1. PHẦN DẪN NHẬP
1.1. NGUỒN GỐC
- Từ năm 1974, một số Đại-học Y-khoa Trung-Quốc dùng Dịch Cân kinh làm khóa bản giảng dạy cho các thầy Tẩm-quất (Kinésithérapeutre) và Bác-sĩ Thể-thao để luyện lực phục hồi sau khi trị bệnh bị tiêu hao chân khí. Tài liệu còn dùng trị bệnh kết hợp Tây-y, Trung-dược, Châm-cứu
- Đến Đại hội Y-khoa toàn quốc năm 1985 tại Trung-Quốc, các trường Đại-học Y-khoa trao đổi kinh nghiệm, đã chú giải, phân tích, tước bỏ phần có hại, hoặc không có kết quả đi. Từ đấy Dịch Cân kinh được giảng dạy chung với một số bộ Khí-công khác, theo thứ tự là:
o Dịch Cân kinh
o Tráng yêu bát đoạn công, (8 thức luyện cho lưng khỏe)
o Ngũ cầm công, (năm thức luyện nhái theo 5 loại thú)
o Bát đoạn cẩm, (8 thức Khí-công đẹp như gấm)
o 24 thức luyện công của Trần Hy-Di
o Nội đơn thuật (căn cứ vào Kinh Dịch, Đạo Đức kinh)
o Thất diệu pháp môn (bẩy phép luyện công tuyệt diệu)
- Sở dĩ Dịch Cân kinh được đưa lên hàng đầu vì những lý do sau:
o Dễ luyện
o Luyện mau kết quả
o Khi luyện dù trẻ con, dù người già, dù ngộ tính kém cũng thu được kết quả
o Dù luyện sai, chỉ thu kết quả ít, chứ không sợ nguy hiểm



1.2. NỘI DUNG
- Bản Dịch Cân kinh mà các Đại-học Y-khoa Trung-Quốc dùng là cổ bản từ cuối đời Minh, đầu đời Thanh, lưu truyền tới nay. Nội dung Dịch Cân kinh chia ra làm 12 thức. Mỗi thức gồm nhiều câu Khẩu-quyết, theo thể văn vần để dễ nhớ. Tôi không phiên âm, cũng như dịch nguyên văn, vì tối vô ích. Tôi chỉ giảng nghĩa, phân tích các câu quyết đó rất chi tiết. Tuy nhiên sau mỗi thức tôi cũng chép nguyên bản bằng chữ Hán, cũng như hình vẽ trong cổ bản để độc giả tham chước. Về tên mỗi thức, tôi không theo cổ bản mà theo bản của các Đại-học Y khoa Trung-Quốc.
- Cũng như tất cả thư tịch Trung-Quốc, trải qua một thời gian dài, các câu Khẩu-quyết này bị nạn tam sao thất bản. Khi san định, phân tích để đem làm tài liệu, ban tu thư các Đại-học đã vứt bớt đi hầu hết các bản, chỉ nghiên cứu 27 bản mà thôi. Phần tôi trình bầy đây là theo bản của Đại-học Y-khoa Thượng-Hải và tham chước bản của các Đại-học Thành-Đô, Giang-Tô, Bắc-Kinh, Vân-Nam.
- Mỗi thức gồm có:
o Động tác và tư thế, để chỉ thế đứng khởi đầu, rồi các động tác biến hóa, thở hít.
o Hiệu năng (actions), để chỉ tổng quát của kết quả đạt được nếu luyện đúng.
o Chủ trị (Indications). Tôi dùng chữ Chủ-trị sát nghĩa hơn là chữ Chỉ-định
o Vị trí, huyệt vị. Mỗi khi định vị trí trên cơ thể, tôi diễn tả rất chi tiết, để đọc giả có thể luyện một mình. Tuy nhiên tôi lại mở ngoặc định rõ chỗ ấy thuộc kinh nào, huyệt nào, để các vị Bác-sĩ, Châm-cứu gia, Võ-sư, dễ nhận hơn. Độc giả chẳng nên thắc mắc làm gì.


2. PHẦN CHUẨN BỊ
2.1. ĐIỀU KIỆN ĐỂ LUYỆN
- Từ sáu tuổi trở lên
- Chỗ luyện phải thoáng khí, không bị nhiễu loạn vì tiếng động, không nóng hay lạnh quá (20 đến 30 độ C)
- Ăn vừa đủ no, không đói quá, không no quá, không say rượu
- Y phục rộng
- Giải khai đại tiểu tiện trước khi luyện
- Luyện từng thức theo thứ tự
- Không nhất thiết phải luyện đủ 12 thức một lúc
- Khi mới luyện, luyện từng thức một. Tỷ dụ hôm nay luyện thức thứ nhất. Ngày mai ôn lại thức thứ nhất, rồi luyện sang thức thứ nhì. Ngày thứ ba ôn lại hai thức đầu rồi luyện thức thứ ba
- Mỗi ngày luyện một hay hai lần
- Trong toàn bộ tôi dùng chữ :
o Thổ nạp để chỉ thở hít hay hô hấp
o Thổ (hô) để chỉ thở ra. Còn gọi là thổ cố nạp tân (thở khí cũ ra, nạp khí mới vào)
o Nạp (hấp) để chỉ hít vào. Thổ nạp dài ngắn tùy ý, không bắt buộc
o Dẫn khí, tức dùng ý dẫn khí, hay tưởng tượng dẫn khí theo hướng nhất định

2.2. TRƯỜNG HỢP KHÔNG NÊN LUYỆN
- Đang bị cảm, cúm, sốt
- Bị thương các vết thương chưa đóng sẹo
- Phụ nữ có thai từ 3 tháng trở đi (Phụ nữ đang cho con bú luyện rất tốt)
- Ăn no quá hay đói quá
- Sau khi làm việc quá mệt

2.3. TƯ THÚC DỰ BỊ LÚC MỚI LUYỆN
- Đứng: thân ngay thẳng tự nhiên
- Hai chân mở vừa tầm, rộng bằng hai vai
- Gối, bàn chân tự nhiên, thẳng
- Hai vai, tay buông thõng, hai bàn tay khép nhẹ
- Mắt nhìn thẳng phía trước, không lưu ý vào hình, cảnh
- Tiến hành toàn thân buông lỏng: Mắt đầu, cần cổ, hai vai, hai tay, ngực, lưng, bụng, đùi, chân...
- Buông lỏng hay còn gọi là phóng túng, nghĩa là thả cho cơ thể tự do, không cố gắng, không chú ý, không suy nghĩ
- Ý niệm: thần tĩnh, không suy nghĩ, không chú ý đến âm thanh, mầu sắc, nóng lạnh
- Hơi thở bình thường. Đây là tư thức căn bản, lấy làm gốc khởi đầu cho nhiều thức. Tất cả các thức Dịch Cân kinh đều là Lập thức (thức đứng). Không có Ngọa thức (thức nằm) và Tọa thức (thức ngồi)

2.4. HIỆU NĂNG
- Điều thông khí huyết
- Tăng vệ khí
- Ích tủy thiêm tinh
- Kiên cân, ích cốt
- Gia tăng chân-nguyên khí
- Minh tâm, định thần
- Giữ tuổi trẻ lâu dài
- Gia tăng nội lực

2.5. CHỦ TRỊ
- Có thể trị độc lập, hay phụ trợ cho việc trị bệnh bằng bất cứ khoa nào: Tây-y, Châm-cứu, Trung-dược v.v.
- Phục hồi sức khỏe sau khi trị bệnh
- Trị tất cả các bệnh khí: khí hư, bế khí, khí hãm
- Trị tất cả các bệnh về huyết: huyết hư, bần huyết
- Trị tất cả các chứng phong thấp
- Trị tất cả các bệnh về thần kinh
- Trị tất cả các bệnh tâm, phế

2.6.THU CÔNG
Kính thưa Quý-vị, kinh nghiệm giảng huấn Khí-công mà chúng tôi thu được :
- Dù tuổi trẻ, dù cao niên
- Dù tư chất cực thông minh hay bình thường
- Dù người mới tự luyện
- Dù những vị Bác-sĩ thâm cứu Trung-y, dù các vị lương y
- Dù các võ sư, hay huấn luyện viên võ thuật
Sau khi tập ngoại công, luyện nội công, luyện khí công xong, thì chân khí nảy sinh. Chân khí nảy sinh, cần quy liễm lại, thì mới không bị chạy hỗn loạn. Vì vậy Quý-vị cần hướng dẫn cho thân chủ thu công. Đây là kinh nghiệm đặc biệt của chúng tôi, sau nhiều năm giảng dạy y học, võ học, thiền công và khí công. Phương pháp thu công, chúng tôi chép vào cuối tập tài liệu này.
3. PHẦN LUYỆN TẬP
3.1. Thức thứ nhất: Cung thủ đương hung (Chắp tay ngang ngực)
3.1.1. ĐỘNG TÁC, TƯ THẾ
o Tý tiền bình cử (hai tay đưa ngang về trước), hai tay duỗi thẳng, hai bàn tay từ từ úp vào nhau, rồi đưa lên tới vị trí ngang ngực. (H1)




o Cung thủ hoàn bao (vòng tay khép lại): cùi chỏ từ từ co lại, cho đến khi hai cánh tay ép nhẹ vào thân. Hai bàn tay hướng thượng. Hai vai hạ xuống, xả khí trong lồng ngực. Xương sống buông lỏng. Khí trầm đơn điền. Lưỡi đưa sẽ chạm lên nóc vọng (palais). Giữ tư thức từ 10 phút đến một giờ, mắt như nhìn vào cõi hư vô, hoặc nhìn vào một vật thể thức xa. Cứ như vậy trong khoảng một thời gian nhất định, tâm trung cảm thấy thông sướng. Đó là cách thượng hư hạ thực.(H2)




3.1.2. HIỆU NĂNG
o Trừ ưu, giải phiền,
o Giao thông tâm thận
3.1.3. CHỦ TRỊ
o Mất trí nhớ, tim đập thất thường
o Dễ cáu giận
o Nóng nảy, thiếu kiên nhẫn
o Trong lòng lo sợ vô cớ
o Thận chủ thủy, tâm chủ hỏa. Khi tâm thận bất giao, tức thủy không chế được hỏa, sẽ sinh mất ngủ, mất trí nhớ. Thức này có thể điều hòa tâm thận.

3.2. Thức thứ nhì: Lưỡng kiên hoành đản (Hai vai đánh ngang)
3.2.1. ĐỘNG TÁC, TƯ THẾ
o Án chưởng hành khí ( án tay, khí lưu thông), tiếp theo thức thứ nhất, hai bàn tay từ hợp rời nhau, úp xuống tới bụng, rồi đưa ra sau lưng (H3), đồng thời ý-khí theo bàn tay trầm đơn điền.




o Lưỡng tý hoành đản ( hai tay ngang vai), hai tay từ từ đưa lên ngang vai, hai bàn tay hướng lên trời, mắt khép lại, dùng ý dẫn khí phân ra hai vai, bàn tay. Mắt từ từ mở ra. Lưỡi từ nóc vọng hạ xuống. Ý khí trên đầu, hông, đùi buông lỏng. Giữ tư thức càng lâu càng tốt.(H4)





3.2.2. HIỆU NĂNG
o Tráng yêu, kiên thận (làm cho lưng mạnh lên, giữ thận chắc chắn.)
o Xả hung lý khí ( làm cho lồng ngực mở ra, giữ khí điều hòa)
3.2.3. CHỦ TRỊ
o Trị chứng yếu thắt lưng
o Bảo vệ thận
o Trị chứng uất kết lồng ngực (thần kinh)
o Giữ toàn thể xương sống khi bị yếu (sau khi bệnh, tuổi già)
3.2.4. NGUYÊN BẢN




3.3. Thức thứ ba: Chưởng thác thiên môn (Hai tay mở lên trời)
3.3.1. ĐỘNG TÁC, TƯ THẾ
o Cử tý triển mục (nâng tay, phóng mắt) : đưa tay, mở mắt, tiếp theo thức thứ 2, hai tay đưa thẳng lên trời, hai lòng bàn tay đối nhau. Đồng thời ngửa mặt nhìn trời (H5). Giữ tư thức dài, ngắn tùy hoàn cảnh. Như nhìn trời lâu mỏi mắt, thì hai mắt khép nhỏ lại dùng ý dẫn khí, tưởng như dẫn thiên khí vào não, theo xương sống (Đốc-mạch) tới ngang thắt lưng (huyệt Mệnh-môn) rồi tỏa nạp sang thận




o Chưởng thác Thiên-môn (chưởng xuyên cửa trời) : chưởng thác thiên môn: Tiếp theo, ngửa hai bàn tay lên trời, các ngón hai bàn tay đối nhau. Lưỡi từ từ nâng lên. Mặt nhìn trời, hướng vào chân trời xa xa (H6). Luyện càng lâu càng tốt. Khi mắt mỏi, thì từ khép nhỏ lại, tưởng tượng nhìn thấy đôi mắt trời.




o Phủ chưởng quán khí (úp chưởng thu khí) : tiếp theo thức trên, hai chưởng quay ngược hướng hạ. Hai cùi chỏ vòng như vòng cung. Đầu, cổ thẳng, mắt nhìn về trước, lưỡi hạ xuống (H7). Khi trở chưởng, ý niệm tưởng tượng thu được thiên khí, chuyển thẳng xuống ngang lưng; rồi lại thu thiên khí vào bàn tay nhập não (huyệt Bách-hội), qua hầu đưa tới hậu môn (huyệt Hội-âm).




o Những vị bị huyết áp cao, thì dẫn khí từ hậu môn xuống lùi, rồi tỏa xuống bàn chân, đưa xuống đất.
o Án chưởng tẩy tủy (án tay, tẩy tủy) : tiếp theo thức trên, hai tay từ từ hạ xuống tới bụng, rồi buông thõng (H3). Ý niệm khí từ não (huyệt Bách-hội) theo não, dọc xương sống (Đốc- mạch) xuống xương cụt, đùi, bắp chân, thoát ra bàn chân.
3.3.2. HIỆU NĂNG
o Ích tủy kiên thận
3.3.3. CHỦ TRỊ
o Trị đau ngang lưng,
o Đau phía sau vai,
o Trị tất cả các bệnh phiền táo, cáu giận
o Nữ kinh nguyệt thất thường
o Nam khó khăn sinh lý
o Hay quên
o Trẻ con chậm lớn
o Thần kinh suy nhược
3.3.4. NGUYÊN BẢN




3.4.Thức thứ tư: Trích tinh hoán đẩu (Với sao, đổi vị)
3.4.1. ĐỘNG TÁC, TƯ THẾ
o Chỉ thủ kích thiên (bàn tay chỉ trời) : tiếp theo thức trên, chưởng phải di chuyển tới vị trí ngang lưng, úp bàn tay vào sống ngang lưng (huyệt Lao-cung áp vào huyệt Mệnh-môn). Đồng thời tay trái đưa lên cao, chưởng mở rộng hướng sang phải . Lưỡi từ từ nâng cao. Mắt nhìn vào tay. (H8). Thức này phải buông lỏng cần cổ, dẫn khí từ não (huyệt Bách-hội) theo xương sống (Đốc-mạch tới huyệt Mệnh-môn)




o Phủ chưởng quán khí (úp chưởng thu khí) : tiếp thức trên, chưởng trái hơi hạ xuống, đầu cổ ngay. Đỉnh lưỡi từ từ hạ xuống. Hai mắt nhìn thẳng, hơi khép lại. (H9). Ý niệm khí từ lưng bàn tay trái thoát ra
o Án chưởng tẩy tủy (giữ bàn tay, tẩy tủy) : tiếp theo thức trên, tay trái từ từ hạ xuống ngực, bụng (H10).Ý niệm như trên.




3.4.2. HIỆU NĂNG
o Điều lý tỳ vị (điều hòa khí tỳ vị)
3.4.3. CHỦ TRỊ
o Trị tất cả các bệnh tỳ vị, ruột
o Trị các bệnh vai, cổ, lưng
3.4.4. NGUYÊN BẢN