao giờ chết mặc dù cơ thể thì đã chết. Vào năm 1951, Lacks chết vì bị ung thư, một bác sĩ phẩu thuật đã lấy một mẫu tế bào từ khối u của cô đưa cho giáo sư George Gey và được vị giáo sư này nhân giống mẫu mô thành dòng tế bào vĩnh cữu – dòng tế bào HeLa.
Tóc và móng tay của người đã chết có thể mọc dài thêm, thật ra khi xác chết bắt đầu mất nước (bắt đầu “khô đi”), mô mềm co rút lại làm lộ ra phần tóc và móng chưa mọc. Thời cổ đại, chuyện này làm người ta xác định nhầm thời điểm chết thực sự, và thêu dệt thêm và đó để thành các truyền thuyết về ma cà rồng.
Một người đã chết th ì không thể nào sống lại được: nếu có chuyện chết đi sống lại (hồi sinh), điều đó có nghĩa là lần đó không phải là chết. Thế nhưng, do tín ngưỡng, nhiều người vẫn tin là có sự phục sinh của linh hồn, thậm chí là cả thể xác. Một số người khác còn hi vọng rằng trong tương lai, nhờ vào các phương tiện kỹ thuật,… con người có thể hồi sinh lại sau khi chết.
Người sống lâu nhất thế giới là ông Li Ching-Yun, một cư dân sống tại ngôi làng Kaihsien thuộc tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) được cho rằng là người sống lâu nhất thế giới. Ông sinh văm 1736 và qua đời vào ngày 6/5/1933 - hưởng thọ 197 tuổi. Ông có 23 bà vợ, 180 con cháu chắt chút. Cụ bà Edna Parker, người sống thoọ nhất thế giới hiện nay theo sách kỷ lục Guinness, vừa tổ chức lễ thượng thọ 115 tuổi. Cụ bà Parker sinh ngày 20/4/1893 tại Indiana, Mỹ. Người chồng của cụ đã qua đời năm 1938 do một cơn đau tim. Cụ Paker thậm chí còn sống thọ hơn cả 2 người con trai là Clifford và Earl Jr. Cụ có 5 cháu, 14 chắt và 13 chút. Một gene của đàn ông giúp họ có cơ thể to lớn hơn phụ nữ, nhưng lại làm giảm tuổi thọ của họ, các nhà khoa học Nhật kết luận. Người thuận tay trái có tuổi thọ ít hơn 9 năm so với người thuận tay phải… Nhưng dù tuổi thọ có cao đi chăng nữa thì cái chết vẫn sẽ đến với tất cả, cái chết như một cánh cửa mà ai cũng bắt buộc phải bước qua nó.
Có nhiều ngôn từ được sử dụng để nói về cái chết: Kính trọng: từ trần, khuất núi, tạ thế, qua đời, mất, thác,… Kiêng kị: vĩnh biệt, đi, ra đi, đi vào giấc ngủ ngàn thu,… Tín ngưỡng, tôn giáo: viên tịch, Chúa gọi, về với Chúa, trở về cát bụi,… Thông thường: chết, tử vong, tắt thở, đột tử,… Thân phận: lìa đời, về với đất, chầu ông bà, nhắm mắt xuôi tay, xuống lổ,… Không tôn trọng: rồi đời, xong đời, ngủm củ tỏi, ngủm cù đèo, chết không toàn thây, đứt bóng,….
Về cơ bản, con người tham sống sợ chết, tuy nhiên, trong những hoàn cảnh nhất định, nhiều người có thể hi sinh sự sống của mình vì người khác, vì cộng đồng. Cũng có những người tự tìm đến cái chết do bệnh tâm thần hoặc bế tắc trong cuộc sống. Theo tác giả Elisabeth Kübler-Ross, diễn tiến tâm lý của một người sắp chết gồm 5 đặc điểm: 1. Chối bỏ thực tế (“không thể tin là mình sắp chết”) 2. Nổi giận, nổi loạn (“tại sao tôi phải chết ?”) 3. Mặc cả với số phận (“ sao tôi lại chết, nhiều người còn ác hơn tôi sao lại sống, tôi cũng đã làm nhiều việc tốt nên tôi phải sống”) 4. Trần cảm 5. Buông xuôi, chấp nhận. Năm đặc điểm đó không phải lúc nào cũng thể hiện đầy đủ, trật tự xuất hiện cũng không cố định. Chúng có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc đồng thời. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, con người đón nhận cái chết dễ dàng hơn.
Một vấn đề được đặt ra là, không kể sự chấm dứt các quá trình chuyển hóa và sự bắt đầu các tiến trình phân hủy xác, điều gì sẽ xảy ra, nhất là đối với con người, trong và sau khi chết? Chủ đề được đặc biệt quan tâm là ý thức và linh hồn; những câu hỏi vốn "xưa như trái đất".

(Còn nữa)