Trang 1 trong 3 123 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 57

Ðề tài: GIẢI NGHĨA HỆ THỐNG TƯỢNG TRONG CÁC CHÙA Ở VIỆT NAM

  1. #1

    Mặc định GIẢI NGHĨA HỆ THỐNG TƯỢNG TRONG CÁC CHÙA Ở VIỆT NAM

    Giải nghĩa hệ thống tượng trong chùa miền Bắc

    23/03/2012 0851

    - Nhiều Phật tử khi bước chân vào trong chùa, nhìn thấy nhiều pho tượng được bài đặt ở nhiều nơi nhưng lại không phân biệt được pho tượng nào thờ vị nào.

    Một ngôi chùa ở miền Bắc thường có bốn khu vực: Chính điện, Thiền đường, Nhà hành lang, Nhà tổ hoặc nhà trai.



    Ban Tam Bảo tại chùa Đình Quán (Từ Liêm - Hà Nội) được phân lớp khác nhau.

    Lớp cao nhất được gọi là Tam Thế Phật, bao gồm ba pho tượng ngồi ngang nhau ở nơi cao nhất trên bàn thờ, đại diện cho chủ Phật trong ba thời gian quá khứ, hiện tại và tương lai.

    Lớp thứ hai là tượng Văn Thù Sư Lợi - Phật Thích Ca - Phổ Hiền Bồ Tát.
    Lớp thứ ba là tượng Quán Âm Nam Hải - Chuẩn Đề - Thế Chí Bồ Tát.
    Lớp thứ tư là tượng Quán Thế Âm Thị Kính - Phật Di Lặc - Quan Âm Diệu Thiện



    Tượng Phật Di Lặc, được diễn tả bằng một pho tượng có dáng thư thái, thanh thản, hết ưu phiền của bậc tu hành sắp đắc đạo thành Phật.
    Hai bên ở Bái đường đặt tượng hai vị Hộ pháp, có ý nghĩa khuyến thiện và trừng ác để hộ trì Phật pháp. Tượng Hộ pháp thường được tạc rất to, theo kiểu võ sĩ cổ, mình mặc áo giáp, đầu đội mũ, một vị tay cầm viên ngọc, một vị tay cầm binh khí, trong tư thế đứng hoặc ngồi trên lưng một con sân (một loại giống sư tử).



    Hai bên ở Bái đường đặt tượng hai vị Hộ pháp

    Một bên tượng thổ địa và một bên tượng Thánh tăng, lấy điển tích về cùng xuất hiện đồng thời chứng minh khi Đức Thích Ca vừa thành đạo. Trưởng giả Cấp – cô - độc, một nhân vật thời Thích Ca tại thế, đã mua một khu vườn cây xây tịnh xá, ngôi chùa rất to lớn đầu tiên trên thế giới, thỉnh Phật Thích Ca về thuyết pháp. Sau này ông được coi là người bảo vệ tài sản của nhà chùa. Vì vậy người ta gọi là Đức ông hay Đức chúa Già Lam Chầu Tể (thờ gian bên).



    Trưởng giả Cấp Cô Độc hay còn gọi Đức Chúa Ông

    Trong các ngôi chùa thờ Phật ở Việt Nam, nhà hành lang được xây rất linh hoạt: có thể là hai dãy nhà riêng để đi lại chạy song song ở hai bên nhà Chính diện, mà theo đó, đi vào nhà tăng (hậu đường). Tượng bày ở nhà hành lang là 18 vị La Hán (thập bát La Hán). Tượng tạc kích thước bằng người bình thường với các tư thế khác nhau. Vị ngồi trên tảng đá, vị ngồi trên gốc cây, lưng ngựa, lưng tê giác vẻ mặt suy nghĩ trầm mặc.



    Hai bên hành lang là tượng thập bát La Hán, mỗi bên có 9 vị

    Nếu thờ Tổ gọi là nhà Tổ, dùng trai tăng gọi là nhà Trai. Nhà Tăng thường được xây dựng sau chính điện nên còn gọi là hậu đường. Trên cao của gian giữa thờ hai tượng Thánh tăng A-nan-đa và sư tổ Bồ - đề - đạt - ma. Nhưng cách bài trí này còn phụ thuộc vào từng sơn môn của chốn tổ.



    Ban thờ Tổ tại chùa Đình Quán bao gồm Tổ Bồ Đề Đạt Ma ở giữa và hai bên là tượng các Tổ của sơn môn

    “Tuy nhiên cách bài trí các pho tượng là khác nhau còn phụ thuộc vào sơn môn của chốn tổ đó. Không phải chùa nào cũng có cách bài trí giống nhau” - Sư Cô Thích Tịnh Quán (chùa Đình Quán) cho biết.
    (Bài viết có sử dụng tài liệu của Hòa thượng Kim Cương Tử)

    Bùi Hiền
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định

    Hiểu rõ về hai ngài Hộ pháp đạo Phật

    25/03/2012 0039

    - Đa số các chùa ở Việt Nam thường thờ hai tượng có khuôn mặt thiện và ác. Đây là hai vị Hộ pháp được tạc tượng theo kiểu võ sĩ cổ, mình mặc áo giáp, đầu đội mũ, một vị tay cầm viên ngọc, vị kia tay cầm binh khí, trong tư thế đứng hoặc ngồi




    Tượng Hộ pháp Trừng Ác thờ tại chùa Bái Đính (Ninh Bình)

    Hiện thân của Hộ Pháp

    Thượng tọa Thích Thiện Đạo, Ủy viên Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Đồng Nai, trụ trì chùa Phi Lai (Biên Hòa) cho hay hình tượng Hộ Pháp có tên gọi đủ là Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát. Đây là những Thiện Thần phát nguyện (tự nguyện - PV) hộ trì (ủng hộ và duy trì - PV) Phật pháp.

    Những nơi như đạo tràng, chùa chiền, tháp Phật, kinh điển, người thọ trì Kinh… các Ngài thường hiện với các hình tướng: Thiện Thần, Chư Thiên, Thần Kim Cang, Tứ Thiên Vương, Thủ Hộ Già Lam… để ủng hộ, không cho ma quỷ, những ngoại đạo không tốt và người xấu, có ác tâm xâm hại.

    Theo tài liệu của Ngài Thái Hư Đại sư, Hộ Pháp Vi Đà là vị thần Kim Cang, nơi tay cầm gậy Kim Cang, dùng oai lực để giúp đỡ Phật pháp.

    Còn căn cứ vào bộ “Nam Sơn Cảm Thông Lục” (Đạo Tuyên), ở cõi trời Tứ Thiên Vương có vị Thiên đại tướng quân, tên là Vi Côn, thường qua lại ba châu: Đông Thắng Thần châu, Nam Thiệm Bộ châu và Tây Ngưu Hóa châu để ủng hộ Phật pháp.

    Vốn không có tượng của vị thần ấy nhưng người đời muốn tưởng niệm, nên đã tạo ra tượng của ngài Vi Đà Thiên để thay thế. Riêng theo hệ phái Mật giáo thì căn cứ bộ Kinh “Kim Quang Minh” nên thờ tượng của một vị Đại tướng tên là Tán Chỉ làm hộ pháp.

    Hình tướng các ngài thường được tạo dựng to lớn, oai vệ như Thiên Tướng, mà dân gian vẫn nói "to như ông Hộ Pháp", mình mặc áo giáp trụ, đầu đội mũ Thiên Tướng, tay cầm Chày Kim Cang, Bảo kiếm, Bảo xử…



    Việc thờ tượng Hộ Pháp nhằm nhắc nhở mọi người phải lánh ác làm thiện (ảnh internet)

    Ở các chùa miền Bắc các tượng Hộ Pháp thường được tạo đứng hoặc ngồi trên lưng sấu, một loại sư tử huyền thoại. Trong khi đó các chùa ở miền Nam, quý Ngài thường là tượng đứng cưỡi rồng, cưỡi mây.

    “Riêng với Kim Cương thừa (Mật tộng - PV), Hộ Pháp là hóa thân của đức Bồ-tát Quán Thế Âm trong hình tướng của vị đại lực sỹ. Bồ-tát Quán Thế Âm là biểu tượng của sự ban vui, cứu khổ, cứu nạn. Vì thế, chúng ta thấy người dân hay đến chùa cầu xin sự che chở, bảo vệ của quý ngài Hộ Pháp là vậy" - Thượng tọa Thiện Đạo giải thích.

    Thờ để nhắc nhở đạo đức con người


    Trong các chùa tu theo phái Phật giáo Nam Tông và Khất sỹ Việt Nam thường không thờ tượng Hộ Pháp.

    Tuy nhiên, các chùa tu theo Phật giáo Phát triển (Bắc tông - PV), hình tượng hai vị thần: Thiện thần (khuyến thiện), ủng hộ chốn già lam, người thọ trì kinh; và Ác thần (trừng ác), bắt phạt, trừng trị những người có ác tâm phá hoại Phật pháp, phá hoại người tu hành thường được đặt thờ.

    Nói về việc thờ tượng thiện và ác của Hộ Pháp, Thượng tọa Thiện Đạo chia sẻ: "Các chùa hiện nay thường thờ hai tượng Hộ Pháp mặc dù kinh điển Phật giáo chỉ nói đến một vị Hộ Pháp Vi Đà. Việc thờ tượng ông Khuyến Thiện và ông Trừng Ác nhằm thể hiện sự tồn tại biện chứng của hai mặt đối nghịch Thiện và Ác trong cuộc sống đời thường.



    Những người thường xuyên giúp đỡ, ủng hộ Phật pháp đều được xem là Hộ pháp
    Đây là hình thức giáo dục sâu sắc, nhằm nhắc nhở con người nên ăn hiền ở lành, không nên có ác tâm, làm người khác đau khổ, làm lành thì được các vị Thiện Thần ủng hộ, làm ác thì bị các vị Ác Thần trừng phạt khiển trách".

    Cũng theo thầy Thiện Đạo, Đức Phật dạy: Không phải chỉ có chư thiên mới là hộ pháp mà tất cả những người từ vua quan cho đến thứ dân ở cõi Ta bà (cõi người - PV), ai có tâm ủng hộ Phật pháp (tức ủng hộ trừ bỏ cái ác, khuyến khích phát triển cái thiện - PV) trường tồn ở thế gian, làm lợi lạc chúng sanh, đều được gọi là hộ pháp.

    "Cho nên, việc thờ tượng Hộ Pháp không ngoài ý nghĩa nhắc nhở mọi người sống: “Không làm các điều ác/ Nguyện làm các hạnh lành/ Giữ tâm ý trong sạch/ Ấy lời chư Phật dạy". Quan điểm này thể hiện tinh thần bình đẳng nhập thế (vào đời - PV) của đạo Phật" - Thượng tọa Thích Thiện Đạo nhấn mạnh.

    Quần Anh - Hoài Lương
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  3. #3

    Mặc định

    Cảm ơn đạo hữu đã chia sẻ.

    Nam Mô A Di Đà Phật
    "Vạn Vật Từ Duyên Đã Tạo Thành
    Vạn Vật Từ Duyên Cũng Diệt Tiêu
    Sanh Rồi Lại Diệt, Diệt Lại Sanh
    Xưa Nay Sanh Diệt Thời Như Huyễn
    Sanh, Diệt; Diệt Rồi . Tịch Diệt Tức Là Vui"

  4. #4
    Nhất Đẳng Avatar của huuthuongsl
    Gia nhập
    Jun 2011
    Nơi cư ngụ
    Vùng biên địa hạ tiện
    Bài gởi
    1,231

    Mặc định

    trông các vị hộ pháp có tướng thật anh dũng và mạnh mẽ

    vì vậy chúng ta , những con người phật tử , hãy thọ trì trai giới và giữ nghiêm 5 giới luật của đức phật , chúng ta sẽ có những vị hộ pháp theo ủng hộ

    nam mô a di đà phật

  5. #5

    Mặc định

    ực , hình mình làm các việc lành . nhưng chưa bao giờ có duyên cúng dường cho 1 vị tăng
    ráng tu để chết .
    đừng để chết rồi mà không có tu .

  6. #6

    Mặc định

    A Di Đà Phật ... Dù không hiểu nhiều về phật nhưng bài viết rất bổ ích
    Phật Trong Tâm

  7. #7
    Đai Đen Avatar của changchancuu
    Gia nhập
    Nov 2011
    Nơi cư ngụ
    ĐẠI HỌC BÔNBA
    Bài gởi
    688

    Mặc định

    ÔNG THIỆN & ÔNG ÁC
    Ngài Vi Đà Hộ Pháp ( thường gọi là Ông Thiện)


    Trong các ngôi chùa Việt Nam, trước khi bước vào ngôi chánh điện, chúng ta thường thấy hình tượng của Ngài Vi Đà được thờ bên phải của chánh điện,(tức bên trái của chúng ta từ ngoài nhìn vào), đối diện là tượng Ngài Tiêu Diện Đại Sĩ .

    Vi Đà Hộ Pháp với đại nguyện của Ngài là giử gìn,bảo vệ ngôi Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng.

    Ngài Vi Đà Hộ Pháp mặc trang phục như một mãnh tướng oai phong, tay trái chóng nạnh, tay phải chống thanh kiếm xuống phía trước.

    Nếu chúng ta quyết tâm tu tập, dù là Phật tử tại gia, nhưng chư vị Hộ pháp vì hạnh nguyện của các ngài, sẽ bảo vệ và che chở cho chúng ta, và đẩy lui tất cả các ác đạo, ác tâm, ác nghiệp ra khỏi chốn đạo tràng (chỗ tu hành).

    Ngài Tiêu Diện Đại Sĩ (thường gọi là Ông Ác)


    (Tiêu Diện có nghĩa là mặt xám, dân gian gọi là ông Tiêu), được hiểu là vị Bồ Tát chuyên hàng phục quỷ yêu, cứu độ chúng sanh.

    Tiêu Diện đại sĩ là hóa thân của Bồ tát Quán Thế Âm, Ngài hiện thân hình tướng nam, là một vị thần dáng điệu oai nghiêm, trang phục võ tướng, tay phải cầm lá cờ, tay trái chống nạnh, gương mặt quái dị hung dữ với 3 cái sừng nhọn trên đầu và trán, hai mắt lồi to trợn ngược dữ tợn, sáng hoắc, cái miệng rộng nhe răng lởm chởm, khạc ra lửa khói, đặc biệt nhất là chiếc lưỡi thè cong dài xuống tới ngực. Chiếc lưỡi là biểu tượng uy quyền, đặc trưng nhất của ông Tiêu. Ngài trông có vẽ ...hung ác, nhưng trong lòng lại rất từ bi. Ngài Tiêu Diện xuất hiện với gương mặt hung dữ, dễ sợ nhằm để xua đuổi ma quỷ ra khỏi bong tối, khi ma quỷ tránh né ông Tiêu Diện bằng cách chạy về phía có ánh sáng, nơi đó ma quỷ sẽ được cứu vớt ra khỏi ác đạo.
    Ta đây vốn thật người TRỜI
    Đứt dây rơi xuống làm người TRẦN GIAN

  8. #8
    Đai Đen Avatar của changchancuu
    Gia nhập
    Nov 2011
    Nơi cư ngụ
    ĐẠI HỌC BÔNBA
    Bài gởi
    688

    Mặc định Kiến trúc chùa

    Đền chùa cổ Việt Nam có 3 kiểu kiến trúc chính : Chữ tam, Chữ công, và chữ Đinh
    Hình chữ Tam gồm 3 tòa ngang, từ cửa vào lần lượt là chùa Hạ, Trung, Thượng. Mỗi tòa có những tượng riêng. Chùa chữ tam hiện nay còn không nhiều. Tiêu biểu là chùa Tây Phương ở Hà Tây, chùa Kim Liên ở Hà Nội.

    Hình chữ Công, hình chữ H nằm ngang, gồm hai tòa ngang được nối với nhau bởi một tòa dọc (gọi là ống muống).
    - Tòa ngang ở ngoài là Tiền đường, hay Bái đường, cũng còn gọi là chùa Hộ vì hay để tượng Hộ pháp.
    - Tòa dọc gọi là Thiêu hương (rất nhiều chỗ do không biết nên viết là thiên hương, thiện hương ), hay cũng là Chính điện, nơi để bàn thờ chính.
    - Tòa ngang cuối là Thượng điện, hay Hậu điện.

    Hình chữ Đinh, hình chữ T lộn ngược, thực ra là giản lược của chùa chữ Công. .
    - Tòa ngang vẫn là Bái đường, Tiền đường.
    - Tòa dọc gọi là chuôi vồ, là Chính điện.

    Những đền chùa đủ rộng, có các dãy hành lang bao quanh, trông giống chữ Quốc, nên gọi là "Nội công ngoại quốc

    Đền cổ cũng thường có dạng chữ Công hoặc chữ Đinh, hoặc trùng thiềm điệp ốc, nghĩa là các tòa nhà ngang liền vào nhau, như đền Ngọc Sơn, đền Quán Thánh.

    Chùa Tây Phương (Sùng Phúc Tự), ngôi chùa chữ tam đẹp nhất, với những mái đầu đao cong vút duyên dáng.

    Cũng có trường hợp kiến trúc nửa chữ Công, nửa chữ Tam, đó là khi hai chùa Hạ và Trung của chữ Tam lại được nối với nhau bởi một ống muống, còn chùa Thượng vẫn đứng tách ra.

    Tiêu biểu là ngôi chùa Thầy (Thiên Phúc Tự) nổi tiếng đất Hà Tây.

    Ảnh tư liệu từ xưa.
    Last edited by changchancuu; 04-12-2015 at 11:20 PM.
    Ta đây vốn thật người TRỜI
    Đứt dây rơi xuống làm người TRẦN GIAN

  9. #9
    Đai Đen Avatar của changchancuu
    Gia nhập
    Nov 2011
    Nơi cư ngụ
    ĐẠI HỌC BÔNBA
    Bài gởi
    688

    Mặc định Chùa vị trí một số chùa hà nội và các tỉnh khác

    Một số ngôi chùa tại hà nội

    Vòng quanh hồ Tây:
    - Chùa Trấn Quốc: cổ nhất, đẹp, ý nghĩa, quá nổi tiếng
    - Chùa Ngũ Xã: ở giữa bán đảo Ngũ Xã, có pho tượng Phật đồng lớn nhất nội thành HN, chứa đựng trong nó những điều rất thú vị. (Cạnh đó là chùa Châu Long, không đẹp lắm).
    - Chùa Kim Liên: ngôi chùa rất đẹp với tam quan độc đáo nhất VN, nay đang tu sửa. Có những tháp mộ giữa hồ.
    - Chùa Hoằng Ân, hay Quảng Bá: đường vào Phủ thì rẽ phải, gần ngay "đường Thái Lan", chùa đẹp, nơi có mộ Đệ nhất Pháp chủ VN, vườn tháp. (Gần đó là chùa Phổ Linh nhìn ra hồ sen cũng đẹp).
    - Chùa Tảo Sách: trên đường Lạc Long Quân, đối diện UBND Tây Hồ, rất đẹp và nổi tiếng, đông nghịt.
    - Chùa Vạn Niên: ngay cạnh Tảo Sách, cũng đẹp. Gần đó có chùa Thiên Niên, Ức Niên, nhưng bình thường.
    - Chùa Vĩnh Khánh (Võng Thị): đi đường dọc bờ hồ Tây sẽ thấy đình Võng Thị và chùa, vừa xây lại, to cao hoành tráng, không còn cổ kính nữa nhưng cũng được.

    Ngoài ra quanh Hồ Tây còn hàng loạt chùa nữa. Quá lên đê sông Hồng xa hơn cầu Thăng Long sẽ có đình chùa Vẽ...

    Khu phố cổ- Hoàn Kiếm
    - Chùa Hòe Nhai: phố Hàng Than, chùa rất đẹp, tượng gỗ cổ đẹp, đặc biệt là bộ tượng Vua đội Phật độc đáo nhất VN. Tổ đình Tào Động.
    - Chùa Huyền Thiên: ngay bên cạnh chợ Đồng Xuân: vốn là đạo quán của đạo sĩ biến thành chùa, nên còn tượng Trấn Vũ to đùng ở giữa.
    - Chùa Cầu Đông: trên phố Hàng Đường, chùa nhỏ, có tượng Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung (tượng xấu nhưng duy nhất).
    - Chùa Lý Quốc Sư: phố Lý Quốc Sư, với tượng đá Quốc sư đặc biệt, và một cây cột đá cổ rất đẹp cạnh cổng
    - Chùa Bà Đá: cổng nhỏ trên phố Nhà thờ, nhưng chùa bên trong rất đẹp, tượng lớn, cổ, và đẹp, rất nên đến.
    - Chùa Quán Sứ: khỏi nói.
    - Bên kia cầu Chương Dương có chùa Bồ Đề cạnh sông Hồng, tĩnh, đẹp, có tháp mộ Đệ nhị Pháp chủ PGVN. Nơi nuôi dưỡng trẻ mồ côi.

    Quận Ba Đình - Cầu Giấy

    - Chùa Một Cột: khỏi nói
    - Chùa Kim Sơn: góc phố Kim Mã - Giang Văn Minh, vườn rộng đẹp, tượng cổ, ít mở cửa.
    - Chùa Bát Tháp: mặt phố Đội Cấn gần Liễu Giai, cổng chùa lớn, vườn rộng, yên tĩnh.
    - Chùa Hà: phố Chùa Hà, nổi tiếng cầu Duyên.
    - Chùa Thánh Chúa: nằm giữa trường ĐH Sư phạm.

    Ở phía Tây có cụm ba chùa có liên quan với nhau khá hay:
    - Chùa Láng: rất cổ kính, khuôn viên đẹp, chùa đẹp, độc đáo của dòng Mật Tông, nhiều tháp mộ, do Từ Đạo Hạnh xây.
    - Chùa Nền: nhỏ, bình thường, nhưng là nền nhà của Từ Đạo Hạnh.
    - Chùa Duệ: thờ pháp sư Đại Điên, là người đã giết cha Từ Đạo Hạnh, rồi bị Từ Đạo Hạnh giết (trước khi đi tu).

    Quận Đống Đa
    - Chùa Phúc Khánh: chân cầu Vượt Ngã tư Sở, phố Sơn Tây, là Tổ đình, cực kỳ nổi tiếng và linh thiêng.
    - Chùa Bộc: mặt đường Chùa Bộc, có pho tượng Quang Trung đặc biệt.
    - Chùa Xã Đàn: trong ngõ Xã Đàn: chùa rộng, có một số di vật cổ.
    - Chùa Nam Đồng: trong ngõ Nam Đồng phố Nguyễn Lương Bằng, có đàn thờ vọng Xã Tắc, chùa đẹp.

    Quận Hai Bà - Hoàng Mai
    - Cạnh hồ Thiền Quang: là một cụm 3 chùa nhỏ: Thiền Quang, Quang Hoa, Pháp Hoa, vốn là chùa 3 làng bị dồn lại đây.
    - Chùa Chân Tiên: trên phố Bà Triệu phía bên trái, gần Tuệ Tĩnh. Chùa rất đẹp.
    - Chùa Tào Sách: góc Lê Đại Hành - Bà Triệu, chùa đẹp nhưng đang tu sửa.
    - Chùa Liên Phái: ngõ Chùa Liên Phái phố Bạch Mai, chùa rất đẹp, sâu rộng, có ngôi tháp đẹp, phía sau có vườn tháp mộ (phải đi xuyên qua buồng ở của sư).
    - Chùa Quỳnh: ngõ Quỳnh, đẹp, rộng rãi.
    - Chùa Hưng Ký: ngõ Chùa Hưng Ký, phố Minh Khai, chùa độc đáo với những mảnh ghép sứ, tượng A Di Đà gỗ to nhất Hà Nội.

    Ngoài ra còn chùa cạnh đền Hai Bà cũng đẹp, chùa Đức Viên, Hộ Quốc, Hương Thể...
    Quận Hoàng Mai còn chùa Hoàng Mai, Tứ Kỳ,....
    Chùa Tứ Pháp
    Trong các chùa miền Bắc, có một "dòng" đặc biệt. Tôi tạm gọi là Dòng, vì đây là một phong cách chùa riêng, có nguồn gốc xa xưa, được nhiều người cho rằng có trước cả khi Phật giáo vào Việt Nam. Dòng chùa này chỉ có duy nhất ở đồng bằng sông Hồng. Đó là dòng chùa Tứ Pháp.

    Những cư dân trồng lúa nước ở đồng bằng sông Hồng từ xa xưa đã tôn thờ các vị thần thiên nhiên, thể hiện qua bốn vị Nữ thần: Mây - Mưa - Sấm - Chớp, và gọi là Tứ Pháp: Pháp Vân - Pháp Vũ - Pháp Lôi - Pháp Điện.

    Mặc dù truyền thuyết về Tứ Pháp và Phật Mẫu Man Nương là ở vùng Bắc Ninh, truyền thuyết từ thời Sĩ Nhiếp - thế kỷ 2-3, nhưng chùa Tứ Pháp thì trải trên một diện rộng hơn nhiều, từ Bắc Ninh qua Hưng Yên, cả Hà Nội, Hà Nam và dọc sông Hồng ra đến Nam Định cũng có.

    Điểm đặc biệt của những ngôi chùa Tứ Pháp là Thần tượng của Nữ thần thường rất lớn, được đặt trang trọng và có khi còn cao hơn tượng Phật. Trong những ngôi chùa cổ xưa nhất như chùa Dâu, chùa Đậu, tượng Nữ thần đặt chính giữa điện, chiếm vị trí cao nhất, còn tượng Phật chỉ đặt ở phía sau, nhỏ và thấp hơn nhiều.

    Những ngôi chùa Tứ Pháp này đã thể hiện tín ngưỡng dân gian lúa nước của người Việt cổ rất khéo léo, lồng một tôn giáo vào niềm tin cổ xưa, không hẳn là Phật giáo thuần khiết, cũng không hẳn là thần thánh đơn thuần.
    Vùng Dâu - Luy Lâu - nơi Phật giáo được truyền vào đầu tiên, có chùa Dâu thờ Pháp Vân, được coi là chùa cổ nhất Việt Nam. Vùng Dâu có truyền thuyết Phật Mẫu Man Nương, người đã sinh ra 4 chị em Nữ thần, vì vậy có đủ 5 ngôi chùa thờ. Các vùng khác chỉ có tối đa 4 chùa. Cũng vì thế, bộ tượng Pháp ở Dâu là đẹp và đầy đủ nhất.

    Một số chùa Tứ pháp nổi tiếng nhất:
    - Chùa Dâu ở Bắc Ninh - thờ Pháp Vân (nay thêm cả Pháp Vũ)
    - Chùa Keo ở Gia Lâm - thờ Pháp Vân
    - Chùa Thái Nhạc ở Hưng Yên - thờ Pháp Vân
    - Chùa Đậu ở Hà Tây (cũ) - thờ Pháp Vũ
    - Chùa Bà Đanh ở Hà Nam - thờ Pháp Vân

    Trong 4 bà, thì Pháp Vân được thờ nhiều nhất. Ngay trong nội thành HN cũng có hai chùa Pháp Vân, mà một chùa nằm ngay đầu đường cao tốc, và đường đó cũng mang tên chùa: Pháp Vân - Cầu Giẽ.

    Tôi cũng chụp ảnh được chục pho tượng Nữ thần dạng này, pho cổ nhất có niên đại thế kỷ 17.

    Điều đặc biệt của chùa thờ Tứ Pháp là tượng Bà Tứ Pháp được ngồi trên tòa sen, điều chỉ dành riêng cho Phật hoặc Đại Bồ tát (nhiều chùa Bồ tát cũng không được ngồi tòa sen).

    Tượng Pháp Vân chùa Dâu - Bắc Ninh.
    Tượng Tứ Pháp ở Dâu đều bị bọc trong vải vóc, mũ khăn kín mít, nên không thể thấy được bên trong. Rất may là ở một số chùa khác những phục trang mới thêm này không có, do đó có thể nhìn rõ các cụ xưa đã tạc tượng các Bà thế nào.

    Hầu cận bên bà Pháp Vân là hai pho Kim Đồng và Ngọc Nữ cũng rất độc đáo. Pho Ngọc Nữ thể hiện người con gái thuần Việt, đội khăn vấn tóc, đứng trong một điệu múa hầu Bà.
    Trong ảnh dưới, ảnh nhỏ là tượng Pháp Vân chùa Dâu (sưu tập), và hai pho Pháp Vân chùa Keo Gia Lâm.

    Có thể thấy tượng Pháp Vân chùa Dâu rất đặc biệt, mình trần, chỉ có xiêm từ thắt lưng trở xuống (các tượng ở vùng Dâu đều thế, do đó đều phải "mặc áo"). Tượng chùa Keo thì có khoác tấm phủ vai, mặc xiêm áo đàng hoàng, và không bị phủ vải.

    Các pho tượng Pháp này rất đặc biệt, vì là Nữ thần nhưng được mang các dấu hiệu của bậc Đại Phật: Trên đầu có tóc xoắn ốc, có gò nổi giữa đầu, giữa trán có Bạch hào, tai dài, ngồi tòa sen theo thế liên hoa, tay để trong thủ ấn giống Chuyển pháp luân, hoặc ấn Vô úy.
    Những biểu tượng này nếu không phải các Đại Phật, bậc Như lai thì không bao giờ có. Ngay như Quán Thế Âm cũng không được có tóc xoắn và gò giữa đầu thế này.

    Qua đó có thể thấy sự tôn sùng của cư dân với các Nữ thần, xếp ngang hàng, hay cho các Nữ thần chính là hóa thân của Phật. Điều này chỉ xuất hiện ở đồng bằng Sông Hồng thôi.
    Chùa Thái Lạc ở Hưng Yên là một trong những ngôi chùa hiếm hoi còn lại cả tòa điện từ đời Trần, với những cột kèo, trạm chổ từ 700 năm. Chùa cũng thờ bà Pháp Vân, được đặt giữa các tượng khác. Nhưng cũng dễ nhận ra tượng Bà vì pho tượng có màu nâu gụ khác hẳn những pho tượng Phật thếp vàng khác.
    Tượng bà Pháp Vũ chùa Đậu (Hà Tây cũ), để trong 1 khám kính tối om, nhện chăng đầy. Pho tượng này có vẻ đặc biệt, với tay bắt ấn giơ lên trời, và đôi mắt được thếp vàng sáng rực lên so với toàn bộ màu nâu gụ xung quanh. Tòa sen cũng rất đẹp. Pho tượng này nổi tiếng linh thiêng.

    (Chụp qua kính lại tối, không thể lấy được, hic).
    Last edited by changchancuu; 04-12-2015 at 11:10 PM.
    Ta đây vốn thật người TRỜI
    Đứt dây rơi xuống làm người TRẦN GIAN

  10. #10
    Đai Đen Avatar của changchancuu
    Gia nhập
    Nov 2011
    Nơi cư ngụ
    ĐẠI HỌC BÔNBA
    Bài gởi
    688

    Mặc định Tam Bảo

    Chính điện là nơi quan trọng nhất của một ngôi chùa, nơi bày tượng thờ Phật và các Bồ tát quan trọng. Lễ chùa thì chắc chắn phải lễ ở Chính điện rồi đi đâu thì đi.

    Nhìn vào chính điện, có thể biết được khá nhiều về ngôi chùa, có thể biết về tông phái, hệ phái của chùa đó. Sâu hơn nữa thì có thể đoán biết được niên đại của chùa, tất nhiên không phải lúc nào cũng dễ dàng.


    Chưa nói đến chùa Khơ Me theo Phật giáo Nguyên thủy, chùa người Việt theo Đại thừa cũng có sự khác nhau rất nhiều giữa các miền, có thể thấy rõ ràng ở chính điện chùa.

    Chính điện là nơi quan trọng nhất của một ngôi chùa, nơi bày tượng thờ Phật và các Bồ tát quan trọng. Lễ chùa thì chắc chắn phải lễ ở Chính điện rồi đi đâu thì đi.

    Nhìn vào chính điện, có thể biết được khá nhiều về ngôi chùa, có thể biết về tông phái, hệ phái của chùa đó. Sâu hơn nữa thì có thể đoán biết được niên đại của chùa, tất nhiên không phải lúc nào cũng dễ dàng.


    Chưa nói đến chùa Khơ Me theo Phật giáo Nguyên thủy, chùa người Việt theo Đại thừa cũng có sự khác nhau rất nhiều giữa các miền, có thể thấy rõ ràng ở chính điện chùa.

    Chùa miền trung trở vào không tạo cảm giác sâu, mà thường là áp sát vào tường cuối cùng của, với số lượng ít tượng Phật. Chùa miền Nam hoàn toàn là chùa xi măng, lấy to rộng, trang trí màu sắc làm quan trọng, là chính yếu, chịu ảnh hưởng người Hoa rất rõ. Chùa Huế thâm trầm, tĩnh lặng như con người xứ Huế, đôi lúc đơn giản thanh tĩnh.

    Chùa miền Bắc tạo cảm giác sâu hút, thiêng liêng, với rất nhiều tượng. Đó là tích lũy văn hóa của nhiều triều đại dồn lại, nên phong phú đa dạng. Trên thực tế, những ngôi chùa, tượng Phật cổ nhất, đẹp nhất và giá trị nhất hầu như đều nằm ở miền Bắc, với nền văn hiến ngàn năm.
    Chính điện chùa Báo Quốc, một danh lam của xứ Huế. Bên trên là bức hoành với 5 chữ : "Sắc tứ Báo quốc tự" - chùa Báo Quốc do vua sắc phong.

    Chính điện cũng không rộng, với ba pho tượng Tam Thế ngồi ngang hàng ở trên. Bên dưới là tượng Phật và hai bồ tát ở hai bên, để trong khung kính. Tất cả chỉ có vậy. Bao lam, cửa võng cũng khá đơn giản. Có thể thấy đây cũng là đặc trưng của chính điện chùa Huế. Chùa Thiên Mụ thì ba pho Tam thế to hơn, chính điện rộng hơn, nhưng cũng không nhiều tượng hơn.

    Chính điện chùa Thiên Mụ - Huế.
    Chùa Từ Đàm, một Tổ đình linh thiêng và quan trọng ở Huế còn bày biện đơn giản hơn nữa. Ở giữa chỉ bày một tượng phật Thích Ca Mâu Ni trong thế Thuyết pháp, tay phải giơ lên, tay trái để ngửa trong lòng. Bàn thờ có một vài đồ tế khí. Chỉ có thế thôi.
    Đối với ngôi chùa miền Bắc, do yếu tố văn hóa tích lũy qua nhiều thời kì lịch sử, nên chính điện bày rất nhiều tượng.

    Nếu các chùa miền Trung, miền Nam chỉ sử dụng phần cuối cùng của toàn bộ tòa chùa làm nơi bày tượng, thì chùa miền Bắc phải sử dụng toàn bộ phần Chuôi vồ, hay gian Thiêu hương, và cả Thượng điện làm nơi đặt tượng. Không gian cho người làm lễ chỉ giới hạn trong phần tiền đường và một phần thiêu hương.

    Cũng chính vì thế, chính điện chùa Bắc sâu thăm thẳm, và vì phải bày nhiều lớp tượng Phât, nên các tượng được đặt cao dần lên, đứng chính giữa chỉ nhìn thấy một phần các vị Phật ngồi lớp trên lớp dưới, sâu và cao dần, càng xa càng tối và huyền ảo. Các gương mặt, các dáng vẻ trầm mặc, lặng lẽ nhưng đông đúc, cảm giác như "Tam thiên chư Phật" đang cùng nhìn xuống. Trong điện đó có cả các vị Phật, Bồ tát, Thiên vương... từ những thế giới khác nhau, của những thời kì lịch sử khác nhau cùng tụ hội.

    Cũng vì có nhiều lớp bày sâu vào trong, nên chiếm một số hàng cột, với nhiều cửa võng (miền nam gọi là bao lam), và nhiều bức hoành, câu đối.Chính điện chùa Quán Sứ, chiếm không gian của 6 hàng cột ngang, với 6 tấm cửa võng, 6 câu đối. Chính điện này bày 12 pho tượng đều khá lớn, chia làm bốn hàng.

    Lớn nhất là pho A Di Đà chính giữa hàng thứ hai từ trên xuống vì ở quá xa nên trông chỉ be bé thôi, nhưng thực tế pho tượng đó cao gần 3m. Ba pho Tam Thế ở trên cùng, sát mái cũng cao đến mét rưỡi.

    Các bức cửa võng là những tác phẩm điêu khắc rất đẹp, hình rồng phượng, hoa sen, hoa dây....
    Chính điện chùa Bà Đá (Linh Quang tự), chính điện chiếm 4 hàng cột sâu hút, với rất nhiều hoành phi câu đối.

    Hai chiếc bình sứ để trên kệ nên cao ngang đầu người, hai pho tượng Bồ tát đứng hai bên cao cũng gần 3m. Pho A Di Đà ở giữa là lớn nhất.
    Chính điện chùa miền Bắc được bày cao dần, do đó những pho tượng cuối cùng có thể chạm mái chùa, những pho ở ngoài thấp dần, để đến những pho ngoài cùng thì ngang bàn thờ. Các pho tượng để trên các bệ cao thấp khác nhau, tượng đứng, tượng ngồi trong thế liên hoa tọa, tượng ngồi trên ngai, tượng ngồi trên thần thú...

    Và ánh sáng rọi từ ngoài vào qua những ô cửa trên sát mái có thể tạo ra một không gian huyền ảo linh thiêng...

    Chụp trong chùa Vĩnh Khánh ở Hải Dương (dân gian cũng gọi là chùa Trăm Gian). Pho tượng Thích Ca Niêm Hoa.
    Chùa chữ tam thì không phải chỉ có một chính điện, mà ngoài chính điện chùa Trung, còn thượng điện chùa Thượng. Và Thượng điện hoặc Hậu điện ngoài thờ Phật còn có thể thờ Thánh tổ, tức là các Thiền sư được tôn lên hàng Thánh.

    Thượng điện chùa Thầy, phía trước tượng phật A Di Đà là tượng Thánh tổ Thiền sư Từ Đạo Hạnh, Sư tổ của chùa.

    Đây là tòa thượng điện quý giá bậc nhất ở Việt Nam, nơi duy nhất còn giữ đủ bộ các di vật của tất cả các triều đại: Lý - Trần - Lê sơ - Mạc - Lê trung hưng - Tây Sơn - Nguyễn.
    Chùa thời hiện đại, sợ thập phương nhầm lẫn, nên trước bàn thờ cũng thường có chú thích đầy đủ. Trước bàn thờ chính đều ghi là "ban Tam Bảo". Tam Bảo tức là Phật - Pháp - Tăng. Nhưng ban Tam Bảo thực ra là thờ những tượng nào?

    Chùa miền Bắc, do quá trình tích lũy qua các triều đại, nên ban thờ Phật rất phong phú. Tùy quy mô của chùa, mà Chính điện có nhiều hay ít tượng, chia thành nhiều hay ít tầng. Chùa ít cũng phải 4 tầng tượng, chùa nhiều đến 7 - 8 tầng tượng, gồm các loại:

    Tượng Phật: Phật Tam Thế; Phật Tam Thân, Phật A Di Đà; Phật Thích Ca (sơ sinh, tu khổ hạnh, thành đạo, thuyết pháp, nhập Niết Bàn); Phật Di Lặc, Phật Dược Sư, Phật Chuẩn Đề.

    Tượng Bồ tát: Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền, Pháp Hoa Lâm, Đại Diệu Tường, Nhật Quang, Nguyệt Quang, Kim cương Bồ tát.

    Tượng Tôn giả: Ca Diếp và A Nan

    Tượng chư thần: Phạm Thiên, Đế Thích, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Thiên vương, Kim đồng, Ngọc nữ, Tứ Pháp.
    Ta đây vốn thật người TRỜI
    Đứt dây rơi xuống làm người TRẦN GIAN

  11. #11
    Đai Đen Avatar của changchancuu
    Gia nhập
    Nov 2011
    Nơi cư ngụ
    ĐẠI HỌC BÔNBA
    Bài gởi
    688

    Mặc định Tam Thế Phật

    Đản Sinh: Bà hoàng Ma Gia sinh thái tử Tất Đạt Đa tại vườn Lâm Tỳ Ni cách đây 2552 năm. Nơi đó thuộc Nepal ngày nay, là coi là thánh địa Phật giáo quốc tế.

    Thành Đạo: Thái tử Tất Đạt Đa giác ngộ Chính đẳng chính giác dưới cội bồ đề khi 35 tuổi, trở thành Phật. Nơi đó ngày nay là Bồ Đề Đạo Tràng, cũng là thánh địa Phật giáo quốc tế.

    Chuyển Pháp Luân: Phật Thích Ca lần đầu thuyết pháp, bánh xe pháp từ đó được vận hành. Nơi đó là Lộc Uyển (vườn nai).

    Nhập Niết Bàn: Sau 45 năm du hành thuyết pháp, năm 80 tuổi Phật Thích Ca qua đời tại rừng Bà La Song Thọ. Theo niềm tin Phật giáo, Thích Ca đã dời Dư ý Niết bàn để vào cõi Vô dư ý Niết Bàn, nên gọi là Nhập Niết Bàn.

    Ngày lễ Vesak, gọi là lễ Tam hợp gồm Đản Sinh, Thành Đạo, Nhập Niết Bàn được cho là cùng vào tháng 4 lịch mặt trăng (tháng này tên là Vesak theo lịch Ấn Độ). Lễ Quốc tế này năm nay được tổ chức tại Việt Nam, ngày mai (14/5) sẽ chính thức khai mạc.

    Trong chùa Đại thừa, tượng phật Thích Ca là không thể thiếu. Tuy vậy, tượng Thích Ca cũng có nhiều trạng thái:

    - Thích Ca sơ sinh, đó là mô tả khi Phật ra đời, kết hợp thành tòa Cửu long

    - Thích Ca tu khổ hạnh, hay gọi là tượng Tuyết Sơn, mô tả quá trình đi tìm đạo, tu hành xác trong dãy Himalaya

    - Thích Ca thành đạo, Phật ngồi xếp bằng tròn, trong thế thiền định dưới gốc Bồ đề, đắc đạo chứng quả.

    - Thích Ca thuyết pháp, thường có một bông hoa sen trong tay, gọi là Phật niêm hoa, hoặc không có hoa sen thì giơ hai ngón tay

    - Thích Ca nhập Niết Bàn, tức lúc viên tịch, rời bỏ Dư ý Niết Bàn để vào Vô dư ý Niết Bàn. Tượng trong tư thế nằm nghiêng về bên phải.

    Trong các chùa miền Bắc, tượng Thích Ca thành đạo hay Thuyết pháp được đặt dưới tượng A Di Đà, đứng giữa hai pho tượng khác.

    - Nếu tượng Thích Ca ở giữa Ca Diếp và A Nan, hai đại đệ tử, hai vị Sơ tổ và Nhị tổ (Tổ tiếp nối Phật), thì gọi là tượng "Nhất Phật nhị Tôn giả".
    - Nếu tượng Thích Ca ở giữa hai Bồ tát Văn Thù và Phổ Hiền, thì gọi là Hoa Nghiêm Tam thánh, bởi hai vị đại Bồ tát này được viết đến trong kinh Hoa Nghiêm.
    Thành đạo
    Xuất gia năm 29 tuổi, sau 6 năm tu khổ hạnh trong Tuyết Sơn rồi rời bỏ lối tu đó, vào rằm tháng 4, dưới cội Bồ đề, Tất Đạt Đa Cồ Đàm chứng quả, thành Phật.

    Hình ảnh Phật thành đạo thường gắn với cội bồ đề, khi đó tượng ngồi xếp bằng, hai tay để trên chân trước bụng, giống tượng A Di Đà. Bức tranh vẽ Thích Ca thành đạo dưới gốc Bồ đề rất phổ biến, được in và treo khắp nơi. Truyền thống Nguyên Thủy như ở Lào, Thái, Cam, Miến, thì tượng Phật thành đạo lại có con rắn Naga 7 đầu che bên trên.

    Chùa cổ miền Bắc không chùa nào có tượng Phật thành đạo ngồi dưới gốc cây bồ đề cả, dưới rắn Naga thì càng không, vì như thế sẽ không còn chỗ cho các tượng khác bày phía sau. Chùa miền Trung, miền Nam thì nhiều chùa lấy hình tượng này làm chủ yếu trong chùa.


    Tượng Thích Ca Thành đạo, con rắn che trên đầu tại Thiền viện Vạn Hạnh ở Đà Lạt, dù không phải theo phái Nguyên Thủy Khmer.

    Tuy vậy, ở một ngôi chùa cổ miền Bắc truyền thống cũng có thể đặt tượng Thích Ca Thành đạo, nếu tượng đó không phải để ở chính điện. Tượng Thích Ca thành đạo thường là khoác một tấm áo vắt từ vai phải sang vai trái. Theo đúng thì phải là để trần tay phải và vai phải, thế nhưng có lẽ do để dễ làm và tạo hình đơn giản hơn, nên tấm vải phủ cả hai vai.

    Như pho tượng đồng nặng vài tấn này, đặt ở dưới một gốc cây cổ thụ. Giá như được cây Bồ đề thì tốt, nhưng ở đây không có sẵn bồ đề cổ thụ, nên cây muỗm này cũng đẹp vậy.

    (chùa Vạn Niên ở Tây Hồ).

    "Niêm hoa vi tiếu" là một giai thoại Phật giáo, đặc biệt trong Thiền tông, coi truyền pháp vô ngôn, lấy tâm truyền tâm.

    Theo truyền thuyết, khi ấy tại núi Linh Thứu, khi Phật Thích Ca giảng pháp trước các đệ tử, Phật không nói gì. Đó là bởi pháp vốn Vô ngôn, không nói thành lời, cũng không lập văn tự, tự người ta phải tìm hiểu.

    Do đó Phật cầm một cành hoa - hoa gì không rõ - đưa lên (niêm hoa). Các đệ tử không ai hiểu, chỉ có mình Ca Diếp mỉm cười (vi tiếu). Phật thấy Ca Diếp thấu được, nên truyền Chính pháp cho Ca Diếp, về sau khi Phật viên tịch thì Ca Diếp tiếp nối, trở thành Sơ tổ của các phái. Truyền thuyết này gọi là Thế tôn niêm hoa, Ca Diếp vi tiếu.

    Tại chùa Việt Nam, hình ảnh Thích Ca cầm cành hoa sen bằng tay phải đưa lên trở thành quen thuộc, thể hiện sự thuyết pháp tâm truyền tâm thuộc Thiền tông. Do đó bên cạnh Tịnh độ Tông (tôn thờ A Di Đà), Thiền tông cũng có mặt trên bàn thờ.

    Theo Phật, thì nơi ta đang ở là một thế giới. Một ngàn thế giới này hợp thành một Tiểu thiên thế giới; Một ngàn tiểu thiên thế giới hợp thành một Trung thiên thế giới; Một ngày trung thiên thế giới hợp thành một Đại thiên thế giới. Con số một ngàn mang tính ước lệ, có thể hiểu là rất nhiều. Tập hợp tất cả gọi là Tam thiên Đại thiên thế giới, tức là vô cùng vô tận thế giới.

    Gần như tất cả các chùa ở miền Bắc đều có tượng Phật Tam Thế, và để ở vị trí cao nhất, tầng trên cùng của bàn thờ. Chùa Huế có tượng Tam thế, nhưng miền Nam thì hiếm gặp.





    Tam Thế Phật gồm ba pho, tượng trưng cho tất cả các vị Phật trong Tam thiên đại thiên thế giới, của ba thời Quá Khứ - Hiện Tại - Vị Lai. Ba pho có kích thước bằng nhau, thường được để cao ngang nhau, nhưng cũng có trường hợp pho giữa (Hiện Tại) để cao nhất.

    Vì là bậc Phật nên Tam Thế đều ngồi tòa sen. Có chùa thì ba pho giống hệt nhau, nhưng cũng có chùa ba pho khác nhau ở cách bắt ấn tay.


    Phật Tam Thế chùa Bút Tháp, tác phẩm đời Lê, thế kỉ 17.

    Nhập Niết Bàn
    Cùng với Đản Sinh, Thành Đạo, thì sự kiện Nhập Niết Bàn của Phật Thích Ca cũng được cho là xảy ra đúng rằm tháng Tư, nên mới là Tam hợp. Sau 45 năm du thuyết khắp phía bắc Ấn Độ, Thích Ca đã 80 tuổi, nhưng vẫn đi và khất thực, nhận thức ăn từ những người cúng dường. Theo suy đoán của một số tài liệu mang tính lịch sử, thì bữa ăn cuối của Phật không được lành, món nấm bị hỏng nên làm độc nên Phật - khi đó thân thể đã quá già yếu - đã không qua được giai đoạn cuối đối với thể xác đó là Tử (Sinh - Lão - Bệnh - Tử).

    Theo Phật giáo, thì khi Thành đạo thì Phật đã đạt Niết Bàn rồi, nhưng đó là Dư ý Niết Bàn, vẫn còn thể xác ở lại cõi Sa Bà (Ta Bà) để giáo hóa. Khi trút bỏ thể xác, thì Phật vào Vô dư ý Niết Bàn. Khi đó Phật nằm nghiêng về bên phải, những đệ tử đi theo vây xung quanh, nơi đó nằm giữa 8 cái cây, mỗi phía 2 cây.

    Các đệ tử đã hỏa táng di thể theo đúng truyền thống thời đó. Hỏa táng xong thì xuất hiện các Xá Lị, là những thứ cứng rắn hơn tất thảy, không thể bị hủy hoại. Xá lị Phật do đó là vật quý hơn tất thảy các vật thể trên thế gian. Các Xá lị này đã được các vị vua phía Bắc Ấn thời đó chia nhau đưa về các nơi để lập tháp (Stupa) thờ cúng. Cho đến tận ngày nay vẫn còn nhiều nơi được cho là đang giữ Xá lị Phật thực sự, như Đại tháp Sanchi ở Ấn, That Luang ở Lào, Swedagone ở Miến, chùa Nhạn Tháp ở TQ...

    Sự thật và bản chất Xá lị của các vị sư về sau cũng còn là điều chưa giải thích được, nằm trong tấm màn huyền bí tôn giáo.
    Tượng Phật nhập Niết Bàn xuất hiện ở rất nhiều chùa, là pho tượng nằm nghiêng về bên phải, tay phải đỡ đầu, tay trái xuôi theo thân. Dù thực tế lúc này Phật đã là một ông già 80 tuổi, nhưng các tượng đều mang một dáng vẻ chung của một bậc Phật: không tuổi tác, thậm chí là phi giới tính (vì vào cõi Vô sắc giới đã không còn giới tính nữa rồi).

    Tượng Niết Bàn chùa Mía là một trong những pho tượng cổ đẹp nhất, phiên bản trong Bảo tàng Mỹ thuật.
    Ta đây vốn thật người TRỜI
    Đứt dây rơi xuống làm người TRẦN GIAN

  12. #12
    Đai Đen Avatar của changchancuu
    Gia nhập
    Nov 2011
    Nơi cư ngụ
    ĐẠI HỌC BÔNBA
    Bài gởi
    688

    Mặc định Phật A Di Đà

    Trong Phật giáo Đại thừa, Phật A Di Đà có vị trí rất quan trọng, là đức Phật tiếp dẫn chúng sinh đến với Giác ngộ. Phật A Di Đà là giáo chủ cõi Tịnh độ, tức là cõi Tây phương Cực lạc, tuy nơi đó chưa phải là cõi giác ngộ (Niết Bàn), nhưng tại đó con đường đến giác ngộ rất gần.

    Câu tụng "Nam mô A Di Đà phật" được coi là một thần chú hiệu nghiệm nhất của Tịnh Độ tông, khi tụng câu này tức là đã kêu cầu đến sự cứu độ của Phật A Di Đà. Ở Việt Nam thì dù chả biết mình có theo tông nào hay không, cứ vào chùa là tụng câu này hết, và tương đương với câu "Giê su ma lạy chúa tôi" trong đạo Thiên Chúa, dù bản chất là khác nhau.

    Phật A Di Đà có hai tùy giá là Bồ tát Quán Thế Âm đứng bên tay trái và Đại Thế Chí đứng bên tay phải. Bộ ba vị được gọi là Di Đà Tam tôn, hay Tây phương Tam thánh, được tôn sùng rất mực.

    Quán Thế Âm nghĩa là thấu được âm thanh của thế gian, Đại Thế Chí nghĩa là hiểu được chí nguyện của thế gian. Nói chung các vị Phật và Bồ tát tại nguyên thủy là phi giới tính, nhưng trong những ứng thân, thì Quán Thế Âm có trường hợp là nữ.

    Trong các ngôi chùa miền Bắc, tượng Phật A Di Đà là pho tượng lớn nhất, ngồi uy nghi trên tòa sen. Hai pho Quán Thế Âm và Đại Thế Chí đứng (hoặc ngồi) ở hai bên, ba pho tượng được xếp phía trước, thấp hơn tượng Tam Thế.

    A Di Đà là Phật, nên trên đầu có tóc xoắn ốc, ngồi theo thế liên hoa bán kiết hoặc kiết già, hai tay để trong lòng; còn hai Bồ tát đội mũ, hai tay bắt các thủ ấn hoặc nâng pháp khí.

    Di Đà Tam tôn chùa Quán Sứ, Hà Nội, tượng Di Đà ở chính giữa đại điện rất lớn, Quán Thế Âm và Đại Thế Chí đứng ở hai bên, nhỏ hơn rất nhiều. Phía sau, cao hơn là tượng Tam Thế.

    Tượng phật A Di Đà thường là pho tượng lớn nhất trong chùa. Một số chùa tượng A Di Đà to chiếm toàn bộ chính điện, không còn bày thêm tượng nào nữa.

    Pho tượng A Di Đà bằng gỗ lớn nhất ở Hà Nội (và có lẽ là pho tượng gỗ lớn nhất toàn quốc? - ở Hải Phòng, chùa Đỏ cũng có pho tượng cực to bằng gỗ quý). Pho tượng ở chùa Hưng Ký, cao gần 4m, đường kính tòa sen cũng khoảng hơn 3m, chiếm trọn gian chính điện. Sự vĩ đại của tượng thể hiện tầm bao trùm của phật A Di Đà với toàn cõi Sa bà, theo pháp môn niệm phật của Tịnh Độ tông.

    Pho tượng chùa Hưng Ký có độ lớn hiếm có đối với một pho tượng gỗ. Còn bằng các chất liệu khác thì tượng to ngày càng nhiều. Trong miền Nam, các pho tượng Phật to làm bằng gạch đắp ximăng cao hàng chục mét xuất hiện khắp nơi, từ Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu... chỗ nào cũng có.

    Ở miền bắc, việc "xây" tượng Phật gần đây cũng bắt đầu xuất hiện. Tiêu biểu là trên núi Phật Tích sắp xây pho tượng A Di Đà theo mẫu của pho tượng đá đời Lý còn ở trong chùa, nhưng to gấp mười mấy lần, cao đến 30 mét.

    Chùa Non Nước thì đúc tượng Phật bằng đồng nặng hàng chục tấn, chùa Bái Đính đang làm thì một pho nặng 100 tấn, 3 pho nặng 50 tấn.
    Tượng A Di Đà chùa Phật Tích
    Trong các pho tượng phật A Di Đà của tất cả các chùa, pho tượng quý giá nhất là pho tượng đá chùa Phật Tích.

    Đây là pho tượng đời Lý còn nguyên vẹn nhất, hoàn thiện nhất còn lại đến nay. Tượng được tạc năm 1057 và dát vàng, còn ghi lại trong Đại Việt Sử ký. Chùa Phật Tích xưa là ngôi chùa lớn nhất thời Lý. Xưa tượng để trong một tháp đá cao, sau tháp bị đổ, mới lộ ra tượng. Triều Lê dựng chùa rất lớn cả một vùng, rồi cũng bị hủy hoại.

    Khi Pháp chiếm Việt Nam, chùa đã bị đổ hoàn toàn, tượng phật đá lộ ra giữa trời, quân Pháp lấy làm bia tập bắn, cho nên đến nay trên thân tượng còn vô số vết hỏng, vết nứt phải trám lại. Chùa mới dựng sau này quy mô nhỏ.

    Hầu hết các tài liệu đều cho rằng đây là tượng phật A Di Đà, nhưng Trần Trọng Kim cho rằng đây là tượng Thế Tôn, tức phật Thích Ca, còn sư trụ trì hiện nay thì lại cho rằng đây là tượng phật Tỳ Lư Xá Na (Vairocana), tức Đại Nhật Như Lai phật.

    Tượng A Di Đà thường là tượng ngồi, tuy nhiên một số trường hợp cũng có tượng đứng, như chùa Tây Phương.

    Hai bên phật A Di Đà, hai vị Quán Thế Âm và Đại Thế Chí tùy giá thường là tượng đứng, và khá giống nhau, chỉ khác nhau ở việc đổi vị trí tay. Trong chùa có thể có nhiều tượng Quán Thế Âm, đây cũng là điều đáng chú ý ở các chùa Đại thừa.

    Ba pho Di Đà Tam tôn chùa Tây Phương, ba pho đứng cao quá, chụp phải ngước lên mỏi cổ
    Ta đây vốn thật người TRỜI
    Đứt dây rơi xuống làm người TRẦN GIAN

  13. #13
    Đai Đen Avatar của changchancuu
    Gia nhập
    Nov 2011
    Nơi cư ngụ
    ĐẠI HỌC BÔNBA
    Bài gởi
    688

    Mặc định A Nan, Ca Diếp

    Trong bộ Nhất Phật nhị Tôn giả, Phật Thích Ca ngồi giữa Ca Diếp và A Nan, là hai đại đệ tử của ngài; thì hai Tôn giả bao giờ cũng đứng hai bên, trong tư thế thị giả (hầu cận).

    Ca Diếp hay Ma Ha Ca Diếp được tôn là Đầu đà đệ nhất, lớn tuổi hơn A Nan, có thể có râu, ria, tóc mai. Theo truyền thuyết, trong quá khứ Ca Diếp đã từng có lần thếp vàng lên một tượng Phật, nên thân mình luôn có ánh vàng, và bản thân ông trước khi xuất gia cũng từng là một thợ kim hoàn. Do đó tượng ông thường có châu ngọc đeo trên mình, để nhắc về xuất thân trước khi thế phát.

    Trong bộ Nhất Phật nhị Tôn giả, Phật Thích Ca ngồi giữa Ca Diếp và A Nan, là hai đại đệ tử của ngài; thì hai Tôn giả bao giờ cũng đứng hai bên, trong tư thế thị giả (hầu cận).

    Ca Diếp hay Ma Ha Ca Diếp được tôn là Đầu đà đệ nhất, lớn tuổi hơn A Nan, có thể có râu, ria, tóc mai. Theo truyền thuyết, trong quá khứ Ca Diếp đã từng có lần thếp vàng lên một tượng Phật, nên thân mình luôn có ánh vàng, và bản thân ông trước khi xuất gia cũng từng là một thợ kim hoàn. Do đó tượng ông thường có châu ngọc đeo trên mình, để nhắc về xuất thân trước khi thế phát.


    Tượng Sơ tổ Ca Diếp chùa Tây Phương
    A Nan, hay A-Nan-Đà, là em họ của Phật, theo hầu suốt nhiều năm, nghe nhiều nhớ nhiều, nên gọi là Đa văn đệ nhất. Ông nghe và nhớ tất cả những lời Phật nói, thế nhưng chính mình lại không chứng quả đắc đạo, có lẽ vì chuyên tâm phục thị Phật quá.

    Khi Phật đã Nhập Niết Bàn rồi, các đồ đệ muốn tổng hợp những lời Phật dạy, thì chỉ có thể là A Nan mới nhớ đủ, thế nhưng ông lại chưa đắc đạo nên ông thấy không thể ngồi cùng hàng ngũ những đồng môn đã đắc đạo. Trong một đêm quyết tâm, ông chứng quả A la hán, dứt hết các lậu hoặc. Và ông tự tin gặp các đồng đạo trong cuộc họp 500 La hán, kết tập Kinh phật lần đầu tiên.

    Theo truyền thống, toàn bộ kinh Phật đều là lời của A Nan nói ra, những người khác nghe rồi nếu không có phản đối, thêm bớt nữa, thì trở thành Chính thống. Do đó đoạn đầu của tất cả các bài kinh đều là "Như thị ngã văn" - Tôi nghe như thế này - thể hiện đây là lời A Nan nói lại lời của Phật.

    Tượng A Nan trẻ hơn Ca Diếp, thường ôm chồng sách đại diện cho kinh sách mà ông là người đọc lại.


    Tượng chùa Tây Phương
    Last edited by changchancuu; 04-12-2015 at 11:46 PM.
    Ta đây vốn thật người TRỜI
    Đứt dây rơi xuống làm người TRẦN GIAN

  14. #14
    Đai Đen Avatar của changchancuu
    Gia nhập
    Nov 2011
    Nơi cư ngụ
    ĐẠI HỌC BÔNBA
    Bài gởi
    688

    Mặc định Tuyết Sơn

    Trong nhiều chùa, trên bàn thờ có thể gặp một pho tượng một người cực kì gầy gò, chỉ còn da bọc xương ngồi trong một tư thế khắc khổ. Đó là tượng Tuyết Sơn.

    Theo Phật giáo, thì khi thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm lìa bỏ gia đình đi tìm con đường giải thoát, đã trải qua việc tu học với nhiều vị thầy. Sau đó ông đã tự mình tu tập khổ hạnh trong núi tuyết (Tuyết sơn), mỗi ngày chỉ ăn một hạt vừng, khiến cho thân thể suy kiệt. Tu khổ hạnh là một trong các phương thức tu tập của Bàlamôn nhằm đạt chứng ngộ chân lý thượng đế.

    Trong nhiều chùa, trên bàn thờ có thể gặp một pho tượng một người cực kì gầy gò, chỉ còn da bọc xương ngồi trong một tư thế khắc khổ. Đó là tượng Tuyết Sơn.

    Theo Phật giáo, thì khi thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm lìa bỏ gia đình đi tìm con đường giải thoát, đã trải qua việc tu học với nhiều vị thầy. Sau đó ông đã tự mình tu tập khổ hạnh trong núi tuyết (Tuyết sơn), mỗi ngày chỉ ăn một hạt vừng, khiến cho thân thể suy kiệt. Tu khổ hạnh là một trong các phương thức tu tập của Bàlamôn nhằm đạt chứng ngộ chân lý thượng đế.

    Khi đó Tất Đạt Đa suy kiệt đến mức cùng cực, đúng lúc đó có một thôn nữ mang một bình sữa đi qua, thấy ông đã kiệt sức nên dâng tặng một bát sữa. Tất Đạt Đa nhận ra rằng phương thức tu ép xác khổ hạnh không phải là con đường đúng để đạt tới chính đẳng chính giác.

    Ông lập tức từ bỏ phương pháp tu đó, nhẹ nhàng không vương vấn, sau đó thành đạo dưới gốc Bồ Đề, khi đó thành Phật.

    Tượng Tuyết Sơn do đó mô tả Tất Đạt Đa khi đang tu khổ hạnh, tức là khi chưa chứng quả, khi còn đang "sai lầm". Do khi đó chưa đạt quả vị Phật, nên tượng Tuyết Sơn không ngồi trên tòa sen.

    Tượng Tuyết Sơn chùa Trăm Gian, một trong những pho tượng Tuyết Sơn đẹp nhất, và cũng là pho tượng đẹp nhất chùa Trăm Gian. Chụp bị ngược sáng nên khó nhìn quá, nhưng từ phía này mới thấy được tài năng điêu khắc của các nghệ sĩ dân gian xưa. Các khớp xương, mạch máu nổi lên dưới da, móng tay dài, xương chân tay hiện rõ. Hốc mắt sâu, má hóp... rất đúng giải phẫu.

    (Hay thời đó cũng nhiều người gầy thế này quá, chỉ cần túm một ông già ra làm mẫu là đủ ???)
    Ta đây vốn thật người TRỜI
    Đứt dây rơi xuống làm người TRẦN GIAN

  15. #15
    Đai Đen Avatar của changchancuu
    Gia nhập
    Nov 2011
    Nơi cư ngụ
    ĐẠI HỌC BÔNBA
    Bài gởi
    688

    Mặc định Phật Di Lặc

    Đối lập với tượng Tuyết Sơn gầy gò da bọc xương, tượng Di Lặc béo tốt hả hê tạo thành một cặp đôi thú vị.

    Dân gian, để miêu tả hai pho tượng này đã có câu : "Ông Tu Lo nhịn ăn để mặc, ông Di Lặc nhịn mặc để ăn". Người dân cho rằng tượng Tuyết Sơn là Phật tu nhưng vì lo lắng quá, nên gọi là Tu Lo.

    Di Lặc là vị Phật tương lai, gọi là Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Phật. Hiện tại, ngài vẫn là một vị bồ tát, tên là Từ Thị bồ tát. Trong tương lai, vào thời mạt pháp, ngài sẽ thành Phật hiển thị để giáo hóa, cũng như Thích Ca Mâu Ni đã giáo hóa hơn hai nghìn năm trăm năm trước.

    Người TQ, VN hình tượng hóa Di Lặc là một vị Phật béo tốt hả hê, an lạc sung sướng. Có trường hợp là quanh Di Lặc có 6 đứa trẻ níu kéo, tượng trưng cho 6 giặc, tức Lục căn (mắt mũi tai lưỡi thân ý), những thứ làm người ta không tĩnh.

    Biến thể hơn nữa thì Di Lặc biến thành ông thần béo ị nồi trên đống vàng bạc châu báu, mấy đứa trẻ như lũ con, biến thành vị thần ban của cải và con cái.
    Tượng Di Lặc chùa Tây Phương, một pho tượng Di Lặc cổ. Các tượng Di Lặc thường được tạc gần đây, ít pho tượng cổ lắm. Như cái lưng trắng trắng ngồi trước tượng Tuyết Sơn chùa Trăm Gian trong ảnh trên cũng là tượng Di Lặc.
    Di Lặc tam tôn
    Nhiều chùa hiện nay hay bày tượng Tuyết Sơn và Di Lặc ở hai bên một pho tượng khác (tượng Quan Âm Chuẩn Đề), một bên béo một bên gầy.

    Thực ra bày như thế là không phù hợp, vì hai vị Phật lại ngồi hai bên Bồ tát là không hợp lý. Phật Di Lặc phải ngồi ở giữa, hai bên có hai bồ tát thì mới đúng.

    Khi Di Lặc ngồi giữa, thì có hai bồ tát là Pháp Hoa Lâm và Đại Diệu Tường đứng hai bên, tạo thành bộ Di Lặc tam tôn.

    Pháp Hoa Lâm chính là bồ tát Phổ Hiền, bậc Đại trí, tượng trưng cho Trí - Tuệ - Chứng; Đại Diệu Tường chính là bồ tát Văn Thù, bậc Đại định, tượng trưng cho Lý - Định - Hành. (Nhiều tài liệu trên mạng copy lại nhau, Đại Diệu Tường sau một hồi thì thành Đại Diện Tướng, hic).


    Ta đây vốn thật người TRỜI
    Đứt dây rơi xuống làm người TRẦN GIAN

  16. #16
    Đai Đen Avatar của changchancuu
    Gia nhập
    Nov 2011
    Nơi cư ngụ
    ĐẠI HỌC BÔNBA
    Bài gởi
    688

    Mặc định Phổ Hiền - Văn Thù bồ tát

    Phổ Hiền và Văn Thù là hai Đại bồ tát, được nói đến nhiều trong kinh Hoa Nghiêm. Nếu như Quán Thế Âm và Đại Thế Chí là hai bậc Đại Bi, Đại Dũng; thì Phổ Hiền là Đại Trí và Văn Thù là Đại Định.

    Tượng Phổ Hiền và Văn Thù có hai dạng đứng và ngồi. Tượng hầu hai bên Phật Thích Ca thường là tượng đứng, đầu đội mũ Tỳ Lư, tay bắt ấn hoặc cầm các pháp khí, tương đối giống nhau, cũng như tượng Quán Thế Âm và Đại Thế Chí đứng hai bên phật A Di Đà vậy.

    Còn khi tượng ngồi, thì Bồ tát Phổ Hiền cưỡi trên voi trắng sáu ngà, tượng trưng cho việc chế ngự được chướng ngại của Trí tuệ để đến chỗ Đại Chứng, sáu ngà là thắng lục căn. Bồ tát Văn Thù cưỡi trên sư tử xanh, tượng trưng cho việc thắng trở ngại để hành đại định.

    Vào các chùa miền bắc, hình tượng hai vị Bồ tát cưỡi trên lưng thú thì chắc chắn là Phổ Hiền và Văn Thù.


    Tượng chùa Bút Tháp: Phổ Hiền cưỡi voi trắng và Văn Thù cưỡi sư tử (sơn màu gụ chứ không phải màu xanh như truyền thống).




    Tượng Bồ tát Phổ Hiền và Văn Thù đứng ở chùa Bà Đá
    Ta đây vốn thật người TRỜI
    Đứt dây rơi xuống làm người TRẦN GIAN

  17. #17
    Đai Đen Avatar của changchancuu
    Gia nhập
    Nov 2011
    Nơi cư ngụ
    ĐẠI HỌC BÔNBA
    Bài gởi
    688

    Mặc định Tòa Cửu Long

    Theo truyền thuyết, khi mới sinh ra, Tất Đạt Đa Cồ Đàm đi 7 bước, dưới chân nở ra 7 đóa hoa sen đỡ chân, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, nói rằng : "Thượng thiên hạ địa, duy ngã độc tôn" (trên trời dưới đất, ta là tôn quý nhất). Câu này là theo truyền thống người ta ghi thế, chứ chả có kinh sách nào nói vậy. Tôi cũng tin rằng chẳng khi nào Phật lại nói một câu như thế, mà do người đời sau tôn sùng quá nên gán cho Phật.

    Lại theo niềm tin tôn giáo, khi đó có 9 con rồng phun nước tắm cho Phật sơ sinh, các tầng trời mở ra và chư thiên cùng mừng rỡ, các cõi Phật trong quá khứ hoan hỉ. Phạm Thiên (Brahma) và Đế Thích (Indra) phát tâm nguyện hỗ trợ cho ngài.

    Ở Việt Nam, hình tượng này được tạo thành một tòa gọi là Cửu Long, có 9 đầu rồng hiện ra xung quanh tượng Thích Ca Sơ Sinh. Tùy chùa mà tòa Cửu Long to hay nhỏ, cầu kì hay không. Tòa lớn thì đủ 9 rồng, vô số thần thánh, chư phật ở xung quanh. Chùa nhỏ thì sơ sài đơn giản. Tòa Cửu Long thường đặt ngay sau hương án chính, ở tầng thấp nhất, bên dưới các bộ Tam tôn.


    Tòa Cửu Long chùa Bà Đá
    Ta đây vốn thật người TRỜI
    Đứt dây rơi xuống làm người TRẦN GIAN

  18. #18
    Đai Đen Avatar của changchancuu
    Gia nhập
    Nov 2011
    Nơi cư ngụ
    ĐẠI HỌC BÔNBA
    Bài gởi
    688

    Mặc định Phạm Thiên - Đế Thích

    Theo truyền thuyết Phật giáo, khi Thích Ca Đản sinh, các tầng trời hào quang chiếu sáng, Phạm Thiên và Đế Thích đều xuống hộ pháp.

    Phạm Thiên tức là Brahma đấng đầu tiên trong Thượng đế Tam thể hợp nhất (Trimuty) của Ấn Độ giáo, gồm Brahma, Vishnu, Shiva. Brahma là đấng Sáng Tạo ra thế giới.

    Nhưng Phật giáo lại cho rằng Thế giới vận động theo luật nhân quả, không phải do đấng nào sáng tạo ra cả. Brahma chỉ là vị Đại thiên thần được sinh ra trước hết trong 1 chu kì thế giới này, nên tưởng rằng mình là Sáng tạo thế giới, là chủ thế giới, nhưng thực ra cũng chỉ là một trong số chúng sinh, dù cao quý hơn hẳn nhưng cũng không phải vĩnh cửu, không phải Thượng đế, Brahma cũng nằm trong vòng sinh tử luân hồi, cũng chịu luật Nhân quả, có sinh và cũng có diệt. Vũ trụ này có sinh rồi cũng có diệt, và Brahma cũng thế.

    Đế Thích tức là thần Indra, Vua của các thần linh Ấn Độ giáo, vị thần làm ra mưa và sấm sét. Theo Phật giáo thì Indra cũng chỉ là một vị Thiên, vua cõi trời Đao Lợi, cũng nằm trong cõi Ta Bà.

    Phạm Thiên và Đế Thích, như vậy là hai vị Thiên cao nhất, phát tâm phù hộ Phật, bảo vệ cho giáo pháp, chứ không phải là Phật, và cũng không phải là tối cao vô thượng, thường hằng vĩnh viễn.

    Trong chùa, tượng Phạm Thiên và Đế Thích có thể được đặt hai bên tòa Cửu Long. Hai vị này là vua của cõi Dục giới, và cõi trời, là cao nhất trong bậc Chư Thiên, nên được tạc dưới hình thức các vị vua, và là vua rất Việt Nam !!!

    Tượng Phạm Thiên và Đế Thích hai bên tòa Cửu Long, chùa Vĩnh Khánh

    Hai vị Thiên có râu ria, đi hia, mặc áo long bào, đội mũ bình thiên như y phục của các tượng vua, tay chắp lại, cầm hốt hoặc dấu vào trong áo, ngồi trên ngai. Đây là hình tượng chung của các tượng thần tượng thánh trong đình, đền, miếu,...
    Một số chùa khác thì hai bên tòa Cửu Long không phải Phạm Thiên, Đế Thích, mà là Văn Thù, Phổ Hiền. Văn Thù và Phổ Hiền có thể là ngồi hoặc đứng.

    Tượng Văn Thù và Phổ Hiền ngồi trên tòa sen hai bên tòa Cửu Long, chùa Liên Phái, một trong những chùa Tịnh Độ Tông đầu tiên.

    Còn chùa Bà Đá thì hai pho Văn Thù, Phổ Hiền đứng hai bên Cửu Long rất lớn.
    (Đằng sau là Thích Ca Niêm hoa, phật A Di Đà, đứng hai bên còn Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, và trên tít cao là Tam Thế)
    Ta đây vốn thật người TRỜI
    Đứt dây rơi xuống làm người TRẦN GIAN

  19. #19
    Đai Đen Avatar của changchancuu
    Gia nhập
    Nov 2011
    Nơi cư ngụ
    ĐẠI HỌC BÔNBA
    Bài gởi
    688

    Mặc định Phật Dược Sư

    Phật Dược Sư được nhắc đến nhiều, và có cả bộ kinh Dược Sư. Tuy vậy, tượng Dược Sư rất hiếm xuất hiện trên chính điện. Trong những nơi tôi đến, mới thấy duy nhất có 1 chùa có tượng Dược Sư trên bàn thờ chính, được xếp cùng với A Di Đà, Thích Ca.

    Phật Dược Sư, hay Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Đại Y Vương Thiện Thệ Phật là vị phật Giáo chủ của cõi Đông phương Lưu Ly Tĩnh thổ, có vai trò giống như cõi Tây phương Cực Lạc Tịnh độ của phật A Di Đà, tuy vậy có lẽ ít nổi tiếng hơn phật A Di Đà.

    Phật Dược Sư có hình tượng như một Thầy Thuốc, chữa bệnh không phải cho thể xác, mà cho tinh thần con người. Thuốc của phật Dược Sư là để chữa vô minh, tham sân si... Hai bên Phật Dược Sư có hai vị bồ tát là Nhật Quang Biến chiếu và Nguyệt Quang Biến chiếu bồ tát. Nhật Quang thể hiện sự cứu độ vào ban ngày, cũng là tượng trưng cho Căn bản trí; Nguyệt Quang cứu độ vào ban đêm, cũng là Hậu đắc trí. Hai vị thể hiện sự cứu độ mọi lúc mọi nơi của phật Dược Sư.

    Bộ ba này vì thế gọi là Dược Sư tam tôn, Đông phương Tam thánh (tương ứng với Di Đà tam tôn là Tây phương Tam thánh, nhưng Di Đà tam tôn được biết đến nhiều hơn).
    Pho tượng phật Dược Sư trên chính điện chùa Hòe Nhai (Hồng Phúc tự) ở Hà Nội. Vì chùa có pho tượng phật Dược Sư cổ, nên được coi là chùa thờ phật Dược Sư linh ứng, và các khóa kinh Dược Sư cũng thường được cử hành ở đây.

    Chùa Hòe Nhai, tòa Cửu Long với Thích Ca sơ sinh ở giữa. Bồ tát Phổ Hiền cưỡi voi, Văn Thù cưỡi sư tử ở hai bên. Phía sau là phật Dược Sư.

    Điều khá đặc biệt của những pho tượng chùa Hòe Nhai là một số tượng Bồ tát và cả tượng Phật đều đầu trọc, giống các Tôn giả. Thường tượng Phật có tóc xoắn trên đầu, bồ tát đội mũ, nhưng ở đây đầu trọc cả.

    Ngoài ra chùa cũng có bộ tượng kép "Vua đội Phật" nổi tiếng,
    Ta đây vốn thật người TRỜI
    Đứt dây rơi xuống làm người TRẦN GIAN

  20. #20
    Đai Đen Avatar của changchancuu
    Gia nhập
    Nov 2011
    Nơi cư ngụ
    ĐẠI HỌC BÔNBA
    Bài gởi
    688

    Mặc định Quán Thế Âm Bồ tát

    Hình tượng được tôn sùng bậc nhất trong Phật giáo Đại thừa là Quán Thế Âm bồ tát. Theo Tịnh Độ tông thì Quán Thế Âm chỉ là một bồ tát thị giả bên phật A Di Đà, nhưng sau đó thì được mở rộng hơn rất nhiều.

    Quán Thế Âm (đến đời Đường vì kiêng tên vua Đường Thái tông Lý Thế Dân của ông nên đổi thành Quán Âm, rồi lại chệch âm / biến âm / nhầm âm thành ra Quan Âm) tức là thấu được hết âm thanh của thế gian, để cứu độ cho thế gian. Các bậc Bồ tát đã đạt chứng quả, nhưng phát nguyện vẫn ở lại thế gian để cứu giúp chúng sinh, chứ không lên thành Phật. Bậc cứu độ được biết đến nhất là Quán Thế Âm.

    Quán Thế Âm trong hình tượng gốc là nam, nhưng để cứu độ cho chúng sinh thì có rất nhiều hóa thân, trong đó có hóa thân là nữ. Trước kia tranh tượng Quán Thế Âm đều là nam, nhưng từ đời Đường ở TQ, do một số nguyên nhân mà chuyển sang tôn thờ hình tượng nữ. Do đó các nước theo Phật giáo Nguyên thủy thì hình tượng vẫn là nam (như các mặt Vua phật Bayon ở Angkor là hình ảnh Quán Thế Âm), trong khi đó ở TQ, VN, Hàn, Nhật thì tôn thờ hình ảnh nữ.

    Quán Thế Âm bồ tát dần trở thành hình tượng gần gũi nhất, thân quen nhất của Phật giáo, được gọi là Phật Bà,
    và cũng có rất nhiều hình tượng khác nhau trong chùa : Quan Âm Chuẩn đề, Thiên thủ thiên nhãn, Tống tử, Nam hải, Bạch Y...
    Ta đây vốn thật người TRỜI
    Đứt dây rơi xuống làm người TRẦN GIAN

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 27-08-2015, 09:16 AM
  2. Ý NGHĨA CON RỒNG TRONG ĐẠO PHẬT
    By chinhca0910 in forum Đạo Phật
    Trả lời: 5
    Bài mới gởi: 07-03-2013, 01:14 PM
  3. Ý nghĩa của việc cúng gà trống trong ngày Tết
    By Bin571 in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 18-03-2010, 01:57 PM
  4. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 16-10-2007, 08:45 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •