kết quả từ 1 tới 13 trên 13

Ðề tài: Chuyện về những ngôi mộ bạc tỉ

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Chuyện về những ngôi mộ bạc tỉ

    Người tự xây mộ và ướp xác mình

    Xin được gửi tới bạn đọc một chuyện mà theo chúng tôi là chuyện lạ đời hay là chuyện kỳ cục về ông.
    Ông Nguyễn Công Đức và bộ bàn ghế làm từ một phần của gốc cây gù hương

    Ông Nguyễn Công Đức có biệt danh Đức “gấu”, bởi không những ông từng là một lãng tử có tiếng ở Hà thành mà còn là người cung cấp mật gấu cho hàng trăm quán nhậu. Người dân ở Lương Sơn (Hòa Bình) biết đến ông, bởi ông có hai cái trang trại đẹp nhất và đắt nhất Hòa Bình. Thậm chí, giới nghiên cứu về gấu trên thế giới cũng biết tiếng ông vì ông nuôi được cả đàn gấu đẻ.

    Nhưng, ít ai biết rằng, trong cái trang trại rộng 10 ha, được vây bọc bởi rừng rậm, núi cao cuối xã Lâm Sơn này, ông còn là người của những câu chuyện kỳ bí. Ông vỗ ngực tự hào: “Đời tôi giờ đây có 3 cái nhất: thứ nhất là có bộ bàn ghế, giường nằm, bàn thờ, bằng gỗ lũa gù hương; thứ hai là tôi đang tự xây cho mình ngôi mộ và thứ ba là tôi nuôi được nhiều gấu đẻ nhất Việt Nam”.

    Lúc này, tôi mới để ý đến bộ bàn ghế bằng gỗ lũa của ông. Nó là một phần của gốc cây gù hương, tỏa mùi thơm thoang thoảng. Ông Đức kể về cái đận vớ đậm gốc cây này. Cách đây 5 năm, khi lang thang trên sườn một ngọn núi đá hùng vĩ vùng rừng Kim Bôi thì giẫm chân lên một “tảng đá” to như cái sân nhà, bề mặt “tảng đá” phẳng lỳ. Ông băn khoăn không hiểu thiên nhiên kiến tạo thế nào mà tài tình, kỳ lạ đến vậy. Mặt “tảng đá” rêu phong xanh rì, trơn chuồi chuội. Giữa lúc ấy, một ông già người Mường đi qua bảo: “Gốc cây gù hương đấy, nếu mày thích tao bán cho?”. Tận mắt thấy những cái rễ cây to như cột đình, chuồi ra ở khe núi ông mới tin đó là gốc cây thật. Ông băn khoăn: “Mang thế nào xuống núi được?”. “Cứ bỏ 25 triệu đây, tao cho người và trâu vần xuống chân núi cho”.

    Tường bao của khu mộ.

    Hôm sau, ông Đức mang tiền và hơn tạ dây thừng đến, ông già người Mường gọi 20 thanh niên trong bản vác xẻng và xà beng lên núi. Tốp người này phải đào bới hì hụi suốt nửa tháng trời mới xong. Lúc gốc cây gù hương lộ ra, mọi người lấy thước đo, đường kính của gốc cây lên tới... 7m (gốc cây gù hương này có hình dẹt). Dây thừng buộc vào hệ thống rễ, 30 con trâu mộng được huy động trong bản kéo vẹo mông mới lật được gốc cây lên. Tuy nhiên, khi gốc cây đổ ập xuống thì vỡ làm ba mảnh. Ông Đức tiếc đứt ruột, giá như cả gốc cây với đường kính 7m còn nguyên vẹn thì có thể đây sẽ là bộ lũa lớn nhất Việt Nam. Giờ đây, một mảnh làm bàn, một mảnh làm giường nằm, một mảnh của nó làm bàn thờ. Bộ ghế 15 chiếc được cắt từ các đoạn rễ. Đồ dùng bằng gỗ đều được chế tác từ những đoạn rễ của gốc cây gù hương. Đến cả tượng nhà thơ Lý Bạch, đầu đội lá sen, tay nâng chén múc trăng dưới nước uống cũng được chạm bằng gỗ cây gù hương, tỏa mùi thoang thoảng, êm ái. Theo ông lão người Mường kể lại, vào đầu những năm 40 của thế kỷ trước, người Pháp đã khai thác cây gù hương này ròng rã trong suốt một tháng rồi đóng vào hàng chục côngtenơ chở về nước để ép dầu. Gốc cây chìm sâu trong lòng núi, khó đào nên họ bỏ lại. Mấy năm nay, những tay chơi gỗ lũa nghe tin ông Đức có bộ lũa gù hương khổng lồ mà thèm thuồng, thi thoảng họ lại kéo đến ngắm nghía cho thỏa lòng. Có bộ lũa này, dù đêm, dù ngày cũng chẳng có con muỗi nào bén mảng đến. Ngửi thấy mùi dầu gù hương tiết ra, tinh thần con người luôn phấn chấn, vui vẻ. Quý như vậy nên đã có đại gia mang 500 triệu đồng đến mặc cả, nhưng ông Đức chỉ lắc đầu quầy quậy.

    Nói về cái chuyện tự xây mộ và ướp xác mình trên đỉnh núi thì đúng là có một không hai. Ông Đức “gấu” bảo, cả tháng, cả năm một mình vò võ trông đàn gấu giữa bốn bề núi hoang, rừng thẳm nên đã nghĩ ra đủ các chuyện trên trời dưới biển, trong đó, có một chuyện mà đến bản thân ông đôi lúc cũng cho là kỳ quặc, đó là lo hậu sự bằng cách tự xây mộ cho mình và cho vợ trên đỉnh núi, mặc dù ông mới ở tuổi 65, dáng dấp còn khỏe khoắn, đôi mắt tinh tường, bắp tay, bắp chân vạm vỡ và cuộc sống khá no đủ, thừa thãi.

    Ông Đức đã mua rất nhiều sách, báo, tài liệu nói về kỹ thuật xây những ngôi mộ lớn, phức tạp để bảo quản xác khỏi phân hủy và chống lại sự tàn phá của thiên nhiên, con người. Ông đã lang thang trong Huế cả tháng trời để nghiên cứu các lăng tẩm những mong làm cho mình một ngôi mộ mà không sợ mang tiếng là “ăn cắp bản quyền”.

    Nghiên cứu mãi mà vẫn không nghĩ ra một thiết kế ưng ý nên năm 2001, ông “vi hành” sang tận Côn Minh (Trung Quốc) để tham khảo mộ chí, lăng tẩm ở đây. Hồi ở Côn Minh, mỗi khi tham quan đền đài, mộ phần, lăng tẩm ông đều thuê riêng một hướng dẫn viên du lịch và hỏi cặn kẽ về kỹ thuật xây lăng mộ. Qua đây, ông nhận thấy rằng, đình chùa, miếu mạo, lăng tẩm ở Trung Quốc đều được đặt theo hướng nhất định, tuân theo thuật phong thủy mới bền vững với thời gian. Việc đầu tiên khi xây lăng mộ là phải xác định được hướng và thế đất, do đó cần phải có thầy địa lý giỏi xem hướng, trấn trạch các long mạch. Hiểu được vấn đề, ông liền dò hỏi tất cả các hướng dẫn viên du lịch về những ông thầy địa lý ở Trung Quốc. Một cô hướng dẫn viên đã cho ông địa chỉ của một thầy địa lý có tên Voòng A Sao.

    Ngôi nhà của thầy địa lý này nằm sâu trong rừng, trên sườn một ngọn núi, phải trèo bộ suốt một ngày mới tới. Lạ ở chỗ, ông thầy địa lý Voòng A Sao lại nói trôi chảy tiếng Việt. Ông ta đã thuyết trình cặn kẽ về những bí quyết xây lăng mộ của các vua chúa thời phong kiến Trung Quốc ngày xưa. Nghe ông Đức tâm sự về nguyện vọng của mình là muốn xây mộ và bảo quản xác, thầy địa lý Voòng A Sao đã nhận lời sang tận Việt Nam để tư vấn giúp ông.


    còn tiếp
    Last edited by Bin571; 09-11-2007 at 02:16 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •