Trang 1 trong 9 1234567 ... Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 176

Ðề tài: Lời Phật dạy

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Lời Phật dạy

    Thân chào các huynh đệ tỷ muội trên diễn đàn TGVH, tiểu đệ tôi mạo muội mở ra đề tài "Lời Phật dạy" này, nhằm luôn nhắc nhở mọi người hay những ai yêu chuộng Phật pháp thường xuyên có dịp được đọc, suy ngẫm, tin theo và làm hành trang vững chắc trên con đường tu học, nhắc nhở nhau hãy sống và làm theo lời Phât dạy vì đó là con đường hướng thiện, một nền tảng cho sự sống tốt đẹp, an vui và giải thoát.
    Thân mến
    (Tiểu đệ tôi đề nghị, mỗi người khi đọc qua đề tài này, nếu có biết thì cho tôi một câu nói hay lời Phật dạy nếu có xuất xứ thì ghi chú luôn để cho mọi người cùng đọc. Thân mến)
    Biển lặng ngàn tầm, in ráng đẹp
    Mây tan muôn dặm, lộ trời xanh

  2. #2

    Mặc định

    1) Mục đồng dùng roi gậy đuổi bò ra đồng như thế nào thì cái già và cái chết cũng lùa mạng sống của chúng sanh đi như thế đó. -- (Kinh Pháp Cú).

    2) Này hỡi các Tỳ khưu, có hai thứ bịnh. Hai thứ là gì?- Bịnh thể xác và bịnh tâm.
    Nhiều người nói rằng thể xác mình khỏe mạnh trong một năm, hai năm, ba năm, bốn năm, năm năm, mười năm, hai mươi năm, ba mươi, bốn mươi, năm mươi hay một trăm năm, hay hơn nữa.
    Nhưng, ngoài những vị đã gội sạch bợn nhơ (những bậc thánh), trên thế gian này rất ít chúng sanh có thể nói rằng tâm mình khỏe mạnh, dầu trong khoảnh khắc. -- (Anguttara Nikaya, Tăng Nhất A Hàm).

    3) "Hãy dứt bỏ cái gì không phải của con. Sự dứt bỏ ấy sẽ đem lại cho con hạnh phúc và an vui.
    Cái gì không phải của con?Sắc, thọ, tưởng, hành, thức không phải của con. Hãy dứt bỏ sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Ðó là một sự dứt bỏ sẽ tạo cho con Hạnh Phúc và An Vui". -- (Tạp A Hàm XXII, 33).
    Biển lặng ngàn tầm, in ráng đẹp
    Mây tan muôn dặm, lộ trời xanh

  3. #3

    Mặc định

    -Lời dạy của Đức Thế Tôn. "Như đàn voi say trận, không kể lằn tên mũi đạn, ta phải can đảm chịu đựng những điều bất hạnh của đời. Vì một phần lớn chúng ta sống ngoài khuôn khổ của giáo luật, ta phải có thái độ của đàn voi lâm trận, mạnh tiến giữa rừng gươm đao, giáo mác, bình tĩnh hứng chịu những nỗi chua cay của đời, và thản nhiên vững bước trên con đường phạm hạnh."
    Lời Dạy Của Đức Phật.
    Đường Xưa Mây Trắng
    TS Nhất Hạnh
    Biển lặng ngàn tầm, in ráng đẹp
    Mây tan muôn dặm, lộ trời xanh

  4. #4

    Mặc định

    Người Tỉnh Thức Bình Yên, do sống an lành trong Tuệ giác Vô thượng mà thoát ly tất cả chướng ngại. Và rằng, vì không có những chướng ngại trong tâm nên không có sợ hãi và xa rời những cuồng si mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn.”
    (Tâm Kinh)
    Biển lặng ngàn tầm, in ráng đẹp
    Mây tan muôn dặm, lộ trời xanh

  5. #5

    Mặc định

    Trước đại chúng các vị khất sĩ tại tu viện Jetavana. Đức Phật dạy:

    “Hiểu giáo pháp một cách sai lạc, người ta có thể đi vào cố chấp, từ cố chấp người ta đi sâu vào sai lầm, gây đau khổ cho mình và cho người.

    Này các vị! Hãy nghe, hiểu và hành giáo pháp một cách thông minh. Như thế giáo pháp mới đưa đến một lợi ích thiết thực. Một người bắt rắn giỏi biết cách dùng một cái cây có nạng và chận vào phía cổ của con rắn và cuối cùng nắm bắt được rắn ở chỗ cổ của nó. Nếu không biết bắt rắn mà nắm lấy rắn ở lưng hay ở đuôi thì người có thể bị rắn quay lại cắn tay. Học hỏi giáo lý, cũng phải học hỏi thông minh như là bắt rắn vậy.

    Này các vị! Giáo lý là phương tiện chỉ bày chân lý, đừng chấp phương tiện là chân lý. Ngón tay chỉ mặt trăng không phải là mặt trăng. Không có ngón tay ấy thì quý vị không biết hướng của mặt trăng, nhưng nếu quý vị nhận lầm ngón tay là mặt trăng, thì vĩnh viễn quý vị không thấy được mặt trăng.

    Giáo lý là chiếc bè đưa người sang sông. Chiếc bè rất cần thiết, nhưng chiếc bè không phải là bờ bên kia. Một người thông minh khi sang tới bờ bên kia rồi không bao giờ dại dột đội chiếc bè lên đầu mà đi. Này quý vị! Giáo pháp tôi dạy là chiếc bè đưa quý vị vượt qua bờ sinh tử. Quý vị phải sử dụng chiếc bè để qua bờ sinh tử mà không nên nắm giữ chiếc bè. Quý vị cần hiểu rõ ví dụ này để đừng bị kẹt vào giáo pháp, để có khả năng buông bỏ được giáo pháp. Này quý vị! Giáo pháp còn cần được buông, huống hồ là giáo pháp hiểu sai. Giáo pháp hiểu sai không phải là giáo pháp.

    Này quý vị, tất cả những giáo pháp mà quý vị đã học như tứ diệu đế, bát chánh đạo, tứ niệm xứ, thất giác chi, vô thường, vô ngã, khổ, không, vô tướng, vô tác ... tất cả những giáo pháp quý vị phải học hỏi và thực tập một cách thông minh và khôn khéo. Hãy sử dụng những giáo pháp ấy để đi tới giải thoát, nhưng đừng bị kẹt vào những giáo pháp ấy”.

    Trích Từ Đường Xưa Mây Trắng.
    TS Thích Nhất Hạnh
    Biển lặng ngàn tầm, in ráng đẹp
    Mây tan muôn dặm, lộ trời xanh

  6. #6

    Mặc định

    Có vị Sa môn hỏi Ðức Phật: "Ðiều gì là mạnh nhất? Ðiều gì là sáng nhất?"
    Ðức Phật dạy: "Nhẫn nhục là mạnh nhất vì không chứa ác tâm nên tăng sự an ổn. Nhẫn nhục là không ác, tất được mọi người tôn kính. Tâm ô nhiễm đã được đoạn tận, không còn dấu vết gọi là sáng nhất, nghĩa là tất cả sự vật trong 10 phương, từ vô thỉ thuở chưa có trời đất cho đến ngày nay không vật gì là không thấy, không vật gì là không biết, không vật gì là không nghe, đạt được Nhất thiết trí, như vậy được gọi là sáng nhất".
    Biển lặng ngàn tầm, in ráng đẹp
    Mây tan muôn dặm, lộ trời xanh

  7. #7

    Mặc định

    Thập Nhị Tứ Chương Kinh, chương 42
    Ðức Phật dạy: "Trong các thứ ái dục, không gì bằng sắc dục. Sự ham muốn sắc dục mạnh hơn mọi thứ khác. Chỉ có một sắc dục như vậy, nếu có cái thứ hai giống như sắc dục thì người trong thiên hạ không có ai có thể tu tập theo Ðạo.
    Biển lặng ngàn tầm, in ráng đẹp
    Mây tan muôn dặm, lộ trời xanh

  8. #8

    Mặc định

    Lời Phật Dạy: Điều quan yếu nhất là phải nắm lấy tâm ý của mình. Phải học phương pháp theo dõi hơi thở và quán niệm về bốn lãnh vực thân thể, cảm thọ tâm ý và đối tượng tâm ý. Quán niệm như thế nào để càng ngày càng thấy phát triển nơi mình các đức khiêm nhường, thanh thản, buông bỏ, thanh bần và an lạc. Khi những phẩm chất ấy của tâm ý được phát triển, mình có thể an tâm là mình đang đi trên con đường chánh pháp, con đường tỉnh thức và giác ngộ.
    Trích Dẫn: Đường Xưa Mây Trắng:
    Nguyên Tác: The Old Path White Cloud
    Tác Giả: Thiền Sư Nhất Hạnh.
    www.quangduc.com
    Biển lặng ngàn tầm, in ráng đẹp
    Mây tan muôn dặm, lộ trời xanh

  9. #9

    Mặc định

    Đức Phật dạy:
    Thở một hơi dài mình biết là mình thở một hơi dài, thở một hơi ngắn mình biết là mình thở một hơi ngắn. Như vậy có nghĩa là mình ý thức được trọn vẹn hơi thở của mình. Duy trì ý thức và hơi thở, ta thiết lập được định tâm. Lúc bấy giờ ta mới nương theo hơi thở để quán chiếu thân thể ta, cảm giác ta, tâm ý ta và mọi sự vật trong ta và ngoài ta. Các sự vật ấy gọi là các pháp (sarvadharma).

    Trích Từ Đường Xưa Mây Trắng.
    TS Thích Nhất Hạnh.
    www.thuvienhoasen.org
    Biển lặng ngàn tầm, in ráng đẹp
    Mây tan muôn dặm, lộ trời xanh

  10. #10

    Mặc định

    Đức Phật dạy:
    - Này Rahula, con học theo hạnh của đất. Dù người ta đổ và rải lên những thứ tinh sạch và đẹp đẽ như hoa, nước thơm, sữa thơm, hoặc người ta đổ lên đất những thứ dơ dáy hôi hám như phân, nước tiểu và máu mủ, hoặc người ta khạc nhổ xuống đất thì đất cũng tiếp nhận tất cả những thứ ấy một cách thản nhiên, không vui vẻ mừng rỡ mà cũng không chán ghét tủi nhục. Cũng như thế, khi những cảm thọ khoái lạc hoặc buồn khổ phát sinh, con đừng để cho chúng làm nhiễu loạn tâm con và chiếm cứ lòng con.
    - Con hãy học theo hạnh của nước. Khi người ta giặt rửa những thứ dơ bẩn trong nước, nước cũng không vì thế mà cảm thấy tủi nhục, buồn khổ và chán chường. Con lại nên học hạnh của lửa. Lửa đốt cháy mọi thứ, kể ca những thứ dơ bẩn, vậy mà lửa cũng không vì thế mà cảm thấy tủi nhục, buồn khổ và chán chường. Con lại cũng nên học hạnh của không khí. Không khí thổi đi các thứ mùi, mà vẫn không cảm thấy tủi nhục, buồn khổ và chán chường.

    Rahula, con hãy tu tập lòng Từ để đối trị giận hờn. Lòng Từ là lòng thương yêu được thực hiện bằng cách đem lại niềm vui cho kẻ khác. Từ là thứ tình thương không có điều kiện và không chờ đợi sự đền trả. Con hãy tu tập lòng Bi để đối trị tàn ác. Lòng Bi là lòng thương yêu được thực hiện bằng cách làm vơi đi sự khổ đau nơi người khác. Bi cũng là thứ tình thương không có điều kiện và cũng không chờ đợi sự đền trả. Con lại phải tu tập lòng Hỷ để đối trị ganh ghét. Lòng Hỷ là lòng vui phát sinh từ khả năng vui theo cái vui của người khác và niềm ước ao làm sao cho kẻ khác được an vui, mong cho kẻ khác được thành công và hạnh phúc. Con lại nên tu tập lòng Xả để đối trị kỳ thị và vướng mắc. Lòng Xả là tâm niệm thanh thoát và cởi mở đạt được do sự nhận thức về tính cách tương quan bình đẳng giữa mọi loài; cái này như thế này vì cái kia như thế kia, mình và người không phải là hai thực thể riêng biệt, không nên ghét bỏ cái này để đi nắm bắt một cái khác.

    Rahula, Từ, Bi, Hỷ và Xả là bốn tâm tư lớn, rộng rãi không có bờ bến và cũng đẹp đẽ không cùng, đó gọi là Tứ Vô Lượng Tâm. Tu tập theo phép này thì mình trở nên một nguồn suối mát đem lại sinh lực và niềm vui cho tất cả vũ trụ.

    Rahula, con lại phải quán chiếu về vô thường để phá trừ ảo tưởng về cái “ta”. Con phải quán chiếu về tính sinh diệt và thành hoại của thân thể để hiểu sâu về sống chết và để thoát ly tham dục, và nhất là con phải tập quán niệm hơi thở. Quán niệm hơi thở sẽ đem lại nhiều thành quả lợi lạc lớn.
    Trích Từ Đường Xưa Mây Trắng.
    TS Thích Nhất Hạnh.
    www.thuvienhoasen.org
    Biển lặng ngàn tầm, in ráng đẹp
    Mây tan muôn dặm, lộ trời xanh

  11. #11

    Mặc định

    "Người tu chánh định, cốt để ra khỏi trần lao, nếu tâm sát hại chẳng trừ, thì chẳng thể ra khỏi, dẫu có nhiều trí thiền định hiện tiền, mà chẳng dứt sát hại, ắt phải lạc vào đạo quỷ thần. Hạng trên thành tựu đại lực quỷ, hạng giữa thành phi hành dạ xoa và các loại quỷ soái, hạng dưới thành địa hành la sát. Các loài quỷ thần kia cũng có đồ chúng, mỗi mỗi đều xưng đã thành đạo vô thượng, sau khi ta diệt độ, trong đời mạt pháp, loại quỷ thần này sôi nổi trên thế gian, tự nói ăn thịt cũng được đạo Bồ Đề....

    ".....Các ngươi nên biết, những người ăn thịt, dù được khai ngộ tựa như Tam Ma Địa, nhưng đều là giống La Sát, khi hết phước báu, ắt phải chìm đắm trong biển khổ, chẳng phải đệ tử Phật. Những người như thế, giết nhau nuốt nhau, ăn nhau không thôi, làm sao ra được khỏi luân hồi.

    "Ngươi dạy người đời tu Tam Ma Địa, phải dứt trừ sát sanh, ấy là lời dạy rõ ràng trong sạch, gọi là nghĩa quyết định thứ hai của chư Phật !

    "A Nan ! Nếu chẳng dứt sát hại mà tu thiền định, cũng như có người tự bịt lỗ tai, lớn tiếng kêu to mà mong người khác chẳng nghe, bọn này gọi là muốn giấu mà càng lộ. Hàng Tỳ Kheo trong sạch và chư Bồ Tát, đi trong đường tẻ còn chẳng dẫm lên cỏ, huống là nhổ cỏ. Làm sao người có lòng đại bi lại ăn thịt chúng sanh ?

    "Nếu Tỳ Kheo chẳng mặc tơ lụa, chẳng mang dày dép da cừu, chẳng ăn những tô lạc đề hồ.. thuộc bộ phận thân thể của chúng sanh, thì Tỳ Kheo nầy nơi thế gian gọi là chơn giải thoát, khi nợ xưa trả sạch thì chẳng sanh vào ba cõi. Tại sao ? Vì những bộ phận thân thể của chúng sanh để ăn mặc, thì phải trả nợ chúng sanh. Như người ăn lúa thóc từ đất mọc thì chân chẳng lìa đất. Cũng vậy, người mà đối với thân thể của chúng sinh đều chẳng ăn chẳng mặc, ta nói người này là chơn giải thoát." [2]
    Lời Phật dạy.
    Kinh Lăng Nghiêm.
    Biển lặng ngàn tầm, in ráng đẹp
    Mây tan muôn dặm, lộ trời xanh

  12. #12

    Mặc định

    Đọc những lời kệ của Đức Thế Tôn, đệ nghĩ lại mà thấy khó xử vô cùng.
    Hàng tục gia như chúng ta, dẫu biết là chuyện ăn mặc không nên lấy từ thân thể chúng sanh, như thế vẫn còn vướng vào ba cõi.
    Nhưng lẽ đời, người thường mấy ai ăn chay trường, mấy ai mà không có đôi giày da, và mấy ai không tranh đấu tìm kế sinh nhai...
    Chúng ta, biết rõ chân lý giải thoát Đức Thế Tôn truyền dạy, nhưng vẫn bị đời trói buột, như 1 người trên chiếc thuyền sắp đắm giửa dòng, vì tiếc nuối gia tài, của cải chất trên thuyền nên không chịu bơi vào bờ, chấp nhận chìm theo thuyền để giử của. Thật đau lòng!
    Lý thuyết dù đúng đến đâu, nhưng thực tế cuộc đời lại không cho phép chúng ta làm theo.
    Chúng ta chạy theo đời, tuy nó cho chúng ta kế sinh nhai, cho vật chất để hưởng thụ, nhưng nó còn mang đến bao nhiêu phiền não, nghiệp chướng.
    Bắt thang lên trời, mò kim đáy bể quả thật còn dễ hơn là muốn dứt trừ nghiệp, để giải thoát khỏi ba ngã khi sống trong đời này.
    "Nhân sinh bách hạnh hiếu vi tiên"

  13. #13

    Mặc định

    Thì mình cũng phải tập lần lần thôi huynh ạ, đâu có dễ mà tu để hết nghiệp liền, mình phải cố gắng tập từ từ, kiếp này không hết thì đến kiếp sau, gieo duyên lành thì gặp quả lành, gieo nhân ác thì gặp ác báo, ... mình học càng nhiều lý thuyết rốt ráo thì sau này khi muốn tu hành thì cũng dễ hơn, mà khi mình thấm nhuần giáo pháp rồi thì cuộc sống sẽ bớt khổ đau hơn, mình sẽ nhìn cuộc đời này với cái nhìn khách quan hơn. HT Thích Thanh Từ có nói: "Bồ Tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả" chúng ta là những người Phật Tử, học theo hạnh Bồ Tát thừa, tu nhân thừa, thiên thừa, thanh văn thừa hay duyên giác thừa, học theo nhân lành chúng ta có cuộc sống mai hậu an lành, buông lung làm ác, hậu quả kiếp mai hậu sẽ có quả ác ... thế thôi, tất cả chúng ta đều bị chi phối bởi nghiệp lực sâu dày trong nhiều kiếp, kiếp này có cơ hội được học theo giáo lý giải thoát của Đức Phật, thì đừng nên bỏ lỡ cơ hội, tu kiếp này chưa đạt thì kiếp sau tu tiếp, căn cơ đâu có mất mà sợ, Đức Phật tu bao nhiêu kiếp mới được thành đạo kiếp sau chót, chúng ta là Phật tử thì cũng nên học theo thầy, nếu huynh muốn biết bắt đầu học đạo như thế nào thì huynh nên mua kinh sách về đọc, tiểu đệ tôi đọc quyển :"Bước Đầu Học Phật" của HT Thích Thanh Từ, trong quyển sách này HT có hướng dẫn chúng ta tu như thế nào, có từng pháp tu, từ cơ bản đến trình độ cao, nói chung cũng dễ hiểu và dễ học. Chúc huynh có những bước đầu chân đầu tiên thật vững chắc.
    Thân
    Biển lặng ngàn tầm, in ráng đẹp
    Mây tan muôn dặm, lộ trời xanh

  14. #14

    Mặc định

    Đức Phật dạy:

    - Này các thầy, khi nghe người ta công kích tôi, phỉ báng tôi, công kích và phỉ báng giáo pháp và giáo đoàn khất sĩ, các thầy đừng buồn, các thầy đừng sinh lòng công phẫn, tức tối hay phiền muộn. Điều ấy có hại cho các thầy. Khi nghe người ta khen ngợi tôi, khen ngợi giáo pháp và giáo đoàn khất sĩ, các thầy cũng không nên mừng rỡ, thích thú và mãn ý. Điều này cũng có hại cho các thầy. Thái độ đứng đắn là xét xem những điều công ấy đúng hay sai, đúng ở chỗ nào, sai ở chỗ nào. Có như thế quý vị mới có dịp học hỏi để đạt được nhiều tiến bộ.

    Này các vị khất sĩ! Phần lớn là những người khen ngợi Phật, Pháp và Tăng là những người chỉ thấy được những cái đẹp cái hay nhỏ bé của giáo pháp và giáo đoàn thôi. Như là nếp sống phạm hạnh, công phu trì giới, đời sống đạm bạc, thái độ thanh thản của chúng ta. Số người thấy được cái cao siêu mầu nhiệm nhất của giáo pháp mà đem lời ca ngợi thì ít lắm. Tôi muốn nói đến trí tuệ thực chứng của đạo \giác ngộ. Trí tuệ này siêu việt, mỹ diệu, mầu nhiệm, vượt khỏi tầm tư duy và ngôn ngữ của người thường. Thấy được, hiểu được và chứng được trí tuệ ấy mới có thể biết và thấy được giá trị thật của đạo Giải thoát.

    Này các vị khất sĩ! Trong thế gian có bao nhiêu chủ thuyết và bao nhiêu luận chấp. Người ta không ngớt công kích và cải vả nhau vì sự khác biệt của những chủ thuyết và luận chấp ấy. Các vị khất sĩ, như tôi đã thấy và đã nghe, đã có ít nhất là sáu mươi luận chấp làm căn bản cho hàng ngàn chủ thuyết hiện giờ có mặt trong các giới tư tưởng và tôn giáo. Các vị nên biết rằng trước cái thấy của đạo Giác ngộ Giải thoát, tất cả sáu mươi hai luận chấp ấy đều có những chỗ kẹt, đều có những chỗ sai lầm...

    Trích Từ Đường Xưa Mây Trắng.
    TS Thích Nhất Hạnh.
    Biển lặng ngàn tầm, in ráng đẹp
    Mây tan muôn dặm, lộ trời xanh

  15. #15

    Mặc định

    20 ÐIỀU KHÓ TRONG CUỘC SỐNG

    Phật dạy làm người có 20 điều khó:

    1. Nghèo nàn bố thí là khó.
    2. Giàu sang học đạo là khó.
    3. Bỏ thân mạng quyết chết là khó.
    4. Thấy được kinh Phật là khó.
    5. Sanh vào thời có Phật là khó.
    6. Nhẫn sắc, nhẫn dục là khó.
    7. Thấy tốt không cầu là khó.
    8. Bị nhục không tức là khó.
    9. Có thế lực không dựa là khó
    10. Gặp việc vô tâm là khó.
    11. Học rộng nghiên cứu sâu là khó.
    12. Diệt trừ ngã mạn là khó.
    13. Không khinh người chưa học là khó.
    14. Thực hành tâm bình đẳng là khó.
    15. Không nói chuyện phải trái là khó.
    16. Gặp được thiện tri thức là khó.
    17. Thấy tánh học đạo là khó.
    18. Tùy duyên hoá độ người là khó.
    19. Thấy cảnh tâm bất động là khó.
    20. Khéo biết phương tiện là khó.

    www.lebichson.org
    Biển lặng ngàn tầm, in ráng đẹp
    Mây tan muôn dặm, lộ trời xanh

  16. #16

    Mặc định

    Đức Phật dạy hiệp sĩ Rohitassa:
    - Bạch đức Thế Tôn, có một cõi nào mà không có sinh, không có già, không có bịnh, và không có chết? Có một cõi nào mà muôn loại không chịu luật sinh diệt? Ta có thể di chuyển bằng cách nào để ra khỏi thế giới của sinh diệt để đi tới thế giới không sinh diệt kia?

    Phật trả lời:
    - Này, Rohitassa, không thể nào ra khỏi thế giới sinh diệt bằng cách di chuyển, dù ta có đi mau cách mấy đi nữa, dù ta có đi mau hơn cả ánh sáng.

    Nghe Phật nói như thế, hiệp sĩ chắp hai tay lại:
    - Lạy đức Thế Tôn, người dạy rất chí lý. Quả thật ta không thể đi ra khỏi biên giới của thế giới của sinh diệt bằng cách di chuyển, dù bằng tốc độ nào. Con nhớ trong một kiếp trước con đã từng có thần thông và con đã có thể bay trong hư không với tốc độ của một mũi tên, con chỉ vần bước một bước là đã có thể từ bờ biển miền Đông con sang tới bờ biển miền Tây. Con đã cố quyết vượt biên giới của thế giới sinh lão, bệnh, tử, để đi sang một thế giới khác, một thế giới trong đó ta không còn bị không chế bởi luật sinh diệt. Con đã đi suốt ngày như vậy, ngày này sang ngày khác, không dừng lại hoặc để ăn, hoặc để uống, hoặc để nghỉ ngơi, hoặc để ngủ, hoặc để đi đại tiện hay tiểu tiện ... Con đã đi trên một trăm năm với tốc độ ấy nhưng con đã không đi tới đâu cả và rốt cuộc con đã chết dọc đường ... Vi diệu thay, dùng sự thật thay là lời nói của đức Thế Tôn! Quả thật ta không thể nào vượt được biên giới của cõi sinh tử bằng cách di chuyển, dù là di chuyển với tốc độ của ánh sáng.

    Phật dạy:
    - Tuy vậy, ta không nói rằng cõi sinh tử này không thể vượt được. Này Rohitassa, ông có thể vượt khỏi cõi sinh tử này. Ta sẽ chỉ cho ông con đường để vượt thoát thế giới sinh tử. Này Rohitassa, chính trong tấm thân dài bảy thước của ông mà thế giới sinh tử được sinh khởi và cũng trong chính tấm thân dài bảy thước ấy mà ông có thể tìm thấy được sự chấm dứt của thế giới sinh tử. Hãy quán chiếu thân thể ông. Hãy quán chiếu thế giới sinh diệt ngay trong tấm thân bảy thước của ông. Quán chiếu để thấy được thực tướng vô thường, vô ngã, bất sinh và bất diệt của vạn pháp trong vũ trụ. Rồi ông sẽ thấy thế giới sinh diệt tan biến và thế giới của bất diệt bất sinh hiển lộ. Ông sẽ được giải thoát khỏi mọi khổ đau và sợ hãi. Để vượt khỏi thế giới của khổ đau và sinh diệt, ông không cần đi đâu hết. Ông chỉ cần ngồi lại và nhìn sâu vào tự tánh của thân thể ông.
    Biển lặng ngàn tầm, in ráng đẹp
    Mây tan muôn dặm, lộ trời xanh

  17. #17
    Đai Trắng Avatar của Chan Tu Dan
    Gia nhập
    Oct 2007
    Nơi cư ngụ
    Tp.HCM
    Bài gởi
    44

    Lightbulb

    - Này, Rohitassa, không thể nào ra khỏi thế giới sinh diệt bằng cách di chuyển, dù ta có đi mau cách mấy đi nữa, dù ta có đi mau hơn cả ánh sáng.

    - Lạy đức Thế Tôn, người dạy rất chí lý. Quả thật ta không thể đi ra khỏi biên giới của thế giới của sinh diệt bằng cách di chuyển, dù bằng tốc độ nào. Con nhớ trong một kiếp trước con đã từng có thần thông và con đã có thể bay trong hư không với tốc độ của một mũi tên, con chỉ vần bước một bước là đã có thể từ bờ biển miền Đông con sang tới bờ biển miền Tây. Con đã cố quyết vượt biên giới của thế giới sinh lão, bệnh, tử, để đi sang một thế giới khác, một thế giới trong đó ta không còn bị không chế bởi luật sinh diệt. Con đã đi suốt ngày như vậy, ngày này sang ngày khác, không dừng lại hoặc để ăn, hoặc để uống, hoặc để nghỉ ngơi, hoặc để ngủ, hoặc để đi đại tiện hay tiểu tiện ... Con đã đi trên một trăm năm với tốc độ ấy nhưng con đã không đi tới đâu cả và rốt cuộc con đã chết dọc đường ... Vi diệu thay, dùng sự thật thay là lời nói của đức Thế Tôn! Quả thật ta không thể nào vượt được biên giới của cõi sinh tử bằng cách di chuyển, dù là di chuyển với tốc độ của ánh sáng.

    - Tuy vậy, ta không nói rằng cõi sinh tử này không thể vượt được. Này Rohitassa, ông có thể vượt khỏi cõi sinh tử này. Ta sẽ chỉ cho ông con đường để vượt thoát thế giới sinh tử. Này Rohitassa, chính trong tấm thân dài bảy thước của ông mà thế giới sinh tử được sinh khởi và cũng trong chính tấm thân dài bảy thước ấy mà ông có thể tìm thấy được sự chấm dứt của thế giới sinh tử. Hãy quán chiếu thân thể ông. Hãy quán chiếu thế giới sinh diệt ngay trong tấm thân bảy thước của ông. Quán chiếu để thấy được thực tướng vô thường, vô ngã, bất sinh và bất diệt của vạn pháp trong vũ trụ. Rồi ông sẽ thấy thế giới sinh diệt tan biến và thế giới của bất diệt bất sinh hiển lộ. Ông sẽ được giải thoát khỏi mọi khổ đau và sợ hãi. Để vượt khỏi thế giới của khổ đau và sinh diệt, ông không cần đi đâu hết. Ông chỉ cần ngồi lại và nhìn sâu vào tự tánh của thân thể ông.
    Thiệt là đã đời!
    Trong chiều nào giữa chốn đây hồn cầm lắng tiếng đời...

  18. #18
    Đai Trắng Avatar của Chan Tu Dan
    Gia nhập
    Oct 2007
    Nơi cư ngụ
    Tp.HCM
    Bài gởi
    44

    Mặc định

    Tuyệt vời lắm. Đa tạ huynh Do Anh Tuan!

    Các huynh, tỷ, thúc, bá,... có thấy rằng trong lời dạy của mình, đức Thích Ca Mâu Ni có dùng tốc độ ánh sáng để so sánh với sự "mau/chậm" trong di chuyển không?! Nghĩa là từ thời ấy, Người đã nói lên chân lý rằng tốc độ ánh sáng (mà ngày nay ta biết được là khoảng 300,000km/s) là tốc độ nhanh tuyệt đối.

    Mãi đến thời đại của chúng ta mới có được một người tìm ra được chân lý này. Đưa ngành vật lý tiến xa vời vợi, kéo cả nền khoa học kỹ thuật nói chung tiến bộ vượt bậc. Người đó lại được nhân loại tôn sùng tuyệt đối - ông Albert Einstein.
    Trong chiều nào giữa chốn đây hồn cầm lắng tiếng đời...

  19. #19

    Mặc định

    CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ HUYNH - hoanganthi

  20. #20

    Mặc định

    Ðức Phật dạy: "Ta xem địa vị vương hầu như bụi qua kẽ hở, đem vàng ngọc quý giá như ngói gạch, xem y phục tơ lụa như giẻ rách, xem đại thiên thế giới như một hạt cải, xem cửa phương tiện như các vật quý giá hóa hiện, xem pháp vô thượng thừa như mộng thấy vàng bạc lụa là, xem Phật đạo như hoa đốm trước mắt, xem thiền định như núi Tu Di, xem Niết Bàn như ngày đêm đều thức, xem phải trái như sáu con rồng múa, xem pháp bình đẳng như nhất chân địa, xem sự thịnh suy như cây cỏ 4 mùa".

    Thập Nhị Tứ Chương Kinh, chương 42
    Biển lặng ngàn tầm, in ráng đẹp
    Mây tan muôn dặm, lộ trời xanh

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •