Đạo Do Thái xuất hiện từ trước Công Nguyên 2000 năm.
Đạo Do Thái được chia ra làm hai thời kỳ rõ rệt:
-Thời kỳ đầu được gọi là Đạo Do Thái trước Moises (The Pre-Mosaic Judaism) do Abraham sáng lập khoảng năm 2000 TCN.
-Thời kỳ sau được gọi là đạo Do Thái của Moises hay là Đạo Mai-sen (The Mosaic Judaism) do Mai-sen canh cải từ đạo Do Thái nguyên thủy của Abraham (năm 1250 TCN) mà ra.

1-Đạo Do Thái trước Moises:
Đối với người Do Thái, Abraham và con trai là Isaac, cùng với cháu nội là Jacob được coi là 3 vị tổ phụ lập quốc và lập đạo Do Thái. Họ gọi chung các vị này là "các thánh tổ phụ" (The Fathers).

Theo Cựu Ước, dòng họ Abraham là những người chăn cừu chuyên nghiệp cha truyền con nối. Sau này, đến đời Vua Salomon, một người cháu của dòng tộc Abraham là Job làm chủ một đàn cừu lên tới 14.000 con. Job cung cấp cho triều đình nhà vua 100 con mỗi ngày. Các chủ nhân thuê nhân công trong đám dân hạ tiện sống cô đơn ở những nơi hoang dã để chăn cừu cho họ.
Vũ khí của những công nhân chăn cừu là những cái ná làm bằng da dê dùng để liệng những hòn đá to bằng nắm tay có thể giết người hoặc thú dữ (tương tự như cái ná vua David dùng để giết Goliath trong phim David and Bethsabe). Vũ khí thông thường nhất là một cây gậy dài có đóng đinh sắt ở đầu. Với cái gậy này, các người chăn cừu có thể chống cự các thú dữ ở sa mạc như sói, sư tử, gấu, linh cẩu và sơn cẩu.
Thức ăn của họ là olive, chà là, phó mát, sữa và bánh mì.
Vì ở sa mạc không mưa nên họ chỉ làm những mái rạ sơ sài để che nắng. Bình thường, họ ngủ ngoài trời bên cạnh bầy cừu, bầy dê của họ. Vì quen sống giữa cảnh thiên nhiên bao la, họ thường nhìn lên trời ngắm trăng sao và hay tưởng tượng đến các vị thiên thần từ trời xuống báo tin này, tin nọ.

(Ta dễ nhận thấy Do Thái Giáo và Công giáo có nhiều điểm tương đồng, các vị lãnh đạo tôn giáo thường ví tín đồ của họ như những con chiên (lambs) tức cừu non. Họ thường giết dê hay cừu để làm vật hy sinh tế thờ Thiên Chúa. Sau này, những người Ki Tô Giáo coi Chúa Jesus như một vị hy sinh mạng sống để chuộc tội nhân loại nên ví ngài như một con Chiên của Đức Chúa Trời (The Lamb of God) hoặc gọi ngài là đấng Chăn chiên lành (The Good Shepherd).
Huyền thoại giáng sinh của chúa Jesus cũng là một cảnh sống của dân du mục: Máng cỏ hang lừa, ngôi sao lạ, Jesus sinh ra giữa đêm đông lạnh lẽo được bò lừa kéo đến hà hơi sưởi ấm... Các giám mục hồng y và giáo hoàng mỗi khi làm lễ thường mang một cây gậy mạ vàng tượng trưng cho cây gậy chăn cừu của dân du mục Do Thái thời xưa.)


Những người du mục Do Thái quen sống trong vùng sa mạc Syro-Arabi có nhiều núi đá. Tự nhiên họ có lòng tôn sùng đặc biệt đối với những cột đá lớn, những đống đá cao hoặc những núi đá. Đối với họ, đá là biểu hiện của sự trường cửu và thiêng liêng. Vật thiêng liêng nhất được tôn thờ tại đền thánh Jerusalem là Bia Thánh (Sacred Stone).

Các công trình nghiên cứu cổ vật đã khai quật được tại Iraq, Palestine và Syria cho thấy đạo thờ một thiên chúa đầu tiên là đạo thờ thần Elohim của Abraham. Abraham là người đầu tiên có ý kiến chỉ thờ một vị thiên chúa duy nhất. Đến đời cháu nội của ông là Jacob, đầu thế kỷ 19 TCN, toàn thể 12 bộ lạc Do Thái dưới sự lãnh đạo của Jacob đã di cư về đồng bằng sông Nil (Ai Cập) và định cư tại đây nhiều thế kỷ. Sau khi thống nhất các bộ lạc Do Thái thành một quốc gia, Jacob đặt tên nước Do Thái là Isra-El để vinh danh thần El. Jacob đã thuyết phục các bộ lạc Do Thái gạt bỏ mọi thần khác mà chỉ tôn thờ thần Elohim dưới hình tượng con bò đực. Thường là tượng bò đực mạ vàng (the gilded bull) hoặc có khi là tượng đúc bằng vàng (the molten bull). Đạo thờ bò của Do Thái kéo dài Do Thái kéo dài 750 năm.

2-Do Thái của Moises:
Đến năm1250 TCN, đạo này biến thể, Moses (mai-sen) đưa ra ý niệm: Dân tộc Do Thái với Thiên Chúa có một sự giao ước thiêng liêng và cực kỳ nghiêm ngặt được ràng buộc bằng máu.
Đời Mai-sen, tư tưởng Độc Thần Giáo (monotheism) vẫn chưa thực sự thành hình. Phải đợi nhiều thế kỷ sau, nhiều thần học gia Do Thái (thường được gọi là các tiên tri) đưa ra những ý niệm về Thiên Chúa Duy Nhất một cách rõ ràng hơn, lúc đó Độc Thần Giáo, hoặc Nhất Thần Giáo (Monotheism) tức Thiên Chúa Giáo mới thực sự ra đời.

Điều quan trọng nhất là Moses đã biến đạo Do Thái của các tổ phụ thành một "Tôn giáo của Luật". Căn bản Thánh Kinh của đạo Moses là "Torah" có nghĩa là Luật (law) được tóm tắt trong kinh Mười Điều Răn (The Ten Commandments). Hai điều đầu tiên quan trọng nhất:

1. Tôn thờ một Thiên Chúa trên hết mọi sự và kính mến Ngài hơn bất cứ ai.

2. Không được kêu tên Ngài (Elohim) và không được thờ ảnh tượng của Ngài (tượng con bò đực bằng vàng hoặc mạ vàng). Thay vì gọi tên Ngài là Elohim thì gọi Ngài bằng "Jehovah", tiếng Do Thái có nghĩa là "Thiên Chúa của các tổ phụ" (God of Fathers). Jehovah không phải là tên mới của Thiên Chúa mà chỉ là một cách "nói về Ngài mà không phải kêu tên của Ngài" (tên húy). Trong khi cầu nguyện, người Do Thái thường cũng không gọi Ngài là Jehovah mà dùng tiếng Adonai, có nghĩa là Chúa (Lord).