Xôn xao chuyện hạt thóc 3.000 năm nảy mầm


Mấy ngày gần đây, dư luận đang xôn xao về việc nảy mầm của những hạt thóc cổ thụ được tìm thấy tại di chỉ khảo cổ Thành Dền (Mê Linh, Hà Nội) thuộc nền văn hóa Đồng Đậu có niên đại cách đây 3.000 - 3.500 năm. Tuy nhiên, không ít người đặt câu hỏi nghi ngờ về niên đại của những hạt thóc cổ này.

Những hạt thóc cổ này mầm



Di chỉ khảo cổ Thành Dền, nơi phát hiện ra những hạt thóc 3.000 năm nảy mầm. Ảnh: Svnhanvan.org.


đợt khai quật trước đây, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy những hạt thóc, gạo thuộc các nền Văn hóa Tiền Đông Sơn, Đông Sơn tại khu di Vườn Chuối (huyện Đan Phượng, Hà Nội) và Đồng Đậu (tỉnh Vĩnh Phúc).

Tuy nhiên, điều khiến bà Dung kinh ngạc là khi bà đem ngâm những hạt thóc này trong nước thì khoảng 2 ngày sau có những hạt thóc đã nảy mầm, đâm lá.

Như vậy, những hạt thóc cổ sau ít nhất 3000 năm ngủ yên đã nảy mầm, đâm lá. Đây là chuyện khiến các nhà khoa học vô cùng ngạc nhiên và “không thể lý giải được".

Nếu như những hạt thóc nảy mầm thực sự là những hạt thóc cổ có niên đại 3.000 năm, đây sẽ là một phát hiện có ý nghĩa cực kỳ to lớn về lịch sử, khảo cổ và chọn tạo giống.


Những ý kiến trái chiều


Trước thông tin gây sửng sốt giới khảo cổ này, nhiều nhà khoa học cũng đã đặt ra những nghi vấn về niên đại thực sự của những hạt thóc cổ này.

GS. TS Võ Tòng Xuân cho rằng: “Hạt thóc không tiếp xúc với nước, đóng thật kín lại có thể sống 100 năm. Việc những hạt thóc nảy mầm sau 3000 năm là chuyện hy hữu, xưa nay chưa từng có”.

Cùng quan điểm với GS. Xuân, TS. Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp, người đang trực tiếp nghiên cứu 8 hạt thóc nảy mầm do các nhà khảo cổ gửi đến cũng nói rằng, về lý thuyết và thực tiễn, khó có hạt thóc nào có thể tồn tại trong suốt 3000 năm trời.

Trong khi đó, GS Nguyễn Lân Dũng, Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học, thì cho rằng, những hạt thóc nảy mầm này rất có thể là do bị lẫn vào hoặc do chuột đưa xuống.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Bộ, Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp thì mặc dù về nguyên lý, rất khó có hạt thóc 3.000 năm tuổi nảy mầm và "chúng ta không loại trừ được khả năng này, vì rất có thể những hạt thóc đó được bảo quản trong môi trường đặc biệt mà con người chưa biết tới".

Về phía PGS. TS. Lâm Thị Mỹ Dung, với tư cách là người phụ trách khai quật tại di chỉ này, bà Dung khẳng định: “Những hạt thóc này được lấy ra từ các hóc rác bếp thuộc văn hóa Đồng Đậu, tiền Đông Sơn, cách ngày nay 3.000 - 3.500 năm".

Hiện tại, các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu những hạt thóc nảy mầm. Theo TS. Lê Huy Hàm, hiện tại các hạt thóc này đang được chăm sóc cẩn thận và theo dõi kỹ lưỡng.

Sau khoảng 5 tháng nữa, khi các hạt thóc này trổ bông và cho thu hoạch, viện sẽ tiến hành giải trình tự gen của hạt thóc, đối chiếu với trình tự gen của giống lúa hiện đại và sẽ đưa ra kết quả chính thức về niên đại của những hạt thóc này.



Những hạt thóc cổ nảy mầm vừa được tìm thấy. Ảnh: CAND.


L.V (Tổng hợp)