Trong Yếu Giải, Ngẫu Ích đại sư đã nói rất khéo: Hành nhân, tức là người niệm Phật, có được vãng sanh thế giới Cực Lạc hay không, [điều ấy] được quyết định bởi [hành nhân] có tín nguyện hay không? Chỉ cần quý vị thật sự tin, thật sự nguyện, không ai chẳng vãng sanh! Sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới, phẩm vị cao hay thấp, tùy thuộc công phu niệm Phật của quý vị sâu hay cạn. Câu này hay lắm! Công phu cạn là cõi Phàm Thánh Đồng Cư, vì sao? Chưa niệm đến nhất tâm bất loạn. Niệm đến Sự nhất tâm bất loạn, sẽ sanh trong cõi Phương Tiện Hữu Dư, niệm đến Lý nhất tâm bất loạn sẽ sanh vào cõi Thật Báo Trang Nghiêm. Công phu niệm Phật sâu hay cạn, trong ba cõi đều có chín phẩm, [tức là] đều có ba bậc chín phẩm, tùy thuộc công phu cạn hay sâu. Vãng sanh hay không là do có tín nguyện hay không, câu nói này hay quá! Cổ nhân chưa có ai nói vậy, nhưng trong sách Yếu Giải, Ngẫu Ích đại sư đã nói như thế.

Trích Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không Ngày 5 tháng 04 năm 2010
Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
Video giảng sư: Thích Đồng Hành

Thời Nay Tu Thiền Khó Thành Tựu

http://www.youtube.com/watch?v=Z_64e...feature=relmfu

http://www.youtube.com/watch?v=Z_64e...feature=relmfu

Thiền sư Vô Quả ở trong thâm sơn cùng cốc một lòng tham thiền, hơn hai mươi năm đều do hai mẹ con thí chủ cúng dường. Bởi vì Thiền sư chưa sáng được bản tâm, nên rất sợ của tín thí khó tiêu, do vậy mà Ngài muốn xuống núi đi tìm thầy học đạo, để làm sáng tỏ việc lớn sinh tử. Hai mẹ con cầu xin Thiền sư ở lại một vài ngày, để chờ may một chiếc y Ca-sa cúng dường.

Sau khi hai mẹ con trở về nhà, liền bắt đầu may chiếc y Ca-sa, cứ mỗi mũi kim là một câu niệm Phật. Hai mẹ con may xong, lại gói thêm bốn đồng tiền cho Thiền sư Vô Quả làm lộ phí. Thiền sư đón nhận tấm lòng của hai mẹ con thí chủ và chuẩn bị để ngày mai đi xuống núi. Đêm ấy, Thiền sư tọa thiền đến nửa đêm, chợt có một đồng tử mặt áo xanh, tay cầm một cây cờ, theo sau là một số người kèn trống ca hát đi đến. Họ khiêng một đóa hoa sen thật lớn đến trước mặt Thiền sư. Đồng tử nói: "Xin mời Thiền sư lên tòa sen!"

Thiền sư thầm nghĩ: "Ta lâu nay tu thiền định, chưa từng tu theo tịnh độ, giờ đây lại có đồng tử tu tịnh độ đến, cảnh giới này không thể nào có được, e là cảnh giới của ma." Cho nên, Thiền sư Vô Quả không thèm để ý đến, nhưng đồng tử cứ mời đi mời lại ba lần và nói là chớ có để lỡ cơ hội. Lúc ấy, Thiền sư Vô Quả tiện tay lấy cái khánh cắm lên trên tòa sen, giây lâu đồng tử và đoàn người kèn trống ca hát rút lui.

Sáng ra, Thiền sư chuẩn bị đi xuống núi, hai mẹ con thí chủ cầm cái khánh đến hỏi: "Cái khánh này của Thiền sư bị mất phải không? Tối hôm qua con ngựa trong trại nhà con sẩy thai, người chăn ngựa dùng dao mổ thai ra thì thấy có cái khánh, biết là của Thiền sư nên đem trả lại, nhưng không biết tại sao nó lại nằm trong bụng ngựa?" Thiền sư Vô Quả nghe xong, mồ hôi đầm đìa, bèn làm một bài kệ:

Nhất tập nạp y nhất trương bì,
Tứ định nguyên bảo tứ cá đề.
Nhược phi lão tăng định lực thâm,
Cơ dữ nhữ gia tác mã nhi.

Dịch:

Một tấm Ca-sa một tấm da,
Bốn đồng tiền bạc bốn móng ngà.
Nếu như lão tăng định lực kém,
Chắc làm ngựa con trong nhà bà.


Nói xong, liền đem y và tiền trả lại cho hai mẹ con thí chủ, rồi từ giã ra đi!

Lời bình:

Nhân quả nghiệp báo trong Phật giáo, thật ra là một chân lý không thể nghĩ bàn. Cho dù là ngộ đạo, nhưng không có sự tu chứng, thì không thể nào thoát khỏi luân hồi sinh tử. Xem chuyện của Thiền sư Vô Quả, chúng ta chẳng lẽ không thận trọng sao?

Trích Sức Sống Thiền Môn
Tác giả: Thích Nhật Quang
Video giảng sư: Thích Đồng Hành

http://www.quangduc.com/xuan/xuan201...enmon_tap2.pdf