* Bài viết này dựa trên kinh nghiệm cá nhân, chỉ có giá trị tham khảo, xin cảm ơn.

"Sau khi đoạn trừ năm triền cái này, những triền cái làm ô nhiễm tâm tư, làm yếu ớt trí tuệ, vị ấy ly dục, ly ác pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ.’’

Có hơn một nửa số tỳ kheo Phật giáo nguyên thủy mà tôi đã có duyên gặp mặt, khi tôi hỏi ly dục ly bất thiện pháp là gì thì họ đều nói là giới trong sạch. Điều này không sai, nhưng thiếu và thiếu nghiêm trọng trong pháp hành chứng thiền định. Tôi hỏi ngài Agulimala giết 99 người thì giới có trong sạch không mà chứng đạo quả A la hán ngay trong đời. Các sư không trả lời được. Nửa đùa nửa thật tôi hỏi tiếp nếu 1 người vừa mù, vừa câm, vừa điếc và ăn chay suốt đời có được gọi là giới trong sạch không và cứ như thế hỷ lạc phát sinh để chứng sơ thiền không thì họ cười bảo chú này lấy ví dụ hay thật đấy.

Để vào được sơ thiền phải nhận diện được pháp đối nghịch tức là cái này có mặt thì cái kia không có mặt và ngược lại. Đức Phật đã nhận diện được pháp đối nghịch và dạy lại chúng ta đó là dục và bất thiện pháp. Vì sơ thiền là trạng thái do duyên sinh không khó khả năng chấm dứt dục hay bất thiên pháp nên Đức Phật dung từ LY tức là tạm thời không dục và bất thiện pháp. Như vậy LY DỤC là gì ? LÝ BẤT THIỆN PHÁP là gì trong pháp hành thiền định ?

LY DỤC thuộc về THÂN. Khi hành thiền định thì thân dục giới này tạm thời không có mặt hay không đòi hỏi sự ăn, uống, ngủ, nghỉ, tiểu tiện, đại tiện, nói chuyện, ca hát, cãi cọ,.…

LY BẤT THIỆN PHÁP thuộc về TÂM. Ở đây có 2 chi phần. Đó là giới trong sạch (đối với cư sĩ là ngũ giới) và năm triền cái là các tâm Tham, Sân, Si bị đè xuống không cho nổi lên ví như quả bóng được đè xuống dưới nước. Tâm Si được chia ra 3 chi phần đó Trạo Cử-Hối Quá (vội vàng), Hôn Trầm –Thùy Miên (lưu đừ, gà gật), Nghi Ngờ (không biết rõ mình có hành thiền được hay không). Tâm Si nói chung là tâm không nhận diện được đối tượng nên gọi là si, mê mờ với 3 chi phần như trên.

Tiếp theo TẦM và TỨ là gì ?, TẦM và TỨ có mặt để làm gì thay thế pháp đối nghịch gì ? HỶ , LẠC nhạn diện ra sao, HỶ và LẠC có mặt để thay thế pháp đối nghịch gì ? trong việc tu tập chứng SƠ THIỀN

(còn tiếp)