Chuyền huyền bí miền Bắc: THẦN GIỮ CỦA


» Tác giả: Trọng Mạc


1. Chuyền huyền bí miền Bắc: THẦN GIỮ CỦA



Ngoài Bắc có 2 chuyện thực kỳ lạ mà có lẽ đồng bào Trung Nam ít được thấy được nghe:

Thứ nhất: truyện lạ lùng trâu, bò, ngựa , dê, gà, vịt, ngan, ngỗng lại chỉ ban đêm mới đi kiếm ăn....

Thứ hai: truyện các tên bán “thôốc ê”

Hồi xưa nước Việt chúng ta bị quan Tàu sang vơ vét vàng bạc, nhưng lại không được phép mang về nước họ, cũng có lẽ vì đướng sá quá xa xôi nguy hiểm, nhiều cướp trộm dọc đường nên phải tìm cách chôn dấu ờ An Nam Quốc rồi phong thần giữ của đó cho con cháu chúng sẽ tìm lấy về sau.

Lợn ăn đêm

Tôi đã được nghe các bậc trưởng thượng trong tỉnh Hải Dương nói rằng: có người gặp một đàn lợn mấy chục con kéo nhau đi ăn đêm gần chùa Ông Đống phố Đông Thị, Hải Dương. Người này cố đuổi bắt cho được con lợn to đầu đàn mà không thèm bắt con lợn què đang lê lết đàng sau. Quá chùa một đọan, đàn lợn biến mất. Như vậy là gần chùa có hầm để của rồi.

Lại có người đã gặp ngựa ăn cỏ sau nhà thương Hải Dương hồi quá nủa đên. Lại gần toan bắt thì nó đá chết.

Cách đây hơn chục năm, một tờ báo ở Saigon có đăng một chuyện “vịt ăn đêm”. 2 vợ chồng nhà nông kia đi làm đồng thực sớm, gặp đàn vịt mấy chục ocn ăn ở ruộng gần đó bèn lùa cả về nhà. Sáng ngày ra thấy chuồng gà, tòan vịt bằng vàng, nhờ vậy mà trở nên giàu có.

Tiếng đồn ầm lên “được” của” nhưng rồi mấy năm sau thì bị hại vì “của “trời ơi” này; không phải đồng bào Việt ghen ăn mà chính do người Tàu, con cháu của quan lại Trung Quốc hồi xưa đã để của lại cho họ. Chúng có “gia phả” và “chìa khóa” để mở các cửa kho vàng đó. Nay biết là số vàng của họ bị mất đi một phần, nên họ tìm cách ám hại vợ chồng nộng dân kia để đọat lại. Rất tiếc tôi không còn nhớ chúng đã dùng thủ đọan gì để cướp lại số vàng đó.

Các bậc tôn trưởng kể rằng: “ Khi phong thần, người có của đã hẹn cho “thần giữ của” mộ thời hạn là bao nhiêu năm nhất định sẽ có người lấy vàng và sẽ trả tự do cho thần. Quá hạn đó, thần có tòan quyền chọn cho ai của đó thì cho”

Một nhà nông đi làm về khuya gặp một cô con gái thực đẹp bảo đem cho cô ta một dĩa bánh đúc mắm tôm và 21 ngưới đàn bà có chửa thì cô ta sẽ cho 1 con lợn bằng vàng. Người nhà nông nhanh trí nghĩ ngay ra đem đủ bánh đúc mắm tôm và 21 cái “dòng đònng” (cây lúa đang có bầu) thì cô gái nhận và mở cửa kho ra cho thấy cơ man nào là vàng đỏ ối nhưng chỉ cho một con lợn đúng như lời đã hứa. Cô gái kia chính là thần giữ cửa các kho đó, nhưng khi đã quá ngày hẹn, thần bị đói nên được tòan quyền xử dụng kho vàng, đổi lợn lấy thức ăn. Và các súc vật đi ăn đêm chính là những con vật bằng vàng torng hầm, lâu ngày đã thành thần vậy.

Bọn “thôốc ê”

Bọn “thò lò mũi xanh” chúng tôi hồi xưa rất sợ bọn đi bán thuốc rong “thuôốc ê”. Người lớn dọa rằng “ ra đường chơi, bọn “thuôốc thuôốc ê” nó bắt bỏ vào bồ đem về Tầu là chết đó.

Tụi “thuôốc thuôốc ê” này đội nón tu-lờ, thứ nón rộng như cái mâm thau lớn, đan bằng cật tre, mặt trên quang dầu màu vàng sậm rất bóng, chính giữa nón lồi lên như cái sừng thật to, có quai móc vào càm. Họ mặc quần áo cộc màu xanh thẫm, áo cộc mở đằng trước như áo người Việt chúng ta, nhưng cúc thì tết bằng vải. Chân đi hài sảo bện bằng dây đay, dây gai, có quai buộc vào chân rất chắc. Chúng gánh 2 cái bồ, đi từng bọn, ít nhất là 2, nhiều nhất là 5,6 lang thang khắp đó đây, hang cùng ngỏ hẻm miền Bắc, miệng rao “thuôốc thuôốc ê”.

Người bào chúng là dần Tầu, kẻ khác bảo là dân Cao Ly. Có thực chúng sang đây để bán thuốc không ? Rất ít người mua thuốc của chúng mà sao chúng lại đông đến thế ? Nhan nhản khắp các làng, các chợ quê, không đâu là vắng bóng chúng. Người lớn còn bảo chúng đi rắc bùa mê. Chúng nó thờ Ma ở 1 cái bồ, chỉ có một cái là đựng thuốc thôi. Mà quả vậy, chỉ thấy họ mở có 1 cái bồ thôi, còn cái kia không ai thấy chúng mở lần nào cả. Đã có người bất thình lình chộp cái nắp bồ thứ 2 lật ra xem thì thấy có 1 bát hương và giấy vàng đầy cả bồ. Tên bán thuốc bị cú bất chợi đó tái mặt làu nhàu rồi đứng dậy tức khắc đi ngay không bán thuốc nữa.

Một chuyện lấy vàng

Và dười đây là những gì xảy ra với tụi “thuôốc thuôốc ê” này.

Một bạn chừng 5,6 tên lọai này lẩn quẩn bán thuốc và đi lại ở làng Mổ luôn luôn rồi làm thân được với dân trong vùng nhất là với các vị chức sắc xã đó. Rồi hắn làm quen mà mua chuộc được cả anh chàng Mõ nữa để được anh mở cửa đình cho vào ngủ trong đó. Dần dần chúng sống với dân Mỗ như người đồng chủng, không còn ai nghi ngờ gì chúng nữa. Thế rồi bỗng nhiên bọn chúng biến mất không tên nào lai vãng đến làng nữa. Lúc đó làng mới sinh nghi, đổ ra đình tìm tòi thì ai nấy giật mình lác mắt thấyy bức hòanh phi bằng gỗ treo trước bàn thờ Thành Hòang đã bị hạ xuống từ bao giờ mà lạ nhất là 4 đại tự sơn son thếp vàng “Phúc như Đông Hải” đã bị đục lấy đi mất. Xem xét kỹ ra mới biết đó là 4 chữ rời có móc, móc vào gỗ chứ không không phải là chữ đục chạm trên gỗ. Đàng sau bức hòanh còn sót lại mấy lá vàng thật . Lúc bấy giờ dân làng mới ngả ngửa người ra mà tiếc ngơ tiếc ngẩn. Bọn “thuôốc thuôốc ê” đã đến lấy vàng mà cha mẹ ông bà chúng để lại trên bức hòanh phi cung tiến cho đình làng từ mấy đời trước. 4 đại tự “Phúc như Đông hải” chính là 4 chữ đúc bằng vàng, mỗi chữ hàng trăm lạng vàng chứ ít đâu. Lại còn vàng lá chức trong bụng trước mắt dân làng từ mấy đời mà chẳng ai biết !

Chó đá

Ngòai Bắc có tục lệ tạc tương đó đá gìn giữ đình chùa miếu mạo, có khi đến 3,4 con như ở làng Hòang Mai gần Hanoi, có 4 con chó đá ngay ở cổng làng.

Bọn “thuôốc thuôốc ê” lan la đến vùng XX và thuê nhà tại chợ, gần đình. Một con chó đá thực to ngồi trên bệ nửa chìm nửa nổi ngay cạnh đình làng. Lưng chó có thấy khắc 4 chữ Hán thực rõ ràng: “Kim tại ngọc hành”, làm cho “bửu bối” của chó bị đập bể, nhưng chẳng thấy vàng đâu cả.

Thế rồi một thời gian sau, làng XX phải trố mắt mà nhìn cái “huyệt” ở sau đình trước mặt con chó đá ấy, lúc này đã thấy đầu cho thủng, có lổ hổng từ đầu xuống bụng. Về sau có người đóan ra: “Kim tại ngọc hành” nghĩa là đổ đầy nước vào bụng chó cho nước chảy qua ngọc hành, nước cảy hết, ngừng ở đâu thì đào ở đó lấy vàng lên.

Được nghe vậy thì xin thuật lại như vậy. nhưng theo ngu ý thì không lẽ bọn Tầu phù lại khờ khạo đến như thế sao ?

“Vạn vật vô thường” ! Để của trên bức hòanh phi.. Nếu bão tố làm đổ đình… dân làng di đình đi nơi khác..mối ăn gỗ làm rơi 4 chữ vàng … hay dân làng đem chó đá đi mé khác .. hoặc lâu ngày chó đã bị gãy nát.. thì sao ?

Phải chăng vì những lẽ này mà bọn cai trị Tàu hồi xưa mới nghĩ đến việc “phong thần giữ của”. Rồi việc quan Tàu cưới vơ An Nam về mà không động phòng hoa chúc, không cho họ nhà gái bén mảng đến nhà trai, đã làm dân An Nam nghi ngờ để rồi khám phá ra dã tâm của bọn tham quan ô lại Tàu phù ?

Cứu con khỏi chết

Một gia đình có con gái thự cđẹp vừa tuần cập kê được quan Tàu địa phương đến cầu hôn. Còn gì bằng nữa ! Một bước lên bà quan (mặc dầu là me tàu phù, me Mỹ, me Tây hay me Đại Hàn) nên gia đình cô gái nhận lời.

Những ngày đầu, gia đình nhà gái cũng được đến chơi vài ba lần. Rể cũng nhã nhặn đón tiếp. Một hôm cô gái rỉ tai mẹ đẻ: “Từ hôm về đây đến giờ, chồng con vẫn để con ngủ một mình thôi mẹ ạ !”

Bà mẹ cũng không vừa, chất vấn rể luôn thì được trả lời: “ Tục lệ Thiên triều khác với nước Đại Cồ Việt của cá nhà bà lố ! Còn phải trọn ngày thực tốt; rồi 2 vợ chồng mới tới nhà dành riêng cho việc động phòng”

Vốn đã được nghe ít nhiều về chuyện “phong thần”, bà mẹ cô gái bàn với gia đình tìm phương giải cứu con nếu vạn nhất con gái bà bị “phong thần” như đã có lời đồn đại. Bà mẹ ngầm dúi cho con gái một gói đựng hạt vừng (mè) thực mẩy, dặn rằng: “ Nếu có phải đi đâu ban đêm thì hết sức cẩn thận, rắc vừng xuống đất, theo dọc đường , và đến chổ nào xuống kiệu, còn bao nhiêu rắc vung vải ra chung quanh cho kỳ hết mà chớ có để lộ cho ai biết mảy may !”.

Thế rồi việc phải đến đã đến. Quá nửa đêm một hôm thực tối, không trăng sao, cô gái được đưa lên kiệu và rước đi. Theo đúng lời mẹ dặn, cô gái đã rắng vừng suốt dọc đường và đến chổ kiệu đỗ, còn bao nhiêu vung vãi ra hết.

Cô gái được đưa xuống hầm sâu rồi lên ngai vàng chân tay bị buộc chặt vào ngai. Miệng được ngậm 1 củ sâm, 2 hai môi bị gắn chặt lại với nhau bằng nhựa trám. Với củ sâm đó, cô gái sống được 100 ngày mới chết.

Sau khi hô thần và làm đủ phù phép, bọn Tàu phù ra khỏi hầm, xây kính miệng hầm lại, san bằng chổ đất, trồng lại cỏ như củ khiêng không một ai có thể ngờ việc gì được.

Khi bà mẹ cô gái đến thăm còn lần cuối thì được nhà trai cho biết là đôi tân hôn đã dời đến nhà dành riêng cho cuộc động phòng ờ mãi xa không thể đi được.

Chỉ cần nửa tháng sau, gia đình cô gái đã tìm ra dấu vết con mình nhờ cây vừng đã mọc đều. Cuối cùng đã cứu được cô gái. Kho vàng đỏ ối, họ đúc đủ thứ: voi, ngựa, trâu, bò, lợn, gà, ngỗng, ngan, vàng nén, vàng lá, chén, bát, đĩa, đĩa, cau, trầu đêu tòan vàng ròng.

Gia đình cô gái có đọai được kho vàng đó không ? Không thấy nói mà chỉ biết sau khi cứu thóat được con gái, gia đình đó đã phải trốn đi phương khác, e khi việc bị bại lộ thì hết đường sống với Tàu phù.

Nếu quá 100 ngày, cô gái chết rồi thành “thần giữ của” cái kho này, thì dù là bố hay mẹ cô ta có biết mà vào kho đo cũng sẽ bi thần chém chết luôn, trừ khi biết được câu thần chú “hô” để gọi mở cửa kho thì không kể. Nhưng bọn để của đâu có lộ thần chú ấy cho ai mà biết được.

Thời tiền chiến, nhà văn Thế Lữ đã dựa vào những truyện như trên của “cha ông nhà Việt” để lại mà viết ra tập “Vàng và máu” thực rùng rợn ly kỳ !

(Khoa học huyền bí số 1B-1975)

Trọng Mạc Đặng Kim Thanh