NHỮNG KẾT LUẬN RÚT RA TỪ HOẠT ĐỘNG TÂM LINH
CỦA NHÀ NGOẠI CẢM NGUYỄN TUẤN THANH

TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA NGƯỜI ÂM

Khi làm các phép tiếp dẫn siêu thoát cho các linh hồn, ông Nguyễn Tuấn Thanh nhận thấy rằng có những linh hồn siêu thoát dễ dàng, nhưng cũng có những linh hồn không thể siêu thoát được.

Những linh hồn dễ siêu thoát nhất là của các nhà tu hành, các tu sĩ, những người sùng đạo, họ sẽ được các vị Phật, Thánh phù độ để được về các cõi giới theo tôn giáo, môn phái của mình.

Những linh hồn vô thần, trong cuộc đời không tu hành, hoặc chỉ có tín ngưỡng gia tiên, thì có những tổ chức xã hội của người Âm tiếp nhận, như: Thần Hoàng Bổn Cảnh (của các vị liệt thánh của địa phương cai quản), Băng Đảng Đại Càn (của các thủ lĩnh môn phái, các thủ lĩnh xã hội cai quản), và Tổ Chức Ngũ Hành (tổ chức bình đẳng tập hợp nhiều thành phần xã hội cai quản).v.v...

Rất hiếm các linh hồn cô đơn, hồn đơn phách chiếc, nếu có thì sẽ rất khó tiếp dẫn siêu thoát.

Trường hợp người có vong theo không phải là ít, và không phải hoàn toàn bất lợi. Bởi vì có những linh hồn của gia tiên luôn đi theo người thân để phù độ, trợ giúp trong những tình huống khó khăn.

Những trường hợp người Dương bị người Âm quấy nhiễu, đeo bám, sinh bệnh tật, ngăn trở công việc v.v… thường là những ân oán của tiền kiếp, hoặc nghiệp quả, hoặc bị thư ếm v.v… Khi đó phải có phép hóa giải phù hợp, và thông thường là xin phép và gởi gắm cho các vị cai quản của các tổ chức xã hội của người Âm. Hầu hết các trường hợp do ông Nguyễn Tuấn Thanh thực hiện theo phương pháp này đã thành công.

Không chỉ thành công trong nước, chúng tôi được biết ông Nguyễn Tuấn Thanh và một số nhà ngoại cảm đã nhận lời mời sang giúp nước bạn Campuchia, hóa giải siêu thoát cho hàng ngàn linh hồn nạn nhân của một trại tập trung, đã chết dưới thời Khơ Me đỏ.

SỰ THỐNG NHẤT CỦA CÁC TÔN GIÁO

Mỗi tôn giáo đều có những mục tiêu, tôn chỉ và hình thức tổ chức khác nhau. Tu sĩ của mỗi tôn giáo thường suốt đời phụng sự cho tôn giáo của mình, chứ chưa bao giờ có tu sĩ phụng sự cho hai tôn giáo cùng một lúc.
Trường hợp của ông Nguyễn Tuấn Thanh, một nhà tâm linh theo Phật Pháp đã bước sang nghiên cứu Thánh kinh, có đức tin Kitô, và được hưởng hồng ân Thiên Chúa để cứu giúp các Giáo dân là một hiện tượng tâm linh lạ lùng nhất mà người viết từng gặp.

Hai tôn giáo là Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo, tuy có hai hình thức, hai tổ chức, hai phương pháp, hai tư tưởng, hai thần tượng khác nhau, nhưng cuối cùng đã có một hiệu quả giống nhau. Điều này cho chúng ta một giả định: Phải chăng các tôn giáo trên thế giới đều có chung một quy luật? một nguồn gốc?

Các tôn giáo có những đặc điểm chung như sau:

1. Thần tượng tôn giáo xuất thân là con người:

- Phật Thích ca sinh năm 566, mất năm 486 (trước Công nguyên)
- Chúa Giê-su sinh năm 7 trước Công nguyên, mất năm 30 sau Công nguyên)
- Thánh Allah Muhammad (570 – 632) (sau Công nguyên)

2. Thần tượng tôn giáo có khả năng ngoại cảm

Phật Thích ca nhiều năm tu khổ hạnh gần kề cái chết, sau đó ngồi dưới gốc một cây Bồ-đề và nguyện sẽ nhập định không rời chỗ ngồi, sau 49 ngày thiền định đạt giác ngộ hoàn toàn ở tuổi 35. Thiền định được xem là một trong những phương pháp tu luyện ngoại cảm rất công hiệu.

Có 70 môn đồ của Chúa Giê-su trong đó có Gia-cơ em của Chúa, Mark, Luca, Mary Magdalene..., những người này theo Chúa Giê-xu trong các chuyến du hành của Ngài và họ chứng kiến khi Ngài giảng dạy và làm nhiều phép màu. Sau khi Chúa Giê-xu bị đóng đinh, các môn đồ chứng kiến Ngài đã sống lại từ cõi chết.

Thánh Allah Muhammad là một nhà tiên tri, đã nhận được thông tin ngoại cảm để viết nên những lời giáo lý Hồi Giáo nổi tiếng, được gọi là Kinh Ko-ran.

Các nhà ngoại cảm đã được giới thiệu trên TGBN đều có những nguyên nhân xuất hiện khả năng ngoại cảm tương tự như trên.

3. Thần tượng tôn giáo là một người từ tâm

Trong giáo lý và những lời dạy của các vị Phật, Chúa, Thánh Allah luôn luôn nhắc nhở việc tu nhân tích đức, làm từ thiện, và cứu giúp đồng loại. Chữ Tâm là nội dung được đề cao nhất trong mọi giáo lý.

4. Thần tượng tôn giáo đều có Đấng Bề Trên cao hơn

- Phật Thích ca vẫn xem Trời là bậc tối cao.
- Chúa Giê-su là Đức Con, thừa hành quyền năng của bậc cao hơn là Đức Cha
- Thánh Allah truyền lại lời sấm giảng từ Đấng Bề Trên

Như vậy các thần tượng tôn giáo chúng ta tôn thờ hiện tại vẫn không vượt ra ngoài vũ trụ mà chúng ta hiện nay đang tồn tại, và vẫn tuân theo các quy luật vận động của vũ trụ, đó là quy luật Sinh, Hoại, Trụ, Diệt.