Lịch sử ghê rợn tục ăn thịt người làm thuốc

Câu hỏi ở đây không phải là "bạn có nên ăn thịt người không" mà là "Bạn nên ăn loại thịt nào", một nhà sử học cho biết.







Dòng cuối cùng của bài thơ từ thế kỷ 17 của John Donne đã thúc đẩy Louise Noble tiến hành một cuộc điều tra. Dòng cuối của bài thơ là "Phụ nữ" không chỉ là "ngọt ngào và dí dỏm" mà là "xác ướp, bị ma ám".

Ngọt ngào và dí dỏm, chắc chắn là như vậy. Nhưng tại sao lại là xác ướp? Trong khi tìm kiếm câu trả lời, Noble - giảng viên tiếng Anh của trường đại học New England tại Australia, đã có một khám phá bất ngờ.

Từ ngữ trên được lặp đi lặp lại trong văn học đầu thời kỳ cận đại ở châu Âu, từ “Love’s Alchemy” của Donne tới "Othello" của Shakespeare và “The Faerie Queene” của Edmund Spenser vì xác ướp và những thứ được bảo quản khác, những bộ phận cơ thể tươi mới đều là các thành phần thường thấy trong thuốc vào thời kỳ đó.

Nói một cách ngắn gọn: Cách đây không lâu, người châu Âu đã là những kẻ ăn thịt người.
Cuốn sách mới đây của Noble: ""Tục ăn thịt người như thuốc chữa bệnh ở đầu thời kỳ cận đại trong văn hóa và văn học Anh" và một cuốn sách khác có nhan đề "Xác ướp, ăn thịt người và ma ca rồng: Lịch sử của thuốc tử thi từ thời Phục hưng tới thời Victoria" củ Richard Sugg của trường đại học Durham, Anh cho thấy, trong suốt vài trăm năm, đỉnh điểm là vào thế kỷ 16 và 17, nhiều người châu Âu, gồm cả hoàng gia, thầy tu và các nhà khoa học, thường dùng các phương thuốc có chứa xương, máu và mỡ người như thuốc trị mọi loại bệnh từ đau đầu tới động kinh.

Có rất ít người phản đối tập tục đó, dù tục ăn thịt người tại Mỹ - vùng đất mới được khai phá, bị sỉ vả là một hành động độc ác. Các xác ướp bị lấy trộm khỏi các ngôi mộ ở Ai Cập, sọ người được lấy từ các khu mộ ở Ai Len. Những kẻ đào mộ đã cướp và bán các bộ phận cơ thể lấy được từ dưới đất.
Câu hỏi ở đây không phải là "bạn có nên ăn thịt người không" mà là "Bạn nên ăn loại thịt nào", Sugg nói.

Câu trả lời là, đầu tiên, đó là xác ướp Ai Cập, vốn được bóp vụn thành bột để chữa chảy máu bên trong. Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau đó, các bộ phận khác của cơ thể bắt đầu được sử dụng. Đầu lâu là một thành phần thuốc rất phổ biến, nó được nghiền thành bột để chữa bệnh đau đầu.
Thomas Willis, người tiên phong về khoa học não bộ hồi thế kỷ 17, đã chế ra một thứ nước uống chữa bệnh ngập máu, hoặc chảy máu. Thứ nước uống này được trộn với bột đầu lâu và sô cô la. Vua Charles II của Anh từng nhấp "Giọt nước của Đức Vua", một loại cồn riêng của nhà vua, có chứa đầu lâu người trong cồn.

Ngay cả phần chỏm rêu mọc trên một chiếc đầu lâu đã được chôn, gọi là Usnea, cũng trở thành một phụ gia quý, bột của nó được cho là có thể chữa chảy máu mũi và chứng động kinh. Mỡ người cũng được dùng để trị những vết thường ngoài cơ thể. Các bác sĩ Đức đã lấy các dải băng nhúng mỡ người đắp lên vết thương và chà mỡ lên da như một phương thức chữa bệnh gout.

Máu, nguồn sinh lực của cơ thể, cũng được cho là một loại thuốc, phải được lấy càng tươi mới càng tốt. Điều này khiến cho việc tìm máu trở thành thách thức. Bác sĩ người Thụy Sĩ gốc Đức Paracelsus (thế kỷ 16) tin rằng uống máu rất tốt và một trong những tín đồ của ông này thậm chí còn gợi ý lấy máu từ một cơ thể sống. Dù đây không phải là một tục phổ biến nhưng người nghèo, vốn không có tiền, thường kiếm chút lợi từ thuốc thịt người bằng đứng trước một vụ xử tử, trả một chút tiền để mua cốc máu vẫn còn nóng. "Tại Đức, đao phủ được coi là người chữa bệnh đại tài, là người có ma lực", Sugg nói.

Chà mỡ lên vết thương, nó sẽ giảm đau đớn cho bạn. Cho bột rêu mọc trên đầu lâu vào mũi, máu mũi sẽ ngừng chảy. Nếu có khả năng mua "giọt nước của Đức Vua", dòng chảy của cồn sẽ khiến bạn quên đi rằng mình đang chán nản, ít nhất là tạm thời. Nói một cách khác, những phương thuốc đó ngẫu nhiên tốt.

Tuy nhiên, việc dùng những phần hài cốt lại phù hợp với những học thuyết y tế hàng đầu của ngày hôm nay. Nó nổi lên từ những ý tưởng phép chữa vi lượng đồng cân, Noble cho hay. Theo đó, nó giống như uống máu để trị các bệnh về máu.

Một lý do khác cho thấy hài cốt được cho là vị thuốc hiệu nghiệm vì nhiều người cho rằng nó chứa linh hồn của cơ thể mà họ lấy đi. "Linh hồn" được coi là một phần rất thực của sinh lý, kết nối thể xác và tinh thần. Trong bối cảnh này, máu đặc biệt có sức mạnh. "Họ nghĩ rằng máu mang linh hồn", Sugg nói.
  • Lê Nguyễn (Theo Smithsonianmag)