Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 27

Ðề tài: Thảo luận Tâm linh - Phong thủy - Kiến trúc về Qui Hoạch Thủ Đô

  1. #1

    Mặc định

    Hà Nội sẽ có hầm đường bộ xuyên qua lòng... hồ Tây?
    Cập nhật lúc 06:40, Thứ Hai, 08/09/2008 (GMT+7)
    ,
    - Posco E&C vừa đề xuất với UBND TP Hà Nội dự án cầu Tứ Liên bắc qua sông Hồng, nối liền với một hầm đường bộ qua hồ Tây nhằm chia sẻ lưu lượng giao thông với cầu Chương Dương và tạo lập một hướng giao thông mới sang Đông Anh (Hà Nội)...

    Theo Posco E&C, đây sẽ là một dự án hợp tác giữa tư nhân và nhà nước, mà cụ thể là chính quyền Thành phố Hà Nội và Posco E&C cùng hợp tác đầu tư, thực hiện dự án và cùng chia sẻ lợi ích theo tỉ lệ vốn cổ phần. Trong đó, Posco E&C sẽ "đảm trách" vấn đề tài chính, qui hoạch, thiết kế và xây dựng, còn TP Hà Nội có trách nhiệm chấp thuận, đền bù, thu hồi đất, tái định cư và giải phóng mặt bằng.


    Sẽ có một hầm đường bộ xuyên dưới đáy hồ Tây (Hà Nội)? (Ảnh tư liệu dự án).



    Dự án này được chia làm 2 phần chính: cầu Tứ Liên, hầm đường bộ qua hồ Tây và kế hoạch phát triển đất phía đông Đông Anh (được coi là dự án phụ trợ để thu hồi vốn xây cầu và hầm kể trên bởi Posco E&C cho rằng cầu Tứ Liên sẽ không dễ thu phí giao thông và không có nguồn thu từ phí dịch vụ).

    Cầu Tứ Liên, theo mô tả của nhà đầu tư này trong đề xuất sơ bộ, là một cầu cáp dây văng có vị trí theo sát Qui hoạch tổng thể TP Hà Nội 1998, một đầu là khu vực đường Nghi Tàm (quận Tây Hồ) và đầu kia tại quốc lộ 3 (huyện Đông Anh) với tổng chiều dài 6.810m. Tuy nhiên, phần cầu chỉ dài khoảng 2.590m và phần đường dài 4.220m.

    Việc xây dựng cầu Tứ Liên được coi là giai đoạn 1 của một trong hai phần dự án, với tổng chi phí xấp xỉ 395 triệu USD (cả xây dựng và đền bù). Nếu cộng cả tăng giá do lạm phát, lãi suất trong thời gian xây dựng và các chi phí khác thì tổng mức đầu tư cây cầu này có thể "đội" lên thành 594 triệu USD. Nhà đầu tư kỳ vọng việc đền bù sẽ hoàn tất 100% vào năm 2009 để sau đó có thể tiến hành xây dựng và hoàn thành cây cầu vào 2012.


    Phối cảnh cầu Tứ Liên bắc qua sông Hồng trong tương lai (Ảnh tư liệu dự án).



    Nối liền với cầu này, Posco E&C đề xuất xây dựng một hầm đường bộ qua lòng hồ Tây kéo dài, một đầu nằm trên phố Văn Cao (quận Ba Đình), đầu kia ở đường Nghi Tàm (kể trên). Nhà đầu tư cam đoan đường hầm này sẽ không can thiệp vào bán đảo Quảng An và có tổng chiều dài 3.020m (trong đó, chiều dài phần đường là 760m, phần cầu 2.260m).

    Hầm đường bộ qua hồ Tây được hoạch định là giai đoạn 2 của một phần dự án, với tổng mức đầu tư khoảng 534 triệu USD (442 triệu USD xây dựng và 92 triệu USD đền bù). Rõ ràng, vì "chui" qua hồ nên khối lượng hộ dân phải di dời khi xây hầm này sẽ không "khổng lồ" như nhiều dự án đường bộ trên mặt đất.

    "Ngoài các cầu vượt sông Hồng đã xây dựng, hoàn thành xây dựng 2 cầu là cầu Thanh Trì (trên đường vành đai III) và cầu Vĩnh Tuy (trên đường vành đai II); triển khai xây dựng cầu Nhật Tân (trên đường vành đai II); đầu tư xây dựng mới các cầu trên đường vành đai IV và V là cầu Hồng Hà, Mễ Sở, Vĩnh Thịnh. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện quy hoạch, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục nghiên cứu việc đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên. Mặt cắt ngang các cầu xây dựng mới vượt sông Hồng có quy mô từ 6 ¸ 8 làn xe (không áp dụng cho cầu Tứ Liên)".

    Qui hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến 2020


    Song song với việc xây dựng cầu Tứ Liên và hầm đường bộ trên, Posco E&C đề xuất kế hoạch phát triển 2.170ha đất phía đông huyện Đông Anh thành một đô thị đa chức năng và cho rằng "cần sớm tiến hành bán đất nhằm giảm thiểu thiếu vốn và giảm lãi suất" dự án này.

    Sở dĩ khu vực này được nhà đầu tư "nhắm" vì nó nằm kế cận vùng nội đô, có tiềm năng trực tiếp kết nối với trung tâm Hà Nội rất thuận tiện khi cầu Tứ Liên và hầm qua hồ Tây (kể trên) hoàn thành.

    Nhà đầu tư tính toán rằng, bây giờ và cả tương lai, 2.170ha đất dự kiến phát triển đô thị để hoàn vốn BT của họ sẽ nằm trên trục giao thông chính Thái Nguyên - Đông Anh - nội đô Hà Nội - Hà Tây, khu vực vành đai 2, 3 và quốc lộ 5 kéo dài. Hơn thế nữa, nó có mặt nước rộng, kế cận sông Hồng, sông Đuống và đường thủy chạy dọc trục giao thông...

    Dự án đất này cũng được Posco E&C chia làm 2 giai đoạn: 420ha giai đoạn 1 đầu tư 210 triệu USD và 1.750ha giai đoạn 2 đầu tư 875 triệu USD. Nhà đầu tư cho rằng nếu dự án được thực hiện theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) sẽ giảm đáng kể gánh nặng tài chính cho Chính phủ.

    Hoàng Huy

    http://vietnamnet.vn/xahoi/2008/09/802536/



    ================================================== =======


    Hầm đường bộ xuyên lòng Hồ Tây, nên hay không?
    Cập nhật lúc 06:39, Thứ Ba, 09/09/2008 (GMT+7)
    ,
    - Việc Hà Nội sẽ có hầm đường bộ xuyên qua lòng Hồ Tây nhận được rất nhiều tranh luận của độc giả. Phần nhiều ý kiến cho rằng, hồ Tây là một địa điểm linh thiêng của Hà Nội, nếu làm đường hầm bộ dưới lòng hồ sẽ ảnh hưởng đến cảnh quan. Chưa kể, Hà Nội còn "nợ" rất nhiều công trình đang dang dở, không nhất thiết phải mở thêm một dự án quá tốn kém như vậy...




    Sẽ có hầm đường bộ xuyên lòng Hồ Tây? Nguồn ảnh: dulichvietnam.com



    Không nên động vào "long mạch" hồ Tây!



    Hồ Tây là não tuỷ của Thăng Long - Hà Nội, nếu xây dựng đường hầm xuyên qua lòng Hồ Tây thì không những tổn hại nghiêm trọng đến thế "rồng chầu hổ phục" của vùng đất ngàn năm văn hiến, mà còn phá vỡ cảnh quan, môi trường. Vũ Thành Đạt, Thanh Trì - Hà Nộivtd21@

    Không cần thiết phải làm hầm xuyên qua Hồ Tây! Thiếu gì phương án khả thi khác mà lại đi xuyên qua lòng Hồ Tây, sẽ ảnh hưởng đến cảnh quan và nhất là môi trường tự nhiên của Hồ. Thực là lạ, chúng ta đang ở đầu thế kỷ XXI mà còn phải chứng kiến sự xuất hiện của những dự án và phương án cầu đường như thế này?! Nguyen Ngoc Ngoan, Nguyen Trai, P.2, Q.5, TP.HCM, email: ngoan@...


    Tôi nghĩ, không cần phải thiết kế một cây cầu tốn kém đến như thế mà lại ảnh hưởng tới Hồ Tây linh thiêng, nơi đó là đầu rồng. Chỉ cần dịch chuyển mấy trăm mét để đầu cầu phía Nam cắm vào đường Lạc Long Quân, đầu cầu phía Bắc nối sang phần đất Đông Anh, thế là cây cầu vẫn rất đẹp mà lại giữ được Hồ Tây không bị xâm phạm, nơi đó rất linh thiêng, nơi tụ khí, sức mạnh Việt Nam đó. H.K.M


    Hồ Tây là trái tim của Hà Nội mới và địa điểm linh thiêng bao đời nay của đất kinh kỳ. Không nên động đến long mạch Hồ Tây. Với những cây cầu qua sông Hồng như hiện nay thì giao thông Hà Nội đâu có căng thẳng đến mức phải động đến long mạch Hồ Tây. Thu, Hàng Vải, email: thu@...

    Hồ Tây không quá rộng để phải chạy xe hàng giờ đồng hồ mới hết vòng. Chạy xe một vòng quanh Hồ Tây lại là một ký thú, một khoảnh khắc du lịch thú vị thêm nhiều hiểu biết. Vậy hà cớ gì, lại chui xuống lòng hồ cho tốn kém mà huỷ hoại tài nguyên môi trường. Ý tưởng làm đường xuyên lòng Hồ Tây là điên rồ. Cung Chính Đoàn, Hà Nội, email: ccdoan@...



    Nếu làm đường hầm này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh thái hồ Tây, điều này lợi ích của hầm sẽ không thể bù đắp được. Xét về phong thủy, hồ Tây là tứ thuỷ của Hà Nội, nếu đào hầm xuyên qua hồ khác gì phá vỡ long mạch của đất Thăng Long. Mong các nhà hoạch định của Hà Nội hãy nhìn cho kỹ cái lợi và hại của việc này với tầm nhìn chiến lược. Huy


    Cần xem lại tính hợp lý!

    Không biết Hồ Tây sâu bao nhiêu mét mà phải làm hầm ngầm. Liệu làm hầm và làm cầu, phương án nào hiệu quả hơn? Cần tính toán kỹ và đã đầu tư thì phải thu hồi vốn, người trả vốn này là Nhà nước, hay đúng hơn là nhân dân. Lê Sâm Lâm, email: lucsihailua@...

    "Tôi hơi bất ngờ khi nhìn thấy tiêu đề của bài viết và càng bất ngờ hơn khi đọc cả bài này. Tôi chưa bao giờ nghe và thấy ai đó xây dựng đường hầm qua lòng hồ, chỉ mới nghe nói xây dựng đường hầm qua lòng sông, dưới biển mà thôi (hoặc hiểu biết của tôi có hạn, chưa kịp cập nhật). Thiết nghĩ, đã là hồ cần gì phải xây bắc qua, sao lại không quy hoạch theo đường vành đai đi xung quanh hồ. Một dự án ngốn hàng tỉ đô như vậy nhất thiết cần phải xem xét, cân nhắc và tính toán kỹ. Không nên để việc xảy ra rồi mới nhìn thấy cái này, trông thấy cái kia. Mọi việc khi đó đã muộn rồi" - ý kiến của bạn Mai Hoàng, Bình Dương, email: maihoang36@...
    Nếu Hà Nội xây dựng đường hầm "chui" qua lòng Hồ Tây nối với cầu Tứ Liên... như dự án xem ra cũng "hay" vì Thủ đô ta lại có một công trình ngang tầm thế giới. Ở châu Âu - Mỹ việc xây cầu chui qua... biển người ta đã làm từ lâu, vậy vì sao ta lại không làm? Hải Phong, Hải Phòng, email: vuhienhp08@...

    Thiết nghĩ, việc xây dựng này là không cần thiết lắm. Chúng ta còn nhiều công trình cần xây dựng trước hơn là cái "hầm chui" chỉ để tiết kiệm vài phút đi vòng, trong khi cần xây nhiều cây cầu nhỏ ở các vùng quê cho các em học sinh đi học hoặc làm đường ở vùng sâu vùng xa. Xin đừng vẽ những dự án "lãng phí". Nguyễn Hải Huy, email: haihuy_12A7@...

    Có nhất thiết phải xây dựng một công trình quá tốn kém như thế không? Theo tôi, không nên vì: Hầm đường bộ xuyên qua Hồ Tây để giải quyết được việc gì? Hà Nội bây giờ đã được mở rộng rồi, còn nhiều công trình cấp thiết hơn để đầu tư. Cần có quy hoạch tổng thể, đừng làm manh mún, xé vụn quy hoạch ra như thế. B.K.T

    Không cần thiết phải có hầm xuyên lòng Hồ Tây vì quá lãng phí. Chỉ cần có cầu qua sông Hồng là quá tốt rồi. Chi phí làm hầm như vậy để cải tạo giao thông quanh Hồ Tây thì hơn. Trần Minh Nghĩa, Hà Nội, email: nghiadaisu@...

    Theo tôi, một hầm đường bộ qua lòng Hồ Tây là chưa cần thiết bởi khu vực Hồ Tây gần đê sông Hồng và cũng có nghĩa là ven đô. Chính vì vậy, tại đây không thể xảy ra tắc nghẽn giao thông nếu khai thác tốt các con đường hiện có. Một hầm dù là đường bộ hay đường sắt rất cần có quy hoạch cụ thể, khoa học và phải tận dụng tối đa giá trị sử dụng của nó. Đường giao thông trên mặt đất nếu quy hoạch sai thì có thể sửa được, còn dưới lòng đất thì đó là một điều cực kỳ lãng phí và ít có cơ hội sửa chữa.



    Theo tôi, Hà Nội nên xét đến một quy hoạch hầm đường bộ sau khi đã có quy hoạch Hà Nội mới. Theo đó hầm đường bộ này sẽ đảm nhiệm cả chức năng thoát nước cho thành phố và một số chức năng khác nữa. Vì vậy, việc thiết kế quy hoạch một hệ thống hầm đường bộ của Thủ đô là rất cần thiết. Ngô Bá Gắng, email: Gangnb@...

    Hà Nội còn nhiều việc khác phải làm


    Không cần thiết vì Hà Nội đã mở rộng rồi, thiếu gì đất cho quy hoạch đường mà tương lai Hồ Tây lại là trung tâm mới của Thủ đô, cảnh đẹp thơ mộng và đặc trưng vậy, hiếm nơi nào có được. Hãy giữ cho khu vực này được yên tĩnh, không nên xây dựng gì nhiều ở đây. Nguyen Hung, email: tata@...



    Theo tôi, hiện nay Hà Nội chưa cần thiết tập trung vào dự án quá lãng phí này, qua những hầm đi bộ mà hiện nay Hà Nội đã làm thì chưa thấy phát huy hiệu quả. Hà Nội hiện nay cấp bách nhất là phải hoàn thành ngay các dự án trọng điểm còn tồn đọng nhiều năm nay. Phát triển cơ sở hạ tầng thì phải đồng đều chứ không phải làm để phô trương. Ngo Lam, Cát Linh...

    Theo tôi, đây là một dự án hoang đường, thực tế cho thấy chỉ có mấy công trình cơ sở hạ tầng nhỏ con trong lòng thành phố mà kéo dài đến 2-3 năm không xong, vậy theo các bạn nghĩ thì công trình này sẽ kéo dài bao lâu và đã cần thiết chưa? Phan Long, Tây Hồ, Hà Nội, email: phanlong_vn@...

    Theo tôi, việc xã hội hoá xây dựng cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp đáng được mọi người hoan nghênh. Nhưng thiết nghĩ, thành phố Hà Nội nên khuyến khích những doanh nghiệp đầu tư hạ tầng để giải quyết việc tắc đường đang hằng ngày diễn ra trong khắp thành phố. Trước mắt, hãy làm trên mặt đất đã, sau khi bỏ tiền giải quyết được nhu cầu tối thiểu cho nhân dân được nhờ thì hãy làm đường chui xuống hồ. Vu Van Nhan, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, email: vuvannhan118@...

    Không biết Hà Nội thiếu đất đai đến nỗi nào, giờ Hà Nội đã rộng gấp 3 lần, sao lại còn phải động chạm đến các di sản cổ xưa. Hà Nội còn bao nhiêu con đường cần phải mở rộng, nâng cấp... sao chưa có ai động tới. Tóm lại, theo tôi, không cần thiết phải làm một hầm xuyên qua Hồ Tây. Vu Tran, Hà Nội, email: tranvukt81@...



    Theo ý kiến riêng của cá nhân tôi thì cần xem xét cho thật kỹ hơn dự án đầu tư hầm đường bộ xuyên lòng Hồ Tây. Hà Nội của chúng ta còn nhiều việc cần làm hơn là hầm đường bộ. Thử hỏi ai có thể trả lời được có bao nhiêu con đường trong Hà Nội cần làm cho hết thắt cổ chai?? Và hơn nữa, hầm đường Kim Liên bao giờ thì xong để đưa vào phục vụ giao thông? Các nhà quản lý nên đặt ra câu trả lời cho quy hoạch Hà Nội cụ thể và thiết thực hơn cho người dân tham gia giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội. Xin cảm ơn!!! Hải Lâm, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, email: hailam_bvh@...

    vietnamnet.vn
    =================================================


    Đường hầm xuyên lòng hồ Tây: Đã sáng suốt, hợp thời chưa?
    Cập nhật lúc 09:28, Thứ Năm, 11/09/2008 (GMT+7)

    ,
    - Sáng đầu tuần, VietNamNet đưa tin có cái hầm xuyên qua lòng hồ Tây. Phải nói là tin này làm cho nhiều người khá ngạc nhiên… đến sửng sốt, nhất là đối với những ai quan tâm đến các vấn đề quy hoạch, phát triển đô thị Hà Nội. Tuy vậy, dự án chọn thời điểm nào, ai làm và làm thế nào mới là chuyện bàn tính.


    Khả thi nhưng có hợp thời?

    Đó là ấn tượng đầu tiên khi biết tin này. Khi trải bản đồ quy hoạch giao thông HN nội ra thì thấy: Đây là con đường ngắn nhất nối trung tâm TP Hà Nội đến các đầu mối giao thông phía Bắc (Quốc lộ 3,5,18...), phía Tây nối với đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, đặc biệt là nó có thể trở thành con đường bộ nhanh nhất đi từ Nội Bài - với kế hoạch trở thành sân bay quốc tế lớn nhất VN, về đến các khu vực có mật độ dân số tập trung, hoạt động sôi động nhất VN.

    Có thể so sánh nó với “Suốt Bắc Kinh” - hành lang giao thông lý tưởng nối sân bay quốc tế Bắc Kinh với trung tâm TP: Khả năng di chuyển khối lượng hành khách tập trung đông nhất trong thời gian ngắn nhất - một trong những thành tựu đáng tự hào trong các công trình phục vụ Olympic Bắc Kinh 2008. Như vậy, xét về mặt quy hoạch giao thông - đây là một ý tưởng sáng suốt.

    Ở góc độ kinh tế - xã hội, thì đây là phương án hết sức khả thi (tất nhiên dự toán cần chi li và nhiều đơn vị đấu thầu mới có giá thành hợp lý) do thấy rằng ở hai đầu cầu, mật độ dân cư còn thấp. Riêng giải pháp loại cầu nào thì ngoài chỉ tiêu kinh tế, còn cần xem xét các yêu cầu trị thủy sông Hồng và chiến lược khai thác giao thông thủy của sông Hồng và sông Đuống.


    Yếu tố văn hóa - lịch sử, theo cá nhân tôi không có vấn đề gì - miễn là đừng lấp thêm một phân vuông nào của hồ Tây nữa (tất nhiên nhỡ đào thấy Trâu Vàng dưới đáy hồ Tây thì không biết chuyện này sẽ dẫn đến đâu).

    Xem xét đến khía cạnh kỹ thuật, riêng cái tunnel đặt ngầm xuyên qua hồ Tây - vốn hình thành từ khúc sông Hồng xa xưa (nhìn bản vẽ phương án thì nó mới nằm ở lớp cát hay cát pha sét gì đó) nên cũng không có gì là khó. Hầu hết đô thị các nước quanh VN, loại này chi chít dưới lòng đất, nhiều nơi còn gặp nhiều vấn đề phức tạp hơn nhiều mà họ vẫn giải quyết tốt.

    Tunnel này nếu làm thì có thể là cái đầu tiên, sau này HN phát triển, không khéo sơ đồ tunnel ngầm chồng chéo, đan quyện vào nhau như đĩa mỳ spagety. Tóm lại, về mặt kỹ thuật là rất có thể.

    Tổng hợp các yếu tố trên cho thấy: Ý tưởng này rất sáng suốt, cần thiết và khả thi. Tuy vậy, dự án chọn thời điểm nào, ai làm và làm thế nào mới là chuyện bàn tính.

    Hà Nội đang cần nhất những gì?

    Hà Nội cần nhiều thứ, nhưng hỏi bất cứ ai phải ra đường mỗi ngày thì rất nhiều người sẽ ao ước: "Có lẽ cần nhất bây giờ là giải tỏa ách tắc giao thông khi giờ cao điểm". Ngay bây giờ cần lắm vài chục cái cầu vuợt qua các giao lộ đường xuyên tâm với vành đai, đặc biệt là các vị trí xung đột từ khu trung tâm ra vòng ngoài TP, mỗi cái có đến 10 - 20 triệu USD không? Giá mà mỗi năm làm được 5 - 10 cái thì ắt là nạn tắc đường không còn là nỗi ám ảnh của cả triệu người Hà Nội mỗi ngày.

    Nếu bạn có quyền lựa chọn giữa 20 cái cầu vượt và cái cầu Tứ Liên thì bạn cần cái nào trước? Vì cầu Tứ Liên có làm thì trước mắt sẽ dễ bán đất Đông Anh. Lẽ dĩ nhiên, kinh phí là từ quỹ đất mà ra, dự án nào cũng phải tính toán lợi nhuận sao cho hấp dẫn thôi.

    Hà Nội mở rộng nên có diện tích lớn gấp ba, nhưng không phải chỗ nào cũng giá trị như nhau. Trông về phía Tây đường còn loáng thoáng, nhưng bên kia sông Hồng mạng lưới ken khá dày. Ba cầu cũ, hai cầu mới mà thông suốt thì từ sân bay Nội Bài trở lại tự thế nó vẫn sôi động.

    Sông Hồng vẫn là trục trung tâm TP nhưng muốn nó giá trị thì phải di dân - đầu tư đúng tầm. Khó nhất là chuyện dịch cư mà dễ nhất là đưa bà con sang bên kia sông - nhiều lần HN đã chuyển dân sang đó ổn thỏa. Đương nhiên là vẫn phải có thêm cầu, nhưng đất đôi bờ đã là đất sạch thì có giá, thừa sức mà làm cả vài chiếc cầu to đẹp. Quỹ đất giá trị của TP không chỉ 2.170ha bên Đông Anh mà còn 1.700ha ven sông Hồng nữa.


    Một góc hồ Tây - Hà Nội. Ảnh: Vnanet
    Thế mới biết, HN cần lắm một bản kế hoạch khai thác quỹ đất đôi bờ sao cho hiệu quả mà lại "ấm lòng" bà con. Giá mà được như vậy thì chuyện dịch cư cũng nhanh mà tiền đầu tư cũng thu hồi sớm.

    Nhiều tiền rồi ta lại làm tunnel ngầm xuyên dưới hồ Tây. Có lẽ nhanh thì dăm năm mà chậm thì mươi năm nữa, kể thì hơi muộn nhưng chuyện gì cũng cần cân nhắc trước sau. Phát triển ra bên ngoài, đồng thời giãn mật độ bên trong. Nóng vội bán nhà sinh thái bên ngoài mà dân ken trong phố vẫn không đủ tiền mua để chuyển ra, e là trong chưa xong mà ngoài thì đã hỏng.

    Nhân thể bàn thêm về chuyện thu tiền qua cầu. HN ta phải thu phí mới được, càng thu nhiều thì cầu đường càng có cơ hội mở rộng (bù cho bà con nghèo đi xe buýt miễn phí 100%) chỉ thu ông nào chạy xe kiếm ra tiền hay có nhiều tiền chạy xe chơi.

    Xăng dầu lên giá, dân Malaysia tranh nhau đi xe buýt, nhiều đến mức Chính phủ phải nhanh chóng mở thêm tuyến và mua thêm xe (thu nhập của họ gấp 10 lần VN). Giàu như nước Mỹ, đất nước nhiều ôtô riêng nhất thế giới mà có TP người dân cũng tranh thủ đi xe đạp, chính quyền TP phải bổ sung luật lệ để bảo vệ người đạp xe.

    Đằng này, cái trục đường cao tốc nối khu vực sắp sửa tập trung toàn người giàu: Khu công nghệ cao Hòa Lạc với vô số dự án nhà vườn, biệt thự sinh thái hai bên đường từ Bắc Anh Khánh đến Đồng Trúc - Ngọc Liếp sang tận bên đất Hòa Bình cũ cũng còn mấy cái dự án như vậy... Thế mà tư vấn lại đặt vấn đề không thu phí…

    Thật là tính chưa hết, tính thế thì HN không bao giờ đủ tiền làm cầu đường.

    Cân nhắc ngần ấy yếu tố thì cá nhân tôi thấy: Dự án này đặt ra ở thời điểm này chưa thích hợp. Tính toán cần thêm cân nhắc và còn nhiều điều cần tìm hiểu kỹ hơn.

    Ở đâu ra mà có cái dự án hay thế?

    Một ý tưởng rất hay, rất cảm ơn người đưa ra cái phương án mới lạ. Báo đưa tin PoscoE&C là người đề xuất, lo tài chính, quy hoạch, thiết kế và xây dựng… có nghĩa là làm rất nhiều việc. Thương hiệu này được người HN biết đến từ hồi liên doanh với VINACONEX làm đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, rồi dự án đây đó ở Hà Tây cũ… Cái tên Posco khá quen thuộc với VN đã lâu là nhà sản xuất thép lớn của Hàn Quốc.

    Tuy vậy, trong lĩnh vực quy hoạch đô thị, chúng tôi có tìm hiểu thông tin 100 hãng tư vấn hàng đầu (trên mạng) thì không thấy có cái tên này. Có báo giới thiệu là làm nhiều công trình ở Hàn Quốc và VN, nhưng lạ là muốn chiêm ngưỡng một vài sản phẩm (website PoscoE&C) thì chưa thấy.

    Biết rằng DN đang rất nỗ lực tại thị trường VN, đặc biệt ưu ái HN, nên chăng tự giới thiệu để nhiều người biết thêm, giống như nhiều văn phòng thiết kế có vài người, mở website của họ cũng thấy họ bày la liệt các bản vẽ: cái đã xây, cái mới dựng phối cảnh, chí ít thì cũng hiểu được tầm vóc đến đâu hay để mở rộng tầm mắt mà học hỏi.

    Ở một địa phương tại HN, gói thầu vài trăm triệu VNĐ đóng bàn ghế học sinh, DN cũng phải tự giới thiệu kinh nghiệm làm cho ai, bằng máy móc gì và khách hàng đã nhận xét sau mấy năm bàn ghế có hư hỏng không.

    Thiết nghĩ một dự án gần 1 tỷ USD thì nhà đầu tư, dẫu có khiêm tốn mấy thì cũng cho bà con biết đôi chút kinh nghiệm làm cầu đường, đô thị, dự án đã làm ở đâu, quốc gia nào và hiệu quả ra sao? Thêm hiểu biết cũng là thêm gần gũi.

    KTS. Trần Huy Ánh
    http://vietnamnet.vn/xahoi/2008/09/803099/



    ==============================================

    Thư gửi ông Thủ tướng chính phủ

    Kính thưa ông Nguyễn Tấn Dũng- Thủ tướng nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tôi chỉ là một kẻ đang thất nghiệp. Nhưng tôi cũng giống như ông, giống bao người Việt Nam khác, chúng ta đều yêu nước và muốn đất nước phát triển.

    Tôi biết rằng theo chủ nghĩa Mác-Lênin thì những bộ môn huyền thuật bị coi là mê tín, không có cơ sở. Nhưng thưa ông, chúng ta không tin, không có nghĩa là nó không tồn tại; chúng ta không thấy, nhưng thực sự nó đang hiện diện ở đó. Tôi biết rằng phát triển kinh tế là quan trọng, nhưng chúng ta không thể đánh đổi tất cả để lấy kinh tế. Có những công trình khi thi công thì khó khăn, nhiều sự cố đó là do phạm phải vấn đề về phong thuỷ, về tâm linh. Lại có những công trình thuận theo tâm linh được nhân dân ủng hộ giúp sức nên hoàn thành vượt tiến độ.
    Thưa ông, có những khu vực phát triển rất mạnh là nhờ họ áp dụng các bộ môn địa lý phong thuỷ, dịch lý tỉ như Hàn Quốc, Singapo, Hồng Kông vv...Tại sao Việt Nam chúng ta không làm như vậy? Đất nước chúng ta đã tồn tại cạnh Trung Quốc-một kẻ có tư tưởng bành trướng rộng khắp qua 4000 năm, đã đánh thắng 3 lần quân Nguyên Mông xâm lược, giữ gìn độc lập vẹn toàn lãnh thổ là vì sao? Đó là vì nhân dân chúng ta có lòng yêu nước quật cường, những vị vua sáng suốt,lại được các bậc đại thần, nhân tài trợ lực,
    và còn vì khi xưa các bộ môn huyền thuật có vị trí xứng đáng, được thần linh phò trợ.
    Tôi biết sẽ rất khó để lá thư này đến được tay ông,nhưng nếu ông đã đọc nó thì tôi chắc chắn ông sẽ có một cái nhìn khác về địa lý phong thủy và dịch lý. Khi ông ngồi trong văn phòng đọc lá thư này thì ngoài kia đang diễn ra bao sự kiện ảnh hưởng lớn đến linh khí của Việt Nam, đến vận mệnh của dân tộc. Con người Việt ta vốn cần cù sáng tạo, tràn đầy lòng yêu nước, nước ta lại ở vị trí thuận lợi để phát triển, chỉ còn thiếu những quyết định sáng suốt của ông là Việt Nam sẻ phát triển nhanh chóng, sẽ hóa rồng, sẽ bỏ xa những con rồng hiện tại
    Khi chính phủ coi trọng khoa học huyền bí, đặt cho nó một vị trí xứng đáng, thì sẽ có rất nhiều nhân tài giúp đỡ cho chính phủ để làm cho nước Nam ngày một giàu mạnh, ngàn năm vững bền.

    Cám ơn ông vì đã đọc những lời tâm huyết của tôi, chúc ông và các đồng chí trong lãnh đạo dồi dào sức khỏe để công hiến cho đất nước,cho dân tộc.........Mong chờ quyết định sáng suốt của ông.

    Hà Nội-28-9-2008
    Ký tên: Phạm Anh Đức

    các bác ơi cho em hỏi về email của thủ tướng hoặc địa chỉ văn phòng thủ tướng với quyết gưi cho ông Dũng cái này
    Last edited by Bin571; 24-04-2010 at 10:40 PM.
    Trên đời có hai loại người, loại người hiểu biết và loại người dùng hàng ngoại nhập.

  2. #2

    Mặc định

    mây cha ga mờ, điện thoại của thủ tướng luôn luôn thường trực, trang web chính phủ củng vậy, viết mà kô chứng minh thì kô ai tin.

  3. #3

    Mặc định

    các bác ơi, vào góp ý cho em cái, đưa ra một số minh chứng rồi tập hợp lại, sao cho lý lẽ thuyết phục, để chính phủ có cái nhìn khác về thế giới vô hình, chúng ta không làm thì ai sẽ làm? đa tạ đa tạ...
    Trên đời có hai loại người, loại người hiểu biết và loại người dùng hàng ngoại nhập.

  4. #4

    Mặc định

    bác manh động quá trang web còn đang giai đoạn phát triễn dễ bị cấm luôn ấy

  5. #5
    Nhất Đẳng Avatar của phuochai
    Gia nhập
    Mar 2008
    Nơi cư ngụ
    Tỉnh TT-Huế
    Bài gởi
    1,171

    Mặc định

    Nếu Huynh muốn góp ý thì Huynh có thể vào đây:
    http://www.chinhphu.vn/portal/page?_..._schema=PORTAL
    Mọi thứ chẳng đem đặng - Chỉ có nghiệp tùy thân.

  6. #6

    Mặc định

    Địa linh tự có nhân kiệt, không phải vô cớ mà Hà Nội được chọn làm thủ đô. Thế thủy của đồng bằng sông Hồng vì sao hơn thế thủy đồng bằng sông Cửu Long? Thế sơn của Tây Bắc vì sao hơn cả một dãi Trường Sơn xuyên suốt đất nước? Các bác cứ bình tĩnh, vận 8 này Long đang chuyển mình, điều này cho thấy Long của nước Việt đã tách mình khỏi đại cán long Vân Nam của Trung Quốc. Long cương mãnh nên phát sinh nhiều vấn đề tốt có xấu có là bình thường.

  7. #7

    Mặc định

    hề hề hề hay hay, nhưng tui không biết vì sao người ta xây dựng tháp rùa trên hồ gươm, con bây giờ thì người ta định đục hồ tây?????hề hề hề.

  8. #8

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi phuochai Xem Bài Gởi
    Nếu Huynh muốn góp ý thì Huynh có thể vào đây:
    http://www.chinhphu.vn/portal/page?_..._schema=PORTAL
    cám ơn bác nhưng vào góp ý sẽ phải qua ban biên tập và bị loại bỏ ngay
    Vậy là không bác nào ủng hộ em à ?:confused: khi chúng ta gặp một dự án nào đó có vấn đề, nghi ngờ nó như đường hầm xuyên hồ tây, rồi cái dự án quy hoạch khu ven hồ tây,xây trăm cái cao ốc....chúng ta nghi ngờ nước này nước khác gián tiếp hủy hoại linh khí của ta mà không có một phản ứng nào cả, thế thì làm sao mà ngăn được , phải tác động đến mấy ông lãnh đạo chứ. Làm mà bị từ chối thì vẫn hơn không làm phải không các bác. mong được sự ủng hộ từ các bác:votay::votay::votay:
    Trên đời có hai loại người, loại người hiểu biết và loại người dùng hàng ngoại nhập.

  9. #9
    Nhất Đẳng Avatar của phuochai
    Gia nhập
    Mar 2008
    Nơi cư ngụ
    Tỉnh TT-Huế
    Bài gởi
    1,171

    Mặc định

    Chúng ta nói, nhưng cơ bản có người nghe hay ko, đó mới là quan trọng, còn ủng hộ, thì tất cả mọi người đều ủng hộ mà. Tất cả vì con em chúng ta, vì đất nước Việt Nam mến yêu.
    Mọi thứ chẳng đem đặng - Chỉ có nghiệp tùy thân.

  10. #10

    Mặc định

    phải thử các bác ạ, mình nói chưa chắc người ta đã nghe nhưng mình không nói chắc chắn người ta không nghe thấy gì. Vì tương lai đất nước
    Trên đời có hai loại người, loại người hiểu biết và loại người dùng hàng ngoại nhập.

  11. #11
    Nhất Đẳng Avatar của phuochai
    Gia nhập
    Mar 2008
    Nơi cư ngụ
    Tỉnh TT-Huế
    Bài gởi
    1,171

    Mặc định

    Chỉ sợ dính tới mấy chuyện đó làm ảnh hưởng đến diễn đàn thì thật là có lỗi với mấy Huynh đệ.
    Nên đệ mới đưa link trang Chinh Phủ lên cho huynh,
    Huynh nên vào đó để gửi cho mấy ông ấy, Huynh cứ gởi đi, chắc chắc người cần nhận sẽ nhận được.
    Mọi thứ chẳng đem đặng - Chỉ có nghiệp tùy thân.

  12. #12

    Mặc định Thảo luận Tâm linh - Phong thủy - Kiến trúc về Qui Hoạch Thủ Đô

    Thăng Long hay "Ẩn Long"?

    Tác giả: KTS Trần Thanh Vân


    Đỉnh Ba Vì là nơi tỏa khí thì chân Ba Vì không thể là nơi thụ khí. Đó là "góc chết" của vòng tròn vận khí. Đặt Trung tâm hành chính Quốc gia ở chân núi Ba Vì là ta xây một "Ẩn Long", không còn là một Thăng Long nữa.

    Cách đây không lâu, ngày 15/12/2009, lần đầu tiên tại Hà Nội, Hội thảo "Tính khoa học của phong thủy trong kiến trúc và xây dựng" do Trung tâm Lý học Đông phương thuộc Trung ương Hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á tổ chức đã diễn ra sôi động; thu được kết quả rất đáng ghi nhận.

    Muốn hạnh phúc ấm êm

    Lần đầu tiên trước đông đảo người nghe, các chuyên gia đã phân tích mối quan hệ tương tác giữa con người với thiên nhiên, nêu rõ để có một cuộc sống gia đình hạnh phúc êm ấm, thì gia chủ phải biết chọn hướng nhà, mở ngõ, trổ cửa, phải biết đón ngọn gió lành, hứng dòng nước trong...

    Cũng như xây dựng một đô thị, một vùng dân cư, các nhà quy hoạch phải biết xác định các địa điểm công năng hợp với thiên nhiên, khí hậu, địa hình địa chất và thủy văn, đảm bảo cho đô thị phát triển bền vững và trường tồn. Hội thảo đã được chuẩn bị công phu, tuy chưa bàn hết mọi điều cần thiết nhất, nhưng đã giúp ta hiểu về cấu trúc phong thủy tựa Núi nhìn Sôngvà Rồng cuộn Hổ chầu, một cơ sở khoa học mà Đức Lý Thái Tổ đã viết ra trong bản Thiên Đô Chiếu 1000 năm trước.

    Sau 1000 năm, Thủ đô Hà Nội đã có rất nhiều thay đổi, ảnh hưởng không nhỏ tới cấu trúc phong thủy, trong đó thay đổi lớn nhất là là dân số đã phát triển lên gấp trên 10 lần năm 1010. Đất chật người đông là một vấn nạn rất lớn khiến chúng ta phải chật vật xoay xở khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.

    Thay đổi tiếp theo là hệ thống đê điều dài 1600 km đã ngăn sông Hồng đưa phù sa bồi đắp làm mầu mỡ đồng bằng Bắc Bộ sau mỗi mùa nước lên, khiến cho vựa lúa sông Hồng ngày nay trở nên nghèo kiệt, sụt lún, đáy con sông mỗi năm một nâng cao, nên mùa mưa thì nước lũ như sắp tràn mặt đê và luôn luôn đe dọa vỡ đê, còn mùa khô thì dòng sông bị cạn kiệt, trơ đáy, nạn hạn hán đe dọa mùa màng, đời sống dân cư hàng ngày.

    Phong là gió, thủy là nước. Dòng nước trong và ngọn gió lành là hai yếu tố thiên nhiên quan trọng mà con người muốn sống tốt, muốn phát triển tốt phải biết tôn trọng và gìn giữ. Đó là chưa nói đến vấn nạn lớn nhất mà cả nhân loại đang bị uy hiếp là biến đổi khí hậu sẽ đưa đến những tai họa đột ngột ngoài sự dự báo thông thường của con người như động đất, núi lửa, sóng thần, lũ quét, mưa bụi mang khí độc hại dẫn tới hủy diệt...

    Thủ đô hôm nay đã mở rộng tới 3344 km2 là một thuận lợi rất lớn và cũng đặt ra nhiều thử thách mà các nhà quy hoạch phải biết vận dụng sự hiểu biết rất tổng hợp để hoạch định bức tranh đô thị trong tương lai.

    Thụ khí và tỏa khí

    Năm 2000, Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương (1927-2003) đã hoàn thành công trình nghiên cứu đồ sộ dùng khoa học hiện đại phương Tây là Toán học và Vật lý lý thuyết, để lý giải triết học cổ Đông phương, trong đó ông đặc biệt coi trọng cơ sở Kinh dịch cổ và Lý thuyết Tập mờ của nhà toán học người Mỹ L.A.Zadeh mới xuất hiện năm 1965.

    GS Hoàng Phương cũng là một tín đồ trung thành với lý thuyết tương đối của Albert Einstein. Một trong những đóng góp lớn của GS là ông đã dùng lý thuyết Y học Đông phương để "giải phẫu" một cơ thể người, khẳng định con người là một vũ trụ thu nhỏ. Trên cơ sở đó, ông lý giải một quốc gia, hay một đô thị, cũng giống như một cơ thể người. Cơ thể đó cần có một cái đầu chứa bộ não thông minh, một bộ khung xương vững vàng, các khớp xương linh hoạt, một hệ tuần hoàn lưu thông máu để nuôi mọi bộ phận trên cơ thể.

    Trong suốt 700 năm của ba triều đại Lý, Trần, Lê, dân số rất ít nên Thăng Long gần như không thay đổi. Hoàng thành nhỏ hẹp ở phía Nam Hồ Tây, quân lính bảo vệ kinh thành đồn trú ở phường Nhật Chiêu phía Bắc Hồ Tây, án ngữ toàn bộ sông Hồng và ngã sông Đuống.

    Nằm giữa hai bộ phận trên là "não thủy" Hồ Tây. Nơi đó cách đỉnh Ba Vì 26 km theo đường chim bay. Nếu đỉnh Ba Vì là nơi "tỏa khi", thì vùng này là nợi "thụ khí". Hồ Tây là nơi tạo nên niềm kiêu hãnh của văn hóa Thăng Long, nơi có huyệt đạo quốc gia, nơi lui tới của anh hùng hào kiệt, nơi tập trung các phường hội thủ công buôn bán.

    Đặc biệt góc Tây Nam là Bến Hồng Tân (Chợ Bưởi ngày nay ) là Ngã ba Tam hợp, nơi sông Tô Lịch gặp sông Thiên Phù nối với Hồ Tây qua phường Hồ Khẩu, có thuyền buôn trong nước ngoài nước ra vào tấp nập. Các làng quanh Hồ Tây xưa đều được gọi là "phường" và sông Thiên Phù (Trời giúp) làng Bái Ân và Đình, Chùa Bái Ân (nơi Vua tôi xưa đến làm lễ tạ ơn trời đất)

    Từ đầu thế kỷ 19, Kinh đô chuyển vào Huế, thành phố Hà Nội đô thị hành chính phục vụ Chính quyền bảo hộ xuất hiện. Sông Tô Lịch bị lấp, Ngã ba Tam hợp bị xóa, Trung tâm thương mại chuyển sang phía Đông Nam thành phố. Hồ Lục Thủy, nơi thủy binh tập trận thời Lê Trịnh trở thành Hồ Hoàn Kiếm, còn Hồ Tây và các phường hội quanh hồ trở thành làng xã của huyện ngoại thành Từ Liêm. Quy hoạch cũ của người Pháp có lúc vẽ Hồ Tây là một "Đại công viên", nhưng có lẽ vì thiếu ngân sách, ý tưởng đó mới chỉ dừng lại trên bản vẽ.

    Từ khi Hà Nội là Thủ đô của nước Việt Nam dân chủ công hòa (năm 1945) cho đến nay, Hà Nội xinh đẹp khi xưa bị phá nát từng ngày. Hà Nội - "thành phố trong sông" ngày càng chật chội, tù túng. Người Hà Nội sống khép mình, không dám nghĩ, không dám làm và không sao thoát ra khỏi tâm lý tự ty, mặc cảm. Từ ngày Quốc hội thông qua nghị quyết mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, các nhà quy hoạch, các nhà chiến lược bị ngợp trước cánh cửa đã mở rộng và không ý thức được bước đi của mình phải từ đâu đến đâu?

    "Ẩn Long" hay Thăng Long?

    Qua bốn lần báo cáo, bản vẽ ngày càng nhiều, thuyết minh ngày càng dài, Video clip hiện lên một đô thị lõi và 5 đô thị vệ tinh lộng lẫy rực rỡ ánh đèn, ở đâu cũng thấy nhà cao tầng, ở đâu cũng có đường giao thông trên cao bay lượn như những con Rồng khổng lồ. Xem xong, đọc xong những sản phẩm đó, người có ý thức không thể không đặt ra câu hỏi:

    1- Hoàng thành Hà Nội ở đâu? Hoàng thành là nơi Vua ở, là bộ mặt của đất nước, là nơi phát ra "Lệnh Trời". Ngày nay không có Vua nhưng vẫn có những người cầm đầu đất nước. Ta gọi đó là trung tâm chính trị hay trung tâm hành chính quốc gia đều được. Nhưng phải là nơi thể hiện bộ mặt của Thủ đô, nơi linh thiêng, ổn định, trường tồn. Để đảm bảo vị thế của dân tộc với bên ngoài, lòng tin của nhân dân và biểu tượng trường tồn của đất nước, Thủ đô của quốc gia nào cũng cần phải có Hoàng thành xứng đáng.

    Năm 1945 đến nay, Hoàng thành ở tạm tòa nhà Phủ toàn quyền Đông Dương và các nhà phụ kế bên. Đã đến lúc dứt khoát Thủ đô ta phải có một Hoàng thành hoàn chỉnh, thể hiện rõ tư thế, bộ mặt của đất nước.

    Không thể tiếp tục tình trạng trước kia ở trong phố cũ là tạm, nay đưa một phần ra Mỹ Đình cũng tạm, để tương lai rất xa sau này sẽ chui vào chân núi Ba Vì? Đỉnh Ba Vì là nơi tỏa khí thì chân Ba Vì không thể là nơi thụ khí. Đó là "góc chết" của vòng tròn vận khí, đặt Trung tâm hành chính Quốc gia ở chân núi Ba Vì là ta xây một "Ẩn Long" không còn là một Thăng Long nữa.

    Theo các chuyên gia về phong thủy kiến trúc, chọn đất xây dựng Hoàng thành cần xem xét một trong 2 khả năng:

    - Chọn nơi thụ khí linh thiêng nhất là Tây Hồ Tây. Hồ Tây hiện nay chỉ còn Tây Hồ Tây thuộc phường Xuân La, nhưng Hà Nội đã duyệt chỗ đó cho khu đô thị mới 210 ha gồm trung tâm thương mại, tài chính, khách sạn, biệt thư do Hàn Quốc đầu tư. Đó là nơi duy nhất còn lại của "não thủy". Bởi vậy dù ai là chủ đầu tư cũng không bao giờ được biến nơi đây thành nơi buôn bán lừa lọc để kiếm lợi. Hơn nữa, về quy hoạch không nên là bàn cờ ô vuông như đã duyệt. Đất nước sẽ thịnh hay suy chính là việc nhìn nhận cho đúng vùng đất này.

    - Chọn nơi ổn định địa tầng không bị sụt lún, đảm bảo trường tồn vĩnh cửu là vùng huyện Quốc Oai, bên bờ sông Đáy. Muốn vùng này có khả năng "thụ khí" tốt, dứt khoát phải cải tạo đập Phùng và khơi lại sông Đáy để đưa được nước sông Hồng vào sông Đáy và làm mát vùng đất này.

    2 -Trục Thăng Long đi từ đâu đến đâu? Theo sơ đồ PPJ đưa ra thì Trục Thăng Long đi qua Phủ Tây Hồ, tức là trên đường 21 độ Vĩ Bắc, 3' cộng trừ 30''. Nhưng báo cáo lần 4 nói nhiều tới Trục Thăng Long kéo dài đường Hoàng Quốc Việt tới chân núi Ba Vì. Trục này sẽ có giao thông bộ, giao thông ngầm, giao thông trên cao và rất nhiều nội dung phong phú khác.

    Dư luận đang xôn xao muốn biết đề xuất này xuất phát từ nhu cầu nào? Lưu lượng giao thông sẽ là bao nhiêu? Trục Thăng Long nối Ba Vì với trung tâm thành phố, vậy "trung tâm" sẽ là dốc Chợ Bưởi hay còn đi tiếp đến làng Yên Thái? Phải chăng ý đề xuất trên còn quá sơ sài và khiên cưỡng, nhưng lại được dự định bắt đầu khởi công từ năm 2011.

    Đề xuất này có thể sẽ biến con đường rất tốn kém này thành "con đường chết" vì sẽ không ai có nhu cầu đi 30 km từ Ba Vì đến mua một bó hoa ở Chợ Bưởi và nhìn sông Tô Lịch bị chặt cụt ở đầu đường Hoàng Quốc Việt một lát rồi quay về.

    Nếu các tác giả muốn có một đề xuất hoàn chỉnh nối sông Tô Lịch, sông Nhuệ với Hồ Tây, tái tạo một ngã ba Tam hợp đô hội sầm uất như khi xưa thì phải có một phương án nghiên cứu tổng hợp và khái quát sơ bộ. Còn hiện nay, bỗng dưng chúng ta bàn đến việc năm 2011 khởi công Trục Thăng Long để nối văn hóa Thăng Long với văn hóa Xứ Đoài, nghe ra hơi hấp tấp và khập khiễng.

    Dư luận cũng cho rằng nếu các tác giả đồ án muốn coi đây là một "Trục tâm linh" thì cần xem xét lại, vì "Trục tâm linh" là trục không gian được nối bằng đường đi xoáy trôn ốc và phải dịch lên hướng Bắc 1 km nữa, vì đó mới là Đại Minh Đường. Khi nói đến tâm linh, người ta kiêng một đường thẳng tắp đi đến một địa điểm giống như một mũi tên xuyên thẳng vào tim, mà cần phải tạo nên đường chéo, đường xoáy trôn ốc hoặc dùng biện pháp "yếm cảnh" (trốn) và "chướng cảnh" (che chắn)

    3-Bảo tồn đô thị lõi. Đô thị lõi của Hà Nội nên hiểu gồm 2 khu vực: Khu vực bên trong vành đai 1 là khu Hà Nội cũ của người Pháp để lại và khu vực mở rộng ra tới đường vành đai 3 là khu mới hình thành 30 năm qua.

    Khu vực bên trong vành đai 1 sẽ "bảo tồn" ra sao nếu Hà Nội vẫn tiếp tục cho xóa kiến trúc thấp tầng để xây dựng trung tâm thương mại và khách sạn cao tầng? Để thu hút ngày càng nhiều người đến chen chúc kinh doanh buôn bán? Để diện mạo Hà Nội không ngừng thay đổi, càng thêm tắc nghẽn giao thông, càng thêm ngột ngạt? Hơn nữa, để hiểu đúng nghĩa "bảo tồn" thì không chỉ cần bảo tồn công trình kiến trúc mà còn rất cần bảo tồn giá trị văn hóa, bảo tồn "thần thái" của Hà Nội thanh lịch
    Last edited by Bin571; 24-04-2010 at 09:29 PM.

  13. #13

    Mặc định

    Các lãnh đạo nước ta nên tham khảo những ý kiến đóng góp quý báu này

  14. #14

    Mặc định

    Chỉ e là những nhà lãnh đạo, quản lý không ý thức được sự quan trọng của thuật PT trong quy hoạch và xây dựng./@
    ===============
    VẠN SỰ TÙY DUYÊN!
    chuanhdung68@gmail.com-0988529525

  15. #15
    Nhị Đẳng Avatar của NhânDuyenSinh
    Gia nhập
    Mar 2010
    Nơi cư ngụ
    Ta-Bà
    Bài gởi
    2,032

    Mặc định

    hê hê mấy ổng lãnh đạo biết đó,biết rõ là đằng khác nữa chứ...nhưng mỗi tội lại có cái biết hơi thừa là biết mình ko biết người,vậy thui.:D

  16. #16

    Mặc định Bắc sông Hồng trong quy hoạch HN: Viển vông hay cơ hội?

    Bắc sông Hồng trong quy hoạch HN: Viển vông hay cơ hội?
    Tác giả: ThS KTS Nguyễn Ngọc Minh

    Hà Nội đã từng đựợc nghiên cứu quy hoạch công phu bởi các KTS tài năng. Qua ví dụ phương án của OMA tại Bắc sông Hồng, hy vọng đồ án của PPJ sẽ có bước tiến hoá hơn khi luôn nhấn mạnh “đặc trưng Hà Nội là thành phố sông hồ”.


    LTS: Sau khi Tuần Việt Nam đăng bài phỏng vấn KTS Quy hoạch Lê Mạnh Cường “Quy hoạch Hà Nội như vậy: Lo quá!”, phân tích liên quan tới khu vực Tây hồ Tây và Bắc sông Hồng, Thạc sĩ KTS Nguyễn Ngọc Minh đã gửi bài viết này với mong muốn đóng góp cụ thể, rõ hơn để bản quy hoạch chung Thủ đô vừa có tính khả thi cao vừa tận dụng tiềm năng không gian phát triển đô thị. Chúng tôi trân trọng đăng tải.


    Tây hồ Tây, Bắc sông Hồng và hấp lực mạnh mẽ

    Năm 1999, sau những thành công từ khu công nghiệp Sài Đồng, khách sạn bên công viên Thủ Lệ, tập đoàn DEAWOO đầu tư nghiên cứu, đề xuất với Hà Nội bản quy hoạch TP mới quy mô 8.000 ha, tiếp nhận 1 triệu dân vào năm 2040. Với quan điểm về Hub City, theo đó Hà Nội sẽ là “trung tâm của cả địa cầu trong thế kỷ XXI”, nâng tầm HN ngang với Séoul, Thượng Hải, Los Angeles hay Paris…

    Bản quy hoạch được soạn thảo bởi các tư vấn quốc tế rất uy tín: Bechtel phối hợp với văn phòng SOM, Nikken Sekkei và Rem Koolhaas ( OMA) (*). Lúc đó, thu nhập mỗi người VN hơn 500 USD mà dự án với kinh phí khổng lồ (ước tính 30-40 tỷ USD), lại rơi vào thời điểm khủng hoảng tài chính châu Á, bản thân Tập đoàn DEAWOO cũng gặp rắc rối nên dự án cho dù được phê duyệt nhưng không thực hiện mà ghép nội dung của nó vào bản quy hoạch Hà Nội.


    1- Phạm vi nghiên cứu TP mới DEAWOO là 8.000 ha bao gồm Tây hồ Tây và Bắc sông Hồng , bằng diện tích 7 quận nội thành năm 1999 ( BĐ, HK, ĐĐ,HBT, TH, TX, CG) 2- Phóng to khu vực Bắc sông Hồng, với không gian mặt nước được nhấn mạnh.




    Năm 2007, sau 10 năm, các nhà đầu tư Hàn Quốc trình bày đại dự án sông Hồng, đụng đến Bắc sông Hồng - khu vực có vị trí tiềm năng phát triển nhất Hà Nội lại yên ắng nhiều năm, mặc cho cơn bất động sản lúc nóng lúc nguội. Dự án đã làm xôn xao dư luận.


    TP mới mơ ước tưỏng đã lùi xa, thì năm 2008, nhà đầu tư Hàn Quốc đề xuất đường ngầm qua hồ Tây để nối với cầu bắc sang bờ Bắc sông Hồng, ý tưởng này lại hâm nóng dư luận.


    Tháng 9/2009, TP chỉ đạo dừng các dự án nghiên cứu quy hoạch khu Bắc sông Hồng, còn khu Tây hồ Tây đã được phê duyệt quy hoạch từ 2007, quy mô hơn 207ha, dân số 78.000 người. Công ty TNHH phát triển T.H.T làm chủ đầu tư và tổ hợp 5 công ty xây dựng Hàn Quốc thực hiện.


    3- Bản vẽ phối cảnh TP mới DEAWOO 1997: “Trung tâm của cả địa cầu trong thế kỷ XXI”


    Gần đây có tin doanh nghiệp Việt Nam trình bày với TP nguyện vọng đầu tư một khu đô thị mới phía bắc cầu Tứ Liên tương lai, (cũng là Bắc sông Hồng) quy mô 3.000 – 5.000 ha đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và xã hội…nhằm giãn 30 – 50% dân số khu trung tâm thủ đô. Dù không nhấn mạnh thì bắc sông Hồng tự nó là hấp lực mạnh mẽ làm sôi sục nhiệt huyết nhà đầu tư nước ngoài nay đã lan truyền tới các nhà đầu tư nội địa.


    Nhận định tư vấn nước ngoài không tiếp cận kỹ về Hà Nội là không công bằng. Họ đã phát hiện vùng đất tiềm năng phát triển nhất của Hà Nội ta cả chục năm nay rồi.

    Nhưng cho rằng họ am hiểu Hà Nội thì cũng không đúng. Vì trong báo cáo mới nhất của PPJ họ không phân tích thấu đáo những lợi thế khu Tây hồ Tây và Bắc sông Hồng có vị trí tiềm năng phát triển nhất của Hà Nội hiện tại. Nơi vô cùng thích hợp để bố trí ”Trung tâm hành chính (TTHC) của TP về tây hồ Tây…. Đối với TTHC quốc gia nên tập trung ở phía Bắc sông Hồng (trung tâm Phương Trạch), sẽ khai thác được lợi thế về đất đai cảnh quan và hàng nghìn tỷ đồng chúng ta đã đầu tư trong suốt thời gian qua… Khu trung tâm, khí hậu tốt, cảnh quan đẹp, phù hợp cho trước mắt và cả mai sau, tạo động lực để phát triển phía bắc sông Hồng”, như nhận định của KTS Lê Mạnh Cường – người đã nghiên cứu quy hoạch Hà Nội gần 40 năm, đồng chủ trì Đồ án QH108/1998/QĐ-TTg, đã được Thủ tướng phê duyệt năm 1998.


    Giấc mơ đô thị Xanh - điều có thực

    Một trong 4 tư vấn quốc tế soạn thảo TP mới DEAWOO là Văn phòng của Rem Koolhaas: Office for Metropolitan Architecture, gọi tắt là OMA - nơi sản sinh ra những ý tưởng thời đại cả trong kiến trúc và qui hoạch đô thị. Không thể kể tên hết những công trình và dự án ông đã hoàn thành trên cả năm châu lục.

    Từ đất nước Hà Lan kỳ diệu với các công trình thuỷ lợi, OMA đến Hà Nội năm 1997 với giấc mơ đưa sông nước vào đô thị bắc sông Hồng, giấc mơ ấy ám ảnh tái hiện trong nhiều đồ án.




    4&5 Trích bản vẽ Bắc sông Hồng của OMA và quy hoạch TP Dubai 2008
    Sản phẩm mới nhất của OMA là qui hoạch TP Dubai năm 2008. Vốn là một đất nước của sa mạc và cát, những nhà tài phiệt dầu lửa kì vọng vào tài năng của OMA, biến Dubai trở thành TP của nước. Tìm kiếm sự tương đồng với bắc sông Hồng, ta hình dung rõ ràng hơn ý đồ của OMA. Nếu bắc sông Hồng được triển khai kĩ hơn, có lẽ nó không kém gì một Dubai – thiên đường đô thị nước có thực giữa sa mạc cát khô cằn.

    Bắc sông Hồng của OMA gồm những dải màu xanh và vàng xen kẽ. Dải xanh là ruộng vườn, công viên vui chơi, cảnh quan tự nhiên. Dải vàng là khu dân cư mới. Chúng trông như những vòng tuổi của một cây cổ thụ.


    Trên tấm thảm xanh và vàng ấy, khu thương mại ở vị trí trung tâm và hồ nước nhân tạo lớn sẽ là những điểm nhấn trong đồ án. Tương phản với phần còn lại, mật độ xây dựng ở đây cao, đi kèm với nó là sự phong phú và đan xen giữa các chức năng: Thương mại, văn hóa, nghiên cứu và dịch vụ.



    6&7 Trích bản vẽ Bắc sông Hồng của OMA với mặt nước luôn được nhấn mạnh
    Một hồ nước nhân tạo lớn, đối xứng với hồ Tây qua sông Hồng, với nhiều đảo nhỏ, làm rõ nét thêm tầm quan trọng của nước đối với Hà Nội- nhân tố chủ yếu nâng cao chất lượng không gian sống của khu vực, hỗ trợ việc tưới tiêu trong vùng. Nơi đây còn tập trung những hoạt động văn hóa gắn liền với nước, vốn là đặc trưng của Hà Nội – TP nằm trong các dòng sông.


    8- Bản vẽ vị trí các dự án Hà Nội 2005, khu Bắc sông Hồng dự định chia nát thành 30 dự án nhỏ, hồ sát sông vẫn còn. 9- Phương án C trong báo cáo QH lần 3: mặt hồ điều hoà sát sông Hồng biến mất. Vùng đất tiềm năng phát triển nhất, như ng PPJ lại trình bày thành đô thị rất tầm thường, mờ nhạt.
    Hà Nội đã từng đựợc nghiên cứu quy hoạch công phu bởi các KTS tài năng. Qua ví dụ phương án của OMA tại bắc sông Hồng, hy vọng đồ án của PPJ sẽ có bước tiến hoá hơn khi luôn nhấn mạnh “đặc trưng Hà Nội là TP sông hồ” . Thuyết minh của PPJ cũng đề ra mục tiêu: “Tăng trưởng thông minh: Các vấn đề không gian và môi trường, biến không gian mặt nước đô thị thành tiện ích quan trọng..” (**) Muốn làm vậy cần tái hiện lại mặt nước trong bản vẽ quy hoạch mà OMA đã đề xuất .



    10. Nghiên cứu vị trí Hà Nội trong vùng HN của PPJ: Các chấm đỏ TT đô thị , CN, hàng lang phát triển đều ở bên bờ Bắc sông Hồng hay hướng Đông/ Đông bắc Hà Nội - Lợi thế tự nhiên và hạ tầng hiện có tự làm Bắc sông Hồng có hấp lực
    Trong phân tích lợi thế vị trí cần nhấn mạnh tính khả thi phát triển đô thị bắc sông Hồng: Khả năng giảm áp lực dân số nội thành một cách trực tiếp, trong thời gian ngắn nhất, chi phí thấp nhất. Thay vì đầu tư hàng chục tỷ USD, mất hàng chục năm để làm đường sắt, đường bộ nối trung tâm ra các đô thị vệ tinh phía tây, thì chỉ cần 10% số đó, thực hiện trong 1-2 năm, Hà Nội đã có 2 cây cầu nối đôi bờ sông Hồng, sang bờ bắc.

    Không gian đô thị hấp dẫn để hàng triệu dân nội thành vui vẻ di dời sang đó. Đồng bộ với các cơ quan hành chính quốc gia, các công trình công cộng đồng bộ: Khu liên hợp thể thao, triển lãm quốc tế và các cơ hội việc làm, doanh thương, dịch vụ sẽ hình thành nhanh chóng trên vùng đất tiềm năng phát triển nhất, với vị trí cận trung tâm, lợi thế đường bộ, hàng không, đường sông, mặt nước, kết nối hữu cơ với hành lang, vành đai kinh tế cả vùng bắc bộ như KTS Lê Mạnh Cường đã phân tích.

    ---------------------


    Chú dẫn:


    (*) Bài viết sử dụng tài liệu của TS Lauren Pandolfi - ĐH Tổng hợp Paris VIII, Viện đô thị Pháp -“Dự án quy hoạch Hà Nội: Những bất ổn trong việc chuyển sang quy hoạch theo KT thị trường” trong “Hà Nội - chu kỳ của những đổi thay" - NXB KHKT.

    (**) Trích Thuyết minh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô…. BC tháng 3/2010


    Vài nét về Ths KTS Nguyễn Ngọc Minh: Học tập và nghiên cứu tại Bauhaus Weimar – nơi sinh ra trường phái KT hiện đại thế kỷ XX .


    KTS Minh đã tiến hành khảo cứu đô thị tại Paris, London, Washington DC và New York, tham gia nghiên cứu, thảo luận chuyên môn về các vấn đề đô thị - kiến trúc vì một nền KT Việt Nam hiện đại, có chiều sâu bản sắc.
    Last edited by Bin571; 23-04-2010 at 10:25 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  17. #17

    Mặc định

    Trục Thăng Long: Rồng bay hay Rồng nằm thẳng?
    Tác giả: Trần Huy Ánh

    Trong triển lãm quy hoạch chung Hà Nội, trục Thăng Long luôn đông người xem. Trên báo chí cũng nhiều ý kiến. Đã có kiến trúc sư cho biết một trong những ý tưởng hình thành lấy hình mẫu đại lộ Champs Elysées, trục đường làm nổi danh Paris. Tuy vậy, có không ít nghi ngại từ nhiều phía.

    Từ lối đi dạo trên cánh đồng thành đại lộ trứ danh

    Năm 1616, trên cánh đồng ngoài tường thành Paris, hoàng hậu Marie de Médicis mở một con đường trồng cây hai bên để đi dạo.

    Năm 1724, đại lộ kéo dài tới vị trí Quảng trường Étoile. Năm 1763, Quảng trường Concorde ở đầu đại lộ được khánh thành. Năm 1806, Napoléon Bonaparte dựng Khải Hoàn Môn ở Étoile.


    Ảnh trái: Trục Champs - Elysées xuất phát từ Louvre đến Étoile dài 2 km, nối tiếp 4 km tới La Défense
    Ảnh phải: Ảnh chụp từ đỉnh tháp La Conncorde xuyên qua biểu tượng của Paris lịch sử (Khải Hoàn Môn) để vươn tới tương lai với biểu tượng Grand Arche - Quảng trường trung tâm La Défense


    Năm 1858, Haussmann tiến hành cải tạo lớn Paris, các thảm cỏ và hai hàng cây hai bên được trồng mới. Cuối đại lộ, Quảng trường Étoile cũng được quy hoạch lại, chiều dài gần 2 km.

    Đầu thế kỷ 20, nơi đây trưng bầy các sản phẩm công nghiệp mới: Đường tầu điện ngầm, xe hơi, rạp chiếu phim...


    Ảnh trái: Paris đầu thế kỷ 17: Nhà thờ Đức Bà vươn cao trên đảo, sông Sein chảy hai bên
    Ảnh phải: Công việc mở đường trong những năm 1852-1855: Haussmann cải tạo lớn Paris


    Năm 1932-1939, quy hoạch vùng Paris định ra giới hạn để kéo dài gấp đôi ra ngoại ô La Défense, nhưng chỉ thực sự phát triển mạnh vào thập kỷ 60, thời tỉnh trưởng Paul Delouvrier.

    Năm 1980, sơ đồ vùng Paris được xem xét lại, xuất hiện các công trình đô thị hiện đại quy mô lớn ở đoạn cuối trục đường, xuyên qua đại lộ Charlle de Gaule và Grande Armée tới La Défense. Thời mà tổng thống Miterrand dạt dào cảm xúc, muốn là "một KTS hay là ông hoàng dạo bước trên đường phố". Cuối thế kỷ 20, trục đường được đầu tư hàng trăm triệu Franc để ngầm hoá bãi đỗ xe, lát đá granit xám. Cho tới nay, nó không ngừng được chăm chút tô điểm mỗi ngày.

    Từ một lối di dạo trên cánh đồng trở thành đại lộ trứ danh của Kinh đô Ánh sáng - Thủ đô quốc gia giàu có, xây dựng bởi các chuyên gia quy hoạch đô thị lừng danh - Con đường đã đi qua lịch sử 4 thế kỷ như vậy.

    Hà Nội : Xưa và nay

    Đồng thời với hoạt động hiện đại hoá đô thị Paris, tại Hà Nội, các KTS quy hoạch tài hoa đến từ nước Pháp cũng tiến hành các dự án mở rộng thành phố. Các trục đường lớn được vạch ra, giao cắt với nhau tạo thành những cánh sao- quảng trường - Étoile (tiếng Pháp nghĩa là ngôi sao). Nghiên cứu đầu tiên năm 1923, sau 20 năm bản kế hoạch công phu hoàn thành (1943).


    Ảnh trái: Quy hoạch Hà Nội năm 1943 với các quảng trường cánh sao, góc phải chú thích vùng dự trữ đặc biệt

    Ảnh phải: Quảng trường Đấu xảo năm 1923, đã bị ném bom 1944, nay là vị trí Cung Hữu nghị


    Tuy vậy, các thủ tục chuẩn bị đất đai mới thực sự quan trọng. Chính vì vậy Bản đồ Quỹ dự trữ đất đặc biệt được công bố "Délegation Speciale". Thành phố uỷ thác cho Công ty Địa ốc tiến hành các thủ tục trưng mua đất nằm trong ranh giới Quỹ đặc biệt, lúc ấy thuộc tỉnh Hà Đông, kinh phí vay Ngân hàng Địa ốc. Diện tích rộng gấp đôi nội thành cũ (28 km2/12 km2).

    Có đất, đường phố xây dựng theo tiêu chuẩn chặt chẽ về thẩm mỹ, kỹ thuật, vệ sinh ngang với Châu Âu đương thời. Nhà đất được bán thu hồi vốn trả lại cho Ngân hàng Địa ốc dưới nhiều hình thức: Bán lô đất có hạ tầng, bán nhà xây sẵn, trực tiếp, trả dần, cho thuê dài hạn, ngắn hạn...Tất cả vận hành trơn chu tại một đầu mối duy nhất, trực tiếp từ toà thị chính. Các sở kiến trúc quy hoạch, địa chính, vệ sinh, thuế...bộ máy gọn nhẹ hoạt động hiệu quả. Tham nhũng, hối lộ rất ít vì công chức sợ mất việc, mất luôn tiền bảo lãnh trách nhiệm và sợ...mang tiếng, xấu hổ.

    Nửa đầu thế kỷ 20 đi qua phố cổ, phố cũ nhà cửa ngăn nắp, cống rãnh tươm tất, cây cối thẳng hàng cứ thế hình thành- nhà ra nhà, phố ra phố. Giờ đây khu vực là hồn cốt của Hà Nội, nó đang được khoanh vùng để được gọi là di sản, có điều mỗi ngày nó tàn tạ đi một ít mặc cho sáng kiến bảo tồn mỗi ngày một nhiều.

    Con đường nào làm rạng danh Thành phố

    Theo niềm tin tâm linh, Rồng nằm thẳng duỗi ra là Rồng ốm, có lẽ vậy nên dư luận xã hội có nhiều người lo ngại. Ở triển lãm quy hoạch mới đây, thì trục Rồng đang quẫy mạnh. Nhiều người mắt dán vào bản vẽ, mồm gọi điện thoại cho người nhà xuống, lo tiền mua đất nơi Rồng vẽ chạy qua. Có vị bực lắm vì Rồng cắt vào dự án bất động sản dở dang.

    Tại đây có hai chỗ rất hay. Một là vùng đất dự trữ Trung tâm hành chính Quốc gia (TTHCQG), diện tích đến cả ngàn hec -ta ở sườn Đông Ba Vì. Hai là phối cảnh trục từ sông Nhuệ đến vành đai 4 rất giống Champs Elisee: Cây xanh dày đặc, diện tích đất công cộng mấy trăm hec- ta. Hà Nội nên chăng khẩn trương trưng mua hơn 1.000 hec- ta này làm Quỹ đất dự trữ đặc biệt, ra quy chế bảo vệ tài sản công cộng - giống như "Délegation Speciale " của Hà Nội xưa.


    Triển lãm quy hoạch chung Hà Nội tại Vân Hồ, từ 21/4 đến 1/5/2010. Đông đảo cư dân Hà Nội đến xem, đặc biệt quan tâm đến Trục Thăng Long (Ảnh: KTS Lê Việt Sơn, chụp 24/4/2010)


    Các đô thị văn minh trên toàn thế giới đều làm vậy, đơn giản là chỉ có thể xây theo quy hoạch khi chủ động quỹ đất. Thủ tục này pháp điển hoá là " Kế hoạch chiếm giữ đất đai - Plan d'Occupation dis Sols- POS". Chỉ riêng hai vùng POS này là đủ lý do để ủng hộ Trục Thăng Long. Có điều Trục Thăng Long nên kết thúc tại nút giao cắt với vành đai 4. Đoạn từ vành đai 4 vượt qua hồ Đồng Mô để sang khu dự kiến TTHC, tốt nhất là cứ chấm gạch để đó cho đến 2050 hãy bàn.

    Khu vực hướng tuyến đi qua vành đai xanh hay hành lang xanh thì 2 nơi này, cần cấm xây dựng. Đất đai ở đây thuộc vùng "Can thiệp đất đai - Zones d'Intervention Foncière - ZIF", ưu tiên quyền trưng mua của thành phố, để tích tụ ruộng đất phục vụ mầu xanh đô thị.

    Đường vượt qua vành đai Xanh hay hành lang Xanh thì đặt trên cao, ở dưới vùng Xanh cần được bảo tồn- ngăn chặn cái bệnh "bám đường". Nó còn là không gian thoát nước nhanh cho lưu vực sông Nhuệ và sông Đáy- khác hẳn đường Láng Hoà Lạc đắp cao thành con đê ngăn nước, kéo dài úng ngập Hà Nội cuối năm 2008. Đường lên cao xuống thấp, uốn lượn như Rồng bay, tạo nên cái Trục Champs de Thăng Long.


    Ảnh trên: Trục Thăng Long, đoạn 1, khuyến nghị làm đường trên cao qua vành đai Xanh hai bờ sông Nhuệ
    Ảnh dưới: Hình phối cảnh mở rộng đoạn trục 350m có rất nhiều cây xanh và không gian công cộng
    Thành phố cần thông báo rõ phân kỳ đầu tư, cách tiếp cận đất đai theo quy hoạch sẽ giảm thiểu những đầu cơ lãng phí và giúp xã hội phát triển có trật tự...Có con đường chạy dài mang theo rắc rối mệt mỏi, có con đường dừng lại ở chỗ hợp lý, đem lại niềm vui, nâng cao đời sống cho cả cộng đồng.

    Đường vẽ ra bởi người người tài hoa, làm ra bởi người công tâm, vì lợi ích chung - làm cho thành phố xanh sạch, thuận hoà, ngay ngắn, thịnh vượng thì đường ấy sẽ làm rạng danh thành phố.


    Đoạn cuối với khu đất dự trữ TTHCQG. Khuyến nghị đoạn qua hành lang Xanh đến năm 2050 mới thi công (lúc đó TTHCQG mới nghiên cứu) và làm đường trên cao (đánh dấu vòng màu xanh)


    *Bài viết sử dụng tư liệu: L'urbanisme - Pierre Merlin, GS ĐHTH Paris và Trường Cầu đường Quốc gia- Chủ tịch Viện QHĐT Pháp -NXB Thế giới1993. Ảnh nguồn Hanoidata
    Last edited by Bin571; 11-05-2010 at 11:30 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  18. #18

    Mặc định

    Chín phi lý trong quy hoạch Hà Nội
    Tác giả: Hà Thủy

    Việt Nam luôn chịu đựng các cuộc chiến tranh triền miên, người dân đều mong muốn sự ổn định lâu dài. Hơn thế, chúng ta có Hà Nội là một trong số ít các thành phố thủ đô trên thế giới 1000 năm tuổi. Nên việc dịch chuyển thủ đô lại càng phải cẩn trọng.

    LTS: Tại kỳ họp Quốc hội này, đề án quy hoạch thủ đô Hà Nội với dự kiến Trung tâm hành chính quốc gia sẽ đặt ở chân núi Ba Vì sẽ được đặt lên bàn Nghị sự. Trước đó, đề án cũng đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân, giới kiến trúc sư, quy hoạch sư trong và ngoài nước cũng đã nhiều lần lên tiếng góp lời. Bài viết dưới đây là góc nhìn riêng của KTS Hà Thủy, sẽ có những phân tích được nhiều người đồng tình, song cũng sẽ còn một số quan điểm khác cần phải thảo luận thêm. Để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam xin đăng tải để mọi người cùng suy ngẫm.

    Dịch chuyển trung tâm thủ đô (hoặc lập thủ đô mới) là một là một việc trọng đại, ảnh hưởng tới quốc gia. Song, cũng cần phải làm khi có đủ cơ sở về lý luận và thực tiễn mang lại sự thịnh vượng bền vững cho đất nước, dân tộc. Tuy nhiên, mỗi lần chuyển dịch (dù chỉ nằm trong chủ trương hay kế hoạch) trong chừng mực thường gây ra những xáo trộn nhất định về mặt chính trị, kinh tế và xã hội.

    Ở nước ta, một quốc gia từng phải chịu đựng các cuộc chiến tranh triền miên, người dân đều mong muốn sự ổn định lâu dài. Hơn thế, chúng ta có Hà Nội là một trong số ít các thành phố thủ đô trên thế giới 1000 năm tuổi. Việc dịch chuyển (hoặc lập mới) thủ đô lại càng phải cẩn trọng hơn. Thế nhưng, trong đồ án Quy hoạch Thủ đô Hà Nội vừa rồi có phần thiếu luận cứ, nghiên cứu chưa thực chất nhất.

    "Trung tâm Hành chính quốc gia: sẽ dành khu đất dự trữ ở Ba Vì. Tại đây sẽ xây dựng các cơ quan của Chính phủ, các Bộ ngành. Dự kiến sẽ sây dựng sau 2050..." hay "Đề xuất một quỹ đất dự phòng cho Trung tâm Hành chính quốc gia" đều là những nội dung mơ hồ. Quả thực, đây là những ý tưởng khó hiểu, nửa vời, đồng nghĩa với việc tạo tâm lý bất an, tạm bợ, gây bất ổn về lâu dài (hệ lụy nhãn tiền mà chúng ta có thể thấy ngay được tại khu vực Ba Vì hiện nay). Trước mắt, tạo nguy cơ tước đi (vĩnh viễn) cơ hội mở rộng, hoàn thiện một Trung tâm Chính trị xứng tầm và ổn định ngay tại khu vực Ba Đình và phụ cận.

    Đề xuất cùng lúc 3 địa điểm dành cho Trung tâm Chính trị - Hành chính quốc gia là một ý tưởng phi lý, nửa vời.

    Có rất nhiều phi lý dành cho những ý tưởng này; Nhưng có thể tóm lược vào 9 sự phi lý nổi bật:

    Phi lý Thứ nhất:

    Như đã phân tích trong "Tồn tại 1: Từ sai lệch về khái niệm", khi đề xuất tách rời Trung tâm Hành chính quốc gia với Trung tâm Chính trị quốc gia, những người thực hiện đồ án không hề biết rằng việc phân tách này không phù hợp với thể chế chính trị, mô hình nhà nước của Việt Nam. Ở nước ta, về nguyên tắc (đã xác định trong Hiến pháp) Hệ thống chính trị và Nhà nước là thống nhất. Chính phủ là một bộ phận không thể tách rời trong khái niệm cũng như thực thể.

    Đây là sự phi lý về Khái niệm thể chế.


    Chúng ta lại có thủ đô Hà Nội là một trong số ít các thành phố thủ đô trên thế giới 1000 năm tuổi. Việc dịch chuyển (hoặc lập mới) thủ đô lại càng phải cẩn trọng hơn. Ảnh cầu Thê Húc (Hồ Gươm, Hà Nội).


    Phi lý Thứ hai:

    Cũng có ý kiến cho rằng đây là mô hình nhà nước tiên tiến, theo hình mẫu Thủ đô Hành pháp (thủ đô thực tế) của Malaysia: Putrajaya là thành phố được quy hoạch hoàn toàn mới và được thành lập năm 1995 (cách Kuala Lumpur khoảng 30 km về phía Nam).

    Song, không phải ai cũng biết rằng đây là một sản phẩm của thể chế chính trị hoàn toàn khác biệt. Xin lưu ý: Nhà nước Malaysia theo mô hình quân chủ lập hiến liên bang. Tuy nhiên, trên thực tế, quyền lực được trao nhiều hơn cho nhánh hành pháp chứ không phải lập pháp và tư pháp ("đã bị suy yếu sau những mưu toan của chính phủ thời thủ tướng Mahathir" (Nguồn: Malaysia Bách khoa toàn thư mở Wikipedia). Vì vậy, việc lập Thủ đô Hành pháp (Putrajaya) độc lập với Thủ đô Chính thức Kuala Lumpur là điều dễ hiểu. Cũng như Thái Lan (là nước theo mô hình Quân chủ nghị viện, luôn có bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực hoặc sắc tộc, tôn giáo), Malaysia cũng có giới hạn phát triển bị ngăn cản bởi "bẫy thu nhập trung bình". Nước ta, chắc không ai muốn đi theo con đường này.

    Có thể hình mẫu Putrajaya là thành phố thông minh. Nhưng với tư cách là một thành phố thủ đô Putrajaya (cùng với một số thành phố thủ đô khác) lại là thiểu số trên thế giới về sự lạc hậu: mô hình Thủ đô phân quyền. Hiện nay, (như đã nêu - Tồn tại 1) trên thế giới chỉ có 9/232 quốc gia và vùng lãnh thổ còn mô hình này (3,88%). Với các đặc điểm (xin được nhắc lại): (1) Chế độ quân chủ: 3/9; (2) Xung đột sắc tộc, tôn giáo: 7/9; (3) Tranh giành quyền lực: 7/9; (4) Các mưu toan chính trị: 8/9; (5) Nghèo đói, bạo loạn, bất ổn 6/9.

    Như vậy, không có một lý do nào khả dĩ được lựa chọn để cho nước ta hình thành mô hình Thủ đô phân quyền. Xem tài liệu tại đây <Tổng hợp thông tin về thủ đô các quốc gia có Thủ đô phân quyền>

    Chúng ta không thể không biết: 223/232 quốc gia và vùng lãnh thổ (96,12%) có Thủ đô tập quyền (tức các trung tâm quyền lực nhà nước được bố trí ở trong cùng một thành phố), trong đó có Việt Nam. Mô hình Thủ đô tập quyền là một trong những thành tựu lớn của văn minh nhân loại, mang đến sự ổn định và phồn vinh cho các quốc gia;. Không có lý do gì khiến chúng ta phải thay đổi một mô hình đang tốt và đã được lịch sử kiểm chứng.

    Cùng với sai lệch trong khái niệm, việc quy hoạch tách rời (về không gian) các Trung tâm quyền lực Nhà nước có thể sẽ dẫn đến sự biến động, làm thay đổi về cấu trúc đô thị và tổ chức thể chế. Trong đồ án quy hoạch, dù vô tình hay hữu ý, sự sao chép máy móc mô hình của quốc gia khác trong khi chưa tìm hiểu thấu đáo sẽ gây ra hiệu ứng về hệ thống, sẽ ẩn chứa những vấn đề không chỉ giới hạn trong lĩnh vực chuyên môn.

    Đây là sự phi lý về Mô hình nhà nước.

    Phi lý Thứ ba:

    Có thể có ý kiến bác bỏ việc cho rằng (việc di chuyển Trung tâm Hành chính quốc gia lên Chân núi Ba Vì) đó là "dời đô", vì "nhiều cơ quan đầu não về chính trị và lập pháp (Quốc hội, Văn phòng Trung ương, Tòa án tối cao) sẽ vẫn ở Ba Đình" (nguồn http://hanoi.org.vn/planning/archives/date/2010/03). Nhưng thực chất (với khoảng cách đường chim bay 30 - 40 km, khoảng cách dịch chuyển thực tế 50 - 60km một chiều đi) nếu duy trì mối liên hệ trực tiếp (thống nhất) của các trung tâm này với nhau còn tệ hơn về mọi phương diện.

    Cũng có thể sẽ có ý kiến sử dụng địa giới hành chính để biện minh (2 trung tâm này vẫn cùng trong 1 "thành phố Hà Nội") thì e rằng chỉ là kỹ xảo ngôn từ mà thôi. Thành phố thủ đô (cũ) của Tây Đức là Bonn chỉ cách Cologne 6 -12 km nhưng vẫn là 2 thành phố hoàn toàn riêng biệt (có chính quyền đô thị khác nhau). Sẽ không thể bao biện, nếu không, các ý tưởng về đô thị vệ tinh hay hành lang xanh (của chính đồ án này) sẽ không còn ý nghĩa.

    Nếu chấp thuận khái niệm Trung tâm Hành chính quốc gia (không phải là Thủ đô Hành pháp theo thông lệ quốc tế); Chấp thuận cho việc 2 trung tâm (nơi đặt Chính phủ và nơi đặt Quốc hội, Trung ương Đảng, Tòa án tối cao) cùng "trong một thành phố Hà Nội" và không có chuyện Thủ đô phân quyền. Thì ngay lập tức vẫn sẽ xuất hiện sự phi lý khác:

    Những người thực hiện đồ án có thể không biết rằng: trong 18 quốc gia thuộc nhóm các nền kinh tế lớn G20 (Argentina, Australia, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Italia, Nhật Bản, Mexico, Nga, Arab Saudi, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Mỹ) đều có Thủ đô tập quyền, khoảng cách trung bình giữa các trung tâm quyền lực nhà nước (Lập pháp, Tư pháp và Hành pháp) là từ 2 - 3km (tương ứng là 2,18; 1,89; 2,72km). 17/18 thủ đô có khoảng cách giữa các trung tâm quyền lực nhà nước lớn nhất <6km; Xem tài liệu tại đây < Một số tài liệu về khoảng cách giữa các Trung tâm quyền lực Nhà nước >

    1/18 thành phố có khoảng cách giữa các trung tâm lớn nhất là Seoul (tương ứng là 8,24; 8,94; 10,7km) - Sự bất hợp lý này cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến Hàn Quốc quyết định phải di chuyển thủ đô; Mặc dù, các khoảng cách này so với khoảng cách 30 - 40km mà đồ án đề xuất là không đáng kể (chỉ bằng 1/3 - 1/4).

    Các nước nói trên phần lớn theo chế độ Cộng hòa (Tam quyền phân lập); khi khoảng cách giữa các trung tâm quyền lực nhà nước đều được quy hoạch khống chế, phổ biến (gần) như vậy hẳn có lý do (về an ninh, quốc phòng, đối ngoại, giám sát, phối hợp hoạt động lãnh đạo điều hành đất nước, tiếp xúc với dân chúng và các yêu cầu khác).

    Với khoảng cách (thực tế) 50 - 60km chúng tôi tin rằng những người đề xuất ý tưởng này chưa kịp nghĩ tới những hệ lụy mà nó mang lại cũng như cơ sở để tồn tại bền vững. Hay nói cách khác, để hợp lý, Hà Nội trong tương lai gần sẽ phải hình thành Thủ đô phân quyền (2 trong 1): tại Ba Vì - Thủ đô Hành pháp (thực tế) độc lập với Ba Đình - Thủ đô chính thức. Tức sao chép mô hình của 9 quốc gia (thiểu số) kể trên.

    Nếu lý giải rằng trong tương lai sẽ có "Chính phủ điện tử" nên khoảng cách không còn quan trọng, thì cũng không nên quên Chính phủ là một thực thể của thể chế chính trị, rằng loài người có thể có được một "nền Hành chính điện tử". Song, không bao giờ có được một "nền Chính trị điện tử". Mặt khác, nếu có một Chính phủ điện tử thật sự thì nhu cầu về quy mô càng không cần lớn và ý đồ dịch chuyển ra khỏi trung tâm lại càng không cần thiết.

    Đây là sự phi lý về Cấu trúc trung tâm.


    Trong 18 quốc gia thuộc nhóm các nền kinh tế lớn G20 đều có Thủ đô tập quyền, khoảng cách trung bình giữa các trung tâm quyền lực nhà nước (Lập pháp, Tư pháp và Hành pháp) là từ 2-3km.


    Phi lý Thứ tư:

    Có thể những người đề xuất ý tưởng của đồ án này nghĩ về một mô hình Thủ đô chức năng (Chính trị - Hành chính) riêng biệt (theo kiểu Washington, D.C - Mỹ; Canberra - Australia; Brasillia - Brazil), quả thực, đây là những hình mẫu mà bất cứ ai làm chính trị (hiện đại) đều mong ước, song, không phải quốc gia nào cũng thành công.

    Washington, D.C (Thành lập 16/7/1790; Chính thức: 1800 - nay) là một thành phố được quy hoạch (mới), sau khi nước Mỹ giành được độc lập do đích thân Tổng thống đầu tiên G.Washington lựa chọn. Washington, D.C không chỉ là trung tâm chính trị (nơi đặt Nhà quốc hội; Chính phủ; Tòa án tối cao) mà còn là trung tâm văn hóa, với rất nhiều khu vực di sản, bảo tàng, nơi tưởng niệm, đã trở thành biểu tượng tinh thần của nước Mỹ hiện đại; Thủ đô trước đó: New York City; Philadelphia.

    Canberra (chọn cho vị trí của thủ đô của quốc gia vào năm 1908; Chính thức lựa chọn và xây dựng bắt đầu vào năm 1913); Canberra vừa là trung tâm chính trị (nơi đặt Chính phủ; Nghị viện; Tòa án tối cao) vừa là trung tâm văn hóa quốc gia (nơi bố trí Đài tưởng niệm chiến tranh; Bảo tàng nghệ thuật, Bảo tàng quốc gia và Thư viện Quốc gia Australia; Thủ đô trước đó: Melbourne.

    Brasília (Thành phố đã được quy hoạch và phát triển năm 1956; Năm 1960, chính thức trở thành thủ đô quốc gia Brazil); Cũng như Washington, D.C, Canberra, Brasilia vừa là trung tâm chính trị, vừa là trung tâm văn hóa và tinh thần quốc gia; Năm 1987 Brasillia được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa của nhân loại - Thành phố di sản duy nhất được xây dựng trong thế kỷ 20; Thủ đô trước đó: Rio de Janeiro.

    Mặt khác, có hai quốc gia có kế hoạch (dự định) áp dụng mô hình này nhưng đã thất bại:

    Argentina: Chính phủ Argentina cũng đã dự định chuyển thủ đô hành chính tới một vị trí khác. Dưới thời tổng thống Raúl Alfonsín (1983-1989), một Luật (Luật số 23 512) về chuyển thủ đô từ Buenos Aires đến Viedma, một thành phố của vùng Patagonia được thông qua nhưng do những khó khăn về kinh tế, dự án này đã không được thực hiện.

    Hàn Quốc: Thực hiện theo kế hoạch đã được Quốc hội Hàn Quốc thông qua hồi tháng 12/2003; Ngày 11/8/2004, chính phủ Hàn Quốc loan báo chính thức chọn khu vực Yeongi-Gongju thuộc tỉnh South Chungcheong làm địa điểm xây dựng thủ đô mới của Hàn Quốc. Địa điểm này cách thủ đô Seoul hiện tại 150 km về phía nam. Thủ đô mới (tên là Sejong có vị trí và địa thế được coi là đắc địa trong một thung lũng, rất phù hợp với luật "feng shui" - phong thuỷ) sẽ là nơi đặt 85 cơ quan hành chính đầu não của chính phủ trung ương, bao gồm cơ quan lập pháp, tư pháp, văn phòng tổng thống, văn phòng Quốc hội, Toà án tối cao; Việc di dời thủ đô sẽ được bắt đầu từ năm 2012 và hoàn thành vào năm 2030.

    Mặc dù đã tiến hành trưng cầu dân ý (việc lựa chọn 1/ 4 địa điểm đã được thực hiện với 1 quy trình rất nghiêm túc với uỷ ban đánh giá gồm 80 thành viên); Kế hoạch này vẫn không có được sự đồng thuận cao trong xã hội; Ngày 11/1/2010, Chính phủ Hàn Quốc đã công bố bản kế hoạch phát triển thành phố Sejong, thành một trung tâm khoa học và giáo dục, với tổng đầu tư 16,5 nghìn tỷ won (14,6 tỷ USD). Như vậy, Chính phủ Hàn Quốc đã từ bỏ kế hoạch được thông qua năm 2005 dưới chính quyền của cố Tổng thống Roh Moo-hyun. Theo đó, 9 bộ trong chính phủ cùng 4 cơ quan ngang bộ (chiếm 2/3 chính phủ) sẽ được chuyển đến Sejong từ năm 2012 nhằm thực hiện cam kết của chính phủ xóa bỏ sự chênh lệch về vùng miền và sự mất cân đối về phát triển giữa thành phố và nông thôn. Tuy nhiên, chính phủ đương nhiệm cho rằng kế hoạch này không hiệu quả và lãng phí tài nguyên quốc gia (nguồn: TTXVN/Vietnam+)

    Như vậy, cho đến nay, trên thế giới mới chỉ có ba quốc gia thực hiện mô hình này thành công (như trên), mặc dù đây là mô hình lý tưởng; song, để biến ý tưởng thành hiện thực phải có tập hợp các điều kiện cần và đủ sau:

    1. Việc từ bỏ thủ đô cũ bởi các lý do chính trị và an ninh; quy hoạch thủ đô mới mang lại sinh lực cho đất nước, gắn với hình ảnh thể chế mới, mang lại sự ổn định, thịnh vượng, đảm bảo an ninh quốc phòng (theo hình mẫu Washington, D.C);

    2. Lựa chọn địa điểm được nghiên cứu rất kỹ, tạo được được sự đồng thuận của xã hội, chuẩn bị kỹ lưỡng cả về phương diện pháp lý (trưng cầu dân ý, đưa vào hiến pháp, các bộ luật), kỹ thuật và tài chính;

    3. Là Thủ đô tập quyền, được quy hoạch tổng thể (mới) ngay từ đầu cho chức năng chủ đạo: phục vụ hoạt động chính trị, hành chính của các trung tâm quyền lực nhà nước (bao gồm Lập pháp, Tư pháp, Hành pháp);

    4. Tổ chức rành mạch các trung tâm quyền lực tập trung trong phạm vi bán kính hợp lý (có tính lý tưởng); Cụ thể các khoảng cách (Quốc hội - Chính phủ; Quốc hội - Tòa án tối cao; Chính phủ - Tòa án tối cao) tương ứng: Washington, D.C (2,54; 0,42; 2,90km); Canberra (4,32; 1,45; 5,23km); Brasillia (4,53; 0,36; 4,38km);

    5. Với vai trò chủ đạo là trung tâm chính trị quốc gia, song các đô thị này cũng thành công trong việc tạo ra một hình ảnh trung tâm văn hóa, tinh thần của dân tộc;

    6. Do các quy hoạch gia hàng đầu thế giới thiết kế (qua thi tuyển); Thời gian chuẩn bị đầu tư và xây dựng và đưa vào hoạt động không quá 10 năm;

    Những đặc điểm nêu trên cho thấy việc đồ án quy hoạch Hà Nội đề xuất rời rạc 3 địa điểm (Ba Đình, Mỹ Đình và Ba Vì) cho Trung tâm quyền lực nhà nước cũng như cách thức tiến hành cho thấy một sự nghiên cứu thiếu thấu đáo, thiếu nghiêm cẩn (nghiêm túc, cẩn trọng). Trái ngược với những nỗ lực của các nước kể trên mong muốn có được một Thủ đô tập quyền hoàn chỉnh làm biểu tượng cho sức mạnh của quốc gia.

    Đây là sự phi lý về Ý thức nghiêm cẩn.

    Phi lý Thứ năm:

    Những nước lập thủ đô mới thành công thì rất ít trong khi đó các nước lựa chọn những thủ đô truyền thống (có từ khi lập quốc) để phát triển thành công là rất phổ biến. Có thể dẫn ra đây các quốc gia Argentina, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Italia, Nhật Bản, Mexico, Nga, Arab Saudi, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Mỹ; Tây Ban Nha, các nước thuộc cộng đồng châu Âu khác.

    Biết cần phải dời đô, định đô làm xoay chuyển vận mệnh, cục diện của đất nước, đấy là sứ mệnh của lãnh tụ. Biết trân trọng giá trị lịch sử, hoàn thiện di sản của thế hệ đi trước, thể hiện đẳng cấp trí tuệ của lãnh đạo. Không thay đổi, dịch chuyển thủ đô cũng là một lựa chọn sáng suốt.

    Trên thế giới, đến nay mới chỉ có 2 quốc gia thành công với việc lựa chọn phi truyền thống đó là Brazil và Australia, (với lịch sử hơn 220 năm; Washington, D.C đã trở thành thủ đô truyền thống, là biểu tượng văn hóa, tinh thần và quyền lực trí tuệ của nước Mỹ).

    2/232 quốc gia và vùng lãnh thổ có thủ đô mới thành công; 9/232 quốc quốc gia và vùng lãnh thổ có thủ đô phân quyền, các con số này đã nói lên nhiều điều.

    Vùng đất lịch sử của các thủ đô truyền thống luôn được coi là thiêng liêng và là biểu tượng của quốc gia. Trong quá khứ, Berlin đã nhiều lần là thủ đô của các nước Đức như Đế chế Phổ, Đế chế Đức hay nước Cộng hòa Dân chủ Đức; Bonn đã từng là thủ đô của nước Cộng hòa Liên bang Đức từ năm 1949 đến 1990; Sau khi nước Đức thống nhất (ngày 3 tháng 10 năm 1990); Berlin lại được chọn lại làm thủ đô của nước Đức thống nhất; Với đa số sít sao (338 phiếu thuận trên 320 phiếu chống) vào ngày 20 tháng 6 năm 1991 Quốc hội Liên bang quyết định dời chính phủ và quốc hội từ thủ đô tạm thời Bonn về Berlin. Tháng 9 năm 1999 công cuộc dời đô hoàn thành.

    Cần phải nói thêm Bonn là một thành phố đã được thiết kế làm Thủ đô Chính trị - Hành chính (theo kiểu Washington, D.C) hoàn chỉnh, đã hoạt động tốt (tạo ra một CHLB Đức hùng cường) có thể là giấc mơ của nhiều quốc gia khác. Việc lựa chọn quay trở lại thủ đô truyền thống (với khu vực làm việc của Chính phủ, Quốc hội và Tòa án tối cao chật hẹp hơn) thể hiện ý chí đoàn kết, toàn vẹn lãnh thổ của một nước Đức thống nhất.

    Vùng đất lịch sử rất quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền quốc gia, Jerusalem là một ví dụ (nơi tranh chấp triền miên giữa Israel và Palestine). Trên thế giới những thành phố lịch sử 1000 năm như Hà Nội cùng với Vienna (Áo); Rome (Italia); Paris (Pháp); Bắc kinh (Trung Quốc); Brussels (Bỉ); Athens (Hy lạp); Cairo (Ai Cập); Delhi (Ấn Độ); London (Anh); Madrid (Tây Ban Nha); và một số thành phố khác được coi là thủ đô vĩnh viễn của quốc gia; Xem tài liệu tại đây <Các thành phố thủ đô 1000 năm tuổi>

    Tất cả các nước phát triển hàng đầu thế giới đều chọn được vị trí tốt nhất (của quốc gia) cho thành phố thủ đô; Khảo sát thủ đô của 18 quốc gia (G20) cho thấy sự lựa chọn vị thế của thành phố thủ đô như sau: Vùng đồng bằng: 14/18; Lưu vực sông, hồ: 17/18; Thung lũng: 11/18; Cao nguyên 3/18; Vùng núi, chân núi cao: không có. Hà Nội ở trong khu vực đồng bằng, lưu vực sông hồ, thuộc nhóm đa số.

    Tất cả các quốc gia nói trên đều tập trung hoàn thiện các trung tâm quyền lực tại địa danh, địa điểm lịch sử với sự tự hào không giấu diếm. Ấn độ đã tạo ra New Delhi tại vùng đất thiêng liêng - một quận Hành chính dành cho các trung tâm quyền lực nhà nước. Đây cũng là một giải pháp đáng để tham khảo.

    Tại thành phố thủ đô các nước (phát triển) đều giữ vị trí trang trọng nhất cho trung tâm chính trị như một biểu tượng của quốc gia và đặt tại trung tâm thành phố (luôn luôn là ở giữa trung tâm thành phố). Họ khai thác được lợi thế quy tụ của vùng đất thuận lợi về địa chính trị và địa kinh tế như một sức mạnh mang ý nghĩa quyết định cho việc chấn hưng đất nước (những Tokyo; Berlin và nhiều thành phố khác).

    Các quốc gia có thủ đô ngàn năm tuổi vẫn đầy sức sống; bao gồm: Anh (London); Ấn độ (New Delhi); Italia (Roma); Pháp (Paris); Trung Quốc (Bắc Kinh); Các thành phố thủ đô này cũng giống như Hà Nội về địa thế, các thành phố này đều nằm trong các khu vực giữa (trung tâm), khu vực cao của vùng đồng bằng rộng lớn, đất đai trù phú, là nơi hợp lưu các dòng sông, hội tụ các con đường;

    Việc lựa chọn các vùng đất rộng lớn đã thể hiện khát vọng phát triển, tầm nhìn của những người đứng đầu đất nước (ngược lại với xu thế thời Cổ đại và Trung đại - các lãnh chúa, các tiểu vương quốc thường chọn nơi có địa thế xung yếu, hiểm trở dễ phòng thủ làm nơi đóng đô); Các thành phố thủ đô này đều đã trở thành biểu tượng tinh thần của quốc gia, trung tâm văn minh thế giới.

    Năm nước trên đây đều là những quốc gia hùng mạnh trong suốt quá trình lịch sử. Ngày nay, các quốc gia này vẫn duy trì các trung tâm quyền lực nhà nước tại vị trí truyền thống (ở giữa) các vùng đất mà tổ tiên họ đã chọn lựa và duy trì vị thế hàng đầu trên trường quốc tế. Xem tài liệu tại đây <Một số tài liệu về Vị thế các thành phố thủ đô - Nhóm các nền kinh tế lớn>

    Việt Nam vinh dự nằm trong số ít các quốc gia có thủ đô ngàn năm tuổi. Thăng Long - Hà Nội có được vị thế của "các thủ đô vĩnh hằng" như đã nêu (khẳng định tầm nhìn thiên niên kỷ, nhãn quan quảng đại của Thái tổ Lý Công Uẩn và Chủ tịch Hồ Chí Minh). Lẽ ra, đồ án phải thấy được thế mạnh, sự tương đồng (về đẳng cấp) này, tiếp thu kinh nghiệm để khẳng định vị thế, nâng cao tính cạnh tranh, duy trì sự phát triển kế tiếp di sản chức năng một cách bền vững của đô thị thủ đô Hà Nội trong khu vực và trên thế giới. Ngược lại, việc lựa chọn giải pháp đưa Trung tâm quyền lực Nhà nước ra ngoài vùng đất lịch sử (chúng ta sẽ phải cạnh tranh bằng tài nguyên, đất đai, tài chính - điều này chúng ta luôn ở thế yếu) tức tư duy, hành động "lấy sở trường làm sở đoản", "dời biển lớn, vào nơi rãnh, ngòi".

    Đây là sự phi lý về Nhận thức giá trị.



    Việc lựa chọn các vùng đất rộng lớn đã thể hiện khát vọng phát triển, tầm nhìn của những người đứng đầu đất nước (ngược lại với xu thế thời Cổ đại và Trung đại - các lãnh chúa, các tiểu vương quốc thường chọn nơi có địa thế xung yếu, hiểm trở dễ phòng thủ làm nơi đóng đô). Các thành phố thủ đô này đều đã trở thành biểu tượng tinh thần của quốc gia, trung tâm văn minh thế giới.
    Phi lý Thứ sáu:
    Khi đề xuất địa điểm (dù cho 40 năm sau) đặt trung tâm Hành chính quốc gia (đồng nghĩa với Trung tâm Chính trị quốc gia) tại Ba Vì - tức kế hoạch dời đô. Những người đề xuất có thể không biết rằng trong số các thành phố thủ đô 1000 năm tuổi của thế giới (khoảng 29) chỉ duy nhất 2 quốc gia (có kế hoạch) từ bỏ vùng đất lịch sử để lập thủ đô mới. Đó là Hàn Quốc (với Seoul và Sejong); Myanma (với Yangon và Naypyidaw);

    Myanma có kế hoạch dời đô là do ý chí của giới quân sự cầm quyền; Naypyidaw có một vị trí trung tâm hơn Yangon (mặt khác Yangon tuy là một thành phố lâu đời song cũng kém phát triển). Kế hoạch này hiện nay đang được thực hiện, chưa rõ có thành công hay không.

    Như đã giới thiệu, với Hàn Quốc kế hoạch dời đô có lý do phức tạp hơn: Seoul là một thành phố cổ, từng là kinh đô của Bách Tế (18 TCN - 660) và Triều đại Triều Tiên (1392-1910); Thành phố đã trở thành thủ đô của Hàn Quốc sau khi thành lập chính phủ năm 1948; Sự đông đúc, sự phồn vinh của thành phố này thể hiện sức hút và sự thành công của đô thị. Tuy nhiên, với tư cách một trung tâm chính trị quốc gia, Seoul có nhiều bất lợi, xin được dẫn:

    Bất lợi về an ninh, quốc phòng: Bán đảo Triều Tiên hiện vẫn đang ở trong tình trạng chiến tranh trong khi đó khoảng cách Seoul với biên giới Bắc Triều Tiên chỉ có 50km (trong tầm đạn pháo) - mặc dù không được (hoặc ít được) nói đến song có lẽ đây là lý do chính của chủ trương di chuyển.

    Bất lợi về vị trí, dân số và phát triển thiên lệch: Hàn Quốc là một quốc gia không thuận lợi về tự nhiên; quốc gia này phần lớn diện tích là đồi núi, thành phố Seoul nằm trong lưu vực Sông Hàn (Han River) là một vùng thung lũng rộng lớn nhất (tuy diện tích cũng chỉ 605 km²). sự thiên lệch về vị trí; về dân số (thành phố trên 10.000.000 người; vùng đại đô thị khoảng 24.500.000 người) và phát triển (Seoul tạo ra 21% của GDP cả nước - 175/ 833 Tỷ USD (2009) - mặc dù nhắc đến nhiều, tuy nhiên không phải lý do chính.

    Bất lợi về cấu trúc đô thị quyền lực (thủ đô): Seoul là một thành phố lâu đời, trung tâm quyền lực của các triều đại phong kiến thường được đặt tại cung điện chính của nhà vua (Gyeongbokgung); Qua thời kỳ độc tài, nơi này vẫn là nơi ở và làm việc của Tổng thống Syngman Rhee; Sang thời kỳ dân chủ, Gyeongbokgung đã được đổi tên (Cheongwadae - ngày 30 tháng 12 năm 1960 được Tổng thống Yun sun - Po, người đã tuyên bố rằng tên cũ là một lời nhắc nhở của chế độ thực dân Nhật Bản và cai trị độc tài của Tổng thống Rhee) nhưng các trung tâm quyền lực khác của nhà nước (Quốc hội, Tòa án tối cao) do không có địa thế đã phải bố trí phân tán cách xa nhau 8 ~ 10km (như đã nêu ở phần "Sự phi lý Thứ ba").

    Bất lợi về vị thế của trung tâm quyền lực nhà nước: Với đặc điểm điển hình về lựa chọn vị thế của các trung tâm quyền lực thời Trung cổ, với địa thế tựa vào phía nam núi Bugaksan và vị trí ở vùng ngoại biên của đô thị (giáp núi) - Không biết có phải vì lý do này khiến cho bán đảo Triều Tiên luôn bị chia cắt, chiến tranh triền miên hay không? Nhưng có thể khẳng định rằng trong 18 quốc gia có nền kinh tế lớn thì Hàn Quốc là nước duy nhất có trụ sở chính phủ (phủ tổng thống) ở vào địa thế này; Sự bất lợi về phong thủy đã được nhắc tới khi Hàn Quốc tiến hành kế hoạch lựa chọn thủ đô mới (nguồn: http://www.koreaittimes.com và Korea Now).

    Với các lý do dời đô (chính đáng) như vậy; quá trình chuẩn bị rất chu đáo, bài bản (đến nay đã 7 năm), hợp hiến, hợp luật; Hàn Quốc có thực lực kinh tế lớn hơn ta nhiều lần (832,5 so với 92, 4tỷ USD) vậy mà kế hoạch này vẫn thất bại. Cuối cùng, ở đâu cũng vậy, lịch sử và lòng dân vẫn mạnh hơn hết thảy.

    Vậy, lý do gì để di chuyển Chính phủ (từ đây sẽ gọi là Trung tâm Chính trị) ra khỏi Hà Nội là gì?

    Hà Nội, (chúng tôi nói về vùng đất lịch sử Ba Đình - Hoàn Kiếm - Hồ Tây) - Một "thành phố vì hòa bình" Hà nội của chúng ta không (tại thời điểm dời chuyển thủ đô) là biểu tượng của thời kỳ chiếm hữu nô lệ như Philadelphia, không có bất ổn như Melbourne, không phải thủ phủ của chế độ độc tài, là một trong những thành phố bạo động nhất thế giới như Rio de Janeiro, cũng không phải thành lũy (cố thủ) của lãnh chúa trung cổ như Seoul, không có ý chí (duy ý chí) của giới quân sự cầm quyền như Myanma.

    Hà nội, (hiện trạng) cũng có mật độ dân số (trong đô thị, các quận, thị xã: Hà nội khoảng 9.330/km2; so với Seoul 17.270/ km2; Tokyo 14.250/km2; Paris 20.780 /km2; London 8.980/km2; Bắc Kinh 7.400/km2; Delhi 28.440 / km2; Jakarta 12.740/km2 ; Buenos Aires 15.030; Moscow 9.720/ km2) thuộc nhóm trung bình (nguồn: http://en.wikipedia.org).

    Đưa trung tâm ra ngoài Hà Nội với lý do đất chật người đông, vì thế, không thuyết phục; Bởi lẽ, Trung tâm Chính trị không cần đất quá nhiều (chỉ cần >60ha là đủ); Có thể dẫn: London: khoảng 40ha (không bao gồm hoàng cung 80ha); Berlin: khoảng 60ha (không bao gồm công viên); Tokyo: khoảng 85ha (không bao gồm hoàng cung 190ha); Washington, D.C: khoảng 85ha (không bao gồm các không gian công cộng khác). Với bán kính <6km với Ba Đình hoàn toàn có thể lựa chọn các khu vực đắc địa để kết nối mở rộng. Tiếc thay, đồ án đã không nghiên cứu quy hoạch theo hướng này. Khu vực Ba Đình và phụ cận (Tây và Tây Nam Hồ Tây) vẫn còn có quỹ đất có thể mở rộng, hoàn chỉnh (khoảng 150 - 300ha); Trong khi đó, Hà Nội mở rộng đã tạo cơ hội cân bằng quỹ đất để bảo tồn và phát triển Trung tâm Chính trị Ba Đình.

    Hà Nội, chưa giầu, càng không phải nguyên nhân làm mất cân đối vùng miền, ngược lại sức hút của "đất thánh Hà thành" là hạt nhân, làm động lực cho phát triển vùng và cả nước.

    Hà Nội, cũng không có vấn đề về an ninh quốc phòng như Seoul (vùng chiến sự), Melbourne; Rio de Janeiro (thành phố cảng); Hà Nội luôn là nơi Việt Nam có những chiến thắng quyết định trong các cuộc chiến tranh vệ quốc.

    Hà Nội, với Nhà Quốc hội đang được xây dựng mới (để xây dựng được, chúng ta đã phải dỡ bỏ Hội trường Ba Đình - nơi đã ghi nhận rất nhiều sự kiện lịch sử trong thế kỷ 20) là sự khẳng định khu vực Ba Đình là Trung tâm Chính trị, nơi thiêng liêng, biểu tượng cho sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của toàn dân tộc Việt Nam. Đất nước mới thống nhất được 35 năm, vận nước đang lên, không có lý gì chuyển đổi (để từ xấu thành tốt) mà ngược lại, việc chuyển đổi có thể chuyển tốt thành xấu.

    Đồ án đã không chứng minh và không thể chứng minh được lý do phải chuyển dời Trung tâm Chính trị ra khỏi Ba Đình (vào năm 2050). Hà Nội không có luận cứ cho việc phân rã, chuyển dời thủ đô (dù chỉ là trong ý nghĩ). Chỉ có thể hoàn thiện và mở rộng.

    Đây là sự phi lý về Lý do dời đi.


    Trong số các thành phố thủ đô 1000 năm tuổi của thế giới (khoảng 29) chỉ duy nhất 2 quốc gia (có kế hoạch) từ bỏ vùng đất lịch sử để lập thủ đô mới. Đó là Hàn Quốc (với Seoul và Sejong). Myanma (với Yangon và Naypyidaw). Một (Myanma) chưa rõ có thành công hay không. Một (Hàn Quốc) đã thất bại.
    Phi lý Thứ bảy:
    Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội với mong muốn có được một Trung tâm Chính trị - Hành chính quốc gia xứng tầm, tương xứng, là nguyện vọng chính đáng không riêng những người có trách nhiệm thực hiện mà là nguyện vọng chung của toàn dân; Tuy nhiên, giải quyết nhiệm vụ này như thế nào là một chuyện khác.

    Việc đồ án đề xuất lựa chọn: "Trung tâm Hành chính quốc gia: sẽ dành khu đất dự trữ ở Ba Vì. Tại đây sẽ xây dựng các cơ quan của Chính phủ, các Bộ ngành. Dự kiến sẽ xây dựng sau 2050..."

    Xét riêng về địa điểm, đây là lựa chọn sai lầm, vì:

    1. Ba Vì cách quá xa trung tâm Chính trị Ba Đình (không thể hợp lý trong việc tổ chức không gian và thời gian với khoảng cách 30 ~ 40 km (50 ~ 60km thực tế) giữa các trung tâm quyền lực nhà nước sẽ không thể tổ chức hợp lý các quan hệ lãnh đạo, điều hành đất nước, đối nội và đối ngoại, thời chiến và thời bình). Lãng phí trên mọi phương diện. Trên thế giới, (ngoại trừ các nước có Thủ đô phân quyền) không quốc gia phát triển nào có cách bố trí này.

    2. Vị trí lựa chọn ở khu vực đô thị ngoại biên thành phố (lệch tâm), việc giải quyết mối liên hệ (không truyền thống) sẽ gặp nhiều bất lợi về nhiều phương diện, không chỉ khi kết nối giao thông tối ưu cho các hoạt động cục bộ và toàn thể; (khảo sát 18 quốc gia thuộc nhóm các nền kinh tế lớn G20 cho thấy 17/18 có các trung tâm quyền lực nhà nước bố trí tại một khu vực trung tâm (giữa) thành phố; Riêng Hàn Quốc có phủ Tổng thống bố trí lệch tâm (cũng áp chân núi - xem Sự phi lý Thứ tư và Thứ sáu) - đây là một hạn chế, không phải ưu việt.

    3. Về an ninh quốc phòng: Núi Ba Vì là một khu vực linh thiêng (nhưng đơn độc), tiến thoái lưỡng nan (thế phòng thủ bị động - không phù hợp với chiến tranh hiện đại), dễ bị cô lập, chia cắt, không có khả năng ứng biến (với khoảng cách quá xa Trung tâm Chính trị Ba Đình sẽ rất hạn chế trong phối hợp lãnh đạo đất nước trong tình trạng khẩn cấp), vì vậy, hoàn toàn bất lợi khi đặt Chính phủ ở đây.

    4. Sai lầm về địa thế: vùng chân Núi Ba Vì với địa hình bán sơn địa, địa thế "tiền án, hậu trẩm" chỉ có thể phù hợp với việc đặt đền đài, lăng tẩm, nơi thờ cúng (có thể tham khảo các bài viết "Hậu thế hiểu sai Chiếu dời đô nên định đô sai?" và "Đọc lại "Chiếu dời đô" để thấy tầm nhìn quy hoạch của ông cha"); Chọn nơi đặt Chính phủ và các cơ quan trung ương (tức thủ đô - dù chỉ là dự kiến) phải chọn nơi "chính", "giữa", "tụ hội quan yếu của bốn phương" (quy tụ với nghĩa đen và nghĩa bóng - về giao thông và lòng người), địa thế rộng lớn, có khả năng phát triển lâu dài. Khu vực đồ án đề xuất thuộc thế "cùng", đường "cụt". Vị thế này thường dùng chọn cho các đô thành thời trung cổ của các lãnh chúa phong kiến (ở nước ta có Nhà Hồ, Nhà Mạc cũng ở thời này) - Chúng ta cũng đều biết vì sao thời trung cổ còn được ví như "đêm dài" trong lịch sử loài người.

    Đây là sự phi lý về Lý do chuyển đến.

    Phi lý Thứ tám:

    "Về trung tâm hành chính mới, quy hoạch chỉ đặt vấn đề có quỹ đất dự phòng" Người đại diện cho Bộ Xây dựng phát biểu (nguồn: http://hanoi.org.vn/planning/archives/394 ). Trái ngược với các tuyên bố trước đó của đại diện khác cũng của Bộ Xây dựng: "Trung tâm hành chính quốc gia sẽ về chân núi Ba Vì" (nguồn: http://dantri.com.vn/c20/s20-382199/...-nui-ba-vi.htm). đồng thời trái ngược với nội dung đồ án đã được trưng bày xin ký kiến nhân dân.

    Và "Cần có trục Thăng Long trong quy hoạch Hà Nội" (nguồn: http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/04/3BA1B1FE/ - một sự khẳng định của đại diện Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo quy hoạch vùng thủ đô. Và "Chưa quyết địa điểm xây Trung tâm hành chính quốc gia"; "nhưng định hướng là theo vị trí kết thúc của trục Thăng Long, qua hồ Đồng Mô, dưới chân núi Ba Vì" (nguồn: http://vietnamnet.vn/chinhtri/201004...oc-gia-905539/)

    Đồ án đã gây lãng phí lớn, khi chỉ vì điều này (khu đất dự phòng) đã phải mở một trục "Thăng Long" - hệ quả của ý tưởng Trung tâm Hành chính quốc gia cách xa 30 - 40km với chi phí phải cần tới trên 10.000 tỷ đồng (trong khi phân bổ ngân sách trung ương năm 2010 chi cho Chương trình biển Đông, hải đảo, cảnh sát biển chỉ có 1.708 tỷ đồng - nguồn: Tủi cho kinh tế biển); Nếu việc lựa chọn vị trí này (Chính phủ - Trung tâm Hành chính quốc gia) sai lầm thì toàn bộ cấu trúc đô thị sẽ bị phá vỡ và con đường này sẽ không còn có ý nghĩa; Ai sẽ chịu trách nhiệm về sự lãng phí này?

    Và "Nam Phi có Thủ đô Lập pháp, Thủ đô Hành pháp, các cơ quan đầu não ở các đô thị khác nhau"; Với lời giải thích này khiến chúng ta có thể hiểu đến năm 2050 Việt Nam cũng sẽ có Thủ đô Hành pháp như họ; nguồn: http://www.vtc.vn/2-247249/xa-hoi/

    Tổng hợp lại, thấy các ý tưởng đề xuất rất mơ hồ, thiếu luận cứ, trong khi đây là nội dung quan trọng nhất; Sự không nhất quán trong phương pháp luận thể hiện nội dung đồ án chưa được nghiên cứu đầy đủ và thực chất.

    Cần phải thẳng thắn rằng đồ án quy hoạch Thủ đô Hà Nội dường như đã lấy Malaysia và Nam Phi làm hình mẫu; Khi đưa ra lời giải thích như trên chắc vị đại diện này quên Nam Phi có chế độ (phân biệt chủng tộc) Apartheid đã "sáng tạo" nên 1 quốc gia có 3 thủ đô độc nhất vô nhị trên thế giới (Thủ đô Lập pháp: Cape Town; Thủ đô Tư pháp: Bloemfontein; Thủ đô Hành pháp: Pretoria); và Malaysia đã tạo ra một Thủ đô Hành pháp Putrajaya là sản phẩm "với những mưu toan của chính phủ thời thủ tướng Mahathir"; Có gì chung với Việt Nam không?

    "Qui hoạch là ý chí của quyền lực" nhưng nên là ý chí của quyền lực trí tuệ, quyền lực cầu thị, của quyền lực quên mình, đưa lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết.

    Đây là sự phi lý về Năng lực quyền hạn.

    Phi lý Thứ chín:

    Sai lầm về khái niệm đã dẫn đến sai lầm về mô hình nhà nước; sai lầm về mô hình nhà nước đã dẫn đến sai lầm về cấu trúc đô thị; sai lầm về cấu trúc đô thị đã dẫn đến sai lầm trong giải pháp lựa chọn địa điểm và tổ chức không gian.

    Sai lầm về tư duy (do trình độ) sẽ ảnh hưởng đến phương pháp và thái độ làm việc; Sự ngộ nhận về năng lực, quyền hạn sẽ biến việc lớn thành việc nhỏ, dẫn đến vai trò chính phụ bị đảo lộn.

    Việc hệ trọng như kế hoạch dời đô (nếu Quốc hội đồng tình, đồng ý với đồ án Quy hoạch Hà Nội, tức chấp thuận với kế hoạch di chuyển Chính phủ - đồng nghĩa với dời đô vào năm 2050) song cách thức tiến hành rất xem nhẹ (Chưa nghiên cứu thấu đáo đã khẳng định ý đồ; Không qua trưng cầu dân ý; Không thông qua Quốc hội; Không có luận cứ về sự cần thiết phải dịch chuyển Trung tâm Chính trị - Hành chính quốc gia ra ngoài vùng đất lịch sử. Không có luận cứ cho thấy sự đúng dắn của địa điểm được lựa chọn).

    "Trung tâm Hành chính quốc gia: sẽ dành khu đất dự trữ ở Ba Vì. Tại đây sẽ xây dựng các cơ quan của Chính phủ, các Bộ ngành. Dự kiến sẽ sây dựng sau 2050..." hay "Đề xuất một quỹ đất dự phòng cho Trung tâm Hành chính quốc gia" đều là những nội dung rất khó hiểu và nửa vời.

    Khó hiểu - Vì sự phi lý về Khái niệm thể chế; về Mô hình nhà nước; về Cấu trúc trung tâm; về Ý thức nghiêm cẩn; về Nhận thức giá trị; về Lý do dời đi; về Lý do chuyển đến; về Năng lực quyền hạn. Khó hiểu hơn nữa: với các ý tưởng đề xuất tản mạn, manh mún, mờ nhạt và lửng lơ, không khẳng định được một Trung tâm Chính trị xứng tầm, ổn định và bền vững; Không trả lời được câu hỏi: Chúng ta đang quy hoạch một Đô thị thủ đô (lấy Trung tâm Chính trị - Hành chính quốc gia làm hạt nhân chủ đạo) hay chỉ tổ chức quy hoạch một Hệ thống quần cư đô thị và thêm vào đó các Trung tâm Hành chính (hoặc Chính trị) quốc gia?

    Nửa vời - Vì theo nội dung của đồ án, từ 20 - 40 năm tới sẽ không có một khu vực nào được lựa chọn để quy hoạch tập trung, hoàn chỉnh, ổn định; Tất cả đều "ăn nhờ, ở đậu" ngóng về thời điểm (Năm 2050 - năm mà sự "Phi lý thứ hai" và "Phi lý thứ ba" xuất hiện) cùng lúc sẽ có 3 Trung tâm Chính trị - Hành chính quốc gia với "hiện tượng giao thông con lắc của thời đại chúng ta khi giải quyết các thủ tục hành chính"(Quy hoạch đô thị: Những khái niệm bị lật nhào) và đánh giấu một sự kiện còn khó hiểu hơn: chúng ta sẽ có Thủ đô phân quyền với một Chính phủ "ra ở riêng" ở Chân Núi Ba Vì.

    Quả thực, đây là những ý tưởng khó hiểu, nửa vời, đồng nghĩa với việc tạo tâm lý bất an, tạm bợ, gây bất ổn về lâu dài (hệ lụy nhãn tiền mà chúng ta có thể thấy ngay được tại khu vực Ba Vì hiện nay). Trước mắt, tạo nguy cơ tước đi (vĩnh viễn) cơ hội mở rộng, hoàn thiện một Trung tâm Chính trị xứng tầm và ổn định ngay tại khu vực Ba Đình và phụ cận.

    Trong khi, với điều kiện hiện nay, hoàn toàn có thể quy hoạch một Thủ đô Hà Nội (mới) - "một thủ đô vĩnh viễn" giữa vùng đất lịch sử, thiêng liêng mà không phải là phương án di dời, chắp vá như đề xuất của đồ án. Nếu có khó khăn, có lẽ, do năng lực hạn chế của những người tổ chức, tham gia thực hiện.

    Đây là sự phi lý Không thể gọi tên; bởi, Nửa vời, bản thân đã là Phi lý.


    "Đây là một ý tưởng nửa vời, đồng nghĩa với việc tạo tâm lý bất an, tạm bợ, gây mất ổn định về lâu dài. Trước mắt, tạo nguy cơ tước đi (vĩnh viễn) cơ hội mở rộng, hoàn thiện một trung tâm chính trị xứng tầm và ổn định ngay tại khu vực Ba Đình và phụ cận".
    Các câu hỏi đặt ra:
    1. Chúng ta đã dỡ bỏ đi Hội trường Ba Đình - địa điểm lịch sử của thời đại Hồ Chí Minh để xây dựng Nhà Quốc hội (mới) - Thể hiện ý chí toàn Đảng, toàn dân coi Ba Đình là Trung tâm Chính trị vĩnh viễn; Vậy tại sao không quy hoạch hoàn chỉnh khu vực này và phụ cận trở thành Trung tâm Chính trị - Hành chính quốc gia đàng hoàng, tập trung, tương xứng với tầm vóc của một nước Việt Nam (mới) tại vùng đất lịch sử, ngay trong lòng thủ đô ngàn năm tuổi (thịnh vượng bền vững như Roma, London, Paris, Bắc Kinh và Delhi) "đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời"?

    2. Các mô hình phát triển, cấu trúc đô thị của Thủ đô Hà Nội sẽ như thế nào để có thể phát triển bền vững và có khả năng cạnh tranh (thực sự) trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương? Yếu tố nào là chủ đạo?

    3. Còn những tồn tại cốt lõi khác của đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 là gì? Nguyên nhân?

    4. Quy hoạch tác động sâu rộng đến mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng; Những đồ án quan trọng như Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, trong đó, với nội dung lựa chọn địa điểm cho Trung tâm Chính trị, có ảnh hưởng đến vận mệnh đất nước; Diện tích đất phải chuyển đổi mục đích sử dụng hàng trăm, hàng chục ngàn ha; gây xáo trộn, tác động đời sống hàng triệu người; số tiền phải chi phí rất lớn (từ 1 ~ 3 lần GDP của quốc gia); Tại sao Quốc hội (đại diện cho quyền làm chủ của nhân dân) lại có vai trò cho ý kiến "chỉ để tham khảo"?

    5. Có thể có một Nghị quyết của Quốc hội về các đồ án quy hoạch quan trọng quốc gia (dành cho quy hoạch vùng, quy hoạch thủ đô, quy hoạch sử dụng đất quốc gia v.v - tương tự như Nghị quyết 66/2006/QH11 Về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư) được không? Bởi vì, khi các đồ án quy hoạch đã được phê duyệt, các dự án thành phần (dù lớn đến mấy, đương nhiên là hệ quả của quy hoạch) nếu có trình (việc đã rồi), thì Quốc hội có lẽ chỉ còn có quyền góp ý, và đồng ý - không lẽ còn cách khác?
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  19. #19

    Mặc định

    Đồ án quy hoạch Hà Nội vội vàng và cảm tính

    * TS Nguyễn Xuân Diện, Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Viện Khoa học xã hội Việt Nam) chia sẻ quan điểm về đồ án quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

    Trong lịch sử, xứ Đoài chính là nơi nhà Lý nhốt giữ tù binh; là nơi ẩn cư của các kẻ sĩ bất đắc chí, quay lưng với thời cuộc. Nếu đưa Trung tâm Hành chính Quốc gia về chân núi Ba Vì, tức là đặt Chính phủ và các cơ quan của chính phủ vào trạng thái nghỉ ngơi, không còn năng động, rất nguy hiểm.

    Đồ án quy hoạch chung thủ đô Hà Nội được Thường vụ Quốc hội xem xét vào sáng nay. Ngay sau khi đồ án được đưa ra lấy ý kiến đông đảo quần chúng nhân dân, đã có những ý kiến băn khoăn, thắc mắc, những ý kiến phản biện của nhiều chuyên gia, nhà khoa học…



    Về trình tự thực hiện, quy hoạch chung mới chỉ là định hướng. Nếu quy hoạch chung được duyệt mới bước sang giai đoạn quy hoạch chi tiết. Sau quy hoạch chi tiết mới triển khai đến thiết kế đô thị và lập các dự án đầu tư xây dựng công trình cụ thể, từ đó mới khái toán được giá thành. Phải căn cứ vào suất đầu tư xây dựng của từng loại công trình mới ra được giá thành và sơ bộ kế hoạch thi công xây dựng. Cuối cùng mới tính toán giá thành và mới lập kế hoạch thi công.

    Vậy mà quy hoạch chung đang lập hiện gần như chấp nhận lại các đồ án quy hoạch chi tiết đã được thẩm định sơ sài, phê duyệt vội vã trong những năm 2006–2008, chủ yếu bám theo sông Nhuệ, trên các địa bàn Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Từ Liêm..., rồi đưa ra biện hộ rằng đây là nơi “hình thành các nêm xanh”. Thực ra không có một ý tưởng nào ngoài việc hợp thức hóa những sản phẩm vội vàng ấy.

    Trong thời gian qua, không chỉ có các nhà khoa học, giới truyền thông mà đông đảo nhân dân cả nước hết sức quan tâm tới triển lãm giới thiệu Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội trong đó có những ý kiến trái chiều về “trục tâm linh”. Đó là mối quan tâm rất chính đáng và cần phải suy nghĩ một cách thực sự nghiêm túc.

    Thế nào là trục tâm linh? Và căn cứ vào đâu để cho đó là trục tâm linh? Các nhà tư vấn đã ai xem đến những cuốn sách về địa lý phong thủy của Cao Biền và Tả Ao đang tàng trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, nơi chúng tôi công tác? Nếu ai chưa nắm chắc về huyệt và huyệt đạo thì không thể nói được gì về trục tâm linh cả.

    Thế nhưng rất lạ là trên bản đồ vệ tinh đã vẽ “trục tâm linh” đi từ dốc chợ Bưởi, xuyên qua Làng văn hóa các dân tộc, vượt qua hồ Đồng Mô. Và người ta cũng bắt đầu nói rất nhiều đến khái niệm “trục tâm linh”. Và sự thật là nó đã tạo ra một cơn sốt bất động sản ghê gớm dọc theo chiều dài 30 km này. Phải chăng người ta dụng ý dùng ba chữ “trục tâm linh” để gây xáo trộn thị trường bất động sản?



    Gần đây cách gọi để thuyết minh về trục này đã “uyển chuyển” hơn bằng cách gọi là trục giao thông, hay trục văn hóa. Theo tôi, việc này đã có con đường Láng – Hòa Lạc và quốc lộ 32, đang được hoàn thiện và mở rộng. Còn nói đây là trục văn hóa, được hiểu như là để kết nối các vùng, các điểm văn hóa thì tôi cho rằng là rất không thuyết phục. Đã có những điểm nào được kết nối xung quanh trục này ở hai bên đường, tiêu chí nào để xác định các điểm đó? Chưa kể nó sẽ đi xuyên qua các làng mạc, các di tích cổ, điều này đã phá vỡ cảnh quan văn hóa làng Xứ Đoài!


    Người dân thủ đô rất quan tâm tới quy hoạch chung thủ đô Hà Nội. Ảnh: Hoàng Hà.

    Bộ Xây dựng đã công bố kết quả thăm dò ý kiến nhân dân về đồ án quy hoạch chung thủ đô Hà Nội trong đó hai vấn đề có tỷ lệ đồng thuận thấp nhất trong rất nhiều vấn đề của đồ án, là vị trí Trung tâm hành chính quốc gia (69,4 %) và trục Thăng Long (76,5 %).

    Có thể thấy rõ ba nguyên nhân.
    Thứ nhất, về góc độ kinh tế. Trước hết, phải làm rõ Trung tâm hành chính quốc gia sẽ gồm những gì, trong khi Nhà Quốc hội ở Ba Đình, Trung tâm Hội nghị Quốc gia đang ở Mỹ Đình? Rất nhiều cơ quan cấp bộ như Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng…đã được cấp đất và đã hoặc đang chuẩn bị xây dựng, chuẩn bị hoàn thành. Những công trình trụ sở lớn, giá trị hàng trăm tỷ đồng ở nội thành mà chỉ để dùng trong vòng 20 năm ư? Chẳng lẽ một đơn vị nào đó sau khi giải quyết toàn bộ những thủ tục ở khu vực nội thành hiện nay sau đó lại phải đi hàng chục cây số lên Ba Vì để xin một con dấu? Có phải là vô cùng lãng phí không?

    Thứ hai là vấn đề quy hoạch. Quy hoạch phải giải quyết các vấn đề lớn của đô thị, trước khi đi vào chi tiết. Ai sẽ giải quyết các vấn đề, trong đó có việc đền bù của các dự án cũ đã được đưa ra và phê duyệt vội vã khoảng năm 2007- 2008 vừa rồi mà tôi vừa nói?

    Thứ ba, chúng ta thấy rằng đặt Trung tâm Hành chính quốc gia ở Ba Vì là không còn “tựa núi, nhìn sông” nữa mà là “chui vào núi rời xa sông”, về phong thủy rất kém. Chân núi Ba Vì không phải là địa điểm tụ khí.

    Sau 1000 năm định đô, con cháu cần khẳng định lại giá trị của vị trí trung tâm mà tiền nhân đã định vị và tiếp tục bồi đắp, tiếp nối giá trị ấy bằng một việc trong tầm tay là mở rộng thêm vị trí trung tâm ấy sang khu vực Tây Hồ Tây, giống như tôn lên cái Nhân - Lõi - Linh hồn 1000 năm để lại, thì mới là phải đạo, chưa nói đến các thực tế khác về quy hoạch, kinh tế.

    Theo đồ án quy hoạch vừa đưa ra trưng cầu dân ý thì Trung tâm Hành chính quốc gia sẽ đặt tại chân núi Ba Vì (Tản Viên Sơn).

    Chúng ta đều biết, xứ Đoài là vùng đất phía Bắc của tỉnh Hà Tây cũ, là nơi có địa thế kẹp giữa hai dãy núi Tam Đảo và Tản Viên. Bị bao vây bởi sông Hồng và hai dãy núi nên đây là vùng đất tương đối biệt lập và khép kín, ít có giao lưu. Do tính chất địa lý, lịch sử đó nên nơi đây đã hình thành nên những làng mạc khép kín, do đó lưu giữ được tương đối toàn vẹn những nét văn hóa Việt cổ (Việt - Mường) và bảo tồn cảnh quan văn hóa xứ Đoài như đền chùa đình miếu và các nhà ở dân gian. Trong lịch sử, xứ Đoài chính là nơi nhà Lý nhốt giữ tù binh; là nơi ẩn cư của các kẻ sĩ lánh đời, chán đời, bất đắc chí, bất lực và quay lưng với thời cuộc.

    Xứ Đoài chưa bao giờ là vùng kinh tế năng động. Nơi này chỉ thích hợp để bảo tồn văn hóa, làm du lịch văn hóa và du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

    Nếu đưa Trung tâm Hành chính Quốc gia về chân núi Ba Vì, tức là đặt Chính phủ và các cơ quan của chính phủ vào trạng thái nghỉ ngơi, không còn năng động, không còn linh hoạt… thì rất nguy hiểm(!).

    TS. Nguyễn Xuân Diện
    TS Nguyễn Xuân Diện (sinh năm 1970 tại làng Việt cổ Đường Lâm). Ông là chuyên gia về văn hóa truyền thống và đang là Phó Giám đốc Thư viện của Viện nghiên cứu Hán Nôm (Viện KHXH Việt Nam).
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  20. #20

    Mặc định

    Đồng loạt phản đối trục Thăng Long, TT hành chính Ba Vì
    Cập nhật lúc 21:15, Thứ Năm, 03/06/2010 (GMT+7)
    ,- Thảo luận tổ chiều 3/6 về đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm không đồng ý đặt trục Thăng Long. Một loạt đại biểu phản đối đưa Trung tâm hành chính quốc gia lên tận Ba Vì.


    Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm (ĐB Đà Nẵng):
    Tôi không đồng ý đặt trục Thăng Long như thế

    Trục Thăng Long đúng là điều tôi băn khoăn vì rất gần trục Láng - Hòa Lạc, chỉ cách nhau có 4km. Khi chọn trục này, tôi chắc liên quan đến vị trí đặt trung tâm hành chính quốc gia.

    Ý kiến cá nhân, tôi không đồng ý đặt trục Thăng Long như thế, quá tốn kém. Nên chăng nghiên cứu một trục khác phù hợp hơn.


    Các đại biểu nghiên cứu kỹ đồ án trước khi phát biểu



    Về Trung tâm hành chính quốc gia, tôi cũng phân vân nhưng lại nói là quy hoạch cho 40 - 50 năm sau. Không biết đến năm thứ 40, thế hệ sau có sáng kiến khác không. Ở đây chủ trương chỉ tách khối hành chính, Đảng và Quốc hội vẫn để nguyên vì không thể dời các cơ quan chính trị khỏi khu vực Ba Đình. Điều này thì trong Chính phủ nhất trí rất cao vì đây là cái nôi của truyền thống, cách mạng Việt Nam.

    Phân vân của các đại biểu về việc tách này cũng là phân vân chung trong Chính phủ khi bàn nhưng sau đã thống nhất. Tôi chỉ lo khối cơ quan trong Chính phủ, trụ sở Bộ Tài chính đã xây to trong nội thành rồi. Các bộ khác cũng đã nhắm không gian quy hoạch riêng, giờ lại bàn sau 30 năm nữa dồn hết về chân núi Ba Vì.

    Trụ sở Bộ Ngoại giao đang xây dựng là công trình thế kỷ, cho 100 năm chứ có phải một chốc một lát mà dời đi được đâu.


    Chủ tịch Hội Luật gia Phạm Quốc Anh (ĐB Đồng Nai):
    50 năm nữa, những người ngồi đây thành đống tro tàn rồi

    Chọn Ba Vì là Trung tâm hành chính thực chất là cuộc dời đô. Kéo theo việc chuyển trụ sở các bộ, ngành, cơ quan hành chính là việc di dân, gây gánh nặng lớn. Việt Nam quen với kiểu “sớm vác ô đi, tối vác về”, không có chuyện viên chức một mình lên Ba Vì làm việc, mà kéo theo cả gia đình, vợ con. Đồ án khiến cán bộ nhân viên tâm tư.


    Tranh luận giờ giải lao



    Chuyển trung tâm hành chính lên Ba Vì chỉ lợi cho cán bộ lấy cớ đi công tác, cuối tuần từ nội đô qua Ba Vì nghỉ ngơi.

    Đó cũng là cách tạo cớ cho kẻ đầu cơ tăng giá đất đai. Có người còn bảo, nhiều cán bộ có trang trại lớn ở Ba Vì, muốn có đồ án này để đẩy giá lên, bán đi ôm tiền vào túi.

    Việc tách Trung tâm hành chính khỏi Trung tâm chính trị là không thực tế. Ngay cả khi tách ra thì cũng không nước nào trên thế giới để trung tâm hành chính và trung tâm chính trị cách xa tít tắp như mình.

    Mục tiêu xây dựng Thủ đô xanh - sạch - đẹp xa vời. Nêu vấn đề chiến lược thì tốt, nhưng bắt tay làm thế nào để hiệu quả thiết thực mới là chuyện. Không cần đi đâu xa, hãy học Đà Nẵng, nói ít mà làm cụ thể. Phải tạo chuyển biến rõ rệt nội đô cho đàng hoàng. Nội đô hiện nay cứ nay đào mai bới. Nhà cổ khi bảo giữ, lúc nói phá, không nhất quán.

    Kỳ này Quốc hội toàn bàn những đại dự án: đường sắt cao tốc (56 tỷ USD), quy hoạch Hà nội (90 tỷ USD) cộng với điện hạt nhân, thủy điện Lai Châu, con số lên tới cả 200 tỷ USD. 50 năm nữa, những người ngồi đây đều thành đống tro tàn rồi, ai biết tương lai thế nào?

    Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Văn Thuận:Lãng phí. Hãy tính lại
    Tôi hoan nghênh Chính phủ có đồ án để 50 năm nữa có diện mạo Thủ đô mới. Nhưng có hai điểm tôi không tán thành: trục Thăng Long và khu hành chính ở Ba Vì.


    Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận: ĐH Bách khoa ngày xưa dắt tay nhau đi cả ngày không hết, bây giờ đã bị "xẻ thịt" thành phường Bách khoa rồi.



    Lý do rất nhiều nhưng hai cái này thể hiện một điều: lãng phí. Chúng ta có đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, chỉ cách song song trục này 4 -5 cây số. Tôi cũng muốn nhìn xa, không lo ngại đâu, nhưng có ai dám đảm bảo chắc chắn rằng Hà Nội và Hà Tây vĩnh viễn, mãi mãi chỉ là một?

    Tôi cũng không tán thành tách khu hành chính khỏi khu chính trị. Cơ quan đảng ở đâu thì Chính phủ, Quốc hội, Chủ tịch nước phải ở đó, làm gì có chuyện tách ra. Cứ nói sau này tàu điện ngầm chạy ầm ầm, 3 tiếng đến nơi, nhưng chạy phải có tiền. Đất Hà Nội tuy chật nhưng vẫn còn rộng. Khu hành chính không nhất thiết phải ở xa. Tất nhiên cũng không thể ở khu Ba Đình được, nhưng có thể ở Mỹ Đình.

    Điều lo lắng thứ ba, đó là quản lý quy hoạch của chúng ta. Những năm 1970, khi ở chiến trường ra, đi học ĐH Bách khoa, thấy Liên Xô quy hoạch cho chúng ta một trường ĐH cực đẹp, toàn cây, lối đi, có bạn bè bên ĐH Kinh tế quốc dân ngay bên cạnh, dắt tay nhau đi cả ngày không hết, còn bây giờ đã bị "xẻ thịt" thành phường Bách khoa rồi.


    Trưởng Ban Dân nguyện Trần Thế Vượng:
    Tôi vẫn chịu, không hiểu

    Trụ sở cơ quan công quyền ở các nước người ra sử dụng mấy trăm năm, dân xây ngôi nhà bình thường cũng tính toán ở trong cả trăm năm. Tôi không thể hiểu được vì sao ta xây trụ sở cơ quan chính phủ ở Mỹ Đình rồi 30 năm sau, tức 2050, đã lại dời đi. Như thế có phải là làm tạm không?

    Trung tâm chính trị ở Ba Đình, tức là Đảng, Quốc hội, Nhà nước. Riêng Chính phủ đi lên Ba Vì. Vì sao phải tách ra như thế? Họp Thường vụ QH, tôi đã nêu câu hỏi, Bộ trưởng Xây dựng đã giải trình nhưng tôi vẫn chịu, không hiểu.

    •Nhóm phóng viên ghi
    Ảnh: Lê Anh Dũng
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Quảng Ninh - Phong Thủy Và Chiến Trận Tâm Linh.
    By dienbatn in forum Các bài của DIENBATN
    Trả lời: 26
    Bài mới gởi: 09-11-2010, 10:28 AM
  2. Tứ linh trong Phong Thủy
    By Bin571 in forum Phong Thủy
    Trả lời: 5
    Bài mới gởi: 09-08-2010, 07:31 AM
  3. hỏi về các linh vật phong thủy
    By tuan2811 in forum Hỏi Đáp PT của thành viên
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 31-08-2009, 10:57 AM
  4. Những linh vật trong Phong Thủy I
    By Bin571 in forum Phong Thủy, Địa lý
    Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 16-11-2007, 06:02 PM
  5. Xin hỏi các thầy về linh vật dùng trong phong thuỷ
    By de_tu in forum Phong Thủy, Địa lý
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 29-10-2007, 03:34 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •