kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Ðề tài: Tâm - Đạo

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1
    Moderator
    Gia nhập
    May 2008
    Nơi cư ngụ
    Vong Ưu Cốc
    Bài gởi
    1,823

    Mặc định Tâm - Đạo

    Bài này trích trong thuyết Đạo của Đức Hộ Pháp do Nguyễn Văn Hồng sưu tầm.


    Chiếu theo ý nghĩa chữ ĐẠO là một định từ để chỉ tánh đức của loài người đối với Đức Chí Linh cùng càn khôn vũ trụ.

    Loài người bao giờ cũng chủ tâm tìm tòi. Kiếm cái nguyên do lai lịch của mình, hầu định phận đối cùng Tạo đoan vạn vật. Muốn biết mình, con người phải lột cả sự bí mật huyền vi của vạn vật hữu sanh tại thế, gọi là chúng sanh, đặng so sánh. Thấy đặng cái sống của vạn vật mới biết đặng cái sống của mình. Thấy đặng cái năng tri năng giác của chúng sanh mới tìm đặng cái tâm linh của mình là báu. Thấu đáo đặng tâm linh mới biết Thiên lương do Chí thiện. Khi hiểu cái Thiên lương ấy là mầu nhiệm huyền bí, tả không cùng, hiểu không tột, chẳng biết lời chi mà đặt để, nên định phỏng danh là ĐẠO.

    Vì cớ cho nên lấy chữ TÂM làm mục đích.

    Các Thánh nhơn xưa thường đem cái triết lý ĐẠO TÂM hiệp làm môi giới, nên dầu cho các vị Giáo Chủ, tuy mỗi Đấng đều có cái tư tưởng đặc sắc nên triết lý cao thấp không chừng, nhưng cũng phải buộc lấy chữ TÂM làm nguồn cội.

    Ôi ! Nếu luận đến hai chữ CHỦ TÂM thì ta cũng thấy rõ ràng : một vấn đề thuyết không cùng, biện không tận, vì nó quảng đại bao la, vô biên vô giới, bởi nó do nơi Đức Chí Linh là Trời mà sản xuất.

    Hễ càn khôn vũ trụ nầy vĩ đại bao nhiêu và cơ bí mật Tạo đoan bao nhiêu thì nhơn tâm đều hưởng ứng bấy nhiêu. Dầu cho kiến thức đặng hay là còn ẩn vi mầu nhiệm mà lương tâm của con người đã hưởng ứng, đều cho mọi trí não mọi tinh thần tự hiểu rằng : sự thấu đáo chữ ĐẠO vô cùng vô tận, muôn phần loài người chưa định đặng một, vì vậy các nhà triết học đạo đức tinh thần cho Nhơn tâm tức Thiện tâm cũng đáng.

    TÂM ấy là gì ?

    Ấy cũng là một định từ để chỉ cái hình bóng của trí thức tinh thần. Đạo gọi là Nhứt điểm linh quang chiếu giám.

    1. Đức Chúa Jésus khi thọ pháp giải oan nơi sông Jourdain thì điểm linh quang ấy đến với một cái hình ảnh phi cầm là con bồ câu hào quang sáng lạng.

    2. Đức Phật Thích Ca khi trì định tại vườn Bồ Đề thì điểm linh quang ấy giáng như hình khối lửa.

    3. Đức Lão Tử khi thiền định tại Thư viện nhà Châu thì điểm linh quang ấy giáng như hình sấm sét.

    4. Đức Khổng Phu Tử khi vấn đáp với thần đồng Hạng Thác, thì điểm linh quang ấy giáng như hình sợ sệt.

    Chẳng cần luận cao xa hơn nữa, như Abraham và Moise thấy Đức Chúa Trời trong đạo hào quang sáng sáng suốt; như Đức Lão Tử, Nguơn Thỉ Thiên Tôn và Thông Thiên Giáo chủ thấy Hồng Quân Lão Tổ trong năm sắc tường vân, như Phục Hy thấy Long mã hóa Hà đồ. vv . . .

    Nhứt điểm linh quang ấy vẫn nhiều hình dáng, vẽ không nên hình, tả không nên tướng.

    Ấy là một huyền bí vô chừng mà các nhà đạo đức từ thượng cổ đến chừ đã để tâm nghiên cứu tìm tàng, đôi phen phải lặn suối trèo non, chun trong hang sâu, vào nơi vực thẳm.

    Bởi cái chí hướng của loài người bị quyền năng của Nhứt điểm linh quang thôi thúc, nên trí não tinh thần cũng xu hướng theo sự bí mật ẩn vi của quyền năng Tạo đoan còn chất chứa.

    Hễ có tìm thì có biết, hễ biết lại còn phải biết nữa, càng biết lại càng giấu, bởi sự hay biết của tánh đức loài người chưa hề thấu đáo đặng sự bí mật Tạo đoan cho cùng tận, tức gọi là “Tầm Đạo”. Hễ càng tìm càng dốt, hễ gọi biết lại là ngu, vì chưa có một mắt phàm nhơn nào tại thế nầy mà Đức Chí Tôn đã giao trọn huyền vi bí mật. (De pauvres esprits prétentent qu’ ils sont dans le secret de Dieu. Or, je ne donne à nul humain ici-bas d’ en faire la révélation).

    Ấy vậy, chữ ĐẠO vẫn để nói mà hình vật của Đạo vốn khó tìm. Đạo do trí thức tinh thần mà xuất hiện, chưa có một vật chi hữu linh tại thế nầy mà không có Đạo. Cái vĩ đại của Đạo thật là khó rõ, mà Đạo lại dễ lợi dụng.

    Dưới mặt luật tương đối của đời đã biến hình, biết bao tư tưởng phô bày, biết bao tướng diện ảnh hình.

    Tranh nhau từ cái khôn cái khéo, hơn nhau từ cái xảo cái ngoan, sánh nhau từ cái cao cái sâu, giành nhau từ cái sang cái trọng, để một trường luận biện chánh chánh tà tà, cho biết cái quyền năng của Đạo nó tạo cái hay sự dở.

    Chưa ai lấy một triết lý dầu cao siêu thế nào đặng làm môi giới chuẩn thằng hầu định đức tánh của loài người cho cùng tận thì không có một giáo lý nào dưới mặt địa cầu nầy đã đáng danh là Đạo.

    Chúng ta không dám chối, các tôn giáo không phải là Đạo, mà chúng ta quyết hẳn rằng, các nền tôn giáo chưa đáng danh gọi Đạo. Nếu biết cái triết lý do tinh thần sản xuất thì là Đạo đã đành, nhưng nó chỉ là một tư tưởng trong vô cùng vô tận của trí thức tinh thần mà thôi, song chúng ta phải biết bao nhiêu tư tưởng khác nữa. Cái nguồn ấy chưa khô chưa cạn và chúng ta lại quả quyết rằng, hễ còn loài người thì có tư tưởng, cả tư tưởng ấy cho đến tận thế cũng vẫn còn.

    Ấy vậy, loài người đương bôn xu trên con đường Đạo chớ chưa hề tới tận nguồn cội của Đạo bao giờ.

    Các tôn giáo tuy đáng danh Đạo chớ chưa phải Đạo. Tỉ như cát kia ở nơi một gò, một bãi biển, một sa mạc thì nhỏ lớn đều đặc biệt cùng nhau. Thay vì chỉ tên một gò, một bãi hay một sa mạc, lại gọi tiếng cát trơn, thì chúng ta chẳng hề chối đặng, bởi dầu một bãi, một sa mạc hay một gò, nó đều có danh là cát.

    Vậy thì dầu cho tả đạo bàng môn hay là chơn tông chánh giáo, cũng đặng phép tạm xưng là Đạo, những điều khinh trọng, duy để nơi cân công bình của toàn Thiên lương trí thức tinh thần định đoạt.

    Ta không dám xử, nhưng tự nhiên mỗi cá nhân để trí thức mà định phận.

    Ta không đủ thông suốt đặng dung nạp các giáo lý của các nền Đạo đương thời mà linh tâm cho ta hiểu rằng, nó chưa vui hưởng đặng cái hay của mùi Đạo.

    Từ cổ chí kim, con người đã mua cái danh Đạo rất nên mắc mỏ. Cái linh tâm của chúng ta vốn là tự do mà các tôn giáo đã buộc ràng nó trong một hành vi chật hẹp đặng bảo thủ cái Thiên lương thì tức nhiên nó đem một cái báu vô giá đặng đổi chuộc một vật thường tình, e cho thế gian thất Đạo cũng do theo lẽ ấy.

    Cái khí hứng của Linh tâm bao giờ cũng chú trọng theo cái hoạt động tự do, lấy Thiên mạng làm căn bản, thì Thiên lương là tớ, Linh tâm là thầy. Các tôn giáo buộc thầy tùng tớ, thì rõ ràng là trái lý. Bởi cớ cho nên Linh tâm phản động mới nảy ra Tả đạo bàng môn, làm cho các mối chơn truyền thành ra bất năng vô ích.

    Hỏi Linh tâm do đâu mà sản xuất ?

    Có phải do nơi Tạo Hóa Chí Linh đã ban cho loài người đặng có đủ quyền năng làm chúa cả toàn vạn vật hay chăng ? Nó là Nhứt điểm linh do nơi Đức Chí Linh mà có, thì nó là con của Trời, tức nó là Trời.

    Còn Thiên lương do nơi đâu mà có ?

    Thiên lương do nơi sự đối phó cùng vạn vật hữu hình lập phương chước bảo tồn sanh hoạt. Không có Thiên lương thì chưa biết nhìn nhau là bạn trong trường khổ não đau thương hầu bảo thủ mạng sống lẫn nhau đặng dìu dắt nhau đi tận con đường giải thoát.

    Có Linh tâm mới biết mình là một vật trong vạn vật của Chí Tôn đào tạo, rồi nhìn Chí Tôn trong hình vạn vật mà tự hiểu rằng, Chí Tôn phải có tự nhiên tánh đức Bác ái Từ bi, mới nuôi nấng trọn chúng sanh vạn vật.

    Tâm lành của Trời tức là tâm lành của người. Hình ảnh vĩ đại trước kia nó biến ra hình ảnh tối thiểu sau nầy, nên gọi nó là Thiên lương.

    Vì vậy, các giáo lý của mấy vị chưởng giáo từ trước đều là cơ quan un đúc bảo trọng Thiên lương mà thôi. Hễ có Linh tâm tức nhiên có Thiên lương, dầu không cần kiếm, tự nhiên nó cũng có. Chúng ta chưa hề dám nói các tôn giáo là vô ích mà ta chỉ than rằng : Chưa đủ.

    Dạy đời cho lành mà không dạy đời cho ngoan thì chẳng khác nào dạy cho biết cái sống mà quên cho hiểu cái chết, hay là dạy cho đọc sách mà không cho học chữ. Chớ chi, các tôn giáo biết chú trọng Linh tâm hơn là cần lo gầy dựng un đúc Thiên lương thì con đường Chí thiện của chúng sanh sẽ đặng quang minh quảng đại hơn nhiều, mà cái Đạo của Đời sẽ tùy theo Linh tâm trở nên hiền lương nhơn hậu hơn. May ra khối khổ não của Đời chưa đến nỗi to lớn nguy hiểm như thế nầy............................................. ..........................................

    Đường Đạo vốn mênh mông, tâm đức đi ngõ nào cho đúng nẻo ? Tâm đức vốn vô ngằn, phải đạo lý nào cho phù hạp ?
    Hai câu vấn đáp mật thiết tương thân nầy, nếu mấy vị Giáo chủ còn đương thời hỏi đến cũng phải nhăn mày nhíu mặt.

    Đời phải học với cha mẹ, cha mẹ chưa đủ đức mà dạy cho nên danh, đời phải học với thầy, thầy chưa đủ đức mà dạy cho nên phận, đời phải học với vua, vua chưa đủ đức mà dạy cho nên Đạo, duy phải tìm Trời là Đấng đủ quyền năng tạo thế, lại là Cha của đức tánh loài người, thì mới đủ phương pháp dạy người cho nên người vẹn vẻ............................................

    http://pandora.nla.gov.au/pan/10190/...I.htm#ltdcdhp7
    Last edited by mynhan; 13-05-2010 at 09:02 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •