Hoàng Đế Âm Phù kinh

Thượng thiên

Quan thiên chi đạo, chấp thiên chi hành, tận hỷ.
(Xem xét đạo trời, cứ làm theo sự vận hành của trời, như vậy là biết hết rồi vậy)

Thiên hữu ngũ tặc, kiến chi giả xương.
(Trời có ngũ tặc, thấy được nó là tốt)

Ngũ tặc tại tâm, thi hành ư thiên.
(Ngũ tặc ở trong tâm, mà thi hành là do trời)

Vũ trụ tại hồ thủ, vạn hóa sinh hồ thân.
(Vũ trụ ở trong lòng bàn tay, mà thân biến hóa sinh vạn thứ)

Thiên tính nhân dã. Nhân tâm cơ dã. Lập thiên chi đạo, dĩ định nhân dã.
(Tính trời là tính người. Lòng người là máy móc. Lập ra đạo trời là để định tính người.)

Thiên phát sát cơ, tinh thần ẩn phục (di tinh dịch tú).
(Trời phát ra sát cơ là ẩn phục trong tinh tú (do tinh tú dời đổi))

Địa phát sát cơ, long xà khởi lục. Nhân phát sát cơ, thiên địa phản phúc.
(Đất phát sát cơ thì rồng rắn nổi lên mặt đất. Người phát sát cơ thì trời đất tráo trở)

Thiên nhân hợp phát, vạn hóa định cơ.
(Trời và người cùng hợp phát thì vạn thứ hóa sinh định được nền tảng)

Tính hữu xảo chuyết, khả dĩ phục tàng.
(Tính có khéo có vụng, có thể che giấu được)

Cửu khiếu chi tà. Tại hồ tam yếu, khả dĩ động tĩnh.
(Điều sai quấy của chín lỗ là do động tĩnh của ba chỗ quan trọng)

Hoả sinh ư mộc, họa phát tất khắc.
(Hoả sinh từ mộc nhưng một khi phát ra tai họa thì có thể khắc)

Gian sinh ư quốc, thời động tất hội.
(Gian tà sinh từ quốc, đến thời phát động sẽ gặp)

Tri chi tu luyện, vị chi thánh nhân.
(Biết tu luyện những điều này thì gọi là thánh nhân)

Trung thiên


Thiên sinh thiên sát, đạo chi lý dã.
(Trời sinh trời diệt, là lý lẽ của đạo vậy)

Thiên địa vạn vật chi đạo; vạn vật, nhân chi đạo; nhân, vạn vật chi đạo; tam đạo ký nghi, tam tài ký an.
(Trời đất là kẻ trộm của vạn vật, vạn vật là kẻ trộm của người, người là kẻ trộm của vạn vật, ba kẻ trộm này mà thích nghi được với nhau thì tam tài được yên)

Cố viết : Thực kỳ thời, bách hài lý; động kỳ cơ, vạn hóa an.
(Cho nên nói : Khi ăn cái gì là chăm chút trăm thứ hình hài; bộ máy của nó chuyển động thì vạn vật sinh sôi nảy nở)

Nhân tri kỳ thần chi thần, bất tri kỳ bất thần chi sở dĩ thần dã.
(Người ta chỉ biết điều thần diệu là sự thần diệu, mà không biết sự thần diệu của điều không thần diệu.)

Nhật nguyệt hữu số đại tiểu hữu thịnh. Thánh công sinh yên. Thần minh xuất yên.
(Mặt trời mặt trăng đều có số của nó, vật lớn nhỏ đều đã được định như vậy. Là do công của thánh nhân mà ra. Là do thần minh hiển lộ ra.)

Kỳ đạo cơ dã, thiên hạ mạc năng kiến, mạc năng tri.
(Việc trộm cắp ấy là bộ máy, mà thiên hạ không thể thấy được, không thể biết được)

Quân tử đắc chi cố cung, tiểu nhân đắc chi khinh mệnh.
(Quân tử được nó thì thân vững bền, tiểu nhân được nó thì khinh rẻ mạng sống)

Hạ thiên

Cổ giả thiện thính, lung giả thiện thị.
(Người mù thì nghe giỏi, người điếc thì thấy hay)

Tuyệt lợi nhất nguyên, dụng sư thập bội; tam phản trú dạ, dụng sư vạn bội.
(Dứt bỏ một nguồn lợi thì dụng sư mạnh hơn mười lần, ngày đêm quay lại xem xét mình thì dụng sư mạnh hơn vạn lần)

Tâm sinh ư vật, tử ư vật, cơ tại mục.
(Tâm sinh từ vật, chết vì vật, động cơ là do mắt)

Thiên chi vô ân nhi đại ân sinh, tấn lôi liệt phong, mạc bất xuẩn nhiên.
(Điều tưởng như không có ân đức của trời chính là sinh ra ân đức lớn, sấm chớp dữ tợn, gió thổi vùn vụt cũng không phải là điều ngu xuẩn đâu)

Chí lạc tính dư, chí tĩnh tính liêm.
(Vui sướng thì tính dư thừa, yên tĩnh thì tính liêm khiết)

Thiên chi chí tư, dụng chi chi công.
(Sự rất riêng tư của trời đem ra thực hiện chính là sự chí công)

Cầm chi chế tại khí, sinh giả tử chi căn, tử giả sinh chi căn. Âm sinh ư hại, hại sinh ư ân.
(Khống chế cầm giữ là ở khí, sống là gốc của chết, chết là gốc của sống. Ân tình sinh ra từ sự tổn hại, sự tổn hại sinh ra từ ân tình)

Ngu nhân dĩ thiên địa văn lý thánh, ngã dĩ thời vật văn lý triết.
(Người ngu thì lấy văn vẻ của trời đất xem thánh nhân, còn ta lấy văn vẻ theo thời mà xem xét sáng suốt)

Nhân dĩ ngu ngu thánh, ngã dĩ bất ngu ngu thánh.
(Người ta lấy điều ngu muội đo lường bậc thánh, còn ta lấy điều không ngu muội đo lường bậc thánh)

Nhân dĩ kỳ kỳ (kỳ) thánh, ngã dĩ bất kỳ kỳ (kỳ) thánh.
(Người ta trông chờ điều kỳ lạ ở thánh nhân, còn ta trông chờ điều không kỳ lạ ở thánh nhân)

Cố viết : Trầm thuỷ nhập hỏa, tự thủ diệt vong.
(Cho nên viết : Trầm nước nhập lửa là tự giành lấy sự diệt vong)

Tự nhiên chi đạo tĩnh, cố thiên địa vạn vật sinh.
(Đạo của tự nhiên thì yên tĩnh, cho nên trời đất vạn vật sinh sôi)

Thiên địa chi đạo tẩm. Cố âm dương thắng.
(Đạo của trời đất thấm nhuần khắp nơi. Vì vậy âm dương hơn thua với nhau)

Âm dương tương thôi, nhi biến hóa thuận hĩ.
(Nhờ âm dương tương thôi mà sự biến hóa được thuận)

Thị cố thánh nhân tri tự nhiên chi đạo bất khả vi, nhân chi uế chi.
(Cho nên thánh nhân biết không thể trái ngược với đạo của tự nhiên được, vì vậy ước chế theo nó)

Chí tĩnh chi đạo, luật lịch sở bất năng khế.
(Sự cực yên tĩnh của đạo thì luật lịch không thể khế hợp)

Viên hữu kỳ khí, thị sinh vạn tượng. Bát quái giáp tý, thần cơ quỷ tàng.
(Do vậy mới có khí cụ kỳ lạ sinh ra muôn hình tượng. Như các môn bát quái giáp tý, quỷ thần ẩn chứa bên trong)

Âm dương tương thắng chi thuật, chiêu chiêu hồ tấn hồ tượng hĩ.
(Học thuật âm dương sinh khắc bộc lộ ra ở các hình tượng và sự tiến triển)

Nguồn: http://antruong.free.fr/hoangdeamphukinh.html