Ngài cùng Thánh Thiên, Vô Trước, Thế Thân, Trần Na, Pháp Xứng, Công Đức Quang, Thích Ca Quang, được người đời tôn xưng là bát nghiêm nhị thánh. Tương truyền ngài ở thời kỳ Đức Phật tịch diệt được 400 năm, sinh ra trong mộ gia đình bà la môn ở miền nam Ấn Độ.
Bồ tát Long Thụ để lại một hệ thống luận điển đồ sộ, được gọi là "thiên bộ luận chủ". Trong đó chủ yếu có Trung luận, Đại trí độ luận, Thập trụ tỳ bà sa luận. Trung luận phát triển rộng ý nghĩa thâm sâu của duyên khởi tính không; Đại trí độ luận dùng lập trường trung đạo để biểu thị chân lý bát nhã; Thập trụ tỳ bà sa luận dùng kiến giải uyên bác để tuyên dương đại hạnh của bồ tát. Học thuyết của ngài được Cưu Ma La Thập phiên dịch giới thiệu đến Trung Quốc. Tư tưởng của mật tông đại thừa cũng theo đó mà hiển dương, ảnh hưởng sâu rộng. Bồ tát Long Thụ cũng được 8 tông phái lớn của Phật giáo Hán địa là thiền tông, mật tông, duy thức, thiên thai, hoa nghiêm, tam luận, thành thực, tịnh độ tôn phong là tổ sư. Long Thụ thiên tư thông minh, năm 20 tuổi đã tinh thông học thuật nổi tiếng khắp nơi, ngài cùng mấy người bạn học được phép ẩn thân của thuật sĩ, thường vào cung tư tình với cung nữ, khiến họ có thai. Sau khi bị phát hiện, hai người bạn bị giết chết, chỉ có Long Thụ may mắn thoát được. Lúc đó, Long Thụ phát tâm sám hối tội ác, [phát thệ nguyện qua khỏi nghiệp nạn này, lập tức xuất gia. Từ đó, Long Thụ nhận thức được tham dục là nguồn gốc của thống khổ hoạn nạn, bèn theo Tát Nặc Cáp xuất gia, lấy tên là tỳ khưu Cụ Đức, thông đạt viên mãn kinh luận Đại thừa Tam tạng. Ngài còn tu luyện pháp đại bằng điểu, phép Tác Minh Phật Mẫu, phép Cửu dạ sát và Mã Cáp duệ lạp, thành tựu được tất địa thù thắng: thổ hành, bảo kiếm, không hành, an hình, bất tử, trừ bệnh...còn có thêm tất địa chế phục và tử nhi phục sinh (chết rồi sống lại).

trích "Đại thủ ấn tức thân thành phật"

Bài này xem như phá chấp cho mấy con mọt sách.