ĐI LỄ



Dân ta ở một đất nước khí hậu nặng nề, vị trí lại ở chỗ nhiều người qua lại, vì thế mà khai phá đất phải nhiều nhọc nhằn, giữ đất phải chiến đấu bền bỉ. Những lúc nguy biến, kêu trời không thấu, lại cứ phải trông vào đôi tay của mình, dòng máu của tổ tiên mình. Nghĩ đến nguồn gốc thì theo lời dạy của người trước "kính trời, nhưng cứ ở xa". Không mê tín gì. Lúc làm ǎn khấm khá, thì đôi lần cũng bày ra lễ lạt, nhưng cái lễ chính của mọi nhà vẫn là thờ cúng tổ tiên. Thờ cúng tổ tiên là cái "lễ" nhắc nhủ mọi người về nguồn gốc, nhắc mọi người nối nghiệp ông bà cha mẹ, nhưng lại bảo rằng phải cố để tiến hơn ông cha. Các cụ dạy:

Con hơn cha, nhà có phúc.

Vì nguồn gốc của lễ này sâu sắc thế, nên mỗi khi bị xúc phạm là chống đối lại ngay.
Còn đối với trời, thì bàn dân đã trao cho nhà vua, người giữ chính quyền; "thiên tử" là con trời, ba nǎm một lần, đi tế trời đất ở đàn Nam Giao.

Trước đây 2500 nǎm, tức là trước Công nguyên nǎm trǎm nǎm, ở một nước nhỏ là nước Lỗ, nay thuộc Trung Quốc, có một nhà hiền triết là Khổng Trọng Ni (Khổng Tử), ông dạy học trò các điều "Nhân", " Nghĩa", lòng nhân giữa con người, các nhiệm vụ của con người, không mê tín. Sau này họ c trò của ông là Mạnh Kha (Mạnh Tử) phát triển lời dạy của ông, mà nói "Dân là quý, là nặng, vua là nhẹ". Các lời dạy của Khổng, Mạnh gồm cả đạo đức và tổ chức (chính trị), trở thành lý tưởng của nhiều nước mặt Đông Châu á. Đồng thời với Khổng Tử, có Lão Tử, chủ trương sống thanh cao, Khổng bảo "vào đời", Lão lại bảo: "Ra khỏi đời". Khổng Tử có đến gặp Lão Tử, nhưng cho đạo của Lão là không thiết thực. Cũng vào thời này, bên ấn Độ có một nhà hiền triết khác, là Thích Ca Mầu Ni, sau khi suy nghĩ lâu ngày, ông muốn dạy đời "lòng Bác ái". Tư tưởng của ông thành "Đạo Phật", một thứ triết học, không dùng bạo lực, được truyền bá rất nhanh trên đời.

* *
*

Khi vua Lý Thái Tổ lên ngôi (l0l0), vua trọng đạo Phật, nhưng vẫn trọng Đạo Nho (Khổng, Mạnh) và cả đạo Lão. Nhưng tổ chức cai trị thì theo đường Khổng. Thiên Đô đến Thǎng Long nǎm l0l0, thì nǎm l070 nhà Lý dựng Vǎn Miếu và 5 nǎm sau mở trường Thái học. Vǎn Miếu, nghĩa là Cung Vǎn học, thờ Khổng Tử, một ông thầy tư tưởng. Chỉ triều đình và các tỉnh mới được có vǎn miếu thôi. Các huyện, xã, chỉ có "vǎn chỉ" để ghi nhớ các tiên hiền của địa phương. Mỗi nǎm hai lần, các quan được sai đến tế. Công chúng không vào khấn bái kêu cầu.

ở nước ta ngày xưa, "Nho", "Phật", "Lão " đều được tôn trọng, nhân dân ai theo cách nào là tùy ý. Đạo Phật được truyền bá rất rộng, phần lớn các làng có "chùa" thờ Phật. Phụ nữ đi chùa nhiều nhất. Một số nhà Nho, khi già cũng hay "quy y" đạo Phật. Những nhà thờ đạo Lão gọi là "quán" . Thường người ta gọi là quán tu tiên, ví dụ quán Bích Câu, đền Ngọc Sơn. Người tu đạo này rất ít, vì lý tưởng là thoát ra ngoài trần tục (xuất thế).

* *
*

Tiếp với "lễ" cúng tiên tổ trong gia đình, là "lễ" cúng thần ở các đình làng. Thường mỗi làng có một "đình", thờ một vị "thần", "anh hùng" của địa phương hay của quốc sử. Người ta hay nói rằng "Công, Minh, Chính, Trực" là "Thần". Người "anh hùng, nghĩa khí" chết, thì thành "thần". Ông thần thành hoàng làng, tức là người che chở cho dân làng, đánh các tà ma và nêu gương tốt cho dân.

Đình là một ngôi nhà to, phần lớn làm theo kiểu cổ có từ đời Hùng Vương, mái cong, có sàn. Đình đủ to , làm chỗ họp việc cho cả làng. Trong đình, chỗ cao nhất được dành để thờ thành hoàng. Có khi đình chỉ là nơi hội họp; các ngày lễ thì rước các vị thần đến đấy để tế và vào đám, xem hát. Xong lại rước các thần về các miếu. Đình trước hết là nơi họp dân.

Dân ta cho đời sống ngày thường và đời sống linh hồn, cũng như nhau. Nhà có tổ tiên, làng có thành hoàng, nước làm lễ trời đất.



* *
*



Ngoài ra dân gian cũng có những tín ngưỡng như lễ "con yêu cây đa, con ma cây gạo", hầu bóng, lên đồng, cho đến mộ người chết đường, thần miếu kẻ mơ, một bụi cây, một hòn đá tảng. Mỗi khi trong xã hội có biến động thì những người ít hiểu biết không đủ để giải quyết được tư tưởng là đi lễ như "tế sao", đi bói, xin thẻ, để cho yên lòng.

Các bà làm ăn khó nhọc, lại đẻ nhiều, phần nhiều thần kinh suy yếu, dễ thấy "mình có số phải thờ". Đội "bát nhang" lúc đầu có thấy dễ chịu, rồi đâu lại vào đấy, lại phải đi lễ, thành "đồng thuộc". Nhiều bà phong lưu, thì hầu bóng. Mặc khǎn chầu, áo ngự vào, cung vǎn hát dìu dặt, rồi thúc giục, làm cho lảo đảo; xung quanh lại có những người xúm lại van, xin, cầu khẩn; tay giật lấy nắm hương, vẽ loằng ngoằng vào không khí, truyền phán. Cho đến lúc mệt, sắp ngã ra, thì cung vǎn hát:

Làng Vân xa giá về cung,

Bao nhiêu hầu hạ theo chân cô về chầu . . .

Thế là đồng "thǎng".



Lâu rồi thành ra một cái thích của các bà có của. Có mấy hòm khǎn chầu, áo ngự, đem theo cung vǎn, đi các đền rất xa, "tuần" nọ , "tuần" kia, thành ra những cuộc viễn du tốt đẹp. Rồi các bà bỏ tiền ra sửa lại nhiều đền, nhiều quán. Các đền, tĩnh, mọc lên; rồi mỗi chùa cũng theo thời mà đặt một đền bên cạnh, cho có khách.

Cũng có những bà đồng chân thật. Các bà bảo: Nghe đàn hát, thì chân cứ muốn nhảy, mắt nhìn thấy. những ông "lốt", tức rắn to chờn vờn trước mặt, rồi thấy cô cậu nhập vào mình, mình sáng suốt ra, nói đâu ra đấy.

Trong gia đình mới mất một người thân. Đi "gọi hồn". "Cô hồn"lên cơn "rung động", giống với tâm linh người khách, nói ra vanh vách, như là ở âm phủ mới về, Thầy phù thủy "đánh đồng thiếp", sai người xuống âm phủ. Người khách "chập chờn" thấy lại ông, cha, bà, chú. Nhưng đến lúc tỉnh rồi, hỏi, thì anh ta chỉ thấy rõ những vị mà mình biết rõ thôi, còn các cụ khác thì chỉ thấy "lờ mờ": Người cứng bóng vía thì thầy sai thế nào cũng không đi được. Té ra chỉ đi vào trí nhớ thôi.

Vì không biết khoa học "tâm linh" nên thường cứ cho là "thần tiên".

Kinh "dịch" và khoa "chiêm tinh" cũng làm cho ta hiểu được nhiều chuyện trước đây coi là "thần kỳ".

"Thầy bói" quen tính các số "can, chi", lại nghe ngóng nắm được tâm lý, nói dựa dẫm, nhiều khi trúng ý người đi bói.

Có những đám "đồng chổi", người lên đồng mê đi, cầm chổi quét lia lịa, không có ý nghĩa gì, chỉ là mê thôi.

Một việc mà một thời gian dài, giới vǎn học hay làm, là "Đảo bút". Dùng một cành gỗ đào làm bút. Một người nửa say nửa tỉnh, cầm "bút đào" viết lia lịa những câu thơ. Chỉ là một hiện tượng "lên đồng" của nhà nho suy tàn thôi.

Để làm cho người ta khiếp sợ, "thầy phù thủy" kể, những chuyện "trùng bắt về người", "quỷ nhập tràng", rồi làm bộ ra tay thuật phép, mồm nói "Thày sai". . . quan tướng nọ , quan tướng kia...

Khi tâm linh được kích động, người ta có thể "lên đàn than", đi trên than hồng, dân Đông Bắc hay làm. Trên thế giới ở đảo Fitgi người ta cũng làm. "Xiên lình" cũng vậy. ở Vạn Kiếp, thầy đồng dìm "ma" xuống sông.

Nhiều người làm "nghề tôn giáo", đem chuyện " âm phủ, âm ty" dọa người và diễn những việc như dùng gậy "tầm xích" phá cả ngục của Diêm Vương, hay nhân lúc người ta hấp hối để yêu cầu "cúng" ruộng đất của cải.

Người ta cho là các "cao tǎng" có thể bắt quyết, mà "hô thần, nhập định", biến những pho tượng thành phật thiêng. Vua Nguyễn cấm thờ Tây Sơn, thì sư cụ của chùa Bộc đã đem tượng thổ thần mà hô thần, "gọi" là vua Quang Trung, để trấn áp các "ma" nhà Thanh, chết nhiều quá ở cánh đồng Khương Thượng. ở chùa phố Hàm Long, và trước kia, ở chùa Liên Trì, có tạo cảnh "âm ty" , mười hai điện Diêm Vương, để nói lên rằng: Những kẻ vu oan, giá họa, tham nhũng, cân điêu, lừa lọc, ở trên đời dù thoát được tù tội, thì khi xuống âm phủ cũng bị những hình phạt núi dao, cây kếm, lửa đốt, vạc dầu, rồi đến kiếp sau phải làm trâu ngựa.

Vào chùa thấy Phật sáng suốt và từ bi, ra tay cứu vớt. Nhưng gây nên tội ác, thì không có đường nào mà tránh. Để làm rõ, kinh Hiền - ngu kể rằng: "Hồ Tôn Hiến mắc tội giết người ra hàng, nên sau bị kết tội "khô ng đánh giặc", mà bị xử trảm". Đó là luật báo ứng của nhà chùa.

Có một thói quen trong thời gian dài, đã đọng lại trong dân ta, là tin "thày địa lý", thầy "phong thủy". Làm một cái nhà, để một ngôi mả, mà được chỗ thuận tiện mát mẻ là hay, nhưng thầy "địa" lại nói rằng có gò ngọn bút thì phát quan văn, có gò thanh kiếm thì phát quan võ gò ngang chặn đầu thì tuyệt tự, gò trước mặt cao thì tội con chống vua cha. Họ kể: cụ Tả Ao như thần làm cho người ta chuyển mả hay xây "dương cơ" để cầu phú quý, làm cho người chết cũng không được yên. Chọn đất có kiểu đẹp rồi họ còn chọn "huyệt", rồi dùng la bàn để tính độ số. Đời sống mới đã thanh toán một loạt bọ n này. Chọn hướng cho nhà mát mẻ, tiện nước là hay, không thể vì thế mà kết phát.

Trong dân ta, sau tết, cấy rồi, "ngày rộng tháng dài" nghĩ tới việc "vào đám" . Lễ thần, vui dân. Nhân dịp, những người rất nghèo cũng được ăn thịt, xem hát chèo, hát ả đào "cửa đình", đánh đáo đĩa, sóc đĩa, đánh đu, đánh vật. Nhiều nơi như hội Gióng, diền lại trận đánh ngày xưa, hội La thi nầu ăn khi hành quân, hội Hiền Quan (Phú Thọ) "đánh phết", là một môn thể thao cổ của ta. Lên lễ tổ Hùng Sơn, vào hội Gióng, ra hội Thầy, 20 tháng 8 lễ giỗ Hưng Đạo Vương ( Kiếp Bạc) , những hội hè là cho dân đi lại, giải trí và nhớ đến non nước, tổ tiên. ở Gióng nhìn thấy cái mũ "tứ phương bình đỉnh" của bộ đội ta xưa.

Dân ta trọng các giáo lý, rộng rãi về tín ngưỡng, đặt tất cả giáo lý ngang hàng, chỉ chống lại khi thấy đi ngược lại nền nếp của dân tộc thôi. Giữa các tôn giáo, cũng có những nét đẹp, ví dụ khi các cố đạo G ia - tô bị nhà vua truy bắt, thì sư cụ chùa Bà Đá lại cho các cố vào ẩn trong chùa, được an toàn, tỏ rõ lòng "'hỷ xả" của đạo Phật. Sách dậy rằng: "Kính nhi viễn chi", tức là kính mà ở xa thôi, để sức làm các việc thiết thực cho đời sống.