PHÁP THÂN

( DHARMAKAYA )



Pháp Thân là cái Thân Thanh Tịnh cùng khắp Pháp giới.


Pháp Thân cũng là 1 trong 3 Thân của Phật là: Pháp Thân, Báo Thân và Ứng Hoá Thân.


Pháp Thân cũng tức là Tánh rỗng rang rộng mở vô biên của Tâm, trí huệ vượt khỏi mọi điểm quy chiếu.


Pháp Thân là Thân tuyệt đối, chỉ rõ 1 trạng thái vượt lên bất kỳ sự xác định nào về Không gian hay Thời gian, tương ứng với Tánh Không ( Sunyata ).


Pháp Thân là Thân bằng Tự Tánh - Là Chơn Tịnh Pháp Giới, lìa tướng vắng lặng đủ công đức Chơn Tịnh, là cái Thật Tánh đối với tất cả Pháp vẫn bình đẳng ở cõi Thường Tịch Quang. Thọ mệnh của Pháp Thân không có lúc bắt đầu ( vô thuỷ ), không có lúc cùng tận ( vô chung ). Pháp Thân lấy Lý Chơn Như làm thọ mạng.
Pháp Thân: Chân-Thân của Phật, đầy đủ vô lượng pháp Công Đức. Còn gọi là “ Tự Tính Thân ” là thể tính Chân Như Pháp Giới Thanh Tịnh, Bình Đẳng của hết thảy Pháp.


Pháp Thân cũng tức Chơn Thân ( Thân này, lúc nào cũng thường trụ, không sanh, không diệt....), tức cái thể của Pháp Tánh ( cái thật thể của các chúng sanh và các sự vật. Cái Bổn tánh của các Pháp vốn là Không....), Pháp Thân không dính mắc vào Tứ Khổ ( sanh, lão, bệnh, tử ). Nó không lớn, không nhỏ, không đen, không trắng, không có đạo, không vô đạo....Nó tự nhiên trường tồn, không thay đổi dù Phật có ra đời hay không ra đời.


Pháp Thân có đủ Ngũ Phần: Giới, Định, Huệ, Giải Thoát, Giải Thoát Tri Kiến. Đó là 5 thứ Công Đức, hiệp thành Pháp Thân của Phật.


Pháp Thân có đủ 5 thứ ( Ngũ Chủng Pháp Thân ): Pháp Tánh Sanh Thân, Công Đức Pháp Thân, Biến Hoá Pháp Thân, Hư Không Pháp Thân, Thật Tướng Pháp Thân.



*Kinh Kim Quang Minh có ghi về Nhị Pháp Thân:

1.Lý Pháp Thân:
Là cái Lý Tánh đã sẵn giác ngộ, Phật và chúng sanh đều có đủ. Nhưng ở chúng sanh, cái Pháp Thân ấy còn bị màn vô minh che khuất, nên chưa hiểu ra.


2.Trí Pháp Thân:
Là cái Pháp Thân nhờ sự tu trì mà được viên mãn, bèn khế hợp với Lý Pháp Thân.


Kinh " Bồ Tát Anh Lạc Kinh " có ghi rằng: Quả của Pháp Thân và Ứng Hoá Pháp Thân.