Hỏi: Người đời Thượng cổ, đều sống đến cả trăm tuổi là mức thường. mà hoạt động không suy giảm; người đời nay tuổi vừa nửa trăm, mà hoạt động đã suy giảm. Có phải chăng, đó là do thời thế xưa và nay khác nhau vậy ?



Đáp: Người đời Thượng cổ, ăn uống có chừng độ, thức ngủ có giờ giấc, không phí sức bậy bạ. Cho nên thể chất cũng như tinh thần đều được câu toàn, mà trọn hưởng tuổi trời, sống đúng với mức trăm tuổi mới chết, (chỉ cho thấy, thân thể và các bộ phận, do già yếu, tự nhiên suy nhược mà chết, chứ không chết vì bệnh tật). Người đời nay thì không phải thế. Lấy rượu làm nước uống, lấy quấy làm thường, ăn uống no say thì chui vào buồng kín, vì dâm dục làm khô kiệt tinh dịch, hao tán chân khí; không biết cách bảo trì cho sức khỏe được đầy đủ, không biết theo thời ngự trị tinh thần, chuyên theo việc khoái chí vui lòng, vui chơi nghịch với lẽ sống, ăn uống thức ngủ không chừng mực cho nên tuổi thọ vừa mới năm mươi mà sức khỏe đã hao mòn vậy.

Ăn uống có chừng mực, thức ngủ có giờ giấc là định luận bảo dưỡng sức khỏe cho thân thể. Đừng để thân xác quá vất vả, đừng để cho tinh khí thường dao động là định luật giữ gìn sức khỏe cho tinh thần.

Tinh thần và tư tưởng người đời nay phần nhiều dùng không đúng chỗ, bất cứ giờ phút nào cũng hoạt động cho sự mơ ước không chính đáng. Nhất thiết, Tiếng tốt, Sắc đẹp, Tiền bạc, Lợi danh, đều là công cụ thích chí vui lòng, dục vọng không bờ bến, đam mê không giới hạn. Vì đam mê theo thị dục, ham sống vui sống, vui sống mà chính mình không hay là đi ngược với lẽ sống. Hèn chi ông Mạnh Tử nói: “Chết trong cảnh an vui” (Tử ư an lạc) rất đúng vậy!.

Lại còn, lấy rượu làm nước uống, lấy quấy làm phải, đắm đuối trong cảnh tửu sắc khô kiệt tinh dịch, hao tán chân nguyên. Thế mà sống đến cả trăm tuổi, thì làm sao sống nổi.

Phần nhiều con người có hi vọng cho tương lai, và hồi tưởng lại việc quá khứ, mà ít ai lưu ý đến hiện tại, phó mặc cho ngày giờ trôi qua, thật đáng tiếc! Nếu biết lưu ý đến hiện tại. quý báu ngày giờ, thì có thể trở nên bậc vĩ nhân, hoặc nhà sáng tạo, Thẳng nhất: Không quá khứ, không vị lai, và cũng không hiện tại, phù hợp với tông chỉ của nhà Phật, thì con người sống đến cả trăm tuổi, cũng không khó gì.

Nếu thản nhiên như chim bay ngoài trời rộng, cá lội giữ biển khơi, tinh thần yên tĩnh, không bị ngoại cảnh chi phối, cơ thể hoạt động một cách tự nhiên, chân khí sung mãn, ăn uống có tiết độ, tránh né gió độc, thực hành đúng theo lời dạy của Thánh nhân thì đâu đến nỗi phải bệnh.

Không lo nghĩ buồn phiền, tâm tịnh cách cực độ, gần như tự nhiên. Tinh khí không tổn thương, thần tứ không vọng động, gọi là “nội thủ”. Nuôi dưỡng tinh thần, giữ gìn tinh khí (Tránh để cho tinh thần bị tổn thương, tinh khí bị tiêu tán) chính là mấu chốt của việc bảo dưỡng mạng sống. Song phải biết tránh “hư tà, tặc phong” không để gió lạnh kích thích thì không bao giờ có bệnh truyền nhiễm.

Tinh thần thanh tịnh, tinh khí giữ gìn đầy đủ ở trong người, thì ít mắc bệnh độc truyền nhiễm. Làm cho khí huyết sung mãn là phương thuốc hiệu nghiệm duy nhất chế ngự với bệnh độc. Nên nói “Tinh thần yên tĩnh chần khí gìn giữ ở trong, cơ nhục tấu lý đóng kín, thì dầu gặp bệnh khuẩn (hà độc) cũn không thể làm hại được”.

Bởi vậy TÂM LÝ miễn dịch, TINH THẦN vệ sinh chẳng những dự phòng được vi khuẩn từ ngoại xâm nhập vào cơ thể con người, mà còn dự phòng ác chứng nguy hiểm từ trong sinh ra, đồng thời làm cho con người chậm già và sống lâu.

Lòng tham nổi lên, thế là ngu si rồi! Biết đủ là đủ, không biết đủ thì không biết thế nào cho đủ, thế phải bon chen tìm kiếm để làm cho đủ, nhưng mãi chua đủ, vì lòng tham không giới hạn. Lòng tham như một cái bình không đáy rót bao nhiêu nước vào cũng không đủ. Loằng ngoằng, loanh quanh, mình muốn một điều là mình không muốn nữa. Die!! Không thấy quan tài thì không sợ chết. Cái gì là của mình thì nó sẽ đến với mình, còn cái gì không là của mình thì cũng sẽ không là của mình. Ép nó làm của mình thì sẽ làm trái quy luật thì đương nhiên được cái này thì mất cái khác. Đơn giản, nhiều dẫn chứng về nhân quả hiện ngay đời này. Hãy liên hệ cuộc sống mà xem. Còn những người làm ác mà lại sướng thì có 2 nguyên nhân một là phước báo của họ quá lớn từ kiếp trước nên kiếp này họ dùng, nhưng mà phước đời này họ không tạo ra. theo nhân quả thì khi hưởng hết phước chắc chắn gặp nạn. Còn trường hợp thứ hai là cái mà họ làm mà mình cho là ác thì chính là cái thiện hoặc là nghiệp thiện nhiều hơn nghiệp ác mà ta không nhận ra nên nhân họ nhận được quả thiện đời này. Nói về ngày tận thế của thế giới là mình tin có ngày đấy, tại vì sao?? Vì mình dựa theo nhân quả mà nói. Vì thấy ngay cái nhân dẫn đến ngày tận thế của thế giới rồi. Dựa vào kinh điển thì biết ngay. Chúng ta đang làm trái quy luật của tự nhiên, kể cả ngay bản thân ngay chúng ta. Đừng hỏi tại sao, cứ đà này chắc chắn nó sẽ diễn ra. Cuộc đời chúng ta được chứng kiến điều đó xảy ra, mình tin như vậy. Qua ngày tận thể con người sẽ nhận ra vẫn đề tốt hơn. Vi sao? Vì người nghiệp nặng bị ngày tận thể rửa trôi mất rồi. Còn người nghiệp nhẹ thì đương nhiên họ sẽ nhân ra vấn đề còn gì. Ngày tận thế nó sẽ rất khủng khiếp!!! Còn duyên thì hợp, hết duyên thì tan, hợp tan tan hợp là cái lẽ tự tại tất nhiên không thể thay đổi!

http://vn.360plus.yahoo.com/jw!IuHoJ...rticle?mid=163