Bài tập phát triển khả năng Quán Tưởng và Định Lực .

Trong phần 2 đã nói về việc quan trọng và cần thiết của sự quán tưởng để khai mở khả năng sáng tạo và tiềm năng của con người . Trong chương nầy chúng ta sẽ nói về những kỷ thuật để phát triển và cải thiện khả năng quán tưởng và cách định tâm.
Sự tưởng tượng một hình ảnh trong tâm , không đủ định lực để thực hành việc xuất vía ; mà chúng ta cần phải có một khả năng, để duy trì hình ảnh trong tâm , trong một khoảng thời gian nào đó .
Để biết định lực của mình yếu hay mạnh , thử làm một thí nghiệm như sau : Hảy nắm mắt lại , tưởng tượng trong tâm , hình một tam giác đều , màu đỏ , với độ lớn nhỏ tùy ý ; khi đã tưởng tượng ra hình tam giác đỏ nầy rồi , ta thử ráng giử hình ảnh nầy trong tâm được càng lâu , càng tốt , khoảng 10 phút .
Sau 10 phút tưởng tượng , ta sẽ thấy rằng , rất khó khăn , mà giử được hình ảnh nầy trong tâm , nếu không phát triển khả năng chuyên tâm ,chú ý và định tâm vào hình ảnh nầy . Trong lúc , ta làm thí nghiệm trên , ta đã thấy hình tam giác nầy , luôn thay đổi màu sắc , kích thước và vị trí khác nhau trong tâm ta ; và có khi hình tam giác nầy lại biến mất đi khi ta lơ đểnh . Việc trên đã cho ta thấy rằng việc phát triển định lực trong lúc tưởng tượng là quan trọng đến chừng nào .
Để phát triển và nâng cao định lực của ta , ta có 5 biểu tượng sau đây , để hổ trợ cho ta trong việc tập luyện :
a.- Hình tam giác đều màu đỏ .
b.- Hình tròn màu xanh dương.
c.- Hình bầu dục quả trứng màu đen.
d.- Hình vuông màu vàng .
e.- Hình trăng lưởi liềm màu trắng hay màu bạc .
Sự tổ hợp của 5 hình nầy trong huyền bí học được biết dưới tên là biểu tượng TATTWA . Thật ra, đây là cửa vào quyền năng để ảnh hưởng đến năm tinh linh ngũ hành KHÔNG – HỎA – THỦY – PHONG – ĐỊA .
Sự liên hệ của ngũ hành như sau :

a’.- KHÔNG ( NĂNG LƯỢNG ) : Được biểu tượng bằng hình quả trứng màu đen , được gọi là TIÊN THIÊN KHÍ – AKASA TATTWA . Không đại nầy tương ứng với hào quang , nhân điện bao phủ chung quanh con người .
b’.- HỎA ( SỨC NÓNG – ÁNH SÁNG ) : ) Được biểu tượng bằng hình tam giác đều màu đỏ , được gọi là TEJAS TATTWA . Tương ứng với sức nóng của cơ thể .
c’.- THỦY ( CHẤT LỎNG – SỰ LẠNH LẼO – ẨM THẤP ) : Được biểu tượng bằng hình mặt trăng lưởi liềm màu trắng hay màu bạc , được gọi là APAS TATTWA . Tương ứng với máu trong cơ thể .
d’.- PHONG ( HƠI GAS ) : Được biểu tượng bằng hình tròn màu xanh dương , được gọi là VAYU TATTWA . Tương ứng với những luồng khí , hơi gas trong cơ thể .
e’.- ĐỊA ( VẬT CHẤT – CHẤT RẮN CHẮC ) : Được biểu tượng bằng hình vuông màu vàng , được gọi là PRITHIVI TATTWA . Tương ứng với cơ thể vật chất của con người .

Mổi TATTWA là một công cụ huyền học , khi được xử dụng một cách tương tứng , sẽ cho ta kiểm soát được sức mạnh của những tinh linh nầy . Vì cơ thể của ta được cấu tạo bởi những tinh linh nầy , do đó, sự thông hiểu về những tinh linh nầy sẽ cho ta hiểu nhiều hơn nửa về con người của chúng ta .
Nhưng ở đây , ta không xử dụng những năng lực của chúng , mà chúng ta chỉ xử dụng những hình kỷ hà và màu sắc của chúng mà thôi , vì chúng là những nhân tố cần thiết để làm kích thích , khai phóng 9/10 năng lực của tâm nảo và giúp cho ta phát triển khả năng quán tưởng và định lực của chúng ta.

CÁCH THỰC TẬP
QUÁN TƯỞNG VÀ ĐỊNH TRÍ .

Tìm một nơi yên lặng , chọn lấy một trong năm hình biểu tượng TATTWA được làm bằng giấy cứng màu dán trên nền trắng , để dựng trên bàn, trước ngang tầm mắt của mình ; xong mở mắt nhìn hình một hồi , và nhắm mắt lại , xong cố lập lại và nhớ hình đó trong tâm ( màn hình tâm linh – tâm nhản ) trong thời gian độ 10 phút . Ta có thể thay đổi những TATTWA khác nhau để thực tập , hầu cho tâm ta đừng thói quen đối với một hình ; Do sự thực hành nầy , tâm của ta có thể tưởng tượng , tạo lập và định tâm được ở bất cứ TATTWA nào mà ta muốn .
Trong thời gian đầu , ta sẽ thấy mơ hồ hoặc mê hoặc , hoặc ta thấy sẽ dể dàng định tâm được lâu với một TATTWA nào đó , còn các TATTWA khác thì khó nhớ lại hơn ; nhưng sau một thời gian chuyên tâm luyện tập , ta lại thấy những lần tập sau , không dể dàng tưởng tượng và định tâm như lúc tập đầu , khiến cho ta có cảm giác định lực bị yếu đi ; nhưng thực ra , định lực quán tưởng đã có tiến bộ rồi đấy , vì những lần thực tập đầu tiên , tâm ta chưa có khả năng nhận biết , thức giác được rỏ ràng những lơ là , lơ đểnh của tâm trí , nếu có thì chỉ nhận biết được một hai lần mà thôi . nhưng càng về sau định lực của ta đã tiến bộ , ta sẽ nhận thức được toàn diện những tâm lơ đểnh quấy nhiểu nầy nhiều hơn , và sẽ biết rỏ ràng cái tâm của mình đã lơ là xao động bao nhiêu lần ; như vậy khả năng quán tưởng , định lực và mức độ thức giác của mình trên cỏi vía đã tăng cao .
Sau một thời gian dài thực tập , một vài hiện tượng khác sẽ xảy ra như : Ta sẽ thấy có nhiều hình ảnh quang học khác nhau xuất hiện , như khi ta tưởng tượng ( visualizing ) hình tam giác đỏ với cặp mắt mở ra , ta sẽ thấy hình nầy sẽ xuất hiện ngay trước mắt ta , cách trán của ta khoảng cách từ 8 đến 30 cm ( 3 – 12 inches ) , hoặc sẽ xuất hiện bên trong đầu ta cách trán trở vô khoảng gần 1 cm ( vẩn với cặp mắt mở ra ) , còn nếu ta nhắm mắt lại và vẩn tưởng tượng lại hình tam giác đỏ nầy , ta sẽ thấy nó sẽ xuất hiện gần như nằm ở giửa đầu bên trong của chúng ta .
Sự giải thích hiện tượng xuất hiện khác biệt giữa vị trí khác nhau của hình nầy rất phức tạp , ta hảy tạm gọi đây là “ sự phản xạ quang học “. Khi mắt ta nhắm lại , thì là thuộc tầng số chấn động Alpha từ 8 – 13 lần trong một giây . khi ta mở mắt ra thì tầng số chấn động nầy biến mất . Việc nầy đã chứng minh cho chúng ta thấy , khi chúng ta mắm mắt lại , thì có những sự thay đổi khác lạ xảy ra trong tâm thức , tức là khi ta nhắm mắt lại , thì năng lực của mắt ( prana ) thay vì được phóng ra ngoài , thì được chuyển hướng vào trong và chạy khắp nẻo trong cơ thể và đặc biệt là ở nảo bộ và đầu của ta , vì thế mà hình ảnh hiện ra sẽ thay đổi , do ta nhắm hoặc mở mắt trong lúc tập quán tưởng các hình TATTWA .
Chúng ta chỉ tập những bài tập nầy khi nào tinh thần ta sung mản và khoẽ mạnh , đừng tập lúc ta mệt mỏi hay buồn ngũ . Cố gắng tập luyện mổi ngày ít nhất là một lần , mổi lần khoảng 10 phút .
http://www.khoahocngoaicam.de/