kết quả từ 1 tới 20 trên 22

Ðề tài: Tham- Sân- Si. Theo cách hiểu của từng người là như thế nào?

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #14

    Mặc định

    Các bạn thiện hữu trí thức thân mến!
    Nếu đem 3 chữ Tham-Sân-Si ra bàn luận thì có lẽ "càng xa càng rối" bởi lẽ "dưới cái nhìn của mỗi người" - Sinh sự thì sự sinh. Tạm bỏ qua việc đi sâu phân tích vi tế, cao siêu, riêng tôi thiết nghĩ nếu các bạn để ý quan sát cuộc sống hàng ngày quanh ta (bà con lối xóm, người thân, đồng nghiệp, trên đường đi...), tự xét mình mỗi ngày (ở nhà, đối đãi, trong công việc...) có lẽ ít nhiều cũng thấy nó biến hiện như thế nào và học được những bài học vô cùng quý báu (tất nhiên khi bạn đã đứng lại nhìn).
    Có lẽ chẳng cần đâu xa xôi, ngay khi bạn ngồi đây, trước cái máy tính, đọc và gõ những dòng chữ này cũng đã cảm thấy nó xuất hiện lân rân, gọi mời lôi kéo rồi (ví dụ: định là 1 giờ thôi... nhưng một hồi thì 4; 5 giờ: nào học, nhạc, game-gít, chát-chít, phố-rùm... và cái nào cũng có lý do biện minh cho nó cả).

    Trí luận và Phương tiện đã có sẳn, có đủ (84.000 Phiền Não hay Căn Bệnh với 84.000 Cách đối trị hay Phương Thuốc) và điều quan trọng vẫn là ở chúng ta quyết định có muốn và quyết tâm thực hành rốt ráo hay không mà thôi.
    - Tập dừng lại, tập quan sát để có thể nhận biết đúng sai, phải trái.
    - Thực hành "Thiểu dục tri túc" (Ít muốn biết đủ).
    - Thực hành theo các pháp môn tu tập: Quán Vô Thường, Quán Duyên Sinh, Ngũ giới, Thập Thiện...

    Các bạn hữu có thể đến trang này:
    Cuốn sách nhỏ Tam Độc của thầy Thích Thanh Từ:
    http://phattuvietnam.net/tuhoc/hocphat/7143.html
    TAM ĐỘC VÀ PHÁP ĐỐI TRỊ
    http://www.buddhanet.net/budsas/uni/...c/tamdoc00.htm
    Bước Đầu Học Phật với thầy Thích Thanh Từ:
    http://www.buddhismtoday.com/viet/ba...dauhocPhat.htm

    Vâng, lành thay vui thay, cũng rất cám ơn lời khen ngợi của bạn hữu anh2vp : "...theo người ta mồm lúc nào cũng 1 câu Phật, 2 câu Đạo... Mà bụng chẳng có tý gì?". Lời của bạn làm tôi liên tưởng đến hình ảnh nụ cười luôn hoan hỷ, từ bi, có 6 chú nhỏ bâu quanh, bụng luôn sẳn sàng chứa đầy phiền não của chúng sinh để chúng sanh an lạc của Đức Phật Di-Lặc. Nhưng đó là Phật, Bồ tát - Đại từ Đại bi, đã vượt lên trên tất cả, ngẫm lại mình còn là phàm phu, vẫn "lơ ngơ" trên đường học đạo chưa tới đâu thôi thì (xin tạm lấy ý của bạn một chút, mong bạn hoan hỷ):

    Khua mồm 1 Phật, 2 Đạo - Bụng rỗng không!
    Miệng cười 1 Đạo, 2 Phật - Lòng sáng trong!
    Buông Xả 1 Phật, 2 Đạo - Tâm bất động!
    Trí đầy 1 Đạo, 2 Phật - Niệm Tánh Không!

    Vui thay, Bụng rỗng không, buông xả không chứa một thứ gì!. Lòng sáng trong. Nhất rồi.
    Vâng, rất cám ơn bạn.

    Vài ý chia sẻ Đạo-Đời, mong các bạn hữu hoan hỷ.
    -----------------------------------------------

    "Nghiệp dắt thế gian tới, nghiệp kéo thế gian đi, thế gian chuyển theo nghiệp, như bánh xe lăn theo chân con vật kéo xe" (Dhammapada, Kinh Pháp Cú)

    “Nghiệp không nặng không sanh Ta-Bà.”
    (Đức Phật)

    Vì sao chúng ta đau khổ, phiền não?. Vì chúng ta Vô minh (mê mờ, không hiểu biết thấu đáo thực tướng của sự vật là nguyên nhân chính tạo ra Nghiệp).
    Trong Thập Nhị Nhân Duyên (Paticca Samuppada) có câu:
    "Tùy thuộc nơi Vô Minh, Hành phát sanh"
    "Vô Minh diệt thì Hành diệt."
    (Chư Tổ)

    "Tham, Sân, Si sanh lên trong thân ta.
    Phiền não ấy thường làm hại người ta yếu kém,
    Cũng ví như mục măng sanh lên làm hại cây tre".
    (Kinh Khuttakanikàya, đoạn Mahàvagga)

    "Bồ-Tát sợ Nhân, phàm phu sợ Quả"

    "Vì không nhận chân đúng lời Phật dạy, nên chúng sanh sống trong cảnh vọng tưởng mà khởi tà kiến:
    Vô Thường chấp là Thường; Vô Ngã chấp là Ngã; Bất Tịnh (không thanh tịnh) chấp là Thanh Tịnh; Khổ Đau chấp là Hạnh Phúc, nên bị luân hồi và đau khổ triền miên."
    "Chánh pháp Như Lai là hào quang Chân Lý, giúp cho chúng sanh phân định được đâu là tính chất mê muội, luân hồi và đâu là giác ngộ, giải thoát. Chánh pháp Như Lai còn soi sáng cho chúng sanh phá tan màn vô minh điên đảo để dứt trừ mọi sai lầm đau khổ."
    (HT.Thích Thiện Siêu).

    "Vì sợ hãi bất an mà đến quy y thần núi, quy y thần cây, quy y miếu thờ thổ thần nhưng đó chẳng phải là chỗ nương dựa yên ổn, là chỗ quy y tối thượng.
    Ai quy y như thế khổ não vẫn còn nguyên. Trái lại quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, phát trí tuệ chân chính, hiểu thấu bốn lẽ mầu: Biết khổ, Biết khổ nhân, Biết khổ diệt và Biết Tám chi Thánh đạo diệt trừ khổ não;
    đó là chỗ quy y an ổn, là chỗ quy y tối thượng. Ai quy y như vậy, giải thoát hết đau khổ". (Kinh Pháp Cú)

    Lại lang mang nữa rồi, đấy nó lại muốn lôi kéo rồi đấy!. Vui thay.
    TỪ-BI-HỶ-XẢ
    -----------------------------------------------------------

    Vài lời khuyến tu:

    "Thế nhân giờ đây cười vì tiền, khóc vì tiền và muôn nổi thống khổ âu sầu sanh ra cũng vì tiền".

    "Đa dục vi khổ" (Còn ham muốn nhiều thì khổ nhiều)
    (Đức Phật)

    "Bể khổ mênh mông nước ngập trời
    Khách trần chèo một chiếc thuyền chơi,
    Thuyền ai ngược gió ai xuôi gió,
    Ngẫm lại cùng trong bể khổ thôi".

    "Ngoảnh nhìn cuộc đời như giấc mộng
    Được mất bại thành bỗng hóa hư không!"

    "Khi sa cơ thì cầu trời khấn Phật
    Lúc huy hoàng thì đá đổ lư hương"

    "Thiên Đường Có Lối Không Ai Hỏi
    Địa Ngục Cửa Cài Lắm Khách Thăm"
    (Của một bạn hữu)

    "Sang cho lắm tai ương cũng lắm.
    Giàu cho nhiều ương tai cũng nhiều".
    (ADV)

    "Cái còn thì vẫn còn nguyên
    Cái tan thì tưởng vững bền cũng tan".
    (Nhà thơ Trần Đăng Khoa)

    "Muốn biết nhân đời trước
    Xem hưởng quả đời này
    Muốn biết quả tương lai
    Xét nhân gieo hiện tại".

    "Hãy thắp đuốc sáng lên mà đi
    Chứ đừng ngồi đấy mà nguyền rủa bóng tối".
    (Kinh Pháp Cú)

    "Cố đi mãi đường dài hóa ngắn
    Còn nghỉ luôn lộ cận hóa xa".
    (Thanh Sĩ)

    "Mái chùa che chở hồn dân tộc
    Nếp sống muôn đời của Tổ tông"
    (H.T Mãn Giác)

    "Được thân này đã khó. Gặp Phật pháp càng khó hơn"
    (Đức Phật)

    "Chớ đợi đến già rồi niệm Phật.
    Đồng hoang mồ trẻ đã nhiều đây!"
    (Cổ Đức)

    "Người không có lòng tin, dầu gặp được Tam bảo cũng không ích gì".
    (Kinh Tâm Địa Quán)

    Đi với Bụt mặc áo cà-sa
    Đi với Ma cũng mặc áo cà-sa.

    "Trong cuộc sống của mỗi người sự rỗng tuếch là đáng sợ hơn cả. Không có mục đích, họ sẽ trôi nổi trên dòng đời như mảnh giẻ rách trên những dòng sông".
    (Bill Gates)

    "Có tài mà cậy chi tài
    Chữ Tài liền với chữ Tai một vần
    Đã mang lấy Nghiệp vào thân
    Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa
    Thiện căn ở tại lòng ta
    Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài".
    (Truyện Kiều - Nguyễn Du)

    "Bạn còn gì xấu xa trong Tâm không? Dĩ nhiên còn rồi!.
    Vậy sao không dọn sạch nhà của của mình đi!"
    "Có hai loại đau khổ: Sự đau khổ dẫn đến đau khổ nhiều hơn và Sự đau khổ dẫn đến chấm dứt đau khổ.
    Nếu bạn không sẳn sàng đương đầu với loại đau khổ thứ hai chắc chắn bạn sẽ tiếp tục nếm mùi loại đau khổ thứ nhất".
    "Chỉ có Chánh niệm mới đốn ngã được phiền não."
    "Thân và Tâm chúng ta là một lũ ăn trộm và những kẻ giết người, không ngừng lôi kéo chúng ta vào ngọn lử Tham dục, Thù hận và Ảo tưởng".
    "Tu hành có nghĩa là tự cung cấp cho mình, dựa vào chính mình, không dựa vào những thứ bên ngoài".
    "Nếu chúng ta thành tâm tu hành kết quả của sự tu hành sẽ tỏa sáng. Bất cứ người nào có mắt đều có thể nhận thấy. Chúng ta không cần quảng cáo."
    "Những người bên ngoài có thể cho rằng các tu sĩ Phật Giáo điên khùng sống trong rừng và ngồi cứng đơ như pho tượng đá. thế nhưng họ sống như thế nào?
    Họ cười, họ khóc lóc, họ than van, họ chìm đắm đến độ có lúc họ tự tử hay sát hại lẫn nhau bằng nhiều cách vì sự tham lam, thù hận... Vậy ai mới thật là điên?"
    (Thiền sư Achaan Chah)

    "Miệng người là huyệt mộ, bao tử là mồ chôn, thân là bãi tha ma của chúng sinh đã dung chứa bao nhiêu loài vật phải chết oan uổng đau đớn vì cái xác ô uế, ô trược này!"
    "Thân ta được đúc kết bằng huyết nhục, máu xương, bằng oan hồn, bằng nổi khổ đau củ loài thú. Nghiệp ác chất chồng, oan thù đầy kín. Thật tiếc thay hàng ngày ta vẫn vui sướng trước điều đó. Vẫn thấy những cảnh đau lòng là vậy".
    (Thích Chân Tính)

    "Chớ khinh ác nhỏ cho là không tội, giọt nước tuy ít chứa dồn đầy lu".
    "Thà tự mổ bụng chẻ xương, quyết chẳng theo tâm làm ác".
    "Voi dữ hay thú dữ chỉ hại một thân ta, chớ ác trí thức thì hại vô lượng thiện thân, vô lượng thiện tâm".
    "Tu một niệm lành phá được trăm điều ác".
    (Kinh Niết Bàn)

    "Biết hối hận là tốt nhưng đừng phạm lỗi thì tốt hơn".
    (Tục ngữ phương Tây)

    "Đời thương còn có bao ngày
    Cắc cớ nhé chớ đọa đày nhau chi"
    (Vân Vi Đàn Cầm - Đặng Ngọc Khoa)

    "Một chút giận hai chút hờn, lận đận cả đời ri cũng khổ
    Trăm điều xả ngàn điều bỏ, thong dong tấc dạ rứa mà vui"
    (HT.Thích Thiện Siêu)

    "Lành thay ta vui sống
    Từ ái giữa oán thù
    Giữa những người oán thù
    Ta sống không thù oán"
    (Đức Phật)

    "Trộm nghĩ, nghiệp xưa đốc thúc
    Chìm nổi như sóng ba đào
    Một làn gió nhẹ thổi đến
    Thân này tan thành bụi
    Chưa liễu ngộ được gì
    Niệm niệm thẹn thùng xấu hổ vì hư danh
    Trăm năm khổ nhọc, nếm bụi trần, trong cơn mộng huyễn thì cớ gì phải lưu luyến."
    (HT.Hư Vân)

    "Này Ananda, nếu ông không nỗ lực tu hành - vốn trải nhiều kiếp - thì Bồ-đề, Niết-bàn đối với ông hãy còn xa vời lắm. Dầu ông có học nhiều, nhớ kỹ nghĩa lý nhiệm mầu suốt 12 bộ kinh, thì cũng chỉ giúp ông phương tiện lý luận, chứ không giúp gì cho sự giải thoát của mình".
    (Đức Phật - Kinh Lăng Nghiêm)

    "Ở đời vui đạo hãy tùy duyên,
    Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền.
    Trong nhà có báu thôi tìm kiếm,
    Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền".
    (Vua Trần Nhân Tông, Ðiều Ngự Giác Hoàng)

    "Tránh xa các điều Ác
    Làm các việc Thiện lành
    Giữ Tâm-Ý trong sạch
    Là lời Chư Phật dạy"

    Bài kệ tuy chỉ vỏn vẹn 4 câu thôi, mới nghe qua tưởng chừng như đơn giản mà đứa trẻ 8 tuổi cũng có thể làm được, thế nhưng ông già 80 tuổi vẫn làm chưa xong. Đạo Phật tinh túy là thế. Đức Phật dạy rằng: Bài kệ trên, ba đời Chư Phật (quá khứ, hiện tại, vị lai) đều dạy như vậy.
    Và đây chính là điều cốt lõi để bước vào tu tập lìa khổ, an vui, giải thoát, bước vào con đường của Bậc Đại Giác Ngộ - Đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni

    "Kẻ nào chưa từng thân chứng được cái học của Phật sẽ không bao giờ hiểu rõ Phật học là cái gì cả".
    (Phật Học Tinh Hoa - Chư Tổ)

    Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
    Ta được thêm ngày nữa để yêu thương.
    (Kalil Gibran)

    Cầu mong Chư Phật, Chư Bồ-Tát từ bi gia hộ cho mọi người.
    Từ Bi- Trí Tuệ - Dũng Lực
    Last edited by AnhDaoVang_2010; 30-04-2010 at 05:51 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Bài Pháp để tham khảo
    By lamakhumatri in forum Thế Giới Bùa Ngải
    Trả lời: 7
    Bài mới gởi: 28-04-2010, 10:00 AM
  2. Đối Trị Tham Vi Tế
    By maihoa in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 13-01-2010, 01:30 PM
  3. Tham sân si do đâu mà có?
    By Vân Quang in forum Đạo Phật
    Trả lời: 8
    Bài mới gởi: 12-01-2010, 09:24 AM
  4. Địa Ngục Biến Tướng Đồ. Tham Khảo
    By khaiphamkhac in forum Đạo Phật
    Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 20-10-2009, 11:31 PM
  5. Xin được tham khảo kiến thức môn dự đoán theo tứ trụ
    By vumanhha in forum Dịch học ( Dịch số, Thái Ất, Kỳ Môn Ðộn Giáp, Hoa Mai, Bát tự hà lạc,…)
    Trả lời: 6
    Bài mới gởi: 06-07-2009, 10:30 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •