Càn thát bà: Là Chư Thiên sanh ra ở trong cây có mùi hương và nương ngụ tại nơi ấy, chí đến cây ấy bị hư mục hay bị người đến mang về làm nhà, làm tàu... cũng mặc, Càn Thát Bà ấy vẫn không chịu rời bỏ trú sứ ấy, vẫn nương mãi cây ấy. Vì thế, nhà nào hay ghe thuyền nào có Gandhabba nương ngụ, thường có sự quấy phá hoặc hiện hình ra cho người sống thấy mang đến sự tai hại cho những người sống nơi ấy, như gây bệnh, gây tổn hại tài sản của những người ấy... như có định nghĩa rằng:

Patisandhivasena gandharukkhesu appenti upagacchatīti gandhabbā: Chư Thiên được Gọi là Gandhabba, do sinh ra và ngụ tại cây có mùi thơm.

Có 10 hạng Gandhabba sanh ra từ cây có mùi hương là:

1- Mūlagandhabba: Càn Thát Bà sanh trong rễ cây.
2- Kandagandhabba: Càn Thát Bà sanh trong gốc cây.
3- Sāragandhabba: Càn Thát Bà sanh trong lõi cây.
4- Pheggugandhabba: Càn Thát Bà sanh trong giác cây.
5- Tacagandhabba: Càn Thát Bà sanh trong vỏ cây.
6- Papatikagandhabba: Càn Thát Bà sanh trong vỏ ngoài .
7- Saragandhabba: Càn Thát Bà sanh trong nước thơm.
8- Dannagandhabba: Càn Thát Bà sanh trong lá cây.
9- Pupphagandhabba: Càn Thát Bà sanh trong hoa, bông.
10- Phalagandhabba: Càn Thát Bà sanh trong quả, trái cây.

Cả 10 hạng Chư Thiên Càn Thát Bà này gọi là Katthayakkha.

Sự khác biệt giữa chỗ nương ngụ của Gandhabba và Rukkhattha:

Chư Thiên Rukkhattha có sự nương ngụ nơi cây giống như Chư Thiên Gandhabba, nhưng khác nhau trong việc nương tức là:

Chư Thiên Rukkhattha tuy nương ngụ nơi cây, nhưng nếu cây ấy bị gió thổi ngã, hay bị đốn đi, thì Rukkhattha Chư Thiên sẽ dời đi nơi khác, còn Chư Thiên Gandhabba thì sẽ không bỏ trú xứ như đã trình bày.

Hạng Gandhabba sanh lên trong thân nhân loại

Các hạng nữ Càn Thát Bà, thường tạo nghiệp bất thiện trong quá khứ, nên tái sanh trong thân người nữ. Hạng nữ Gandhabba này, trong kinh Phệ Đà Gọi là Yoginī. Người nữ là nơi ngụ của Gandhabba ấy, cũng được Gọi là Yoginī, mà người đời Gọi là ma nhập (hay đồng cốt).

- Nhóm bị Gandhabba đến nương nhập khi còn trong thai mẹ.

- Nhóm bị Gandhabba đến nương nhập khi phát sanh sự bất bình với người nào đó, khi có dịp thích hợp sẽ nhập vào. Người nữ bị nhập vào đã lớn, trưởng thành rồi, người này có thể khiến Gandhabba đang nương nơi thân mình, đi hảm hại người thù của mình khi có cơ hội thuận lợi.

Người nữ bị Gandhabba nhập vào lúc bình thường thì khác, nhưng nếu nhập vào lúc ngày trăng rằm, do mãnh lực Gandhabba nhập trong thân, nữ nhân ấy nữa đêm đi tìm vật thực, trong lúc đi tìm vật thực, cũng có ánh sáng phát ra từ thân, do thần lực của Gandhabba. Vì thế, hạng này có tên là Junhā. Nghĩa là: Chư Thiên có ánh sáng. Như có câu định nghĩa rằng:

Jusanti dibbantīti = Junhā.

Gandhabba được Gọi là Junhā, vì khiến phát ra ánh sáng.

Từ Yoginī, Junhā, ma nhập. Cả ba từ này đều có nghĩa giống nhau, tất cả Càn Thát Bà nói trên đều ở dưới quyền cai quản của Đức Dhataraṭṭha (Trì Quốc Thiện Vương).

Nguồn: Chú giải Người và Cõi.
http://www.budsas.org/uni/u-nguoicoi/nc03.htm