Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 22

Ðề tài: Tham- Sân- Si. Theo cách hiểu của từng người là như thế nào?

  1. #1

    Mặc định Tham- Sân- Si. Theo cách hiểu của từng người là như thế nào?

    Lâu lắm rồi diễn đàn ko có những cuộc trao đổi sôi nổi về vấn đề tính cách con người theo Phật đạo. Hôm nay tôi xin mạo muội nói nên cách nhìn của mình về 3 chữ Tham- Sân- Si. Do kiến thức còn nông cạn, nên mong mọi người góp ý...

    1- Tham là gì ?
    - Xin thưa, đó là lòng ham muốn, dục vọng của con người.
    2- Sân là gì ?
    - Đấy là sự nóng giận, khi thấy điều sai trái, bất công. [dù là với kẻ khác hay chính bản thân mình]
    3- Si là gì ?
    - Là đam mê, bất kể hình thức nào cũng thế.

    Mối liên hệ của chúng nằm ở đâu ?

    Xin thưa, nằm nơi điểm chung của chúng: Là một Trạng-Thái của Tâm-Thức.

    Như các bạn khác đã trình bày theo kinh nghiệm mà đức phật truyền đạt lại: Tham là nguồn gốc, Sân - Si là nhánh ngọn. Dứt bỏ được Nguồn Gốc ắt nhánh ngọn phải úa tàn.

    Căn bản xưa là: Giới-Định-Huệ. Cũng chung một mục tiêu là nâng Tâm-Thức của một con người lên một tầng số cao hơn. Theo Tịnh Độ, hành giả trì niệm danh hiệu A Di Đà Phật, Thiền tông thì ngoài ra còn có một số hình thức quán tưởng giúp con người thoát khỏi vọng tưởng, tạp niệm.

    + Giới, giúp con người tự kiềm chế bản thân, để đạt đến
    Định.

    + Khi tâm thức đã ổn Định, thì Huệ mới có cơ hội nảy sinh.

    + Huệ như là đóa hoa thanh khiết viên mãn, thật khó thể tỏa ngát hương thơm mà không tàn tạ trước bao sóng gió bão bùng của nội tâm.

    Tuy nhiên, với một quan điểm rộng ra hơn một chút, thì tu hành luyện đạo, không phải là diệt tam độc: Tham-Sân-Si. và Tham-Sân-Si cũng không phải là tam độc, mà là những nguyên tố rất cần thiết cho cuộc sống, và cũng cần để giúp con người đạt đến hoàn thiện tâm thức, thực sự giải thoát khỏi những phiền não của cõi thế gian này.

    Theo quan điểm ấy, tu hành luyện đạo là học cách mở rộng, chuyển hóa và sử dụng tính Tham-Sân-Si vốn có của mỗi người sao cho nó hữu ích thay vì hữu hại.

    Thử hỏi: Nếu ngày ấy, đức Phật không vì có sự tham quá sức tưởng tượng đo lường của con người trần thế, đến độ lòng tham ý thúc giục Ngài nỗ lực mưu cầu Hạnh Phúc cho cả 8 vạn 4 ngàn loài chúng sinh trong tam thiên đại thiên thế giới, thì ông có nhọc lòng mài miệt nơi chốn rừng sâu heo hút bóng người, đầy dã thú sài lang hung hãn và quỷ quái tinh ma ?
    Đó là bước cốt yếu để chuyển hóa tính tham, nhằm đem đến lợi quả trong công cuộc tu hành.
    Từ cái nền tảng đó, Đức Phật đã đề ra giới thứ nhất cho cả tăng lữ và tu sĩ tại gia, đó là: Không-Sát-Sinh.

    Giới này có ý nghĩa như thế nào ư ? Rất đơn giản, nó giúp con người thanh khiết hóa nội tâm. Xa là không nảy lên cái ý sát hại đồng loại, gần là tránh tước đoạt mạng sống của các loài sức vóc nhỏ bé và yếu ớt hơn mình rồi dùng làm thực phẩm. Khi có ý nghĩ sát hại kẻ khác, trước hết nội tâm kẻ ấy bị xáo động dữ dội. Sau khi kế hoạch thành công, lại bị lương tâm giày vò, giằng xé mãi không yên. Còn với việc sát hại các loài sinh vật yếu kém hơn để ăn, thì tuy không làm cho người thường cảm thấy cắn rứt trong lòng. Nhưng nó âm thầm làm nội tâm kẻ ấy bị tạp nhiễm những thói xấu thấp hèn của loài vật bị họ sát hại. Những thói xấu ấy thực chất cũng không phải là điều đáng chê trách ở chúng, bởi đó là vì cấp bực tiến hóa đến đấy thì chúng phải thể hiện như thế. ví như khi bạn hỏi một đứa bé 3 tuổi, chưa bước vào trường lớp bao giờ về các công thức toán học phức tạp thì hẳn những đứa có thể trả lời được có lẽ không đến 0,00001 %.

    Mà những con người bị lương tâm giày vò hẳn không có thời khắc nào có thể gọi là hạnh phúc, dẫu có đầy đủ cả những thứ mà người trong thiên hạ đều thèm muốn, hắn cũng không thể yên lòng hưởng thụ chúng, mà mãi nơm nớp lo âu.

    Còn kẻ đã thâm nhiễm thói quen nuông chiều, buông thả cho dục vọng của thể xác kéo lôi, dễ sa ngã gây tội lỗi dẫn đến kết cuộc nói trên. Đó là chưa kể tần số rung động nặng nề của chúng sẽ khiến con người vất vả hơn trong quá trình chuyển hóa tâm thức lên một tầng số cao hơn.

    Cuối cùng, mục đích chính là nâng cao tần số tâm thức, mở rộng các giới hạn vượt khỏi định mức mà con người bình thường bị bó hẹp bên trong. Chuyển hóa từ chỉ thương mình thành thương cha mẹ + anh chị em = gia đình, bạn bè + làng xóm láng giềng + dân tộc = xã hội. Từ tham cái lợi ích bé nhỏ cho cá nhân thành lòng bác ái, yêu thương và muốn đem cái lợi ích ấy đến với tất cả chúng sinh, đổi từ lòng ích kỷ, vị kỷ thành tính vị tha. Tham như thế thì không còn là độc nữa, mà đã thăng hoa thành một thứ thuốc quý, chữa cho con người mọi thứ tâm bệnh vốn có trên thế gian này. Khi đã dứt tâm bệnh, an định và trí huệ bừng lên dẫn đến có lúc cả những chứng thân bệnh nan y cũng được chữa lành.

    Sân, cũng sẽ vô cùng hiệu nghiệm khi đem nó chữa cho bản thân mình tính yếu hèn, cải biến những lỗi lầm cố hữu đã thành thói quen. Nó giúp ta có quyết tâm thay đổi khi mình mắc những lầm sai.

    Si, sẽ vô cùng tuyệt diệu, nếu được chuyển thành tâm say mê tu học hay là người thường nhân cũng là cải sửa và hoàn thiện bản thân hơn, công hiến và dựng xây cuộc sống của mình và của mọi người sao cho ngày một thắm tươi hơn thuở trước.

    Phương pháp này, tuy không có yêu cầu gay gắt bằng cách thiền quán hay niệm phật. Nhưng dường như nó vẫn chưa được phổ biến rộng rãi, mặc dù nó dễ đưa con người đến với niềm chân phúc tuyệt đối hơn mọi phương pháp khác. Có lẽ là do nó tuy sẽ giúp con người tìm được chân phúc trong từng khoảnh khắc của cuộc sống nhiệm mầu, nhưng bên cạnh đó, nó khiến con người ta không thể an hưởng nó cho chỉ riêng mình. Mà thúc giục con người phải nỗ lực hành động bằng tất cả trái tim và điều kiện hiện có để đem nó vào từng mỗi ngõ ngách của cuộc đời, cống hiến cho nhân quần xã hội.

    Có lẽ thay cho những gai góc, sóng gió và bão bùng trong nội tâm như phương pháp tu học cổ truyền, thì ở đây nó hóa thành gai chông bén nhọn nhuộm thắm máu hồng của người hành giả trên con đường hành đạo_con đường đem lạc phúc đến với tất cả quần sinh.

    Tuy vậy, nếu gọi là một phương pháp tân kỳ thì hơi quá, chẳng qua nó cũng chỉ là một phép tu xưa, nhưng ít người rèn luyện đó thôi (ít đây là nói phóng chừng, không chính xác đâu nhé).

    Hy vọng tất cả các bạn đều sẽ gặt hái nhiều thành công trên con đường tu học, con đường tìm và đem lạc phúc cho mình, cho người.
    Con nợ cha mẹ những...
    ngày vui bất tận...
    Rong ruổi suốt cuộc đời...
    không định hướng tương lai...

  2. #2

    Mặc định

    "Cuối cùng, mục đích chính là nâng cao tần số tâm thức, mở rộng các giới hạn vượt khỏi định mức mà con người bình thường bị bó hẹp bên trong." đây là vô vi của phật giáo gần giống với đạo đức của người quân tử trong Nho giáo :)
    Còn vô vi trong đạo giáo lại là trôi theo dòng chảy của Đại Tự Nhiên

  3. #3

    Mặc định

    "Tham sân si là những trạng thái của tảm thức" dể thương nhe, mời đến tịnh xá Ngọc Phú, số 64 đường Ni Sư Q Liên, Quận tân bình mỗi sáng CN để hiểu rõ thêm nhe.

  4. #4
    12212012
    Guest

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi anh2vp Xem Bài Gởi
    Lâu lắm rồi diễn đàn ko có những cuộc trao đổi sôi nổi về vấn đề tính cách con người theo Phật đạo. Hôm nay tôi xin mạo muội nói nên cách nhìn của mình về 3 chữ Tham- Sân- Si. Do kiến thức còn nông cạn, nên mong mọi người góp ý...

    1- Tham là gì ?
    - Xin thưa, đó là lòng ham muốn, dục vọng của con người.
    2- Sân là gì ?
    - Đấy là sự nóng giận, khi thấy điều sai trái, bất công. [dù là với kẻ khác hay chính bản thân mình]
    3- Si là gì ?
    - Là đam mê, bất kể hình thức nào cũng thế.

    Mối liên hệ của chúng nằm ở đâu ?

    Xin thưa, nằm nơi điểm chung của chúng: Là một Trạng-Thái của Tâm-Thức.

    Như các bạn khác đã trình bày theo kinh nghiệm mà đức phật truyền đạt lại: Tham là nguồn gốc, Sân - Si là nhánh ngọn. Dứt bỏ được Nguồn Gốc ắt nhánh ngọn phải úa tàn.

    Căn bản xưa là: Giới-Định-Huệ. Cũng chung một mục tiêu là nâng Tâm-Thức của một con người lên một tầng số cao hơn. Theo Tịnh Độ, hành giả trì niệm danh hiệu A Di Đà Phật, Thiền tông thì ngoài ra còn có một số hình thức quán tưởng giúp con người thoát khỏi vọng tưởng, tạp niệm.

    + Giới, giúp con người tự kiềm chế bản thân, để đạt đến
    Định.

    + Khi tâm thức đã ổn Định, thì Huệ mới có cơ hội nảy sinh.

    + Huệ như là đóa hoa thanh khiết viên mãn, thật khó thể tỏa ngát hương thơm mà không tàn tạ trước bao sóng gió bão bùng của nội tâm.

    Tuy nhiên, với một quan điểm rộng ra hơn một chút, thì tu hành luyện đạo, không phải là diệt tam độc: Tham-Sân-Si. và Tham-Sân-Si cũng không phải là tam độc, mà là những nguyên tố rất cần thiết cho cuộc sống, và cũng cần để giúp con người đạt đến hoàn thiện tâm thức, thực sự giải thoát khỏi những phiền não của cõi thế gian này.

    Theo quan điểm ấy, tu hành luyện đạo là học cách mở rộng, chuyển hóa và sử dụng tính Tham-Sân-Si vốn có của mỗi người sao cho nó hữu ích thay vì hữu hại.

    Thử hỏi: Nếu ngày ấy, đức Phật không vì có sự tham quá sức tưởng tượng đo lường của con người trần thế, đến độ lòng tham ý thúc giục Ngài nỗ lực mưu cầu Hạnh Phúc cho cả 8 vạn 4 ngàn loài chúng sinh trong tam thiên đại thiên thế giới, thì ông có nhọc lòng mài miệt nơi chốn rừng sâu heo hút bóng người, đầy dã thú sài lang hung hãn và quỷ quái tinh ma ?
    Đó là bước cốt yếu để chuyển hóa tính tham, nhằm đem đến lợi quả trong công cuộc tu hành.
    Từ cái nền tảng đó, Đức Phật đã đề ra giới thứ nhất cho cả tăng lữ và tu sĩ tại gia, đó là: Không-Sát-Sinh.

    Giới này có ý nghĩa như thế nào ư ? Rất đơn giản, nó giúp con người thanh khiết hóa nội tâm. Xa là không nảy lên cái ý sát hại đồng loại, gần là tránh tước đoạt mạng sống của các loài sức vóc nhỏ bé và yếu ớt hơn mình rồi dùng làm thực phẩm. Khi có ý nghĩ sát hại kẻ khác, trước hết nội tâm kẻ ấy bị xáo động dữ dội. Sau khi kế hoạch thành công, lại bị lương tâm giày vò, giằng xé mãi không yên. Còn với việc sát hại các loài sinh vật yếu kém hơn để ăn, thì tuy không làm cho người thường cảm thấy cắn rứt trong lòng. Nhưng nó âm thầm làm nội tâm kẻ ấy bị tạp nhiễm những thói xấu thấp hèn của loài vật bị họ sát hại. Những thói xấu ấy thực chất cũng không phải là điều đáng chê trách ở chúng, bởi đó là vì cấp bực tiến hóa đến đấy thì chúng phải thể hiện như thế. ví như khi bạn hỏi một đứa bé 3 tuổi, chưa bước vào trường lớp bao giờ về các công thức toán học phức tạp thì hẳn những đứa có thể trả lời được có lẽ không đến 0,00001 %.

    Mà những con người bị lương tâm giày vò hẳn không có thời khắc nào có thể gọi là hạnh phúc, dẫu có đầy đủ cả những thứ mà người trong thiên hạ đều thèm muốn, hắn cũng không thể yên lòng hưởng thụ chúng, mà mãi nơm nớp lo âu.

    Còn kẻ đã thâm nhiễm thói quen nuông chiều, buông thả cho dục vọng của thể xác kéo lôi, dễ sa ngã gây tội lỗi dẫn đến kết cuộc nói trên. Đó là chưa kể tần số rung động nặng nề của chúng sẽ khiến con người vất vả hơn trong quá trình chuyển hóa tâm thức lên một tầng số cao hơn.

    Cuối cùng, mục đích chính là nâng cao tần số tâm thức, mở rộng các giới hạn vượt khỏi định mức mà con người bình thường bị bó hẹp bên trong. Chuyển hóa từ chỉ thương mình thành thương cha mẹ + anh chị em = gia đình, bạn bè + làng xóm láng giềng + dân tộc = xã hội. Từ tham cái lợi ích bé nhỏ cho cá nhân thành lòng bác ái, yêu thương và muốn đem cái lợi ích ấy đến với tất cả chúng sinh, đổi từ lòng ích kỷ, vị kỷ thành tính vị tha. Tham như thế thì không còn là độc nữa, mà đã thăng hoa thành một thứ thuốc quý, chữa cho con người mọi thứ tâm bệnh vốn có trên thế gian này. Khi đã dứt tâm bệnh, an định và trí huệ bừng lên dẫn đến có lúc cả những chứng thân bệnh nan y cũng được chữa lành.

    Sân, cũng sẽ vô cùng hiệu nghiệm khi đem nó chữa cho bản thân mình tính yếu hèn, cải biến những lỗi lầm cố hữu đã thành thói quen. Nó giúp ta có quyết tâm thay đổi khi mình mắc những lầm sai.

    Si, sẽ vô cùng tuyệt diệu, nếu được chuyển thành tâm say mê tu học hay là người thường nhân cũng là cải sửa và hoàn thiện bản thân hơn, công hiến và dựng xây cuộc sống của mình và của mọi người sao cho ngày một thắm tươi hơn thuở trước.

    Phương pháp này, tuy không có yêu cầu gay gắt bằng cách thiền quán hay niệm phật. Nhưng dường như nó vẫn chưa được phổ biến rộng rãi, mặc dù nó dễ đưa con người đến với niềm chân phúc tuyệt đối hơn mọi phương pháp khác. Có lẽ là do nó tuy sẽ giúp con người tìm được chân phúc trong từng khoảnh khắc của cuộc sống nhiệm mầu, nhưng bên cạnh đó, nó khiến con người ta không thể an hưởng nó cho chỉ riêng mình. Mà thúc giục con người phải nỗ lực hành động bằng tất cả trái tim và điều kiện hiện có để đem nó vào từng mỗi ngõ ngách của cuộc đời, cống hiến cho nhân quần xã hội.

    Có lẽ thay cho những gai góc, sóng gió và bão bùng trong nội tâm như phương pháp tu học cổ truyền, thì ở đây nó hóa thành gai chông bén nhọn nhuộm thắm máu hồng của người hành giả trên con đường hành đạo_con đường đem lạc phúc đến với tất cả quần sinh.

    Tuy vậy, nếu gọi là một phương pháp tân kỳ thì hơi quá, chẳng qua nó cũng chỉ là một phép tu xưa, nhưng ít người rèn luyện đó thôi (ít đây là nói phóng chừng, không chính xác đâu nhé).

    Hy vọng tất cả các bạn đều sẽ gặt hái nhiều thành công trên con đường tu học, con đường tìm và đem lạc phúc cho mình, cho người.

    Ổng tham nhủng sâu nặng ,bốp méo phật pháp bởi vậy ổng bị nghiệp báo đó thấy chưa ?
    đó không phải lòng tham mà đi tu cực khổ đâu nha ,
    đó là lòng từ bi yêu thương chúng sanh ,
    2 ý đó hoàn toàn khác đó !
    thật là một thủ tướng hết nói nổi.

  5. #5

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi lotus74 Xem Bài Gởi
    "Tham sân si là những trạng thái của tảm thức" dể thương nhe, mời đến tịnh xá Ngọc Phú, số 64 đường Ni Sư Q Liên, Quận tân bình mỗi sáng CN để hiểu rõ thêm nhe.
    Vâng, hôm nào có thời gian em sẽ ghé qua, tại em ở tận bên Thủ Đức nên sang đó hơi bị xa 1 chút.
    Con nợ cha mẹ những...
    ngày vui bất tận...
    Rong ruổi suốt cuộc đời...
    không định hướng tương lai...

  6. #6

    Mặc định

    Bạn hữu anh2vp thân mến!

    Nếu bạn hữu quan tâm đến Phật Học, Đạo Phật có lẽ mong bạn hữu hoan hỷ bắt đầu lại từ đầu một cách chắc chắn: Lịch sử Đức Phật, Lịch Sử Phật Giáo, Tứ Diệu Đế, Duyên Khởi... mức cao hơn là Trung Quán Luận, Duy Thức Học. Hãy từ từ không cần vội vã, nghiền ngẫm và trãi nghiệm. Bởi có bước đi từ cơ bản như thế bạn mới có cái nhìn, tư duy của chính bạn.

    Cầu mong Chư Phật, Chư Bồ-Tát từ bi gia hộ cho mọi người.
    Từ Bi - Trí Huệ - Dũng Lực

  7. #7

    Mặc định

    Ông chỉ tui Trung Quan Luận với và Duy Thức Học nữ hicchi đó giờ chưa biết

  8. #8

    Mặc định

    Không dám, không dám!. Sở học thô thiển, tu tập chưa đến đâu, tâm lực chưa có bao nhiêu, trí huệ còn non kém không dám chỉ ai, chỉ cố theo gương hạnh nguyện, con đường của Chư Phật, Bồ-tát, Chư Tổ, Chư Thầy chỉ dạy mà học đạo.
    Con đường trên chỉ là con đường cơ bản để đi (từng bước).
    Còn bạn hữu muốn biết cũng không gì khó, sách kinh luận đều có bán đầy đủ, các Chư Thầy, Chư Tổ, Quý Sư Thầy, Cô cũng chỉ dạy rất nhiểu (Thư viện Hoa Sen, Đại Tạng Kinh Việt Nam...).

    Cầu mong Chư Phật, Chư Bồ-Tát từ bi gia hộ cho mọi người.
    Từ Bi- Trí Tuệ - Dũng Lực

  9. #9

    Mặc định

    Thưa các bạn, các bằng hữu, các thầy, như đã nói ở đầu đề topic :Tham- Sân- Si. Theo cách hiểu của từng người là như thế nào?
    Nên tôi mới mạo muội và suy nghĩ của mình chứ ko có ý định dạy bảo hay giải nghĩa điều gì cả. Kiến thức tôi còn nông cạn chỉ viết những điều mình nghĩ, mình thấy chứ ko phải là 1 kết luận nào chính xác.
    Còn Phật học, Đạo phật thì vô biên, vô lượng thiết nghĩ mình có học mãi cũng chẳng bao giờ hết được...
    Nhiều lúc khi nghiên cứu hay đọc 1 tài liệu nào đó về Phật pháp, đạo pháp thích thú lắm, nhưng có nhiều điều mình ko hiểu... Cũng muốn tìm 1 người thầy Quán đảnh cho mình lắm, nhưng lại nghĩ mình có duyên với phật ko? Có theo đuổi được tận cùng ko? hay chỉ là tò mò, hay chỉ theo người ta mồm lúc nào cũng 1 câu Phật, 2 câu Đạo... Mà bụng chẳng có tý gì?
    Có nhiều lúc mình Tham nhiều quá. "Học xong rồi lại muốn học nữa", mơ ước cái này khi có rồi lại mơ đến cái khác...
    Rồi mình cũng Sân chứ...
    Cũng Si mê với mọi thứ đấy chứ...
    Thử hỏi nếu ko có 3 thứ đó con người sẽ sống ra sao...
    Thế giới ko có chiến tranh, ko có sự cạnh tranh lấy đâu ra sự phát triển...
    Đôi lời mạo muội xin mọi người bỏ qua cho.
    Con nợ cha mẹ những...
    ngày vui bất tận...
    Rong ruổi suốt cuộc đời...
    không định hướng tương lai...

  10. #10

    Mặc định

    Mình rất thích bài viết này của bạn.
    Thực tế khi quan sát tâm thì mình thấy rõ Tham Sân Si là một phần tất yếu của tâm thức của người mới tu. Vấn đề là làm cách nào để khắc phục nó. Theo mình có mấy cách
    - Dùng cách đối trị: vd như làm nhiều việc bố thí để giảm tính tham tiền, bệnh si mê thì dùng trí tuệ điều trị, tham sắc đẹp và ăn uống thì dùng quán bất tịnh điều trị, tham danh vọng ngủ nghỉ đung quán vô thường điều trị, sân hận thì dùng quán từ bi, hạnh nhẫn nhục và hỷ xả để trị ... tóm lại đầu tiên là phải quan sát được nó, dùng phương tiện đối trị để làm chủ nó
    - Phương pháp thứ 2 mà bạn nói mình thấy rất hay, chính pháp vương Gyalwang Druk đã từng nói trong bài viết dưới đây.
    ( http://vietviews.vn/home/11216-215-2...%C6%B0%C6%A1ng )
    Tuy nhiên, việc chuyển hóa lực tham sân si thành một nguồn lực có ích là một điều rất khó khăn và đôi khi là nguy hiểm. Vì như thế đôi khi mình chấp nhận tham sân si là một phần tất yếu. Điều này cũng giống như khi Thiền, ta quan sát các pháp, nếu pháp thiện thì ta chuyển thành thiện vô lậu, pháp ác thì ta biết nhưng không theo, nếu nội lực yếu thì tác ý đuổi nó. Nếu như ức chế không niệm thiện, không niệm ác sẽ rất dễ rơi vào Không, ý thức sẽ bị ảnh hưởng gây nên các chứng bệnh thần kinh.
    - Phương pháp thứ 3. Là phương pháp mà trong các tạng kinh Pali hay nhắc đến, mình tạm gọi là phương pháp nhổ cỏ tận gốc, thường là giai đoạn cuối của người tu, ngoài trang bị Chánh kiến giải thoát, các phương pháp thiền đúng như Tứ Niệm Xứ ... thì đó chính là phải giữ giới và độc cư trọn vẹn để phòng hộ sáu căn. Chính việc việc triệt tiêu tận gốc các nguyên nhân dẫn đến Tham, Sân , Si nên các Niệm về Tham Sân Si không còn nên việc nhập sơ thiền sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Kết quả của phương pháp này chúng ta luôn Tỉnh thức quan sát được các Niệm, có trí tuệ để phân loại đâu là thiện vô lậu để theo, đâu là thiện hữu lậu để chuyển hóa, đâu là ác pháp để dẹp trừ, và đặc biệt nếu Thiền đúng pháp thì Tâm sẽ có lực để Bình thản và bất động trong sự an lạc trước các pháp của thế gian
    Last edited by Mophat; 26-04-2010 at 05:56 PM.

  11. #11

    Mặc định

    :Tham- Sân- Si. Theo cách hiểu của từng người
    ----------------------------------------------
    chính xác ,tham ba mặt của sự tham ,sân cũng có ba mặt của sân ,si cũng có ba mặt ,nói chung đạo và đời tất cả ba mặt của chân lý ,ai thấu triệt là đang tu vô vi pháp

  12. #12

    Tính KHÔNG chẳng phải lặng, mà động
    Động bên ngoài tỉnh tận bên trong
    Càng sâu vào TÂM càng tỉnh thức
    Lặng thấu chơn không luống nhiệm mầu

  13. #13

    Mặc định

    Mình thích 1 cô gái, tán mãi, tán mãi... Và mình dùng mọi biện pháp để cô ta ấn tượng với mình... Đến lúc mình biết cô ta cũng ấn tượng cũng có chút thích mình rồi, mình tự tin lắm...
    Rồi mình và cô ta gặp nhau. Cô ấy nói:
    - Anh à, em biết anh có tình cảm với em, và em cũng có chút ít tình cảm với anh, 1 ngày anh ko nhắn tin em cũng nhớ, 1 ngày ko nói chuyện với anh em cũng thấy trống vắng... Nhưng em nghĩ chúng ta chỉ dừng lại ở mức anh em, bạn bè bình thường thôi...
    Lúc đó mình chết lạnh người... Mục đích của mình là làm cho người ta ấn tượng
    làm người ta có cảm tình với mình, mình đã đạt được... Vậy sao mình vẫn buồn...
    Lúc đó tâm trí mình hiện nên 2 chữ thất bại... Mình thất bại khi chinh phục 1 cô gái...
    Cái Tham của mình là đạt được tình cảm của người ta, cái si của mình là người đấy... Còn cái Sân là lúc người ta nói : We are friends... Là lúc mình nhận ra mình thất bại...
    Trong tình yêu cũng có Tham-Sân-Si vậy nói gì cuộc đời bình thường bên ngoài...
    Mình luôn nghĩ T-S-S luôn tồn tại song song trong tâm trí của mình, nhưng mình lên dùng cái Tham lúc nào, cái Si lúc nào, cái Sân lúc nào là cái khó...
    Cuộc sống ngày càng bon chen, ngày càng khốc liệt... cái tôi đấy trong con người ngày càng được thể hiện ra... Mình làm cách nào để kìm nén, làm cách nào để sử dụng nó đúng mục đích...
    Rồi mình nhìn vào lá số tử vi, có cái sao xấu thế nó làm ảnh hưởng cả 1 cung tốt trong lá số của mình , nhưng 1 cái sao nó cũng xấu thế vậy mà nó lại làm giảm đi cái xấu của cung của mình... Lại nghĩ về Tham-sân-si lại thở dài...
    Con nợ cha mẹ những...
    ngày vui bất tận...
    Rong ruổi suốt cuộc đời...
    không định hướng tương lai...

  14. #14
    12212012
    Guest

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi minh đài Xem Bài Gởi
    :Tham- Sân- Si. Theo cách hiểu của từng người
    ----------------------------------------------
    chính xác ,tham ba mặt của sự tham ,sân cũng có ba mặt của sân ,si cũng có ba mặt ,nói chung đạo và đời tất cả ba mặt của chân lý ,ai thấu triệt là đang tu vô vi pháp

    xin đừng mang tham , sân , si ra phức tạp hóa .
    Nó chỉ đơn giản là tham , sân , si .
    Tham bất cứ cái gì cũng tín , sân bất cứ vì vấn đề gì cũng tín,
    si với người , thú , vật gì cũng tín
    {ý nghĩa của si tại đây là NGU SI không biết hoặc không muốn phân biệt đúng , sai , thiện , dữ , chánh pháp , tà pháp vv....]
    còn nếu hiểu theo những cái mặt của bạn nói thì nó đâu chỉ có 3.
    Nó có vô tận mặt đấy.
    vài vòng góp ý
    thân mến.

  15. #15

    Mặc định

    xin đừng mang tham , sân , si ra phức tạp hóa .
    Nó chỉ đơn giản là tham , sân , si .
    Tham bất cứ cái gì cũng tín , sân bất cứ vì vấn đề gì cũng tín,
    si với người , thú , vật gì cũng tín
    {ý nghĩa của si tại đây là NGU SI không biết hoặc không muốn phân biệt đúng , sai , thiện , dữ , chánh pháp , tà pháp vv....]
    còn nếu hiểu theo những cái mặt của bạn nói thì nó đâu chỉ có 3.
    Nó có vô tận mặt đấy.
    vài vòng góp ý
    thân mến.
    ----------------------------------
    tùy duyên ,tùy căn cơ ,tùy ,tùy mà ứng theo ,phải nhận xét theo nhận thức ,tùy theo tâm ,tùy theo hoàng cảnh ,tùy tùy hi...hi....

  16. #16

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi anh2vp Xem Bài Gởi
    Vâng, hôm nào có thời gian em sẽ ghé qua, tại em ở tận bên Thủ Đức nên sang đó hơi bị xa 1 chút.
    kethulata da bo di, bay gio den luot huynh anh2vp co loi le~hay khong kem. toi rat kho tinh khi doc dien dan nay, y nghia cua huynh noi toi thay huynh rat cao tham. kinh chao`huynh nha !

  17. #17

    Mặc định

    Cảm ơn mọi người đã chia sẽ những suy nghĩ của mình trong topic này.
    Tại hạ chỉ định mang những suy nghĩ của mình ra để mọi người cùng chia sẽ, cùng bàn luận... để mọi người gần gũi nhau hơn.
    Tại hạ biết khi nhìn vào Topic các bậc cao nhân đều kinh khỉnh vì "cái này ai mà chẳng biết...", tại hạ muốn mở topic này để cho những người mới những người chưa được nói nên suy nghĩ của mình để được chia sẽ, tại hạ cũng muốn mở lại 1 topic như Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa theo cách hiểu của mỗi người?, A di đà kinh theo sự nhận thức của mỗi người nữa?... Để chúng ta nhận thức được chúng ta hiểu đến đâu, tu tập được đến đâu... Người khác có suy nghĩ giống mình và khác mình thì như thế nào??
    Mong các cao nhân chỉ giáo....
    Con nợ cha mẹ những...
    ngày vui bất tận...
    Rong ruổi suốt cuộc đời...
    không định hướng tương lai...

  18. #18

    Mặc định

    Tham sân si là cái dể thương cũa vô minh.cái dể thương này gở được khi ai đó

    thấy được Thức Biến là đẹp không là xấu không là dể chịu không là chửi bới um

    xùm phải không hả hay không phải không hả là tùm lum hay không tùm lum để rồi

    lấy dao ra chém đất như chém bùn hay chém vào nước rối bời như hủ tiếu mì

    quãng rồi tức quá huyết áp cao quá té đột quỵ rồi lìa khỏi trần thế rồi không hiễu

    vẫn hoàn có hiểu nhe
    Last edited by vuive; 28-04-2010 at 02:30 PM.

  19. #19

    Mặc định

    Các bạn thiện hữu trí thức thân mến!
    Nếu đem 3 chữ Tham-Sân-Si ra bàn luận thì có lẽ "càng xa càng rối" bởi lẽ "dưới cái nhìn của mỗi người" - Sinh sự thì sự sinh. Tạm bỏ qua việc đi sâu phân tích vi tế, cao siêu, riêng tôi thiết nghĩ nếu các bạn để ý quan sát cuộc sống hàng ngày quanh ta (bà con lối xóm, người thân, đồng nghiệp, trên đường đi...), tự xét mình mỗi ngày (ở nhà, đối đãi, trong công việc...) có lẽ ít nhiều cũng thấy nó biến hiện như thế nào và học được những bài học vô cùng quý báu (tất nhiên khi bạn đã đứng lại nhìn).
    Có lẽ chẳng cần đâu xa xôi, ngay khi bạn ngồi đây, trước cái máy tính, đọc và gõ những dòng chữ này cũng đã cảm thấy nó xuất hiện lân rân, gọi mời lôi kéo rồi (ví dụ: định là 1 giờ thôi... nhưng một hồi thì 4; 5 giờ: nào học, nhạc, game-gít, chát-chít, phố-rùm... và cái nào cũng có lý do biện minh cho nó cả).

    Trí luận và Phương tiện đã có sẳn, có đủ (84.000 Phiền Não hay Căn Bệnh với 84.000 Cách đối trị hay Phương Thuốc) và điều quan trọng vẫn là ở chúng ta quyết định có muốn và quyết tâm thực hành rốt ráo hay không mà thôi.
    - Tập dừng lại, tập quan sát để có thể nhận biết đúng sai, phải trái.
    - Thực hành "Thiểu dục tri túc" (Ít muốn biết đủ).
    - Thực hành theo các pháp môn tu tập: Quán Vô Thường, Quán Duyên Sinh, Ngũ giới, Thập Thiện...

    Các bạn hữu có thể đến trang này:
    Cuốn sách nhỏ Tam Độc của thầy Thích Thanh Từ:
    http://phattuvietnam.net/tuhoc/hocphat/7143.html
    TAM ĐỘC VÀ PHÁP ĐỐI TRỊ
    http://www.buddhanet.net/budsas/uni/...c/tamdoc00.htm
    Bước Đầu Học Phật với thầy Thích Thanh Từ:
    http://www.buddhismtoday.com/viet/ba...dauhocPhat.htm

    Vâng, lành thay vui thay, cũng rất cám ơn lời khen ngợi của bạn hữu anh2vp : "...theo người ta mồm lúc nào cũng 1 câu Phật, 2 câu Đạo... Mà bụng chẳng có tý gì?". Lời của bạn làm tôi liên tưởng đến hình ảnh nụ cười luôn hoan hỷ, từ bi, có 6 chú nhỏ bâu quanh, bụng luôn sẳn sàng chứa đầy phiền não của chúng sinh để chúng sanh an lạc của Đức Phật Di-Lặc. Nhưng đó là Phật, Bồ tát - Đại từ Đại bi, đã vượt lên trên tất cả, ngẫm lại mình còn là phàm phu, vẫn "lơ ngơ" trên đường học đạo chưa tới đâu thôi thì (xin tạm lấy ý của bạn một chút, mong bạn hoan hỷ):

    Khua mồm 1 Phật, 2 Đạo - Bụng rỗng không!
    Miệng cười 1 Đạo, 2 Phật - Lòng sáng trong!
    Buông Xả 1 Phật, 2 Đạo - Tâm bất động!
    Trí đầy 1 Đạo, 2 Phật - Niệm Tánh Không!

    Vui thay, Bụng rỗng không, buông xả không chứa một thứ gì!. Lòng sáng trong. Nhất rồi.
    Vâng, rất cám ơn bạn.

    Vài ý chia sẻ Đạo-Đời, mong các bạn hữu hoan hỷ.
    -----------------------------------------------

    "Nghiệp dắt thế gian tới, nghiệp kéo thế gian đi, thế gian chuyển theo nghiệp, như bánh xe lăn theo chân con vật kéo xe" (Dhammapada, Kinh Pháp Cú)

    “Nghiệp không nặng không sanh Ta-Bà.”
    (Đức Phật)

    Vì sao chúng ta đau khổ, phiền não?. Vì chúng ta Vô minh (mê mờ, không hiểu biết thấu đáo thực tướng của sự vật là nguyên nhân chính tạo ra Nghiệp).
    Trong Thập Nhị Nhân Duyên (Paticca Samuppada) có câu:
    "Tùy thuộc nơi Vô Minh, Hành phát sanh"
    "Vô Minh diệt thì Hành diệt."
    (Chư Tổ)

    "Tham, Sân, Si sanh lên trong thân ta.
    Phiền não ấy thường làm hại người ta yếu kém,
    Cũng ví như mục măng sanh lên làm hại cây tre".
    (Kinh Khuttakanikàya, đoạn Mahàvagga)

    "Bồ-Tát sợ Nhân, phàm phu sợ Quả"

    "Vì không nhận chân đúng lời Phật dạy, nên chúng sanh sống trong cảnh vọng tưởng mà khởi tà kiến:
    Vô Thường chấp là Thường; Vô Ngã chấp là Ngã; Bất Tịnh (không thanh tịnh) chấp là Thanh Tịnh; Khổ Đau chấp là Hạnh Phúc, nên bị luân hồi và đau khổ triền miên."
    "Chánh pháp Như Lai là hào quang Chân Lý, giúp cho chúng sanh phân định được đâu là tính chất mê muội, luân hồi và đâu là giác ngộ, giải thoát. Chánh pháp Như Lai còn soi sáng cho chúng sanh phá tan màn vô minh điên đảo để dứt trừ mọi sai lầm đau khổ."
    (HT.Thích Thiện Siêu).

    "Vì sợ hãi bất an mà đến quy y thần núi, quy y thần cây, quy y miếu thờ thổ thần nhưng đó chẳng phải là chỗ nương dựa yên ổn, là chỗ quy y tối thượng.
    Ai quy y như thế khổ não vẫn còn nguyên. Trái lại quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, phát trí tuệ chân chính, hiểu thấu bốn lẽ mầu: Biết khổ, Biết khổ nhân, Biết khổ diệt và Biết Tám chi Thánh đạo diệt trừ khổ não;
    đó là chỗ quy y an ổn, là chỗ quy y tối thượng. Ai quy y như vậy, giải thoát hết đau khổ". (Kinh Pháp Cú)

    Lại lang mang nữa rồi, đấy nó lại muốn lôi kéo rồi đấy!. Vui thay.
    TỪ-BI-HỶ-XẢ
    -----------------------------------------------------------

    Vài lời khuyến tu:

    "Thế nhân giờ đây cười vì tiền, khóc vì tiền và muôn nổi thống khổ âu sầu sanh ra cũng vì tiền".

    "Đa dục vi khổ" (Còn ham muốn nhiều thì khổ nhiều)
    (Đức Phật)

    "Bể khổ mênh mông nước ngập trời
    Khách trần chèo một chiếc thuyền chơi,
    Thuyền ai ngược gió ai xuôi gió,
    Ngẫm lại cùng trong bể khổ thôi".

    "Ngoảnh nhìn cuộc đời như giấc mộng
    Được mất bại thành bỗng hóa hư không!"

    "Khi sa cơ thì cầu trời khấn Phật
    Lúc huy hoàng thì đá đổ lư hương"

    "Thiên Đường Có Lối Không Ai Hỏi
    Địa Ngục Cửa Cài Lắm Khách Thăm"
    (Của một bạn hữu)

    "Sang cho lắm tai ương cũng lắm.
    Giàu cho nhiều ương tai cũng nhiều".
    (ADV)

    "Cái còn thì vẫn còn nguyên
    Cái tan thì tưởng vững bền cũng tan".
    (Nhà thơ Trần Đăng Khoa)

    "Muốn biết nhân đời trước
    Xem hưởng quả đời này
    Muốn biết quả tương lai
    Xét nhân gieo hiện tại".

    "Hãy thắp đuốc sáng lên mà đi
    Chứ đừng ngồi đấy mà nguyền rủa bóng tối".
    (Kinh Pháp Cú)

    "Cố đi mãi đường dài hóa ngắn
    Còn nghỉ luôn lộ cận hóa xa".
    (Thanh Sĩ)

    "Mái chùa che chở hồn dân tộc
    Nếp sống muôn đời của Tổ tông"
    (H.T Mãn Giác)

    "Được thân này đã khó. Gặp Phật pháp càng khó hơn"
    (Đức Phật)

    "Chớ đợi đến già rồi niệm Phật.
    Đồng hoang mồ trẻ đã nhiều đây!"
    (Cổ Đức)

    "Người không có lòng tin, dầu gặp được Tam bảo cũng không ích gì".
    (Kinh Tâm Địa Quán)

    Đi với Bụt mặc áo cà-sa
    Đi với Ma cũng mặc áo cà-sa.

    "Trong cuộc sống của mỗi người sự rỗng tuếch là đáng sợ hơn cả. Không có mục đích, họ sẽ trôi nổi trên dòng đời như mảnh giẻ rách trên những dòng sông".
    (Bill Gates)

    "Có tài mà cậy chi tài
    Chữ Tài liền với chữ Tai một vần
    Đã mang lấy Nghiệp vào thân
    Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa
    Thiện căn ở tại lòng ta
    Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài".
    (Truyện Kiều - Nguyễn Du)

    "Bạn còn gì xấu xa trong Tâm không? Dĩ nhiên còn rồi!.
    Vậy sao không dọn sạch nhà của của mình đi!"
    "Có hai loại đau khổ: Sự đau khổ dẫn đến đau khổ nhiều hơn và Sự đau khổ dẫn đến chấm dứt đau khổ.
    Nếu bạn không sẳn sàng đương đầu với loại đau khổ thứ hai chắc chắn bạn sẽ tiếp tục nếm mùi loại đau khổ thứ nhất".
    "Chỉ có Chánh niệm mới đốn ngã được phiền não."
    "Thân và Tâm chúng ta là một lũ ăn trộm và những kẻ giết người, không ngừng lôi kéo chúng ta vào ngọn lử Tham dục, Thù hận và Ảo tưởng".
    "Tu hành có nghĩa là tự cung cấp cho mình, dựa vào chính mình, không dựa vào những thứ bên ngoài".
    "Nếu chúng ta thành tâm tu hành kết quả của sự tu hành sẽ tỏa sáng. Bất cứ người nào có mắt đều có thể nhận thấy. Chúng ta không cần quảng cáo."
    "Những người bên ngoài có thể cho rằng các tu sĩ Phật Giáo điên khùng sống trong rừng và ngồi cứng đơ như pho tượng đá. thế nhưng họ sống như thế nào?
    Họ cười, họ khóc lóc, họ than van, họ chìm đắm đến độ có lúc họ tự tử hay sát hại lẫn nhau bằng nhiều cách vì sự tham lam, thù hận... Vậy ai mới thật là điên?"
    (Thiền sư Achaan Chah)

    "Miệng người là huyệt mộ, bao tử là mồ chôn, thân là bãi tha ma của chúng sinh đã dung chứa bao nhiêu loài vật phải chết oan uổng đau đớn vì cái xác ô uế, ô trược này!"
    "Thân ta được đúc kết bằng huyết nhục, máu xương, bằng oan hồn, bằng nổi khổ đau củ loài thú. Nghiệp ác chất chồng, oan thù đầy kín. Thật tiếc thay hàng ngày ta vẫn vui sướng trước điều đó. Vẫn thấy những cảnh đau lòng là vậy".
    (Thích Chân Tính)

    "Chớ khinh ác nhỏ cho là không tội, giọt nước tuy ít chứa dồn đầy lu".
    "Thà tự mổ bụng chẻ xương, quyết chẳng theo tâm làm ác".
    "Voi dữ hay thú dữ chỉ hại một thân ta, chớ ác trí thức thì hại vô lượng thiện thân, vô lượng thiện tâm".
    "Tu một niệm lành phá được trăm điều ác".
    (Kinh Niết Bàn)

    "Biết hối hận là tốt nhưng đừng phạm lỗi thì tốt hơn".
    (Tục ngữ phương Tây)

    "Đời thương còn có bao ngày
    Cắc cớ nhé chớ đọa đày nhau chi"
    (Vân Vi Đàn Cầm - Đặng Ngọc Khoa)

    "Một chút giận hai chút hờn, lận đận cả đời ri cũng khổ
    Trăm điều xả ngàn điều bỏ, thong dong tấc dạ rứa mà vui"
    (HT.Thích Thiện Siêu)

    "Lành thay ta vui sống
    Từ ái giữa oán thù
    Giữa những người oán thù
    Ta sống không thù oán"
    (Đức Phật)

    "Trộm nghĩ, nghiệp xưa đốc thúc
    Chìm nổi như sóng ba đào
    Một làn gió nhẹ thổi đến
    Thân này tan thành bụi
    Chưa liễu ngộ được gì
    Niệm niệm thẹn thùng xấu hổ vì hư danh
    Trăm năm khổ nhọc, nếm bụi trần, trong cơn mộng huyễn thì cớ gì phải lưu luyến."
    (HT.Hư Vân)

    "Này Ananda, nếu ông không nỗ lực tu hành - vốn trải nhiều kiếp - thì Bồ-đề, Niết-bàn đối với ông hãy còn xa vời lắm. Dầu ông có học nhiều, nhớ kỹ nghĩa lý nhiệm mầu suốt 12 bộ kinh, thì cũng chỉ giúp ông phương tiện lý luận, chứ không giúp gì cho sự giải thoát của mình".
    (Đức Phật - Kinh Lăng Nghiêm)

    "Ở đời vui đạo hãy tùy duyên,
    Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền.
    Trong nhà có báu thôi tìm kiếm,
    Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền".
    (Vua Trần Nhân Tông, Ðiều Ngự Giác Hoàng)

    "Tránh xa các điều Ác
    Làm các việc Thiện lành
    Giữ Tâm-Ý trong sạch
    Là lời Chư Phật dạy"

    Bài kệ tuy chỉ vỏn vẹn 4 câu thôi, mới nghe qua tưởng chừng như đơn giản mà đứa trẻ 8 tuổi cũng có thể làm được, thế nhưng ông già 80 tuổi vẫn làm chưa xong. Đạo Phật tinh túy là thế. Đức Phật dạy rằng: Bài kệ trên, ba đời Chư Phật (quá khứ, hiện tại, vị lai) đều dạy như vậy.
    Và đây chính là điều cốt lõi để bước vào tu tập lìa khổ, an vui, giải thoát, bước vào con đường của Bậc Đại Giác Ngộ - Đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni

    "Kẻ nào chưa từng thân chứng được cái học của Phật sẽ không bao giờ hiểu rõ Phật học là cái gì cả".
    (Phật Học Tinh Hoa - Chư Tổ)

    Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
    Ta được thêm ngày nữa để yêu thương.
    (Kalil Gibran)

    Cầu mong Chư Phật, Chư Bồ-Tát từ bi gia hộ cho mọi người.
    Từ Bi- Trí Tuệ - Dũng Lực
    Last edited by AnhDaoVang_2010; 30-04-2010 at 05:51 PM.

  20. #20

    Mặc định

    Cảm ơn những lời vàng ngọc và những câu trích dẫn rất hay của bạn AnhDaoVang _2010. Có rất nhiều điều mình mới nhận ra từ bài viết của bạn. Nhưng mình cũng ko có gì khi viết câu đó cả. Ý mình vẫn là theo cách hiểu của mình, mình hiểu gì viết vậy, nghĩ sao nói thế, nên có 1 số điều không được hay lắm, mong bạn rộng lòng bỏ qua.
    Ở đời người ai chẳng có lòng tham, mình cũng có, mọi người cũng có, và mình nghĩ bạn cũng có dù ít dù nhiều phải không? Tham mới nghe thì nó thật xấu, nhưng nếu tham đúng chỗ, đúng cái cần tham thì nó lại khác, hôm trước tôi đi chùa to rộng lắm nghe 1 vị đại sư giảng đạo, cũng đông người đến nghe lắm, nhưng lúc vị đại sư đấy giảng đạo mọi người đều răm rắp ngồi nghe, tay thì đặt thủ ấn nhìn thì thấy hướng tâm nghe lắm, rồi đến lúc vị đại sư phát chiếc dây bùa hộ thân, thì mọi người nhốn nháo, ai cũng muốn mình lấy được, ai cũng sợ đến lượt là hết, vì vậy ai cũng nhao nhao, tạo lên 1 cảnh tượng như là người ta tranh nhau mua hàng khuyến mại vậy... Điều này lại làm mình suy nghĩ, họ nghe người ta nói, nghe người ta giảng sao say sưa thế, vừa nghe xong, những lời giảng trong đầu còn chưa dứt sao họ đã trở lại con người thật của mình nhanh thế...
    Lòng tham còn tùy thuộc vào người ta tham gì nữa mà, họ tham công tham việc là cái tốt mà, họ tham yêu, tham thương người khác cũng là tốt mà...
    Còn cái Sân Si nó cũng vậy thôi, nhưng nó khó thể hiện hơi cái Tham. Cái Sân nó thường nói nên tính cách của 1 con người, con người nóng tính nó thể hiện rõ nhất, nhưng đâu phải nóng tính là xấu. Họ nóng tính khi nhìn thấy 1 việc bất bình, họ đâu đáng phải chê trách..
    Con nợ cha mẹ những...
    ngày vui bất tận...
    Rong ruổi suốt cuộc đời...
    không định hướng tương lai...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Bài Pháp để tham khảo
    By lamakhumatri in forum Thế Giới Bùa Ngải
    Trả lời: 7
    Bài mới gởi: 28-04-2010, 10:00 AM
  2. Đối Trị Tham Vi Tế
    By maihoa in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 13-01-2010, 01:30 PM
  3. Tham sân si do đâu mà có?
    By Vân Quang in forum Đạo Phật
    Trả lời: 8
    Bài mới gởi: 12-01-2010, 09:24 AM
  4. Địa Ngục Biến Tướng Đồ. Tham Khảo
    By khaiphamkhac in forum Đạo Phật
    Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 20-10-2009, 11:31 PM
  5. Xin được tham khảo kiến thức môn dự đoán theo tứ trụ
    By vumanhha in forum Dịch học ( Dịch số, Thái Ất, Kỳ Môn Ðộn Giáp, Hoa Mai, Bát tự hà lạc,…)
    Trả lời: 6
    Bài mới gởi: 06-07-2009, 10:30 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •