cái này mình sưu tầm cho các ae xem! kính vui! mong hiệu quả tốt khi các ae tập luyện!
Hồng Gia La Phù Sơn

Tâm Pháp: Tấn Pháp - Nội Lực – Ðòn Lõng


Ba sự việc nầy hổ tương lẫn nhau: Tấn Pháp đúng cách giúp Nội Lực tăng trưởng, Nội Lực tăng trưởng giúp cho Ðòn Lõng (nhanh, biến hiện) mà mạnh, Ðòn Lõng (không gồng) thì Khí Lực lưu thông giúp ta khỏe, bền bỉ và thông minh.
Ðể có được những kết quả nầy điều tiên quyết là phải tập Nội Công đều đặn. Nội Công Hồng Gia La Phù Sơn căn bản gồm 25 đơn bộ và 3 bài. Chính những đơn bộ Nội Công nầy sẽ kết hợp rải rác trong các bài quyền, tạo cho ta tác phong con nhà Võ và giúp tạo giáp bào bảo vệ thân, ra đòn chính xác và mạnh (không cần lấy trớn: 1 Inch punch). Cũng như sau nầy giúp ta nhận diện bà con đồng môn (Hồng Gia) không sai chạy ngụy tạo.


Ðơn bộ Nội Công

Ðơn bộ Nội Công là những thao tác giúp ta luyện gân (tendons), mỗi một đơn bộ giúp ta tập một “tendon” khác nhau. Gân mạnh giúp cho cơ thể rắn chắc nhẹ nhàng, là áo giáp che chở cho cơ thể.
Có những khác biệt quang trọng giữa luyện gân và luyện cơ bắp (body builder, cử tạ):
• Cơ bắp nếu không tập sẽ bị xuống, cần bồi dưỡng đúng cách (thịt bò, Vitamins...), hạn chế bởi tuổi tác, động tác cứng và chậm.
• Luyện gân khi đạt được sẽ giữ bền lâu, già trẻ đều tập được, động tác mềm mại uyển chuyển, nhanh lẹ như sấm chớp.
Ta có thể ví gân (tendons) giống như xe đua mà xăng là Nội Lực, mà Nội Lực tích tụ được là nhờ tập những đơn bộ Nội Công.


Tấn Pháp


Tấn Khóa

Ðể có kết quả khi tập những đơn bộ Nội Công chúng ta cần lưu ý đến cách đứng tấn sao cho đúng vì tuyệt kỷ của Hồng Gia La Phù Sơn ẩn tàng nơi đây mà ta tạm gọi là “Tấn Khóa” (locking stand), có 3 “Tấn Khóa":

Tấn chân - Tấn lưng - Tấn cổ & vai

Tấn chân: :Ở vị thế Trung Bình tấn nhưng 2 gót chân banh ra và đầu gối banh ra tạo nên lực xoắn giữa 2 bàn chân và đầu gối do lực xoắn nầy sẽ giúp cho mông đưa ra đàng trước nên có tên “dấu mông”.

Tấn Lưng : Khi mà đã “dấu mông” được mà lưng vẫn thẳng không bị ngã ra sau ta sẽ có thêm lực xoắn thứ 2 tạo sức mạnh cho vùng thắt lưng, mà sách Vỏ có câu “chủ lực tại iêu (eo)”, đây là nơi phát lực và sự nhanh nhẹn ví như Hổ Báo mạnh nhờ bộ lưng.

Tấn Vai-cổ : Ta có 2 thao tác căn bản:
• Khi “giấu mông” mà lưng thẳng cộng thêm 2 đầu vai đưa ra trước cổ hơi kéo về sau càm hơi rút vô mà ta có tên gọi “hàm hung bạt bối” ta có thêm lực xoắn thứ 3, lực nầy giúp vai thêm mạnh mà vai là gốc của tay, đây là bí quyết 1 inch punch của Lý Tiểu Long. Chỉ cần trầm vai là tay phát đòn vũ bão mà không cần lấy trớn từ xa.
• Cũng như trên nhưng thay vì đưa đầu vai ra trước thì ta lại ưởn ngực, lực xoắn nầy áp dụng với đơn bộ Nội Công số 2 sẽ giúp ta có được bộ ngực rắng chắc làm áo giáp che thân, đồng thời tạo thêm nẹp giúp lực kéo của tay thêm mạnh. Lúc trước Sư Phụ Tuấn thường kéo tay thắng những phu khuân vác lực luởng nhờ ở nẹp nầy.
Do “Lực Xoán” và “Tấn Khóa” tạo nên cái gốc vững chắc nên tay có thể đi quyền mềm mại (không gồng) mà không yếu, đây là yếu quyết luyện khí của khí công. Kết hợp 3 lực xoắn này khi tập các đơn bộ Nội Công thì việc tập sẽ không mệt trái lại sẽ được khỏe khoắn khác thường, càng tập Nội Lực càng dồi dào (nội lực tụ tại thắt lưng mà khí tụ tại đan điền), và với những thao tác được chọn lọc kỷ càng giúp khí lực lưu chuyển từ chân lên đến đỉnh đầu nên thần khí an tịnh trí thông minh phát triển lợi lộc trăm bề.

Nội Lực


Chiều sâu nguyên lý cơ bản động tác nội công


Dẫn nhập : Chúng ta có 1 hệ thống từ trường , khi chúng ta rắc những vụn sắt xuống từ trường này thì những vụn sắt sẽ THEO QUI LUẬT của từ trường mà định hình thành những vòng tròn .

Nguyên lý : Cũng vậy , khi tinh của người Cha kết hợp với trứng của người Mẹ ( sự giao nhau của Âm Dương ) sẽ sinh ra hệ thống Bát Mạch ( Nhâm , Đốc , Xung , Đới , Âm duy , Dương duy , Âm kiều , Dương kiều ) là hệ thống cơ bản đầu tiên trong cơ thể con người . Sau đó , các chất dinh dưỡng từ người Mẹ khi được hấp thụ vào sẽ THEO QUI LUẬT của Bát mạch mà định hình thành Ngũ tạng Lục phủ . Sau khi Ngũ tạng Lục phủ được hoàn chỉnh mới tiếp tục có hệ thống Lục kinh ( Thủ túc Thái dương , Thủ túc Thiếu dương , Thủ túc Dương minh , Thủ túc Thái âm , Thủ túc Thiếu âm , Thủ túc Quyết âm ) , 6 kinh trên thông với trời , 6 kinh dưới thông với đất .
Khi chúng ta tập động tác nội công LPS , chúng ta sẽ thấy ở dưới chúng ta khóa cổ chân , ở trên chúng ta khóa cổ tay , như vậy chúng ta đã khóa hệ thống Lục kinh mà chỉ tập hệ thống Bát mạch , nghĩa là chúng ta đang luyện tập hệ thống gốc của cơ thể , là hệ thống chủ của Ngũ tạng Lục phủ . Đây là lý do mà :
- Thứ 1 , tại sao chúng ta có được sức khỏe tốt trong 1 thời gian ngắn .
- Thứ 2 , tại sao khi bắt đầu tập nội công LPS chúng ta không cần chú ý đến hơi thở , vì tập hệ thống gốc nên cơ thể sẽ tự điều chỉnh hơi thở theo nhịp của chính nó khi nó cần . Tôi sẽ dẫn giải bằng hình ảnh về vấn đề hơi thở tự động ra vào theo nhịp của động tác trên video .
- Thứ 3 , tại sao khi tập nội công LPS chúng ta luôn luôn , luôn luôn , giữ cột sống thẳng không nghiêng qua trái hoặc phải , cho dù chúng ta có trầm vai tối đa , xả vai hết cỡ thì tuyệt đối chúng ta vẫn phải giữ cột sống ở tư thế chính giữa , không nghiêng ngả . Vì cột sống là cột trụ của Bát mạch trong không gian 3 chiều , nên nếu cột sống nghiêng ngả là cột trụ của Bát mạch đã bị xiên xẹo méo mó , mà nếu chúng ta tập trong tư thế Bát mạch méo mó thì đương nhiên cũng phát sinh ra 1 hệ quả tương ưng với sự luyện tập này , và kết quả ra sao chắc các bạn cũng có thể tưởng tượng ra được .
Trên đây là khái niệm chính khi luyện tập nội công LPS . Tôi viết trưóc để các bạn đã tập , đang tập và chưa tập tham khảo và đóng góp thêm ý kiến nếu tôi có gì thiếu sót . Tôi nghĩ bất cứ thưc hiện điều gì , nếu chúng ta hiểu càng rõ rệt thì chúng ta càng tránh được những sai sót .
Và 1 điều cực kỳ quan trọng tôi xin nhắc các bạn là sau khi khoá tấn tập nội công , các bạn bắt buộc phải xả tấn , nghĩa là trước tiên chống 2 tay lên gối , nhả khớp gối thẳng ra , mắt luôn nhìn lên cho dù thân đang khom xuống , xong nhả khớp cổ chân ( 2 mũi bàn chân xoay ra ngoài ) , nhún người nhẹ cho 2 chân chắc chắn thật thoải mái , sau đó mới hồi tấn và đi lại bình thường . Vì chính Sư Tổ đã dặn dò " Các con không xả tấn thì mươi , mười lăm năm sau các con mới bị bại .

Hỏi Đáp :
Hỏi

Qua bài viết của tiền bối, tôi cũng rõ thêm đôi điều về HG LPS, nhưng tôi vẫn có một số thắc mắc như sau:

1 là : Xin tiền bối Tvtt giải thích thêm: Theo như tôi hiểu thì khoá cổ chân là khi xuống tấn 2 mũi bàn chân xoay vào trong, thế còn khoá cổ tay - thì bàn tay và cánh cay phải xoay theo hướng nào ?

2 là: Nếu không cần chú ý hơi thở thì làm sao dồn được nội lực, mà nội lực thì theo tôi hiểu cũng phải do nén khí mà có, lúc thở ra hết thì không thể dồn được nội lực rồi. Chi tiết này mong tiền bối chỉ rõ hơn nữa ?

3 là :Cột sống trong bài tập này phải thẳng, OK rồi. Nhưng tôi không rõ HG LPS có lý thuyết đối lập hoàn toàn với Yoga (các tư thế của Yoga thì lại toàn những động tác nghiêng ngả đủ kiểu trong khi vẫn thở đều), vậy thì những người đã từng tập yoga có tập được không, có ảnh hưởng gì không ? Những người mắc bệnh gì, hoặc khiếm khuyết gì thì không được phép tập,....?

4 là:Các triệu chứng xuất hiện ban đầu khi mới tập Nội công của HG LPS là gì?
Như thế nào thì biết được rằng, mình đang tập đúng, đang có tiến triển về nội lực ? phải thử bằng cách nào?
Tôi cũng được biết tập Nội công không khó đến mức không thể tập được, và lại càng không dễ bị Tẩu hoả nhập ma. Nội công trong võ thuật khác xa với Nội công của các hành giả tu hành ăn chay niệm phật cả ngày chỉ biết ngồi tụng kinh gõ mõ nghĩ ra đủ các thứ pháp dẫn nhập đau hết cả đầu. Về vấn đề này tiền bối có cao kiến gì không ?

Đáp :
Thứ 1 , khóa cổ chân đúng như bạn nói , còn khóa cổ tay thì nằm trong ý chính khóa lục kinh để tập bát mạch nên có những trường hợp sau :
- Cổ tay bật ngửa ra nằm gần như thẳng góc với cánh tay ngoài , như hình tay hổ chẳng hạn ( tôi sẽ minh họa rõ ràng khi nói về động tác đơn số 1 ) .
- Khi cổ tay và cánh tay ngoài cùng nằm trên 1 mặt phẳng , không bật ngửa ra thì cổ tay phải khóa chéo qua 1 bên như hình xà chẳng hạn .
- Trong trường hợp cổ tay trên cùng mặt phẳng với cánh tay mà không khóa chéo thì nắm các ngón tay lại .

Thứ 2 , vì chúng ta đang tập bát mạch là hệ thống gốc của ngũ tạng lục phủ nên chúng ta không chủ động hơi thở , như đứa bé trong bụng Mẹ vậy . Chỉ khi nào chúng ta *****ng đến lục kinh là hệ thống liên lạc với bên ngoài chúng ta mới chủ động dùng hơi thở để dẫn khí . Vấn đề bạn nói " nội lực do nén khí mà có " là 1 trong những trường hợp khác nhau của chuyện gọi là " nội công " chứ không phải là duy nhất . Nói thật với các bạn , cho đến ngày hôm nay tôi vẫn chưa hít thở hoặc nén khí gì cả , mà vẫn cứ để hơi thở tự ra vào , nhưng ngay cả trong trường hợp hơi thở của tôi ra hết thì tôi vẫn biết là nội lực của tôi vẫn sung mãn . Có thể 1 số các bạn cho là nghịch lý , nhưng tôi quả thật chưa biết giải thích gì hơn . Chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận thêm khi các bạn có thêm ý kiến . Hoặc giả các bạn phải xác định lại " thế nào là nội lực " , và dựa trên định nghĩa chung này mới có thể cùng nhau bàn thảo rõ ràng được .

Thứ 3 , tập nội công LPS không nghịch với bất cứ môn công phu nào khác , kể cả Yoga . Vì bạn tập hệ thống gốc nên lục phủ ngũ tạng của bạn được mạnh khỏe , khi lục phủ ngũ tạng được mạnh khỏe thì bạn tập bất cứ môn gì khác đều thuận lợi hơn thôi . Và cũng vì tập hệ thống gốc và không hít thở hay nén khí nên bất cứ ai trong bất cứ trường hợp nào muốn tập động tác này đều được cả .

Thứ 4 , những triệu chứng thông thường và rõ nét nhất là thấy người nhẹ nhàng sảng khoái , ăn ngon ngủ yên , làm việc tỉnh táo và bền bỉ hơn , khi chúng ta có những triệu chứng trên thì rõ ràng là nội lực của chúng ta gia tăng , có phải vậy không nào ? Nếu chúng ta có những triệu chứng nghịch lại là chúng ta đã tập sai , mà theo tôi , khi các bạn giữ đúng những nguyên tắc cơ bản rồi thì các bạn chỉ còn có mỗi 1 trường hợp bị sai duy nhất , đó là , vì đam mê nên luyện tập quá tải mà thôi . Thầy tôi nói " Chữ công-phu là chỉ vấn đề thời gian , như con gà 21 ngày mới nở thì phải đúng 21 ngày mới nở , nếu nở sớm cũng sẽ chưa hoàn chỉnh yếu ớt mà thôi " , hoặc " Luyện nội công như các con đổ nước vào chai vậy , phải trì chí , kiên nhẫn , chứ nếu các con đổ ào vào thì thu thập không bao nhiêu " . :votay: