kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Ðề tài: Dị Chuyện Siêu nhiên

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Dị Chuyện Siêu nhiên

    Con Ngựa Thần Kỳ.

    Vu Viễn là người rất giầu có ở vùng Nghiệp Trung (nay là Bắc huyện An Dương tỉnh Hà Nam - ND). Anh ta là người rất chịu ăn uống, chơi bời "ra trò", nhà ở thì trang hoàng xa hoa tráng lệ, đồ mặc thì ngoài vải chất lượng tốt còn phải may mặc chải chuốt, màu sắc rực rỡ. Thế rồi ở đâu anh ta cũng bắt chước các công hầu danh tướng, đặc biết là thích ngựa hay, thấy con ngựa hay nào cũng phải chiếm bằng được vào tay. Trong nhà thường nuôi đến mấy chục con ngựa tốt.

    Một hôm ở chợ thành có một người bán một con ngựa hay. Nghe tin, Vu Viễn lập tức đến ngay, trả giá cao mà mua ngựa về. Ðúng là "không khéo không thành sách" (câu thành ngữ có ý chỉ "vừa khéo" - ND) anh ta vừa dắt ngựa về nhà buộc ở sân thì đã thấy có người gõ cổng. Vu Viễn mở cửa xem, hừ, hoá ra một bà già, bèn hỏi: "Bà có việc gì?" Thật ra trong lòng anh ta cực vui.

    Bà già bảo: "Lão tới xem ngựa!"

    Vu Viễn bảo: "Ngựa là thứ chơi của tráng sĩ, hiệp khách trẻ. Bà là bà già thì xem làm gì?"

    Bà già cứ muốn xem, bèn bảo: "Con ngựa hay của lão bị mất, mười năm nay lão đi khắp thiên hạ tìm kiếm mà tìm không thấy. Mỗi khi nghe ở đâu có ngựa hay lão đều phải đến xem cho rõ ràng, nhưng chưa thấy con ngựa nào của ai sánh được với con ngựa hay của lão. Xin công tử làm ơn, cho lão xem đi!"

    Vu Viễn nghe nói vậy không tiện từ chối nữa, đàng hoàng để bà lão vào qua cổng , cho dắt ngựa ra để bà lão xem cho rõ ràng.

    Vừa nhìn thấy con ngựa, bà lão đã biến hẳn sắc mặt, quay đầu bảo Vu Viễn: "Con ngựa này là của lão!"

    Vu Viễn bảo: "Con ngựa này tôi vừa bỏ ra trăm lạng bạc mua về. Nếu phải là ngựa của bà sao lại là người khác bán. Trước kia bà lấy ngựa ở đâu ra và bị mất ngựa ở đâu?"

    Bà già bảo: "Trước kia lão đã gặp thần núi Bắc Mang, mắt thần núi bị thương nhờ lão chữa trị. Lão dùng các thứ thuốc tốt nhất để chữa, về sau khỏi. Thần núi đem con ngựa này tặng lão. Từ khi lão được con ngựa này, chỉ trừ lên trời, còn đâu cũng đi qua cả. Trời Nam, biển Bắc, tùy ý rong chơi, bất kể xa gần cứ coi như ở gần nhà. Lão thường cưỡi ngựa này vượt biển sang Nhật Bản. Rồi đến một hôm có người hỏi lão con ngựa này thế nào... Ðêm hôm đó lão đến Ấn Ðộ, con ngựa tự nhiên không thấy nữa, đoán là người hỏi ngựa lúc ban ngày đã ăn trộm đi. Từ khi mất ngựa, lão đi tìm suốt mười năm nay, hỏi khắp thiên hạ chẳng ai biết tung tích con ngựa đâu cả. Ngày này năm ngoái, ngẫu nhiên lão gặp một đứa bé kể là có con ngựa lạ lùng đi như bay, chớp mắt đã sang phía đông rồi. Lão phỏng đoán là sang Trung Hoa đại lục và vì con ngựa này chạy sang phía đông, nhất định sẽ có người bắt được ngựa, vì vậy lão đã lặn lội đường xa vạn dặm tới đây, quả nhiên tìm thấy thật. Bây giờ lão xin hoàn trả công tử trăm lạng bạc mua ngựa, và xin công tử trả con ngựa lại cho lão!

    Vu Viễn nghe nói con ngựa này thần kỳ đến như vậy thì như mở cờ trong bụng: "Ha ha, con ngựa này có ngàn lạng, vạn lạng cũng đừng hòng mua được!" Anh ta đời nào chịu trả ngựa cho bà già!

    Bà già thấy đối phương không nói gì thì lửa giận bốc lên, mắt trợn trừng, mặt thộn ra mà bảo: "Nếu công tử không trả ngựa cho già thì tai hoạ tới nơi rồi đấy!"

    Vu Viễn nghe vậy cũng nổi lửa giận. Anh ta gọi tới cả chục tên gia đồng giữ chặt con ngựa, còn mình thì bảo bà già: "Ngựa là tôi mua về, bà đi đi, đi mau đi!"

    Bà già bị đuổi ra, Vu Viễn đang cất bước quay vào nhà thì thấy thư đồng, nha hoàn hớt hơ hớt hải từ trong nhà chạy ra, vừa chạy vừa gào: "Cháy, cháy rồi! Mau dập lửa!" Chưa kịp đến chữa cháy, lửa đã từ các phòng phừng phừng cháy lên.

    Ðang lúc Vu Viễn cuống quýt cả lên, bỗng thấy bà lão nghênh ngang đi vào trong sân cởi dây buộc ngựa nhảy lên lưng ngựa tế đi như một trận gió.

    Bà già vừa đi khỏi, lửa cháy đùng đùng cũng tắt ngấm theo.

    Lửa tắt rồi mà đồ đạc trong nhà bị cháy không bao nhiêu. Tuy vậy Vu Viễn nhìn tận mắt nhà mình bị cháy, trong lòng vô cùng phiền não: cũng chỉ vì con ngựa thần kỳ! Ôi!


    ------------------------------------------------

    Thiến Nương Rời Hồn


    Khi Võ Tắc Thiên lên làm Hoàng đế (cướp ngôi nhà Ðường lập ra nhà Châu, làm vua từ 690 đến 705 - ND), ở Hành Châu phát sinh sự việc kỳ quái. Lúc ấy có người tên là Trương Dật làm quan ở Hành Châu. Ông ta không có con trai chỉ có một con gái tên là Thiến Nương (Thiến là xinh đẹp - ND) cực kỳ thông minh. Vương Trụ lớn lên trong nhà Trương Dật, từ lúc nhỏ Trương Dật đã rất ưa thích đứa cháy họ này, thường bảo: "Sau này ta sẽ gã Thiến Nương cho làm vợ". Vương Trụ và Thiến Nương nghe thấy thế thì rất vui sướng. Từ đó hai người đều nghĩ là vĩnh viễn sẽ không bao giờ xa lìa nhau. Ai hay Trương Dật nói thế nhưng đâu có giữ lời, khi hai trẻ lớn lên, người khác tới cầu hôn ông ta bèn đem con gái hứa gả cho người ta. Tin đó truyền về. Thiến Nương và Vương Trụ vô cùng thất vọng, vô cùng đau khổ. Vương Trụ cho là có ở nhà cậu nữa chỉ tổ thêm đau lòng nên bảo với Trương Dật là muốn lên kinh sư làm ăn. Trương Dật giữ ở lại, nhưng Vương Trụ kiên quyết ra đi bèn thuê một con thuyền, sau khi từ biệt Thiến Nương thì lên thuyền đi.

    Tối hôm đó thuyền Vương Trụ đỗ ở bên xóm núi, vì lòng đầy bi thương nên trằn trọc mãi quá nửa đêm chưa ngủ. Bỗng nghe trên bờ có ai gọi tên mình, lắng nghe kỹ dường như giọng Thiến Nương, tiếng gọi giật giọng: "Anh họ ơi, đợi em với!" Tiếng gọi càng lâu càng gần. Vương Trụ vội lên bờ thì thấy Thiến Nương đi chân đất, lạng choạng chạy tới. Vương Trụ mừng quá tưởng hoá điên, nắm chặt tay Thiến Nương hỏi nàng sao lại tới đây. Thiến Nương nhào vào lòng anh ta vừa khóc vừa bảo: "Anh bỏ đi, em không thể xa anh, bất kể xẩy ra chuyện gì, có chết em cũng theo anh!" Nói rồi lại khóc nức lên. Vương Trụ vội vã đỡ Thiến Nương lên thuyền. Sợ ông cậu đuổi theo, ngay đêm đó cho thuyền chèo đi, cũng không dám trở về quê cũ bèn trốn đến Tứ Xuyên, ở ẩn tại đó.

    Vương Trụ và Thiến Nương ở Tứ Xuyên kết làm vợ chồng sống hạnh phúc bên nhau. Năm năm trôi qua, lại sinh được hai đứa con trai. Một hôm Thiến Nương chợt nhớ đến bố mẹ ở quê nhà bèn rơi nước mắt bảo: "Chúng ta xa nhà lâu đến thế chẳng hiểu tình hình ở nhà ra sao, thiếp rất nhớ cha me!" Vương Trụ cũng bảo: "Anh cũng rất nhớ mợ. Chúng ta về thăm nhà đi!"

    Hai vợ chồng thuê một chiếc thuyền đi từ Tứ Xuyên về Hành Châu thăm người thân.

    Sau một tháng đi đường thuyền đến Hành Châu, Vương Trụ để Thiến Nương dưới thuyền rồi tự mình đến nhà Trương Dật trước để thăm thú tình hình. Vừa thấy Trương Dật, Vương Trụ đã ngõ lời xin lỗi vì chưa được cậu mợ đồng ý mà đã lấy Thiên Nương, năm năm qua lại không về thăm nhà. Nghe xong Trương Dật lộ vẻ kinh ngạc và bảo: "Ngươi nói nhăng cuội gì thế? Thiến Nương con gái ta vẫn ở nhà, ốm bệnh đã năm năm nay, giờ con đang nằm ngủ trên giường kia kìa!" Vương Trụ bảo: "Không phải! Thiến Nương đang ở dưới thuyền!" Hai bên nói không khớp nhau, Trương Dật bèn sai người theo Vương Trụ xuống thuyền xem sao. Người kia xuống thuyền thấy Thiến Nương ở dưới thuyền đang chải đầu sửa soạn, thân thể khoẻ mạnh. Nàng còn bảo: "Cha mẹ ta khoẻ cả chứ?" Người đó sợ khiếp chạy về báo với Trương Dật. Còn Thiến Nương ở trong nhà nghe tin cũng từ giường bệnh trở dậy, chải tóc điểm trang, rõ là một người nhiều năm chưa lộ vẻ vui cười.

    Một lát sau, Thiến Nương ngồi kiệu có Vương Trụ đi kèm về tới nhà. Thiến Nương trên kiệu bước xuống còn Thiến Nương kia ở trong phòng vừa ra, hai Thiến Nương ôm chầm lấy nhau rất chặt chẽ và mọi người mắt nhìn thấy hai người nhập làm một. Mọi người xúm lại xem thì thấy Thiến Nương khoẻ mạnh xin đẹp không có gì khác, chỉ có quần áo mặc trên mình là hai bộ quần áo mặc chồng lên nhau.

    Sự việc này vì hơi quái dị, Trương Dật dặn người nhà chớ nên nói lộ ra ngoài. Nhưng vì có một số bà con biết truyện, ít năm sau câu chuyện được tiết lộ ra ngoài. Có người tên là Trần Huyền Hựu biết được câu chuyện này qua cháu họ Trương Dật nên đã ghi chép lại lấy tên truyện là "Ly hồn ký" (chuyện rời hồn). Vì câu chuyện này được lưu truyền nên câu chuyện thật về "Thiến Nương rồi hồn" trở thành câu chuyện hay được truyền bá rộng rãi.

    --------------------------------------------------


    Hà Văn To Gan


    Có một ngôi nhà cao to, cổng lớn sơn đỏ, vàng, cửa màu đen như cặp mắt đen sì. Nhà cửa trông có thần khí lắm vì chủ nhà là một chủ buôn lắm tiền. Về sau nhà buôn thua bán lỗ đành ph ải bán cho một hộ họ Trịnh. Ai nghờ nhà họ Trịnh đến ít lâu thì người nhà đau ốm chết chóc liên hồi, sợ quá không dám ở nữa. Phố phường đồn là ngôi nhà có quỷ. Vì vậy dù họ Trịnh đã đặt giá bán rất rẻ, nhưng chẳng có gan dám bỏ tiền ra mua.

    Ngôi nhà đóng cửa bỏ không.

    Có người tên là Hà Văn rất gan dạ, lại không tin ma quỷ. Nghe nói có ngôi nhà tiện cho việc buôn bán, anh ta bèn mua luôn. Vì nhiều năm không tu sửa, nhà cửa gỉ sét bong tróc cả, tường cổng sơn đỏ loang lổ như bộ mặt rỗ, hai cái vòng cổng như cặp mắt quỷ đen sì sì, tối mò mò. Bước vào cổng lớn, khí lạnh bao trùm, xà cột lổng chổng, tơ nhện phơ phất, khiến người ta phải lạnh xương sống, nổi da gà.

    Cả nhà Hà Văn dọn đến ở.

    Phố phường đều đổ mồ hôi hột vì họ.

    Hà Văn chắp tay sau lưng đi xem xét mọi chỗ. Ban ngày ban mặt chưa thấy động tĩnh gì. Ðến tối sau khi đi ngủ, phảng phất nghe thấy nhà phía bắc có tiếng sột soạt khe khẽ. Sau khi anh mặc áo trở dậy thì tất cả lại lặng lẽ như cũ. Một hôm, chập tối Hà Văn cắp dao ngồi rình trên xà nhà phía bắc. Vừa đúng ngày rằm, ánh trăng từ ngoài cửa sổ rọi vào từng đám, từng đám sáng xanh. Chỗ tối tăm, đồi đạc, tranh trướng, tối mò mò nhìn chẳng rõ gì cả, có lúc lại thấy như quái vật nằm ngang lặng lẽ. Hà Văn im tiếng nín thở, ngồi trên xà nhà không dám nhúc nhích. Vào khoảng canh hai, trong nhà xuất hiện một người. Gã cao cả trượng, mặc áo vàng, đội mũ cao trông giống như quan lớn thăng đường xử án, ngồi ở chính giữa và quát bảo: "Lưng nhỏ, sao trong nhà lại có hơi người sống?"

    Hà Văn gan dạ mà lúc ấy cũng nổi cả gai ốc lên. Cái gã to con kia ai dám bảo gã không xé mình ra làm món điểm tâm! Dù sao cũng phải cẩn thận chớ có lên tiếng! Anh bám chắc lấy xà nhà nằm phục vị, như người chết.

    "Cộc, cộc, cộc" mấy tiếng, Lưng nhỏ xuất hiện. Gã bị gã áo vàng ngăn lại, Hà Văn nhìn không thấy. Chỉ nghe tiếng nói rin rít như tiếng cưa gỗ: "Ở đây làm gì có người sống!"

    Hà Văn mở to mắt định nhìn xem Lưng nhỏ hình dạng ra sao. Ánh sáng xanh loé lên, ánh sáng trắng loé lên, Lưng nhỏ theo đó lẩn mất.

    Ánh trăng xế về tây, trong nhà bóng tối chập chờn, tất cả trở lại trạng thái ban đầu, bốn bề lặng như tờ.

    Không còn gã áo vàng, gã áo trắng, gã áo xanh, dĩ nhiên càng chẳng thấy Lưng nhỏ.

    Ở trên xà nhà, Hà Văn đã khôi phục lại như bình thường, da gà hết nổi, thân mình vươn thẳng, hai mắt sáng quắc. Anh định nói những gì tai nghe mắt thấy cho phố phường biết, chắc chắn mọi người sẽ kinh lạ hết nói. Còn về chuyện khiếp sợ dĩ nhiên không thể nói ra được. Hà Văn định trở về đi ngủ, lại cảm thấy chỉ một chút chuyện cỏn con này đâu có gì để chứng minh nên vẫn cảm thấy không thoả mãn.

    Hà Văn lại làm chuyện ghê người vì xưa nay anh vẫn là người bạo gan.

    Anh nhảy trên xà nhà xuống, bắt chước như quan lớn, khệnh khà khệnh khạng bước tới chính giữa nhà, bắt chước y như gã áo vàng, gã áo xanh, gã áo trắng thăng đường. Anh hắng giọng quát gọi: "Lưng nhỏ!"

    "Cộc, cộc, cộc!" từ góc nhà nhảy ra một người lùn bé tẹo. Anh đã nhìn rõ, gã đầu to lưng nhỏ giống như cái gậy gỗ. Té ra đầy là Lưng nhỏ!

    Hà Văn bắt chước giọng lưỡi gã áo vàng, áo trắng, áo xanh hỏi: "Kẻ mặc áo vàng là ai?" "Là Kim Tử, chôn ở chân tường mé tây nhà." Lưng nhỏ khọt khẹt trả lời.

    "Kẻ mặc áo xanh là ai?"

    "Là Tiền tử. Ở phía trước nhà, bên giếng năm bước."

    "Kẻ mặc áo trắng là ai?"

    "Là Ngân Tử. Ở góc tường phía đông dưới chân cột."

    "Mày là ai?" Hà Văn truy hỏi một câu.

    "Tôi là cây gậy, dưới ông Táo." Lưng nhỏ lăn lông lốc trên mặt đất, lăn đến bên vách mất hút.

    Lúc ấy trời đã mờ mờ sáng. Các đồ đặc trong nhà từng thứ từng thứ hiện rõ dần, trở lại cảnh tượng yên tĩnh, bình yên như thường, tựa hồ không từng xảy ra chuyện bất thưo8`ng nào.

    Hà Văn lòng tràn trề vui sướng về phòng, lẳng lặng không nói gì chỉ khò khò làm thẳng một giấc. Ðợi mặt trời lên cao ở phía đồng, anh lấy xẻng cuốc ra đào ở bức tường mé tây nhà được năm trăm cân vàng choé, lại đào ở chân cột tường phía đông bắc cũng lại được năm trăm cân bạc trắng xoá, lại còn hơn mười triệu tiền đào được cạnh giếng trước nhà năm bước. Anh lại xuống chỗ ồng đầu rau tìm, quả nhiên tìm thấy một cây gậy gỗ đầu to lưng nhỏ hình dạng giống cái chày người ta vẫn dùng đập quần áo giặt hay chày giã lương thực. Gã suốt n gày không biết nói, đến tối gã mới "cộc, cộc" nhảy ra thành Lưng nhỏ.

    Hà Văn quẳng Lưng nhỏ vào lửa thiêu đi, cháy chả khác gì một thanh củi.

    Từ đó trở đi trong nhà hết những tiếng sột soạt đáng sợ, mọi người ở trong nhà đều rất bình yên. Cổng sơn đỏ trước nhà lại khôi phục được khí thế như ngày trước.
    __________________

    Sưu tập TTC
    Last edited by Bin571; 16-11-2007 at 07:19 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •