Tranh thủ rảnh rỗi đọc lại topic Bước vào sơ thiền của ĐH Delightdhamma , tiện thể tóm lươc phần chưa có lời bình luận để tiện theo dõi, phần bình luận xin vẫn tiếp tục ở topic trước .Thân ái!


Delightdhamma
:

* Bài viết này dựa trên kinh nghiệm cá nhân, chỉ có giá trị tham khảo, xin cảm ơn.

"Sau khi đoạn trừ năm triền cái này, những triền cái làm ô nhiễm tâm tư, làm yếu ớt trí tuệ, vị ấy ly dục, ly ác pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ.’’

Có hơn một nửa số tỳ kheo Phật giáo nguyên thủy mà tôi đã có duyên gặp mặt, khi tôi hỏi ly dục ly bất thiện pháp là gì thì họ đều nói là giới trong sạch. Điều này không sai, nhưng thiếu và thiếu nghiêm trọng trong pháp hành chứng thiền định. Tôi hỏi ngài Agulimala giết 99 người thì giới có trong sạch không mà chứng đạo quả A la hán ngay trong đời. Các sư không trả lời được. Nửa đùa nửa thật tôi hỏi tiếp nếu 1 người vừa mù, vừa câm, vừa điếc và ăn chay suốt đời có được gọi là giới trong sạch không và cứ như thế hỷ lạc phát sinh để chứng sơ thiền không thì họ cười bảo chú này lấy ví dụ hay thật đấy.

Để vào được sơ thiền phải nhận diện được pháp đối nghịch tức là cái này có mặt thì cái kia không có mặt và ngược lại. Đức Phật đã nhận diện được pháp đối nghịch và dạy lại chúng ta đó là dục và bất thiện pháp. Vì sơ thiền là trạng thái do duyên sinh không khó khả năng chấm dứt dục hay bất thiên pháp nên Đức Phật dung từ LY tức là tạm thời không dục và bất thiện pháp. Như vậy LY DỤC là gì ? LÝ BẤT THIỆN PHÁP là gì trong pháp hành thiền định ?

LY DỤC thuộc về THÂN. Khi hành thiền định thì thân dục giới này tạm thời không có mặt hay không đòi hỏi sự ăn, uống, ngủ, nghỉ, tiểu tiện, đại tiện, nói chuyện, ca hát, cãi cọ,.…

LY BẤT THIỆN PHÁP thuộc về TÂM. Ở đây có 2 chi phần. Đó là giới trong sạch (đối với cư sĩ là ngũ giới) và năm triền cái là các tâm Tham, Sân, Si bị đè xuống không cho nổi lên ví như quả bóng được đè xuống dưới nước. Tâm Si được chia ra 3 chi phần đó Trạo Cử-Hối Quá (vội vàng), Hôn Trầm –Thùy Miên (lưu đừ, gà gật), Nghi Ngờ (không biết rõ mình có hành thiền được hay không). Tâm Si nói chung là tâm không nhận diện được đối tượng nên gọi là si, mê mờ với 3 chi phần như trên.

Tiếp theo TẦM và TỨ là gì ?, TẦM và TỨ có mặt để làm gì thay thế pháp đối nghịch gì ? HỶ , LẠC nhạn diện ra sao, HỶ và LẠC có mặt để thay thế pháp đối nghịch gì ? trong việc tu tập chứng SƠ THIỀN

-----------------------

TẦM là sự hướng Tâm hay đeo bám của Tâm lên đối tượng.

TỨ là sự chà sát hay khảo sát của Tâm trên đối tượng.

Tầm có thể được so sánh với việc bay đến đóa hoa của con ong, Tứ như khi nó bay vo ve quanh đóa hoa ấy.

Trong thiền định với đề mục là hơi thở thì sự dõi theo, bám theo hơi thở gọi là Tầm. Sự khảo sát hơi thở vào ra, dài ngắn, nóng lạnh gọi là Tứ. Thật ra Tầm và Tứ luôn có mặt trong đời sống hàng ngày. Ví dụ bạn tìm kiếm một cuốn sách trên giá sách, đó chính là Tầm, hướng tâm đi tìm kiếm đối tượng. Khi nhìn thấy bóng dáng cuốn sách trên giá, Tầm giúp Tâm bám chặt lấy đối tượng và lúc này Tứ xuất hiện khi bạn cầm quyền sách lên xem (chà xát đối tượng).

Vì có mặt trong đời sống của Tâm, do tâm có tâm bất thiện và có tâm thiện nên Tầm và Tứ cũng có Tầm Bất Thiện và Tứ Bất Thiện. Khi tâm bất thiện nổi lên, Tầm dẫn tâm đi tìm kiếm đối tượng để thỏa mãn sự bất thiện, Tứ đi sau Tầm để chà sát hay cọ sát vào sự bất thiện đó.

Như vậy, trong thiền định đề mục hơi thở, Tầm và Tứ được gọi là Thiện Tầm, Thiện Tứ vì nó hướng Tâm đi tìm các pháp cao thượng. Tầm và Tứ lúc này có mặt để thực hiện diệt trừ các pháp đối nghịch như sau:

TẦM diệt HÔN TRẦM-THỤY MIÊN
TỨ diệt TRẠO CỬ-HỐI QUÁ
HỶ diệt SÂN
LẠC diệt THAM
NHẤT TÂM diệt NGHI NGỜ


Để đi thực hành thiền định đúng pháp và có hiệu quả thì khi hành thiền, hành giả phải nhận diện các pháp đối nghịch nhau và thay thế nhau một cách rõ ràng trên THÂN và trên TÂM như sau:

1. Nhận diện tâm Hôn Trầm-Thụy Miên: Đó là trạng thái gà gật như buồn ngủ của Tâm trong khi ngồi thiền. Nhờ chú tâm vào hơi thở, điểm chú tâm là điểm giao nhau ở hai lỗ mũi gần nhân trung. Hai lỗ mũi và nhân trung tạo ra 3 đỉnh của 1 tam giác đều thì tâm của tam giác đều là nơi cần chú tâm lên đó đó theo dõi hơi thờ đi vào và ra. Khi tâm đặt vào điểm này và chú tâm vào hơi thở thì chi Tầm xuất hiện. Nhờ chú Tâm vào đây thì trạng thái Hôn Trầm-Thụy Miên dần dần bị loại trừ.

2. Nhận diện tâm Trạo Cử-Hối Quá: Là trang thái vội vàng, hấp tấp của tâm khi làm việc gì đó. Việc thở gấp gáp trong khi thiền, hoặc khởi tâm mong cho mình chóng đắc thiền cũng là tâm hối quá. Nhờ chi Tầm xuất hiện kéo theo Tứ xuất hiện. Tứ là chi phần giúp cho Tâm chà sát đối tượng. Ở đây , Tứ giúp hành giả nhân diện hơi thở chính là luồng khi đi qua điểm tâm chú vào dưới mũi. Tứ giúp nhận diện ''hít vào biết hít vào'', ''thở ra biết thở ra''. Tầm và Tứ là 2 chi luôn đi với nhau như bóng với hình, do chức năng khác nhau mà tên gọi khác nhau.

-----------------------

3. Nhân diện tâm Sân: tâm Sân là tâm ghét bỏ hay mong muốn loại trừ hay hủy diệt đối tượng. Trong thiền, tâm Sân bộ lộ khi sự đau mỏi phát sinh trên thân thể của hành giả. Ý muốn loại trừ trạng thái đau mỏi, hay khó chịu với sự đau mỏi là tâm Sân khi hành thiền. Tâm Sân chỉ được loại trừ khi trạng thái Hỷ xuất hiện trên thân, sự đau mỏi sẽ bị loại trừ. Đây là điều cần nhận rõ ràng nhất đối mới mọi hành giả. Đây chính là hương vị đầu tiên mà hành giả được nếm trải khi bước vào hành thiền. Ngày nào hành giả chưa có Hỷ trên thân thì hành giả chưa thể nói thiền là gì. Trong chú giải có đưa ra năm loại hỷ để hành giả sau khi xuất thiền thì quán chiếu lại xem mình đã trải nghiệm qua loại Hỷ gì: '' tiểu hỷ (khuddhikāpīti), đản hỷ (khaṇikāpīti), ba hỷ (okkan-tikāpīti), khinh hỷ (ubbegāpīti) và biến mãn hỷ (pharaṇāpīti). Trong năm loại này, tiểu hỷ được nói là có thể làm dựng lông tóc trên thân. Đản hỷ tựa như là ánh chớp thỉnh thoảng lóe lên. Ba hỷ tựa mưa rào đổ xuống thân rồi biến mất như những lượn sóng đổ lên bờ. Khinh hỷ có thể nâng người lên và khiến cho nó di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Biến mãn hỷ thấm nhuần toàn thân.

Để cho thuận tiện theo dõi, tôi xin lấy cùng 1 ví dụ về Tầm và Tứ là việc bạn đi tìm cuốn sách để đọc.

Tầm dẫn bạn đi tìm cuốn sách trên giá kệ
Tứ nhận diện cuốn sách và giúp bạn lật trang sách, tìm đọc nội dung bạn cần
Hỷ là trang thái khi bạn bị cuốn hút vào nội dung, khổ đoạn, hay câu trong cuốn sách. Bạn cảm thấy rất vui, hoan hỷ khi đoạn bạn đọc thấy rất tâm đắc.
Lạc là trang thái thỏa mãn khi bạn kết thúc đọc xong đoạn văn hay câu thích thú đó.

Hỷ được xếp trang thái dễ chịu thuộc về Thân trong hành thiền, vì như người đi trên sa mạc đang khát nước nhìn thấy hồ nước từ xa, trạng thái hân hoan, sung sướng xuất hiện. Lạc được xếp trạng thái dễ chịu, khinh an thuộc về Tâm. Ví như người đi trên sa mạc, thấy hồ nước phát sinh Hỷ. Sau đó đi đến hồ nước uống nước. Khi uống nước xong, cơn khát dịu xuống, trạng thái dễ chịu, khinh an trong tâm nổi lên gọi là Lạc.

Các hành giả nên lưu ý thật rõ về các trang thái Hỷ và Lạc trong thiền là như vậy để quán xét thân và tâm sau khi xả thiền. Lưu ý không được quán xét đem ra so sánh với các ví dụ hay chú giải trong khi đang ngồi thiền hay hành thiền, vì nếu không bạn sẽ lạc vào thiền của Hỷ Tưởng và Lạc Tưởng Tượng thôi.

(còn tiếp)