Bồ Tát không sợ nghịch cảnh , mà còn lăn vào đó chịu đủ thứ thử thách gian nan để xem trình độ của mình tới đâu , xông vào chỗ ô trược , lăn lộn chốn hồng trần , để xem tâm mình còn chỗ nào nhiễm ô không đặng thanh trừ vì người tu hạnh Bồ Tát chẳng màng xét lỗi người , chỉ trực xét lỗi mình , càng gặp nghịch cảnh càng tốt vì đó là cơ hội để tu hành . Những người tốt bụng hay giúp đỡ mình đã đành , ngay cả những kẻ ác độc hay phá hoại mình , cũng xem là bạn tốt ! Mọi người dù tốt hay xấu , đều nên coi như là đang giúp đỡ mình tu hành . Và nguyện của một vị Bồ Tát cứu độ cho tất cả mọi người không phân biệt bạn thù , thân sơ . Hễ còn một chúng sanh nào đau khổ , là còn phải cứu độ . Do đó những vị Bồ Tát thường dõng mãnh phát lời thề :

" Địa Ngục còn người , thề không thành Phật ! "

Tôn chỉ tu hành của các ngài là :

" Chúng sanh vô biên thề nguyện độ

Phiền não vô tận thề nguyện đoạn

Pháp môn vô lượng thề nguyện học

Phật đạo vô thượng thề nguyện thành !"


Tôn chỉ và hạnh nguyện khác thường như thế , thì hạnh tu chắc chắn cũng phải khác thường , mới mong mà chứng ngộ được :matcuoi:

Sự tu hành của các vị không chỉ giới hạn trong chùa , ở nơi thâm sơn cùng cốc ,mà còn cả ở nhà , ở chợ , ở ngoài đường , hay những nơi ô uế xấu xa . Không theo một đường lối nhất định mà tuỳ hoàn cảnh , căn cơ , duyên nghiệp , phương tiện , miễn sao thực hiện được đại nguyện . Hạnh tu của Bồ Tát rất phóng khoáng nhưng không ngoài " lấy việc làm lợi ích cho người khác làm bản nguyện tu hành " . Hành vi cử chỉ của các ngài đôi khi vượt qua quan niệm thông thường của thế tục , không chấp chặt vào hình thức . Một vị Bồ Tát đôi khi ở bề ngoài có thể phạm giới như ăn cắp , nói dối nhưng các ngài làm với tâm niệm vị tha vì lợi ích chúng sanh , chứ không phải vì lòng ích kỷ hẹp hòi . Đôi khi vị Bồ Tát có thể giết người , như Đức Phật năm xưa trong một tiền kiếp đã từng có lần giết 1 tên cướp biển để cứu những người trên tàu , Bồ Tát chấp nhận gánh chịu dùm tội lỗi cho chúng sanh .

Phương pháp tu của một vị Bồ Tát gồm " Lục độ , tứ nhiếp pháp, ngũ minh .."