kết quả từ 1 tới 15 trên 15

Ðề tài: Đối cảnh

  1. #1

    Mặc định Đối cảnh

    Tổ sư nói rằng,bạn hãy quan sát mọi sự chuyển động,như là mà không có một ý niệm phân biệt,so sánh.Bạn đứng trước hàng cây nhỏ.Trời lặng gió,lá cây im lặng bổng bạn thấy lá cây chuyển động như đang nhảy múa trước bạn.Bạn càng không ý nghỉa về sự chuyển động ,lá cây rung động càng nhanh.Đây là liên hệ giữa người và cây cỏ khi không có ý niệm xen vào.Mọi người hãy thực hành để chứng minh lời nói của tiền nhân.Thân.

  2. #2

    Mặc định

    Khi bạn đối cảnh,nếu có một ý niệm nổi lên thì cảnh như cây cỏ,hoạt động con người... thấy không còn toàn vẹn như nó là.
    Bây giờ cảnh trở nên"đã là"hoặc"sẽ là".Đây là bước rất khó thực hiện.Nhưng nếu bạn làm được bạn sẽ hiểu lời nói của các tiền nhân như Phật.các Tổ sư,Osho,Krisnamurty...Lúc vô niệm chỉ còn cảnh chuyển động,tâm trí dừng thì tâm thức mở rộng.Lúc đó toàn cảnh mở rộng.
    Chúc mọi người thành công.Thân.

  3. #3

    Mặc định

    Bài Tâm Kinh thường được sử dụng trong các khóa tụng hằng ngày ở các chùa thuộc truyền thống Bắc Tông. Đây là bài kinh căn bản, được xem như cô đọng lại cái tinh thần phủ nhận toàn triệt của tư tưởng Bát Nhã. Từ “Vô” thường được lập đi lập lại trong toàn bộ bài kinh.”Vô nhản, nhỉ, tỷ, thiệt, thân, ý….vô trí diệc vô đắc”.
    Ta tu hành để mong có được cái Trí, cái Đắc, sao ở đây bài kinh lại nói “vô trí, vô đắc”?.Vậy chử “Vô” mang lấy ý nghĩa gì?
    Từ “Vô” dù nó hàm nghĩa phủ định nhưng không phải là không cần hay không có gì. Không có gì thì tu làm chi?.
    Người si mê thì chấp vào cái ngu của mình, nói sai mà tưởng đúng và cứ nói mãi.
    Người trí thì chấp vào cái lanh lợi của mình, lấy đó mà mưu lợi ích cá nhân bất chấp kẻ khác.
    Dụng công tu hành cốt thoát khỏi si ám do tâm dính chấp nhưng nghiệp thức mênh mang, ai dể 1 lần vượt thoát.
    Được 1 chút đắc lực, lấy đó làm sở đắc, cống cao ngã mạn, chẳng những chặn đường tiến của mình, đôi khi quá phấn khích làm lạc lối người sau.
    Quẻ Càn trong Kinh Dịch có câu : “Thượng Cửu:Kháng long hửu hối”. Rồng đã lên đến trời, quá đầy tất sẻ vơi, dương dương tự đắc ắt có hối.
    Người tu có 1 chút ngộ giãi, lấy đó làm chổ hơn thua, e rằng tội tăng thượng mạn không nhỏ.
    Trở lại Tâm kinh, từ “Vô” ngoài nghĩa phủ định, nó còn hàm nghĩa vượt qua. Tự khoe mình có đắc, có chứng, khen mình chê người thì “cái tôi” còn sờ sờ đó, dạy mình chưa xong, lấy gì làm thầy người.
    Con người hể còn bám vào danh, lợi, vào cái thế giới ý niệm và cái bả ngôn ngữ thì càng ham mê biện luận và tranh luận.
    Đức Phật 49 năm thuyết pháp mà chưa từng nói 1 lời, Vì vô sở đắc vậy.Tâm đã vô sở đắc nên không còn bị ngăn trở, không gì sợ hãi nửa, rồi mới có thể xa lìa mọi sự đảo điên, mộng tưởng, rốt cuộc đạt đến Niết Bàn.
    Cỏi đời là giấc mộng lớn, ngày nào ta còn bám vào bất cứ cái giá trị gì, dù là giá trị cao thượng cũng đều là mơ trong cỏi mộng.

    http://my.opera.com/trieuchau48/blog/?startidx=20
    Vạn ác dâm vi thủ , vạn thiện hiếu vi tiên .
    Lấy giới làm thầy , lấy khổ làm thầy .

  4. #4

    Mặc định

    Có lúc nào bạn quan sát hơi thở của mình không?Khi không có ý niệm nổi lên bạn có cảm giác hơi thở mình rất
    nhẹ,sâu và dường như mình không thở.Khi làm chủ hơi thở,bạn đã dần dần làm chủ tâm ý.Các bạn hãy quan sát và thực tập.Chúc thành công.Lúc đó thiền như không thiền.Thân.

  5. #5

    Mặc định

    Chào các bạn.Các bạn có bao giờ đi bộ trên đường phố.Mắt thấy xe chạy,tai nghe âm thanh lớn,nhỏ,ầm ầm.Chân bạn sãi dài trên đường phố.Trong đầu không có ý niệm,có một âm thanh vang liên tục khi bạn về nhà,làm việc...kể cả lúc ngũ.Thân.

  6. #6

    Mặc định

    đối cảnh vô tâm

  7. #7

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi tri_sieu Xem Bài Gởi
    đối cảnh vô tâm
    chào bạn.Lúc đó mắt thấy cảnh hay tâm thấy cảnh.Tai nghe âm hay tâm nghe âm.Nếu mắt thấy cảnh chỉ tháy cảnh hữu tướng còn cảnh vô tướng thì sao?Cái gì thấy?Nếu tai nghe âm chỉ nghe âm do tướng còn âm không do tướng thì sao?Cái gì nghe?

  8. #8

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi kingvua Xem Bài Gởi
    chào bạn.Lúc đó mắt thấy cảnh hay tâm thấy cảnh.Tai nghe âm hay tâm nghe âm.Nếu mắt thấy cảnh chỉ tháy cảnh hữu tướng còn cảnh vô tướng thì sao?Cái gì thấy?Nếu tai nghe âm chỉ nghe âm do tướng còn âm không do tướng thì sao?Cái gì nghe?
    cảnh là cảnh mà tâm là tâm. tâm sạch sẽ không có gì thì có cũng là không, hà tất phải quan trọng mắt thấy hay tâm thấy, hà tất phải quan trọng hữu tướng hay vô tướng để "hữu tâm" mà vọng tưởng ?

  9. #9

    Mặc định

    Nếu còn phân biệt như vậy.Khi đối cảnh suy niệm tuôn trào.Cảnh không còn là cảnh mà chỉ là ý cảnh.Nhiều người cùng nhìn một cảnh nhưng diễn tả lại khác nhau do ý niệm cá nhân.Người học muốn đến bờ phải thấy giống như các tiền nhân,không sai khác.Thân.

  10. #10

    Mặc định

    đối cảnh có tâm hay ko tâm đều là đại định của phật mà

  11. #11

    Mặc định

    hihi đối cảnh có tâm hay đối cảnh không tâm đều là đại định của Phật. Bạn đừng nói thế KingVua , chưa thực chứng chơn như thì đừng luận chơn như !. Nếu chưa thực chưng chơn như mà luận chơn như thì chơn như này cũng thành luân hồi !
    Ban đang trong cõi mộng làm sao bạn biết khi tỉnh sẽ là thế nào , những gì bạn nói bạn viết đều là ý thưc ghi nhận mà thôi. Trước không kiếp, siêu tỳ lô vượt thích ca đều đó nằm trong hạt cải thôi ! ban có biết cái gì sanh ra hạt cải này chưa? . Mình khuyên bạn nếu chưa thật chứng viên giác thì bạn đừng luận về tánh viên giác cũng đừng chỉ dạy ai tu tập để chứng viên giác làm chi, tự mình bị trói làm sao mở trói cho ai. Vài lời lạm bàn gửi cho bạn đó !

  12. #12

    Mặc định

    chào tuevanthuongsi.Bạn nói đốii cảnh có tâm là đại định của Phật.Vậy bạn đối cảnh có tâm thương,yêu,giận,...,tham,sân,si...là đại định sao?Đức Phật ra đời diễn thuyết 8 vạn 4 ngàn pháp môn để cho ai nghe và tu luyện là vô ích sao.Khi bạn đối cảnh vô tâm bạn sẽ biết những cảnh giới tốt chứ tôi không luận về chân như như luân về đại định của Phật.Nếu còn bàn tiếp sẽ có nhiều vấn đề phải nói.Tôi xin tạm dừng chờ bạn hồi đáp.

  13. #13

    Mặc định

    Tóm tắt Pháp hành

    Phương pháp thực hành này rất dễ học, có ngay kết quả, thích hợp ở mọi lúc, mọi nơi và cho mọi lứa tuổi, cả nam lẫn nữ. Đó là sự thực hành ngay nơi thân này – cái thân cao dài hơn một sải – do tâm làm chủ. Thân này sở hữu rất nhiều thứ, từ thô đến tế, rất đáng cho chúng ta tìm hiểu.

    Những ai muốn thực hành Pháp này cần tự tu tập để biết các tiến trình sau đây:

    Thứ nhất, phải biết rằng thân được cấu tạo bởi nhiều thành phần, các phần chính là đất, nước, gió, và lửa; các phần phụ là các dáng vẻ bên ngoài dính chặt vào các phần chính như: màu sắc, hình thức, mùi vị.

    Tất cả các thành phần này không bền vững, ô uế và gây phiền não. Nếu quán sát chúng một cách sâu xa hơn, ta sẽ thấy rằng thực chất của chúng không hiện hữu. Chúng chỉ là những duyên hợp và không có gì đáng để được xem là “tôi” hay “của tôi”. Khi ta nhận thức rõ ràng thân này chẳng có “cái tôi” hay “của tôi”, ta mới có thể buông bỏ những sự bám víu hoặc tham đắm vào thân như một thực thể, như cái ngã của ta, của người, hay cái này, cái kia.

    Thứ hai, xem xét các danh pháp (thọ, tưởng, hành và thức). Chú tâm theo dõi một sự thật là các pháp này đều có đặc tính sinh, trụ, diệt. Nói cách khác, bản chất của chúng là sinh, diệt và sinh, diệt không dừng. Khi đã nhận thức được sự thật này, ta có thể buông bỏ sự bám víu vào các danh pháp như những thực thể – như là cái ngã của ta, của người, hay thứ này, thứ kia.

    Thứ ba, sự tu tập ở mức độ thực hành không chỉ là học, nghe hay đọc. Chúng ta còn phải thực hành để nhận thấy rõ ràng với chính tâm thức của mình trong các bước sau đây:

    Bắt đầu bằng cách bỏ qua một bên tất cả những mối quan tâm ở bên ngoài và quay vào quán sát nội tâm cho đến khi ta biết tâm trong sáng hay ô nhiễm, yên tĩnh hay tán loạn như thế nào. Muốn được như thế, hãy để chánh niệm, tỉnh giác làm chủ trong khi chúng ta quán niệm về thân và tâm cho đến khi tâm trụ vững chắc trong trạng thái an tịnh hoặc trung tính.

    Một khi tâm có thể trụ trong trạng thái bình lặng, ta sẽ thấy các hoạt động của tâm trong trạng thái tự nhiên của chúng là sinh và diệt. Tâm sẽ trở nên trống rỗng, xả và tĩnh lặng – không ưa không ghét – và tâm sẽ nhận biết các hiện tượng tâm sinh lý khi chúng sinh, diệt một cách tự nhiên, theo nhịp độ riêng của chúng.

    Khi sự hiểu biết rằng tất cả mọi thứ đều không có bản ngã riêng biệt trở nên thật rõ ràng, ta sẽ nắm bắt được một điều sâu xa hơn, vượt lên trên tất cả khổ đau, phiền não, thoát khỏi các vòng luân hồi – bất tử – thoát khỏi sinh tử, bởi vì tất cả những gì được sinh ra thì tự nhiên phải già, bệnh và chết.

    Khi nhận thấy rõ sự thật này, tâm ta sẽ trở nên rỗng không, không còn bám víu vào bất cứ gì. Nó cũng không cho rằng bản thân nó là tâm thức hoặc thứ gì khác. Nói cách khác, tâm sẽ không bám víu vào việc tự cho mình là cái gì cả. Còn lại tất cả chỉ là trạng thái thuần khiết của Pháp.

    suu tâm
    Vạn ác dâm vi thủ , vạn thiện hiếu vi tiên .
    Lấy giới làm thầy , lấy khổ làm thầy .

  14. #14

    Mặc định

    Nhờ ăn chay và ngồi thiền, bác sĩ Thú y Ian Gawler đã chiến thắng bệnh ung thư xương ( tin nước Úc )




    Bác sĩ Thú y Ian Gawler bị bệnh ung thư xương vào năm 1975. Lúc đó ông vừa đúng 25 tuổi. Ông được đưa vào bệnh viện và kết quả bị cưa mất hết bên chân phải. Một năm sau, bệnh tái phát trầm trọng. Bác sĩ điều trị bảo ông chỉ còn sống sót được trong một thời gian từ 3 tới 6 tháng mà thôi. Trước tình trạng tuyệt vọng đó, ông Gawler không chịu ngồi bó tay và buồn rầu chờ chết mà cương quyết chống chọi với tử thần hầu tìm cho mình một con đường sống. Ông nghiên cứu các phép ăn chay và ngồi thiền của một số giáo phái Đông Phương rồi cương quyết đem ra áp dụng để tự chữa.

    Được sự hỗ trợ tinh thần của vợ là Grace Gawler, ông Ian Gawler ăn chay một cách nghiêm chỉnh và đúng cách, đồng thời cũng ngồi thiền một cách thành tâm và chăm chỉ. Kết quả bệnh tình của ông càng ngày càng thuyên giảm rõ rệt và cuối cùng đã hoàn toàn bình phục. Năm 1978, lần xét nghiệm y khoa cuối cùng đã chứng minh ông không còn mang mầm móng gì của bệnh ung thư nữa cả.

    Ba năm sau kể từ ngày khỏi bệnh, ông bà Gawler chu du khắp nước Úc, đem những kiến thức và kinh nghiệm của mình để thuyết giảng và khuyến khích những bệnh nhân đồng cảnh ngộ hãy hun đúc lòng tự tin và áp dụng phương pháp tự chữa bằng cách ăn chay và ngồi thiền. Cũng dựa vào những kinh nghiệm của chính bản thân đó, ông Gawler đã cho xuất bản hai quyển sách liên quan tới dưỡng sinh và sức khỏe. Quyển thứ nhất có nhan đề là You can conquer Cancer (Bạn có thể Khống chế Bệnh Ung thư) và quyển thứ hai là Peace of Mind (Tâm Bình An). Được hỏi vì sao ông nghĩ ăn chay và ngồi thiền là phương pháp tốt để trị bệnh, ông bảo: "Ăn chay để cho cơ thể của chúng ta có cơ hội thanh lọc và đào thãi ra ngoài tất cả những độc tố đã tích lũy lâu ngày và gây bệnh cho chúng ta. Thịt vốn có những độc tố và những mầm bệnh không khác gì cơ thể của con người. Do đó chúng ta không nên hấp thụ thêm những gì có thể gây phương hại cho cơ thể. Vả lại ăn chay cũng phải dùng những loại rau quả tươi tốt để bảo toàn phẩm chất thiên nhiên. Nấu nướng cầu kỳ biến các thức ăn chay trở thành thơm ngon cho hạp với khẩu vị cũng làm mất đi rất nhiều các chất bổ dưỡng cần thiết. Tốt hơn hết chúng ta nên dùng các thức ăn chay giản dị, thuần khiết, chưa qua giai đoạn chế biến khoa học và đầy đủ phẩm chất bổ dưỡng theo nhu cầu của cơ thể".

    Sách đã được phát hành trên 150 000 ấn bản tại Úc Châu

    Quan niệm về vấn đề ngồi thiền, ông Gawler bảo: "Sự thiền định không những là một phương pháp tốt khiến cho tinh thần được an ổn mà còn gia tăng sức khỏe, củng cố đặc tính miễn nhiễm của cơ thể và làm cho cơ thể có khả năng bẩm sinh đề kháng lại một số bệnh tật. Việc ngồi thiền đòi hỏi chúng ta phải có lòng tự tin, thành tâm và ý chí cương quyết. Sự ích lợi của việc ngồi thiền giúp chúng ta có cơ hội trở về với trạng thái tĩnh lặng của tinh thần lẫn vật chất. Do đó cơ thể của chúng ta sẽ trở lại vị trí ban đầu còn thanh khiết của lúc sơ sinh:

    Quân bình thể chất là làm cho chúng ta có một sức khỏe tự nhiên nhờ ở trạng thái thư dãn của các cơ quan và ngũ tạng. Quân bình tinh thần khiến chúng ta có cách suy nghĩ rõ ràng và chín chắn, có khả năng tự chủ và tự quyết định mọi vấn đề một cách nhanh chóng và dứt khoát.
    Quân bình tâm linh là sự hòa hợp của các bản thể nội tại. Trong lúc ngồi thiền, chúng ta sẽ trực giác được chính mình là ai và từ đó sẽ thấy tâm hồn của mình rất là đơn thuần. Đồng thời lòng vị tha và bác ái càng thêm phát triển. Ngoài ra thể nghiệm trực tiếp trong nội tâm cũng giúp chúng ta củng cố được lòng tin nội tại, sẳng sàng đối đầu với tất cả mọi thử thách kể cả khi cận kề với cái chết mà mình không thể tránh được.
    Năm 1992, ông bà Gawler đã cho thành lập trung tâm điều dưỡng tại Yarra Valley ở về phía Đông và cách thủ phủ Melbourne 70 cây số. Trung tâm này có khả năng cung cấp nơi tạm trú cho một số khách thập phương đến tham khảo và thực tập phương thức dưỡng sinh để trị bệnh. Trung tâm cũng có khu riêng biệt cho các bệnh nhân thực tập ngồi thiền. Đặc biệt bà Grace Gawler phụ trách săn sóc và hướng dẫn các bệnh nhân phụ nữ mắc bệnh nan y tự chữa trị mà phần lớn là những phụ nữ bị bệnh ung thư nhũ hoa.
    Trung tâm cũng mở các khóa hướng dẫn cách thức nấu ăn chay bổ dưỡng và thanh khiết. Hàng năm trung tâm cũng có tổ chức các cuộc hội thảo quốc tế về phương pháp chữa bệnh nan y bằng cách ăn chay và ngồi thiền. Đặc biệt trong hai cuộc hội thảo hồi tháng 3 và tháng 9 năm 1997, bàn thảo về đề tài Phương pháp tự chữa bệnh ung thư hiện đang lan tràn trên thế giới.

    Ông Gawler bảo thỉnh thoảng cơ quan y tế của chính phủ cũng có theo dõi kết quả của các bệnh nhân đã chữa bệnh ung thư bằng phương pháp ăn chay và ngồi thiền do chính vợ chồng ông chủ trương và điều khiển. Ông bảo chữa bệnh bằng phương pháp này thường không gây ra các phản ứng phụ. Tuy nhiên việc chữa bệnh nan y bằng phương pháp dưỡng sinh không được phổ biến lắm vì chỉ căn cứ trên kinh nghiệm rồi đem ra áp dụng và chờ kết quả, chớ không dựa trên cơ sở khoa học là phân tích, thí nghiệm, chứng minh rồi mới đem ra áp dụng sau. Vì lẽ đó phần đông các chuyên gia y tế đã thờ ơ trước những kết quả tốt đẹp mà phương pháp này đã mang lại khá nhiều ích lợi cho bênh nhân.

    Tóm lại thảo luận về vấn đề ăn chay và ngồi thiền theo quan niệm tôn giáo sẽ gây ra nhiều tranh cãi. Tuy nhiên phương pháp tự chữa bệnh nan y bằng cách ăn chay và ngồi thiền đã đạt được nhiều kết quả khả quan và đã lôi kéo được sự chú ý của khá đông quần chúng Úc. Ngoài trung tâm chữa bệnh nan y bằng phương pháp dưỡng sinh do ông bà Gawler sáng lập ra ở Victoria, tại tiểu bang New South Wales, cũng có một trung tâm điều dưỡng tương tợ do các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng của Hội Sức Khỏe Tự Nhiên (Natural Health Association) thiết lập. Đó là trung tâm Hopewood tọa lạc tại khu vực Blue Mountain.

    Theo đề nghị của một số độc giả, chúng tôi xin đăng địa chỉ của hai trung tâm điều dưỡng bằng phương pháp tự nhiên đó như sau:

    The Gawler Foundation, P.O.BOX 77G, Yarra Junction, Vic 3797, điện thoại (059) 671730. Riêng về những vấn đề liên quan đến bịnh ung thư nhũ hoa, xin gọi bà Grace Gawler, điện thoại số (059) 681977.
    Hopewood Health Centre, 103 Greendale Road, Wallacia, NSW 2745. Điện thoại (047) 738401.


    Read more: http://songvuisongkhoe.blogspot.com/...#ixzz1zZxrzPsD
    Vạn ác dâm vi thủ , vạn thiện hiếu vi tiên .
    Lấy giới làm thầy , lấy khổ làm thầy .

  15. #15

    Mặc định

    chào các bạn.Ngày nay học Phật rất dễ,kinh sách trên internet tràn lan.Điều đó dẫn đến đọc,hiểu,bàn luận là hiểu lời Phật.Lầm thay?Muốn hiểu lời Phật,phải hiểu Tâm.Còn luân hồi do Tâm sinh,vọng niêm sinh khởi.Phật nói vạn pháp giúp chúng sanh cách chận vọng tâm.Do chúng sanh còn tam độc,tham,sân,si làm nhân nên đối cảnh sinh khởi vọng niệm.Người tu hành chân chánh ,vượt luân hồi,phải chuyển hóa tâm,vọng thành chơn.Nếu đối cảnh bạn vô tâm thì còn hỏi tu thiền làm gì.Vài lời trau đổi thân tình với các bạn,cầu mong mọi người trên con đường nầy sống cùng chân lý.Thân.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. mong anh em ở Hà nộiu ủng hộ
    By dinhhai81 in forum Hội quán - Giao lưu - Gặp mặt thân mật
    Trả lời: 405
    Bài mới gởi: 11-10-2016, 11:45 PM
  2. Xin được chia sẻ và học hỏi về Đạo và Đời - II
    By Richardhieu05 in forum Đạo Học - Học Đạo
    Trả lời: 1724
    Bài mới gởi: 21-04-2016, 09:53 AM
  3. 7 ĐÊM ĐI TRONG CẢNH ĐỊA PHỦ
    By minh đài in forum Đạo Phật
    Trả lời: 183
    Bài mới gởi: 30-04-2012, 01:51 PM
  4. Đối Phó với Cảnh giới Ma như thế nào?
    By pucaquynhnga in forum Đạo Phật
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 10-02-2012, 05:15 PM
  5. Rùa thần, trĩ trắng và chính sách đối ngoại thời Hùng Vương
    By Bin571 in forum Văn Hóa thời HÙNG VƯƠNG
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 17-04-2011, 02:45 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •