Trong buổi trả lời phỏng vấn tờ Nhân dân nhật báo thời gian gầy đây, đặc biệt sau khi có tin đồn các võ sĩ Thái Lan gửi chiến thư thách đấu làm tổn hại thanh danh Thiếu Lâm Tự, Phương trượng Thích Vĩnh Tín đã chia sẻ với độc giả những bí mật về đời sống của các võ tăng.

Phương trượng Thích Vĩnh Tín cho biết, cũng như các võ tăng khác trong đệ nhất danh tự, tiêu chuẩn sinh hoạt phí mỗi ngày 7 tệ, (khoảng hơn 1USD). Tính thu nhập các khoản, hàng tháng mỗi võ tăng cũng có “thu nhập” từ 100 đến 200 tệ.

Theo các phương tiện truyền thông đại chúng của Trung Quốc, Phương trượng Thiếu Lâm Tự Thích Vĩnh Tín có thể được coi là vị trụ trì gây tranh cãi nhất Trung Hoa đại lục hiện nay.

Thậm chí, nhiều tờ báo chính thống của Trung Quốc gọi tên là Tổng giám đốc Thiếu Lâm Tự, người đầu tiên đưa Thiếu Lâm Tự bắt nhịp cùng xu thế thương mại hoá, toàn cầu hoá hiện nay. Những hoạt động của môn phái Thiếu Lâm thời gian trong những năm gần đây đã khiến báo chí tốn không ít “giấy mực”.

Cuộc sống của vị phương trượng đời thứ 30 của đệ nhất danh tự đất Trung Hoa thực tế ra sao là chủ đề quan tâm của rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ Trung Quốc. Phương trượng Thích Vĩnh Tín có thực sự sống xa xỉ như những lời đồn đại hay không?

Trả lời những câu hỏi rất “đời” và táo bạo của các phóng viên tờ Nhân dân nhật báo, Phương trượng Thích Vĩnh Tín cho biết: “Tôi cũng như mọi người, mỗi ngày chỉ có hơn 7 tệ sinh hoạt phí!”. “Từ năm 1981đến chùa Thiếu Lâm xuất gia, gần 30 năm nay tôi luôn giữ thói quen sinh hoạt cùng ăn, cùng ở như chư tăng trong chùa.”

“Hàng ngày, cũng như những võ tăng khác, hôm nào lên thiền đường thì 4 giờ dậy, hôm nào qua Đại Hùng bảo điện thì 5 giờ báo thức. 3 năm trước đây thôi, tiêu chuẩn sinh hoạt phí của mỗi võ tăng Thiếu Lâm bình quân 5 tệ/ngày, hiện nay nâng lên 7 tệ/ngày. Sở dĩ chi phí sinh hoạt chỉ ít như vậy vì ở Thiếu Lâm một ngày 3 bữa, bữa sáng cháo trắng, hai bữa chính cơm chay nên cũng không quá đắt đỏ - Trụ trì Thích Vĩnh Tín chia sẻ.

Nhân khẩu “thường trú” trong Thiếu Lâm Tự là bao nhiêu? Ngoài chư tăng là những người xuất gia, hàng ngày còn một bộ phận tín đồ cũng ăn uống, sinh hoạt tại chùa. Bộ phận “tài vụ” của chùa sẽ thống kê số lượng người và gửi danh sách xuống chùa Điểm Nhược, ở đây họ căn cứ thu chi để quyết định mức sinh hoạt phí của mỗi thành viên.

Khi được hỏi: Võ tăng Thiếu Lâm có hưởng lương hay không? Trụ trì mỗi tháng được nhận được bao nhiêu tiền? Phượng trượng Thích Vĩnh Tín cho biết: “Chùa miền Bắc Trung Quốc tương đối coi trọng tu hành”, bởi thế nên “thu nhập của các võ tăng cũng đạm bạc”.

Bình quân một tháng, mỗi võ tăng Thiếu Lâm được nhận từ 100 đến 200 tệ, trong đó có Phương trượng trụ trì. Số tiền các tín đồ cúng công đức hàng tháng vào khoảng hơn 1000 tệ chủ yếu chi dùng vào dụng cụ học tập và sinh hoạt và chi phí thiết yếu cho chư tăng.

Phượng trượng Thích Vĩnh Tín cho biết thêm, đối tượng có thu nhập cao hơn chút ít trong chùa thuộc về đội ngũ quản lý các hoạt động phật sự và tiếp nhận công đức từ các tín đồ, tuy nhiên cũng chênh lệch “không đáng kể”.

Các võ tăng “tiêu tiền” như thế nào? Theo người đứng đầu Thiếu Lâm Tự, ở vùng này việc các võ tăng mỗi tháng nhận được 200 tệ tiền tiêu vặt cũng là tương đối lớn. Với khoản chi phí ấy các võ tăng thường dùng mua sách vở, pháp khí, hoặc đơn giản là chiếc may ô. Có lúc các võ tăng dùng tiền đó quyên góp từ thiện.

Bản thân nhà chùa cũng có cô nhi viện, thi thoảng tham gia các hoạt động cứu tế người dân bị thiên tai nên có nhiều võ tăng dùng thu nhập của mình vào những việc làm phúc.


Nhiều độc giả Trung Quốc rất quan tâm tới việc một phương trượng trụ trì mà “đi nước ngoài như đi chợ”, Phượng trượng Thích Vĩnh Tín hay cùng với đà trỗi dậy của Trung Quốc, văn hóa Trung Hoa ngày càng được coi trọng nên “Văn hóa Thiếu Lâm Tự cần phải tham gia trào lưu văn hóa quốc tế”.
Văn hóa Thiếu Lâm Tự là một bộ phận chủ yếu cấu thành văn hóa Trung Quốc, bản thân văn hóa thiền của Thiếu Lâm cũng hình thành, phát triển và lớn mạnh trong giao lưu. Thiếu Lâm Tự là đại diện cho văn hóa thiền Trung Hoa được thế giới ngưỡng mộ và quan tâm tìm hiểu, cớ gì ta không quảng bá văn hóa Thiếu Lâm ra thế giới? – thầy Tín đặt câu hỏi.

Ngày nay, toàn cầu hóa ngày càng phát triển, cộng với sự phát sinh khủng hoảng tài chính kinh tế vài năm trở lại đây càng ngày càng nhiều người quan tâm đến thiền. Do đó Thiếu Lâm Tự chủ trương mở rộng giao lưu và quảng bá văn hóa để giúp “thiên hạ” hiểu hơn về văn hóa Trung Quốc.

Hiện nay Thiếu Lâm Tự đã triển khai được một số việc, hiệu quả rất tốt. Rất nhiều người tìm đến Thiếu Lâm Tự và nhà chùa cũng mở nhiều trung tâm quảng bá và truyền thụ kiến thức thiền, võ học Thiếu Lâm ở các nước, “tôi tin Thiếu Lâm Tự sẽ còn làm tốt hơn thế.” – thầy Tín khẳng định.



(Nguồn: giacngo.vn)