I. Giới Thiệu:
a. Định Nghĩa của chữ Voodoo:
Voodoo là một trong những phát âm của chữ Vodu, từ thổ ngữ của người Benin và Togo (tây châu phi), có nghĩa là Thần Linh. Có nhiều nơi, nhiều chỗ và nhiều người còn gọi Vodu là Vodun, Vodoun và Voudoun. Người theo đạo Vodu gọi là Voduisaint.

b. Số người theo Vodu ở Haiti:
Có khoảng chừng 8 triệu người theo đạo này ở Haiti, khoảng chừng 90% dân số. Con số này không thể kiểm chứng được vì người theo đạo không công nhận công khai sợ bị coi thường. Ở Haiti, có câu nói là 80% theo đạo Catholic, 20% theo đạo Tin Lành và 100% theo đạo Vodu. Có nhiều vùng khác cũng có người theo như Carribean, nam mỹ, nam bắc mỹ và châu phi. Tùy theo vùng mà tên gọi cũng khác nhau. Ở Cuba gọi là Santeria và Brazil gọi Macumba.

c. Đạo Vodu ở Haiti:
Đạo Vodu không có một hệ thống và lý thuyết rõ ràng như những đạo khác. Tùy theo nhu cầu của từng cộng đồng và từng vùng mà lập ra những lễ nghi thờ phượng thần linh. Những đấng thần linh cũng có thay đổi tùy nơi. Nhưng có một số căn bản về thờ phượng và tín ngưỡng giống nhau.

II. Lịch Sử của đạo Vodu ở Haiti: Đạo Vodu ở Haiti và nhiều nơi khác là sự pha trộn văn hoá và tín ngưỡng của châu phi, châu âu và châu mỹ.

a. 1492-1790: Sau khi Columbus đặt chân lên Haiti năm 1492, Haiti trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha. Ở Haiti, nông nghiệp và kỹ nghệ tìm vàng rất là thịnh hành. Vì nhu cầu về nhân công lao động, nô lệ đã được chuyên chở từ tây và trung châu phi qua Haiti. Những người nô lệ này mang theo văn hoá và tín ngưỡng của nhiều bộ lạc qua miền đất mới. Lạc lõng trên đất lạ, ngôn ngữ bất đồng và sự khắc nghiệt của đời sống, những người nô lệ này đã có thể tụ họp lại với nhau qua sự tương đồng về lễ nghi thờ phượng thần linh và tín ngưỡng. Có thể nói tín ngưỡng đã là mối dây giúp cho những người nô lệ xiết chặt mối quan hệ với nhau. Họ đã sống quây quần và đùm bọc lẫn nhau. Năm 1697, Tây Ban Nha nhượng lại phía tây của đảo cho Pháp, nay là Haiti. Pháp đã khai thác nông nghiệp ở Haiti tối đa. Haiti trở thành một nguồn lợi tức quan trọng của Pháp. Năm 1790, tỷ lệ người da đen với người da trắng trên các đồn điền là 100:1. Để giữ trật tự và đề phòng người da đen nổi loạn, những luật lệ rất khắc nghiệt và dã man đã được áp dụng như là Code Noir. Tất cả nộ lệ bị bắt phải rửa tội và theo đạo Catholic. Nô lệ không được tụ tập, không được thờ phượng và thực hành những lễ nghi truyền thống. Và còn nhiều luật cấm khác. Những nô lệ vi phạm thường bị tra tấn tàn khốc hay bị hành quyết thật dã man. Vì để che mắt và ép buộc, một số lễ nghi Catholic đã được chấp nhận và thực hành trong đạo Vodu và họ thờ phượng trong sự bí mật. Tuy bề ngoaøi họ làm lễ nghi Công Giáo nhưng bề trong họ vẫn thờ phượng theo đạo Vodu.

b. 1790-1804: Sau một nghi lễ Vodu và tiếp linh, những người nô lệ bỏ trốn thề lật đổ chế độ nô lệ và một cuộc cách mạng bắt đầu. Để giữ nguồn lợi tức khổng lồ từ Haiti, năm 1801 Napoleon đã ra lệnh cho anh rể là Leclerc thống lãnh 20,000 quân chi viện. Sau 14 năm ròng rã, người nô lệ đã dành được thắng lợi và lập ra nền cộng hoà da đen đầu tiên trên châu mỹ. Pháp bị thương vong gần 70,000 quân. Câu hỏi đã được đặt ra là làm sao một đám quân ô hợp, thất học và vũ khí đơn sơ như những người nô lệ này mà có thể chiến thắng một đạo quân hùng mạnh, thiện chiến với vũ khí tối tân và nhiều kinh nghiệm như quân Pháp? Đây là một trong những giả thuyết. Buổi nghi lễ đã mang lại niềm tin tự do mà những người nô lệ đã mong đợi. Vodu mang lại sự đoàn kết cho tất cả nộ lệ ở Haiti. Những người nô lệ trên các đồn điền làm nội ứng rất là hữu hiệu. Họ đánh du kích rất hay và gây hoang mang và xáo trộn làm tăng thêm sự mê tín của lính pháp về black magic. Thủy thổ không hợp làm cho lính pháp bệnh rất nhiều và tinh thần sa sút.

c. 1804-2003: Sau cuộc cách mạng đó, đạo Công Giáo hầu như không còn một sự ảnh hưởng tâm linh đáng kể nào ở Haiti và người biết được những nghi lễ Công Giáo hầu như không còn ai. Để lấp lại chỗ trống tâm linh, nghi thức thờ phượng và nghi lễ Vodu đã được sử dụng và truyền bá rộng rãi, nhất là vùng nông thôn khi những người nô lệ trở thành nông dân. Nhưng chế độ mới cũng không khá hơn. Họ vẫn bị nhóm cầm quyền đàn áp và bóc lột. Để được Toà Thánh công nhận Haiti là một nước độc lập và ngăn chận mầm mống nổi loạn, một số tổng thống đã cố gắng truyền bá đạo Công Giáo và đàn áp Vodu. Năm 1860, Toà Thánh công nhận Haiti và Công Giáo trở thành quốc giáo. Đạo Vodu từ đó bị nghiêm cấm. Có rất nhiều cố gắng từ toà thánh để tiêu diệt triệt để Vodu. Nhưng trong 60 mươi năm, đạo Vodu đã ăn sâu vào tận gốc rễ trong xã hội, tập quán và tâm linh của người Haiti. Đa số người Haiti theo đạo Công Giáo và đi nhà thờ vì lý do xã hội và pháp luật. Họ không muốn bị chỉ trích hay bị bắt. Đối với họ Công Giáo là tấm bình phong để họ được yên với đời sống và tâm linh của họ.

d. 2003-bây giờ: Năm 2003 Tổng Thoáng Aristide ra sắc lệnh công nhận Vodu là một tôn giáo của Haiti và dân chúng được tự do thờ phượng và theo đạo Vodu. Tuy vậy, đạo Vodu vẫn còn bị người theo Thiên Chúa giáo, nhất là Tin Lành, coi như là đạo tà ma và bị khinh thường là mê tín dị đoan.

III. Tâm Linh của đạo Vodu:
a. Thượng Đế: Người theo đạo Vodu tin là càn khôn vũ trụ bắt đầu từ một nguyên lý và Nguyên Lý đó là Thượng Đế, gọi là Bondye từ chử Bon Dieu. Bondye là cội nguồn của tất cả mọi thứ trong vũ trụ vô hình hay hữu hình. Bondye đã mang lại sự sống cho tất cả kể cả thần linh. Bondye là đấng nắm giữ định mệnh của tất cả. Mọi thứ đều có mang một phần tinh túy của Bondye. Bondye là toàn năng và toàn giác và ở khắp mọi nơi. Nhưng Vodouisaint không có nghi lễ đặc biệt nào để thờ phượng Bondye. Trong một năm, họ chọn ra một ngày để tôn vinh Bondye nhưng họ không bao giờ cầu nguyện trực tiếp với Bondye. Bondye luôn được nhắc đến trong mọi nghi lễ nhưng đó chỉ là tượng trưng thôi. Họ tin rằng Bondye rất bận rộn, cao cả và không có thời gian để ý đến những chuyện nhỏ nhoi của con người. Thay vì thờ phượng và cầu nguyện với Bondye, Vodouisaints thờ phượng và cầu nguyện với thần linh.

b.Thần Linh: gọi là Loa hay Lwa, là hoá thân của Bondye. Mỗi vị thần linh là biểu tượng một phần đức tính và quyền năng của Bondye để chăm sóc, bảo vệ và xoay chuyển càn khôn vũ trụ. Thần linh trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống con người và thế giới hữu hình. Có khoảng hơn 1000 thần linh mà đa số con người không biết đến. Thần linh được chia ra từng quốc gia, gọi là Nachon. Có khoảng 23 Nachon. Có hai Nachon tiêu biểu là Rada và Petro. Người ngoài thường lầm tưởng thần linh trong Rada là chính và trong Petro là tà nhưng quan niệm đó không đúng. Tất cả thần linh đều là hoùa thân của Bondye cho nên không có chính tà, chỉ có nguội và nóng. Rada là tiêu biểu cho nguội và Petro cho nóng Nhưng tất cả thần linh, nóng hay nguội, đều có thể hộ độ hay trừng phạt con người. Tùy theo đức tính của thần linh trong một quốc gia, Nachon, thần linh được chia theo từng gia tộc. Như Bác Tâm đã giảng, thị hiện của thần linh còn tùy thuộc vào sự hiểu biết của từng người. Cho nên nhiều khi người ngoài thấy thần linh trong Vodu nhiều khi rất là nhỏ nhen, khó tính, nghiêm khắc và đòi hỏi. Chẳng hạn như khi cúng tế, mỗi thần linh đều có món ăn riêng, loại rượu riêng, trái cây riêng và màu sắc riêng. Nếu không làm đúng theo thì sẽ bị trừng phạt hay không được hộ độ. Thần Linh ở một nơi gọi là Ginen. Thần Linh cần con người thờ phượng và cúng tế.

c. Con Người:
i. Cấu Tạo: Vodouisaint tin rằng con người được Bondye tạo ra từ đất sét và Bondye đã thổi sự sống vào con người. Cho nên họ tin rằng sự sống của con người là do Bondye ban cho thì Bondye có quyền lấy đi. Mỗi con người sinh ra ngoài thân xác đều có ba yếu tố tâm linh, đó là linh hồn, năng lực vũ trụ và định mệnh. Linh hồn đươc chia ra làm hai phần, phần to và phần nhỏ. Phần to, gọi Gros Bon Ange, là phần tinh túy của Bondye làm nên sự thông minh, sự sáng tạo và những tài thiên phú. Phần này được đại diện bằng máu trong cơ thể và sẽ trở lại với Bondye sau khi con người chết. Phần nhỏ, gọi Ti Bon Ange, là phần làm nên tính nết, nhân cách và nghị lực của từng người và phần này sẽ trở lại Ginen sau khi chết. Có thể nói phần này là tinh túy của con người qua những kinh nghiệm sống. Phần vô thức của con người là do năng lực vũ trụ, họ gọi là N’âme, điều khiển, thì Vodouisant cũng tin như vậy và năng lực này trở về với vũ trụ sau khi chết trong thời gian khoảng một năm. Định mệnh, gọi là Z’étoile, được tượng trưng bằng một ngôi sao mệnh và định mệnh của từng người đã được ghi lại trong ngôi sao mệnh này. Tùy theo nghiệp quả của từng người từ kiếp trước mà định mệnh được xếp đặt.

ii. Đời Sống: Vodouisaint quan niệm rằng sự hiện hữu của con người được chứng minh qua sự quan hệ với đồng loại và xã hội, với thần linh, với tổ tiên và với thiên nhiên. Khác với câu “tôi suy nghĩ cho nên tôi hiện hữu”, “I think therefore I am” của Descartes, vodouisaint tin rằng “tôi tham gia cho nên tôi hiện hữu”, “I participate therefore I am”. Con người không thể nào hiện hữu một mình được. Cho nên đời sống của người vodouisaint luôn gắn bó với gia đình, với cộng đồng và xã hội. Họ tin rằng mỗi con người đều có quan hệ mật thiết với nhau vì chúng ta đều phát xuất cùng một Nguyên Lý và mỗi chúng ta là một phần của Nguyên Lý đó. Cho nên con người đều bình đẳng. Những hành động của mình đều có ảnh hưởng đến người khác và trước sau gì cũng ảnh hưởng đến chính mình. Đây là luật nhân quả của Vodu vì chúng ta là hình ảnh phản chiếu của nhau. Tuy Vodu không phân biệt chính tà nhưng không có nghĩa là họ không có đạo đức. Mỗi hành động được phân biệt giữa cao và thấp. Hành động mà tăng thêm sự trật tự của Bondye, bảo vệ sự sống từ Bondye hay nâng cao uy quyền của Bondye là cao. Những hành động trái lại là thấp. Có thể nói là hành động hợp với thiên ý là cao hay tốt và trái với thiên ý là thấp hay xấu. Mỗi chuyện gì xảy ra đều có lý do. Họ không tin có nạn nhân hay người ngay mắc nạn. Nếu mình sống tốt và thờ phượng đúng thì mình sẽ luôn được sự hộ độ của thần linh và mình sẽ không gặp nạn. Cho nên người theo đạo Vodu lúc nào cũng cố gắng sống làm sao để được sự hộ độ của thần linh và tổ tiên.

iii. Lễ Nghi Thờ Phượng: Thờ phượng thần linh là một phần rất quan trọng trong đời sống của người theo đạo Vodu. Tùy theo nhu cầu của từng nhóm mà lễ nghi thờ phượng được đặt ra cho mỗi vị thần linh. Người đứng ra điều khiển những buổi lễ và đặt ra nhũng lễ nghi là đạo sư, gọi là houngan or mambo. Những biểu tượng của thần linh và thánh bên Công Giáo được đặt lên bàn thờ chung với nhau. Họ quây quần với nhau hàng tuần để thờ phượng. Buổi lễ bắt đầu bằng những câu kinh bên Công Giáo và Vodu. Sau đó phẩm vật được dâng lên cùng với những tiếng trống, những điệu múa và linh phù được vẽ ra. Mỗi vị thần linh có những phẩm vật, tiếng trống, điệu múa và linh phù khác nhau. Thường gà, dê và cừu được giết và máu được tế. Họ tin rằng thần linh cũng giống như con người cần có năng lượng để bồi bổ. Những buổi lễ được tổ chức để xin trị bịnh, cầu sự hộ độ hay xin tội với thần linh. Nhưng quan trọng hơn là cầu xin thần linh chiếu về. Buổi lễ bắt đầu từ tối hôm qua và thường kéo dài tới sáng hôm sau. Voduisaint biết Thượng Đế là vô cùng và họ sẽ vĩnh viễn không bao giờ hoàn toàn hiểu nổi. Nhưng họ có thể học và hiểu một khía cạnh nào đó qua sự quan sát đức tính và hành động của những vị thần linh vì thần linh là hoá thân của một phần đức tính và quyền năng tối cao của Thượng Đế, Bondye. Họ tin rằng nếu họ hiểu thì họ có thể xử dụng nguồn lực tối cao đó qua pháp thuật hay ma thuật.

iv. Quan niệm về Chết: Chết không phải là hết. Chết chỉ là sự chuyển tiếp từ thế giới hữu hình qua thế giới vô hình. Chết được đánh dấu bằng sự chuyển tiếp quan trọng của yếu tố tâm linh về đúng chỗ của nó vì đó là lúc linh hồn nhỏ, Ti Bon Ange, dễ bị phù thủy bắt. Linh hồn nhỏ là phần tinh túy của con người cho nên có thể bắt để sai khiến như trong truyền thuyết Zombie hay ma tát nước. Người theo đạo Vodu không sợ chết chỉ sợ yếu tố tâm linh không về đúng chổ và linh hồn vất vưởng hay bị bắt. Cho nên gia đình và đạo sư phải làm những lễ nghi cần thiết để bảo vệ yêu tố tâm linh về đúng nơi, nhất là linh hồn nhỏ để được đầu thai. Sau 16 lần đầu thai, linh hồn nhỏ trở thành một phần của thế giới vô hình và có thể hộ độ con cháu hay có thể chuyển lời cầu xin của con cháu đến thẳng thần linh. Vì vậy đạo Vodu cũng có thờ cúng tổ tiên như Việt Nam mình. Họ còn tin rằng nếu không thờ phượng tổ tiên đúng thì sẽ bị tổ tiên trừng phạt.

IV.Huyền Bí Của Đạo Vodu:
a.Tiếp Linh: Trong những buổi lễ Vodu, mọi người đều cầu mong cho thần linh chiếu về mình. Thần linh chiếu về bằng cách nhập vào người đó qua thân, khẩu và ý. Người được tiếp thường mê man và không nhớ gì sau khi tiếp. Họ kể trong lúc tiếp linh giống như họ đang ngủ một giấc rất là sâu và rất khoẻ sau khi tiếp. Họ ví tiếp linh như cỡi ngựa. Thân xác của họ là con ngựa và thần linh là kỵ sỹ. Trong lúc tiếp, linh hồn nhỏ ra khỏi xác và thần linh nhập vào và điều động thân xác đó. Tiếp linh là một thành tựu tâm linh quan trọng của người theo Vodu vì đó là biểu hiện sự thông đạt thẳng với thần linh và thế giới vô hình. Người tiếp được gia tăng uy tín rất là nhiều. Cho nên Voduisaint mong được tiếp linh vài lần trong đời và họ cố gắng sống làm sao để được thần linh chiếu về. Haiti có một câu nói: đi lễ Công Giáo để nói về thần linh, đi lễ Vodu để trở thành thần linh. Nhưng không ai cũng được tiếp linh. Thường chỉ có những người được điểm đạo mới có cơ hội tiếp vì những người được điểm đạo phải trải qua rất nhiều thử thách và huấn luyện. Vì sau khi điểm đạo, người đó thành tâm gia nhập vào cộng đồng suốt đời và tận tâm với đạo. Thường người tiếp là đạo sư vì họ có nhiệm vụ hướng dẫn và dìu dắt cộng đồng về cả tâm linh và đời sống. Những buổi tiếp linh mang lại lợi ích rất nhiều cho người tham dự. Họ được thần linh dạy dỗ cách sống, giải tỏa vấn nạn trong đời sống, cho phương thuốc trị bệnh, trừ tà và chọc ghẹo người tham dự cho buổi lễ thêm vui nhộn.

b. Vấn Linh và Bói Toán: Khi Voduisaint gặp khó khăn, vấn nạn hay bệnh hoạn, họ thường tới đạo sư xin giúp đỡ. Nếu là chuyện có thể giải quyết được thì đạo sư tự giải quyết. Nếu không được thì đạo sư khuyên thân chủ nên hỏi ý thần linh. Nhiều khi đạo sư có thể vấn linh ngay lúc đó và chuyển câu trả lời đến thân chủ. Nhưng thường là gieo quẻ để hỏi ý thần linh. Đạo sư có thể gieo quẻ bằng vỏ sò, vỏ dừa khô hay hạt đậu. Tùy theo từng quẻ gieo mà đoán ý thần linh. Bói toán kiểu nầy rất giống bói toán theo kinh dịch.

c. Thư Ếm, Ma Thuật và mật hội: Vodu có phù thủy làm thư ếm và Ma Thuaät, gọi là Bokor. Số người làm nghề này không nhiều. Đa số đạo sư không làm thư ếm và Ma Thuật. Họ chỉ có giải thư ếm và Ma Thuaät mà thôi. Trong Vodu, thư ếm và Ma Thuật là hành động cao vì nó làm tăng quyền uy của thượng đế, Bondye. Bokor phải cầu thần linh khi làm thư ếm hay Ma Thuật. Phải có sự hổ trợ của thần linh thì Ma Thuật mới có hiệu nghiệm. Khi thư ếm hay làm Ma Thuật để hại người mà người đó vẫn còn được thần linh hộ độ thì sẽ không thành công và hậu quả sẽ xảy ra cho người muốn hại và phù thủy. Nếu thư ếm và Ma Thuật có thành công thì người bị phải đi tìm đạo sư để giải. Phù thủy làm Ma Thuật để cho người ta trả nghiệp và tìm được đường đạo. Người Haiti có câu nói “mọi thứ là độc, không thứ gì là độc”, “everything is poison, nothing is poison”. Dụng cụ tùy mình sử dụng với mục đích tốt hay xấu. Ở Haiti có một mật hội nổi tiếng về thư ếm và Ma Thuật tên là Bizango. Hội này hoạt động khắp nơi nhất là miền thôn quê. Ai cũng biết và sợ hội này. Nhưng thật ra hội này được thành lập để bảo vệ người dân và luật công bằng khi chính phủ không làm được điều này. Hội có 7 điều cấm: khát vọng vật chất, hại đến gia đình và người thân, có hành động bất kính với người xung quanh, phỉ báng hội, lấy vợ người khác, vu oan giá họa, hại người trong gia đình, cướp đất. Nếu bị tố cáo, hội sẽ điều tra và xử lý.

V. Kết Luận:
a. Vodu bị coi là mê tín dị đoan. Họ có mê tín và dị đoan nhưng họ được chứng nghiệm mạnh về thế giới vô hình và nhận được sự hộ độ cùa thần linh.

b. Vodu bị coi là tà ma, ngoại đạo và thờ Satan. Có lẽ cái nhìn này bắt đầu bằng sự kỳ thị chủng tộc, tôn giáo và dẫn đến sự thiếu hiểu biết về Vodu. Vì đạo này bị nghiêm cấm và mật cho nên nghi lễ và tín ngưỡng được giữ kín. Những tín đồ Thiên Chúa Giáo cũng không muốn tìm hiểu đạo Vodu. Người theo đạo Vodu rất là đa nghi về người ngoài cho nên Vodu cũng không được phổ biến rộng rãi. Phải đi lại với cộng đồng một thời gian thì mới hiểu thêm về đạo. Nếu đào sâu vô, Vodu không có làm gì gọi là tà. Còn về vấn đề giết thú vật để cúng tế thì cũng không có gì là lạ. Nhiều tôn giáo cũng làm điều đó. Nhưng ít người để ý là sau khi tế máu thú vật, họ đã làm gì với con thú đó. Họ nấu nướng và chia sẻ với nhau như một đại gia đình. Cũng nên hiểu Vodu bắt nguồn từ những người nô lệ rất là thiếu thốn và cần sống đùm bọc lẫn nhau. Sau này truyền thống đó giúp họ sống quây quần, chia sẻ, chăm sóc và đùm bọc nhau như là một đại gia đình.

c. Vodu làm thư ếm và Ma Thuật. Cái này thì có nhưng rất ít. Đa số Vodu thiên nhiều về trị bệnh hơn. Nhưng vì kỳ thị, vì thành kiến, vì thiếu hiểu biết và sợ, những chuyện lạ, hay xấu xa hay không thể giải thích được đều bị gán gép là do Vodu làm. Đây cũng là thiên ý. Phải chăng đây là một những cách thần linh bảo vệ cho những đứa con yếu kém như những người dân tộc thiểu số của Việt Nam? Thư ếm và Ma Thuaät còn được sử dụng để giử và đòi lại sự công bằng như mật hội Baizango.

d. Vodu bị coi thường và coi rất là thấp vì không có một hệ thống lý thuyết nào. Đúng là Vodu không có lý thuyết như những đạo khác. Nhưng lý do rất là đơn giản. Nhưng người theo đạo Vodu, bắt đầu là người nô lệ, không có học thức. Họ phải tranh đấu cho đời sống khắc nghiệt từng giây từng phút. Họ không có thời gian và sức lực để bàn cãi hay tranh luận về những lý thuyết xa vời và khó hiểu. Đối với họ thần linh và thế giới vô hình là sự thật không cần bàn cãi hay tranh luận. Họ cần những gì thực dụng vào đời sống. Những cái họ cần là cách sống để bớt khổ và đạo Vodu đã đáp ứng được cho họ. Tựu chung Vodu cùng một gốc như những tông phái huyền bí khác và thiên về thực hành hơn lý thuyết.
http://www.psy-che.net/forum/f7/o-voodoo-haiti-810/