Y học cổ truyền cho biết thịt cầy vị mặn, chua, tính ấm. Tác dụng bổ trung ích khí (bồi bổ hệ tiêu hóa), ôn thận tráng dương (ấm thận cường dương), cố tinh chỉ di (củng cố và chống di tinh)...

Phụ tử - gừng lùi tiềm (tần) thịt cầy:
Gừng tươi 150g lùi chín, thịt cầy 1kg xắt nhuyễn. Trước tiên đổ dầu đậu phộng vừa đủ vào nồi, cho tỏi vào xào sơ, thêm nước vừa đủ, cho thịt cầy vào.
Phụ tử chế 15g, gừng lùi cắt lát, nấu chung trong 2 giờ, chia đều ăn nóng cho mỗi bữa ăn. Chủ trị liệt dương không cương, tinh loãng, lạnh, trong (không ấm, trong hơn), lưng gối ê mỏi, tay chân không ấm.
Trong bài Phụ tử chế giúp ôn thận tráng cường (ấm thận cường dương), khu hàn giảm đau. Gừng lùi có công năng ôn trung tán hàn (làm ấm hệ tiêu hóa, trừ lạnh), ích tỳ thận, đối với các chứng phế hay thận hư hàn đều có hiệu quả.


Canh song pín tráng dương:
Ngầu pín (dương vật và tinh hoàn) 100g, dùng nước ngâm nở, bỏ sạch biểu bì (lớp da ngoài), bổ làm đôi dọc theo chiều dài, dùng nước rửa sạch, dùng nước nguội ngâm độ 30 phút. Cẩu pín (dương vật và tinh hoàn) 10g, dùng dầu chiên giòn, dùng nước ấm ngâm khoảng 30 phút, chà rửa khô sạch.
Thịt dê 100g sau khi rửa sạch, trụng qua nước sôi loại bỏ các sợi máu, rồi rửa trong nước nguội sử dụng sau.
Ngầu pín, cẩu pín và thịt dê cho vào nồi, thêm nước nấu sôi, vớt váng; Thêm hoa tiêu vừa đủ, gừng tươi già, rượu đế và thịt gà mái 50g rồi nấu sôi, hạ lửa nhỏ để hầm, đến khi chín 6/10, dùng vải sạch gạn bỏ đi hoa tiêu và gừng già trong canh, lại bắc nồi lên bếp.
Thỏ ty tử 10g, nhục thung dung 6g, câu kỷ tử 10g cùng bọc trong túi vải, cho vào trong canh, tiếp tục hầm, cho đến khi ngầu pín, cẩu pín mềm gắp ra. Ngầu pín cắt đoạn dài 1cm, cẩu pín cắt đoạn dài 3cm, thịt dê cắt lát, thịt gà cắt lát, loại bỏ túi vải chứa thuốc.
Cho các loại thịt vào bát, thêm bột nêm, dầu ăn, gia vị, ăn riêng hay làm món ăn phụ. Chủ trị liệt dương không cương, tinh loãng, lạnh, trong, chóng mặt hoa mắt và lưng gối ê mỏi.


Phụ tử - đậu đen hầm thịt cầy:
Cầy đen (chó mực) 1 con (tốt nhất là dùng chó sữa), phụ tử chế 15g, đậu đen 0,5 kg, gừng tươi già 12g.
Cầy làm sạch, bỏ nội tạng. Phụ tử chế, đậu đen, gừng tươi rửa sạch, cho vào bụng cầy, dùng chỉ khâu lại, cho vào nồi thêm nước hầm đến chín mềm. Lấy đậu đen ra phơi khô, nuốt uống, mỗi lần 30g, ngày 2-3 lần.
Thịt cầy sau khi nêm gia vị, làm món phụ cho nhiều bữa ăn. Cầy đen bổ mệnh môn hỏa (bổ thận dương), tráng nguyên dương, hưng phấn dương sự. Phụ tử ôn thận trợ dương, có tác dụng như kích tố tuyến thượng thận.
Đậu đen công năng dưỡng huyết bổ hư, gừng tươi có ích tỳ vị, tán phong hàn, cũng như giảm độc tính của phụ tử. Món ăn này thích hợp cho người bệnh lưng gối, mất sức, liệt dương.


Hạt gòn - cẩu pín tửu:
Hạt bông gòn 200g, cẩu pín 2 cái, đỗ trọng 15g, rượu gạo vừa đủ. Hạt gòn xào chín bỏ vỏ. Cùng cẩu pín, đỗ trọng ngâm trong rượu gạo 15 ngày, mỗi ngày sáng và chiều uống 15g. Chủ trị các chứng liệt dương, cương nhưng không cứng, tinh dịch loãng, trong…


Rượu cầy:
Thịt cầy 1kg, nếp 1kg, men rượu vừa đủ. Thịt cầy rửa sạch, cho vào nồi nước sôi nấu chín, xay nhuyễn. Nếp vo sạch, hấp chín 8/10, trộn cùng với thịt cầy nhuyễn, sau đó thêm men rượu như cách chế rượu. Sau khi ra chế phẩm, mỗi ngày uống với lượng vừa lúc bụng đói.
Công dụng: đại bổ nguyên khí. Thích hợp dùng trong chứng suy giảm chức năng tình dục. Người bệnh dương hư nội nhiệt (sắc mặt trắng, tay chân không ấm…) không nên dùng.


Cẩu pín tiềm (tần) thuốc:
Thỏ ty tử 15g, tiên mao 15g, xà sàng tử 15g, nhục thung dung 15g, ba kích 15g, câu kỷ tử 15g, hà thủ ô chế 20g, cẩu pín 1 cái, dùng tần bằng chưng cách thủy cho chín, dùng canh ăn thịt.
Có tác dụng tráng dương bổ thận, ích tinh tăng tủy, hưng phấn thần kinh. Dùng trong các chứng bệnh liệt dương, suy giảm khả năng tình dục.


eatdrink004eatdrink004eatdrink004eatdrink004eatdri nk004