Ấn Độ giáo là tên gọi chung những nhánh tôn giáo chính có tương quan với nhau và hiện còn tồn tại ở Ấn Độ.
Khoảng 80% người Ấn Độ tự xem mình là người theo Ấn Độ giáo và người ta cho rằng, có khoảng 30 triệu người theo Ấn Độ giáo sống tại hải ngoại.

Những chi phái Ấn Độ giáo quan trọng nhất
1. Ấn giáo thời Văn minh lưu vực sông Ấn Độ
2. Ấn giáo Phệ-đà (Bà la môn)
3. Ấn giáo Tì-thấp-nô
4. Ấn giáo Thấp-bà
5. Ấn giáo Tính lực
6. Ấn giáo Bất nhị Phệ-đàn-đa nhất nguyên
7. Tân Ấn Độ giáo

Mặc dù chia ra nhiều nhánh, nhưng vì xuất phát từ những truyền thống tương quan mật thiết với nhau, ảnh hưởng liên tục lẫn nhau và phát triển lâu dài trong một môi trường, dưới những điều kiện chính trị, xã hội và kinh tế gần như giống nhau nên tất cả những nhánh tôn giáo Ấn Độ đều mang những điểm tương đồng rất rõ.

Đó là : Thuyết Luân hồi
Những điểm căn bản chung của các chi phái Ấn Độ là quan điểm luân hồi, là thừa nhận hiện tượng thành, trụ, hoại và diệt của thế giới hiện tượng theo chu kì.
Cùng với nó, người ta đánh giá rất cao về cội nguồn, sự thanh tịnh và toàn hảo.
Trong giai đoạn ở giữa, luân lí suy đồi, trí huệ hạ giảm. Loài người hiện đang sống trong thời mạt pháp (sa. kaliyuga),
Thời kì cuối của bốn thời kì của kiếp này (sa. kalpa).
Quan điểm này lại khởi phát một sự tôn kính truyền thống. Kiến thức truyền thống được tôn kính và gìn giữ truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau (mặc dù thực tế nó đã được thay thế bằng những kiến thức mới)

Qua đó ta có thể hiểu được vì sao tất cả tín đồ Ấn Độ giáo đều rất sùng đạo.

Ghi chú: Đi cùng với thuyết luân hồi là thuyết tái sinh (sa. punarjanman) và thuyết nhân quả (sa. karman).
Tất cả những truyền thống tôn giáo cao cấp xuất phát từ tiểu lục địa Ấn Độ - kể cả Phật giáo và Kì-na giáo - đều thừa nhận thuyết này mặc dù có một vài điểm trong đó được biến đổi.