kết quả từ 1 tới 4 trên 4

Ðề tài: Kỳ bí câu chú chữa hóc xương

  1. #1

    Mặc định Kỳ bí câu chú chữa hóc xương

    Kỳ bí câu chú chữa hóc xương
    03/04/2010 0908
    - 60 năm qua, hễ người nào đó trong vùng không may bị hóc xương, phụ nữ sinh con bị tróc vú con không bú được... đều tìm đến nhờ cụ. Người dân cho rằng, cụ chỉ cần đọc "thần chú" và xướng tên người đó, xin cho họ khỏi bệnh, về nhà ắt khỏi ngay... KH&ĐS đã tìm gặp cụ Nguyễn Huy Giang ở huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc.

    Cựu chiến binh

    Năm nay cụ Giang vừa tròn 90 tuổi nhưng vẫn còn rất nhanh nhẹn, minh mẫn. Nâng chén nước chè nóng trên tay, cụ Giang kể, trước cụ từng là xã đội trưởng, chỉ huy dân quân tự vệ của huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, tham gia chiến đấu chống pháp từ những năm 1945.

    "Tôi chỉ huy 3 đội tự vệ ngày đêm đào đồn bốt để đánh địch, bọn lính vào làng săn lùng bắt tôi không được, chúng đến dỡ nhà, bắt vợ con tôi tra tấn dã man...", cụ Giang nhớ lại.


    Cụ Giang nhặt các que ở sân để đọc "thần chú" chữa hóc xương.

    Trong căn phòng nhỏ, lụp xụp cụ chỉ tay về phía góc tường: Các loại huân huy chương, bằng khen, giấy khen... chỉ để làm kỷ niệm thôi cháu ạ. Nhiều lần phòng Chính sách xã hội của huyện đến nhà khuyên tôi khai báo thời gian công tác và những chiến công để hưởng chế độ, nhưng tôi đều khước từ.

    Ở gần tuổi bách niên, cụ Giang vẫn đầy nhiệt huyết khi kể lại chuyện quá khứ. Trong một trận càn quét của địch năm 1950, cụ cùng đồng đội bị bao vây 7 ngày, 7 đêm trong đồn địch. Đội quân này đã phải mở con đường máu và hành quân lên đèo Kháng Nhật để ẩn náu (nay là huyện Sơn Dương, Tuyên Quang).

    Bà lão dân tộc

    Cũng trong chuyến hành quân ấy, cụ Giang đã gặp một bà lão dân tộc tuổi đã ngoài 70. "Dưới chân bà cuốn đôi xà cạp trắng, trên đầu cuốn chiếc khăn màu đỏ, nhìn rất sặc sỡ... Bà ngỏ ý muốn truyền bài thuốc gia truyền chữa hóc xương cho tôi.

    Tôi đưa lời từ chối, vì đang lúc bom đạn như trút nước, sống nay chết mai chắc gì đã sống được để chữa bệnh. Bà vẫn quyết tâm truyền lại và nói: "Con có đức hy sinh vì mọi người, có duyên với phương thuốc bí truyền nên học để cứu giúp mọi người", cụ Giang kể.

    Theo cụ Giang, có lẽ vì "nhân duyên" nên cụ học rất nhanh và vì bài thuốc khá đơn giản.

    "Dù hóc xương, hay bất cứ vật gì hóc trong miệng đến đây tôi đều chữa khỏi hết. Nhiều người dân đi khắp các bệnh viện chữa không được lại tìm về đây, tôi chữa khỏi ngay. Tôi chữa bệnh chủ yếu cho người nghèo trong làng, xã. Có người tận trong Cà Mau gọi điện về xin chữa bệnh. Chỉ cần cho tôi biết tên, địa chỉ... đọc câu thần chú là khỏi".


    Cụ Giang ngắt quả cà gai chữa bệnh mọc nhánh bàn tay.

    Cụ Giang "biểu diễn" cách chữa hóc xương cho chúng tôi xem bằng việc ra sân, ngồi xuống nhặt 3 chiếc que nhỏ, đặt chúng thẳng hàng nhau và chính giữa đường đi. Cụ lưu ý rằng đầu của chiếc que ở đằng nào trước thì cứ để đầu hướng lên trước, không được để lộn đầu que.

    Rồi cụ bắt đầu đọc: "Xin cho anh T. khỏi bị hóc xương". Cụ cầm chiếc que nào lên thì lẩm bẩm mấy câu đồng thời ném chiếc que ấy sang một bên. Cứ đọc ba lần ứng với 3 chiếc que như vậy, thế là người hóc xương có thể đi về, một hai hôm là khỏi.

    Nhân chứng

    Cách chữa hóc xương của cụ Giang rất khó tin nếu xét trên phương diện khoa học. Chính vì thế, chúng tôi đã tìm chị Nguyễn Thị Huệ (khu Đoàn Kết, Thanh Lãng, Vĩnh Phúc) để kiểm chứng thêm thông tin.

    Chị Huệ kể, hồi cuối năm ngoái sau bữa cơm trưa, anh Đông (chồng chị) nằm ngủ do sơ xuất để chiếc tăm trôi qua miệng và bị mắc ở cuống họng. Nghĩ rằng chiếc tăm nhỏ dần sẽ trôi, không ngờ 3 hôm sau họng anh sưng tấy, không ăn uống gì được. Lên bệnh viện tỉnh điều trị, các bác sĩ nói không có tăm trong họng mà chỉ bị viêm nên cho thuốc. Anh Đông về uống cả tuần nhưng không khỏi.

    "Thấy chồng quá đau, tôi đã nhờ cụ Giang chữa. Cụ chỉ đọc mấy câu, thế mà hai hôm sau anh Đông nhà tôi đã không còn đau nữa. Tôi mang quà đến cảm tạ nhưng cụ chỉ nhận vài ba nghìn mua quà bánh chia cho các cháu hàng xóm, còn lại cụ khước từ", chị Huệ cho biết.


    Cụ Giang truyền "bí quyết" chữa bệnh mọc nhánh bàn tay.

    Chị Huệ kể tiếp: Năm tôi sinh đứa đầu lòng, vú cương và sưng lên, cháu bé khóc cả tuần vì bú mà không có sữa, tôi lên trạm xá mua thuốc uống không khỏi, lại phải nhờ cụ "ra tay". Cụ chỉ cần biết bị bên vú nào, rồi ra bờ ao lấy một nắm nút rác cống ao, vò nắm rác dưới nước và chỏa đều.

    Mỗi lần chỏa, cụ lại đọc câu "thần chú": "Xin cho chị Huệ khỏi tróc vú bên phải" và làm đi làm lại như thế 7 lần, rồi cụ ném búi rác đó ra giữa ao. Chỉ như vậy mà sau đó tôi trở lại bình thường.

    Cần có khảo cứu

    Trong dân gian lưu truyền nhiều cách chữa hóc xương mang tính chất "niềm tin". Cả người bệnh lẫn người chữa đều không hiểu vì sao lại chữa như vậy. Một số vùng gọi đó là cách chữa bệnh bằng "mẹo" và tin rằng nó hiệu nghiệm.

    Chẳng hạn như khi có người nhà bị hóc xương, một người bí mật cho ít muối vào bếp, hóc xương nặng thì lấy chiếc nắp giỏ (đựng cua, cá) chụp lên đầu 7 lần nếu là nam, 9 lần nếu là nữ...

    Trở lại câu chuyện của cụ Giang, để khẳng định tác dụng, hiệu quả của cách chữa bệnh kỳ lạ ấy thì phải có sự khảo cứu và kết luận của các nhà khoa học. Người dân địa phương tin rằng, cách chữa của cụ Giang là hiệu nghiệm và họ lo rằng, khi cụ quy tiên, câu thần chú của cụ sẽ bị thất truyền...

    Đây có thể là cách chữa hóc xương điều khiển được cuống họng giãn nở nhờ câu "thần chú". Khi đọc “thần chú”, người bệnh bị điều khiển từ xa một cách vô định, làm theo ý muốn của người đọc, cuống họng nở ra, xương sẽ được trôi xuống đường tiêu hóa. Có thể ông Giang được sự trợ giúp của sức mạnh siêu nhiên, nên câu "thần chú" có hiệu nghiệm.

    Ông Nguyễn Phúc Giác Hải (Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng con người)
    -----------



    Tôi cũng không tin vào việc chữa bệnh mà chỉ đọc vài câu "thần chú" là khỏi. Chúng tôi không phủ nhận vì thực tế cụ Giang đã chữa được cho nhiều người khỏi hóc xương. Tôi cho rằng đây là cách chữa mẹo rất hiệu nghiệm, mà chưa nơi đâu có được và rất khó lý giải...

    Chị Nguyễn Thị Luyến (Trạm Y tế thị trấn Thanh Lãng, Vĩnh Phúc)

    Đức Lợi
    Last edited by Bin571; 03-04-2010 at 11:30 AM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định

    Hình như đây là cakk chửa bệnh = bùa MƯỜNG, ng MƯỜNG có nhiều cakk chửa bệnh = bùa rất kì diệu, nhân đây SH post luôn bài phóng sự, chửa gãy xương = bùa MƯỜNG:

    Thần bí bài thuốc chữa gãy xương truyền 7 đời

    9 NĂM TRƯỚC

    Không bó, không nắn, chỉ cần treo túi thuốc nhỏ bằng 3 đầu ngón tay, cách người bị gãy xương khoảng 2 - 3m là xương tự liền.


    Người đang sở hữu bài thuốc bí truyền này là bà Quách Thị Viển ở xóm Đồi, xã Lạc Lương, huyện Yên Thuỷ, tỉnh Hoà Bình. Đến nay, bà Viển đã "phẫu thuật" thành công hàng nghìn ca bị gãy xương.

    "Cách bức"


    Mế Viển dẫn tôi lên nhà. Tôi nhìn đi, nhìn lại quanh nhà không thấy bất cứ một dụng cụ nào để sao hay chế biến thuốc. Khi đã yên vị, mế Viển mới nhẹ nhàng gỡ chiếc túi treo trên vách nhà. Phía trong có vài loại lá khác nhau và 2 đồng xu bằng đồng và một con dao. "Bí quyết của tôi là ở đây", mế Viển bảo.
    Đồng xu kỳ bí làm nên bài thuốc treo.

    Đang nói dở câu chuyện thì có mấy người đến lấy thuốc. Ai đến cũng mang theo một chai rượu và một gói bánh... Mế nhận những thứ này rất trang trọng rồi đặt chúng lên bàn thờ cung kính làm lễ. Mế bảo, việc cúng này không phải là mê tín mà người Mường thường có thói quen cúng trời, cúng đất để cảm ơn các vị thần linh đã ban cho cây thuốc ở ngoài rừng, cho bài thuốc cứu người...

    Sau những thủ tục đó, mế mới lấy một ít lá trong túi thuốc ra băm nhỏ rồi gói vào một chiếc túi. Trước khi gói, mế dùng dao cạo đồng bạc có khắc 4 chữ Nho vào gói thuốc. Gói xong túi thuốc, mế dùng kim chọc nhiều lần vào gói thuốc đó.

    Vừa chọc mế vừa "mằn" (đọc những câu thần chú) vào gói thuốc. Khi đã xong hết các thủ tục, mế mới đưa cho mỗi người 2 gói, mế Viển căn dặn: Nếu là trẻ con phải treo thuốc cách người 7 - 9m, người lớn 2 - 3m. Khi treo thuốc người bị bệnh cảm thấy dễ chịu là được. Nếu treo gần quá người bệnh sẽ khó ở, treo cao quá thuốc sẽ không hiệu nghiệm.

    Mế Viển học được bài thuốc này từ mẹ. Nghe các cụ kể lại, ngày ấy cụ cố của mế Viển có việc ra Đông Triều (Quảng Ninh) chơi. Trời tối, cụ có nghỉ nhờ ở một gia đình người gốc Hoa. Đúng hôm đó, con dâu của ông chủ nhà đau đẻ. Ông chủ nhà vốn là người có bài thuốc treo chữa gãy xương rất tài tình nhưng về phụ khoa lại không biết.
    Đúng lúc đó, cụ cố đã dùng bài thuốc gia truyền của người Mường giúp cô con dâu của ông chủ nhà sinh hạ được an toàn. Để cảm ơn người khách, chủ nhà cũng dạy lại cho cụ cố bài thuốc chữa gãy xương kèm theo hai đồng tiền có khắc chữ Nho. Ông này gọi bài thuốc đó là chữa gãy xương bằng phương pháp cách bức.
    Từ đó cụ cố mới biết bài thuốc này. Trải qua mấy đời, các cụ đều dùng bài thuốc này chữa gãy xương cho người dân quanh vùng. Tính đến đời mế Viển đã là đời thứ 7.

    Lựa chọn sinh tử

    Trước khi lên núi tìm gặp mế Viển, chúng tôi đã gặp được "bệnh nhân" của mế, đó là anh Bùi Văn Đông ở xóm Yên Tân, xã Lạc Lương. Nhà anh vốn nghèo khó, những ngày giáp hạt, anh phải vào rừng đào củ mài, củ nâu về ăn.
    Một hôm thấy anh đi từ sáng đến tối chưa về, vợ anh nóng ruột nhờ anh em vào rừng tìm giúp. 10 thanh niên tìm hết cánh rừng này đến cánh rừng khác mà vẫn chưa thấy anh. Sau gần hai ngày tìm kiếm mọi người mới tìm thấy anh ở một khe núi. Anh bị 2 hòn đá to đè lên chân và nằm bất tỉnh.
    Khi người nhà đưa anh đến bệnh viện đôi bàn chân của anh đã nát bét. Các bác sĩ bảo: Muốn cứu anh Đông chỉ còn cách cưa đôi chân. Nếu để lâu, vết thương sẽ nhiễm trùng và càng khó chữa. Nghe bác sĩ bảo vậy, anh Đông nghĩ, giờ mà cắt đôi chân đi coi như mình là người tàn phế, cả đời ăn bám vợ con.

    Anh Bùi Văn Đông có được đôi chân lành lặn là nhờ bài thuốc của mế Viển.


    Giữa sự lựa chọn sinh tử, anh mới chợt nhớ ra là mấy đứa con nhà mình từng bị gãy tay được mế Viển ở xóm Đồi chữa thuốc lá khỏi. Giờ cứ thử để mế Viển chữa cho xem sao. Ngay hôm sau, anh xin xuất viện. Vừa về đến nhà, anh đã cử người đi đón mế xuống. Xem qua vết thương của Đông, mế Viển lắc đầu: Cái này khó đấy. Tôi cũng chỉ thử thôi, chứ chân cẳng nát bét như thế này thì ít hy vọng lắm. Thôi còn nước còn tát.
    Mế Viển dùng một chiếc ống tre thổi vào vết thương giúp Đông bớt đau. Sau đó mế Viển dùng một gói thuốc treo lên đình màn. Cứ sau 3 ngày, bà lại đến thay thuốc một lần. Sau hai tháng chữa trị, bệnh tình của Đông đã thuyên chuyển.

    Anh Đông nhớ lại, khi ấy 2 bàn chân đã dập nát của mình như có người dùng tay vun chúng lại. Những cơn đau cũng dần qua đi, thay vào đó là một cảm giác thật dễ chịu lan tỏa khắp cơ thể. Giờ thì anh có thể đi lại được. Tuy không làm được việc nặng như trước nhưng anh vẫn lên nương làm rẫy bình thường.

    Từ chỗ không tin

    Một trường hợp khác là ông Bùi Văn Sĩ. Năm ngoái lần đầu đi tập xe máy, ông va phải con bò và bị rơi xuống cống. Ông bị gãy chân. Bệnh viện thì ở xa, mọi người khuyên ông nên đến mế Viển lấy thuốc.
    Thực ra sống ở rừng núi bao đời nay nhưng ông cũng không tin lắm về bài thuốc treo của mế Viển. Con cái vận động mãi, nhưng ông nhất định từ chối. Vì thương bố nên mấy đứa con đã tự lên nhà mế Viển lấy thuốc. Về nhà chúng bí mật treo gói thuốc lên trên đình màn. Nhờ bài thuốc đó mà ông Sĩ không kêu đau nữa.

    Sau 3 ngày, đôi chân của ông có thể cử động được mà không đau. Đến lúc này, các con mới nói với ông: Bố đi lại được là nhờ bài thuốc của mế Viển đấy. "Chúng bay láo! Tao có uống thuốc bao giờ đâu mà khỏi", ông quát mấy đứa con.

    Mế Viển và thang thuốc của mình.

    Lúc ấy người con trai cả mới chỉ tay lên đình màn: "Cái gói thuốc nho nhỏ treo trên cao kia là thuốc của bà Viển đấy...". Lúc đó ông Sĩ mới tin bài thuốc của mế Viển hiệu nghiệm.

    Không chỉ anh Đông và anh Sĩ được chữa khỏi bệnh, hầu như các gia đình ở huyện Lạc Thuỷ có con, cháu không may bị gãy chân, gãy tay đều được mế Viển chữa giúp. Họ đều mế Viển là ân nhân của gia đình. Nhiều người còn cho con, cháu nhận mé Viển là mế nuôi (mẹ nuôi).
    Tài nghệ chữa xương của mế Viển đã vượt qua những dãy núi đá của Yên Thuỷ về xuôi. Rất nhiều người ở Hà Nội, Thái Bình, Nam Định... đã cất công lên tận xóm Đồi đón mế Viển về tận nhà chữa gãy xương cho người thân.

    Khó lý giải

    Từ ngày được truyền nghề, số người đến mế Viển lấy thuốc ngày một đông. Suốt mấy chục năm qua, mế Viển cũng không nhớ mình đã chữa khỏi cho bao nhiêu người nữa. Chỉ vào đống vỏ chai khổng lồ chất đầy từ ngoài cổng đến chân cầu thang nhà sàn, mế Viển bảo: "Mỗi người đến mang theo một chai rượu, nhìn vào số chai là biết được khách đến đây. Tôi chữa bệnh chẳng phải tiền bạc gì nhưng chai rượu là thứ không thế thiếu để làm lễ".

    Chữa xương bằng cách treo thuốc quả là lạ đời. Tôi cũng không có ý cổ xuý cho những cách chữa bệnh thiếu cơ sở khoa học. Thế nhưng, tiếp xúc với nhiều bệnh nhân của mế Viển, cũng như biết được các thầy lang người Mường vốn có nhiều bài thuốc bí ẩn nên những hoài nghi của tôi dần được xóa mờ.



    Ông Bùi Văn Vẻ, trạm trưởng Trạm Y tế xã Lạc Lương cho biết, bài thuốc của bà Viển ông đã nghe nói từ lâu. Thực tế, không chỉ người dân địa phương, nhiều người nơi khác đến chữa rất nhiều. Còn tác dụng, hiệu quả của bài thuốc này như thế nào thì ông không rõ lắm. Nhưng có một điều ông biết là ông bạn đồng nghiệp của ông, hồi nhỏ đã từng bị gãy chân và đến bà Viển nhờ chữa.
    Kết quả là ông bạn đó khỏi thật và chỉ sau vài ngày đã đi lại được. Tuy nhiên, ông vẫn khuyên ai không may bị gãy chân, gãy tay nên đi viện là tốt nhất. Bởi lẽ, đến nay chưa ai lý giải một cách khoa học về bài thuốc của bà Viển. "Phải chữa khỏi thì mọi người mới đến", ông Vẻ khẳng định.
    Theo Tiến Dũng

    Last edited by Bin571; 31-05-2019 at 09:51 AM.

  3. #3

    Mặc định

    ngày xưa khi bé tôi bị hóc xương được bố đưa đến 1ông ông ta chỉ hỏi tên và múc 1ít nước ngoài giếng cho uống khi uống hết cốc thì nhuốt nước bọt không thấy đau nữa dường như là khỏi ngay lập tức
    ngu đừng hỏi

  4. #4

    Mặc định

    Cũng trong chuyến hành quân ấy, cụ Giang đã gặp một bà lão dân tộc tuổi đã ngoài 70. "Dưới chân bà cuốn đôi xà cạp trắng, trên đầu cuốn chiếc khăn màu đỏ, nhìn rất sặc sỡ... Bà ngỏ ý muốn truyền bài thuốc gia truyền chữa hóc xương cho tôi.
    Mán sơn đầu đấy,đang có "nghi án" bỏ độc đấy. Khổ!

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •