Bí ẩn về những “phù thủy” - huyền thoại của lịch sử (P1)
Người có thể “phù phép” biến kim loại thành Vàng, có thể “triệu hồi linh hồn” hoặc “tiếp xúc với các thiên thần” nhờ quả cầu thạch anh… Có vô số bí ẩn chưa tìm được lời giải xung quanh họ - những phù thủy lừng danh nhất trong lịch sử.
Có rất nhiều phù thủy đã trở thành huyền thoại trong quá khứ, nhưng qua quá trình nghiên cứu và chọn lọc,ở đây đã lựa chọn những tên tuổi lừng danh nhất, những người có cuộc đời bí ẩn và thú vị nhất.
Đầu tiên, chúng ta hãy cũng làm quen với Nicolas Flamel, 1 cái tên rất quen nếu bạn đã từng đọc tập truyện "Harry Potter và Hòn Đá Phù Thủy."

Nicolas Flamel – chủ nhân của… Hòn đá phù thủy


... chính là Hòn Đá Phù Thủy (trong Harry Potter đó).

Nicolas (hay Nicholas) Flamel là nhà luyện kim người Pháp sống vào khoảng thế kỷ 15.

Nhà của phù thủy Nicolas

Cuộc sống của ông vô cùng “thực” (chứ không hoang đường, khó tin như một số phù thủy khác). Nhà của Nicolas tại Paris, xây năm 1407, là ngôi nhà số 51 đường Montmorency, quận 3, thủ đô Paris. Nó được coi như ngôi nhà cổ xưa nhất Paris và đến nay vẫn còn và được sử dụng làm nhà hàng. Tuy nhiên, vì những việc mà ông đã làm được, người ta coi ông như một huyền thoại đầy bí ẩn.





Nicolas được coi là nhà luyện kim số 1 châu Âu. Người ta khẳng định rằng ông đã thành công trong 2 lĩnh vực là mục tiêu chính của ngành giả kim thời đó: biến đá thành vàng và trở nên bất tử.
Theo lời kể thì Nicolas đã có được một cuốn sách huyền bí từ xa xưa (được viết bởi một người Do Thái) từ tay một người lạ.

Bia mộ của Nicolas Flamel

Câu chuyện về cuốn sách kỳ bí mà Nicolas có được: Một đêm, Flamel mơ thấy một thiên thần có cánh bay đến đưa cho cuốn sách làm từ da thuộc, bìa bọc đồng đỏ và nói với ông: "Ngươi hãy đọc kỹ cuốn sách này. Lúc đầu ngươi sẽ không hiểu bất kỳ điều gì, nhưng đến một ngày ngươi sẽ nhìn thấy trong đó những gì mà người khác không thể". Một hôm, một người lạ bước vào nói muốn bán cuốn sách cũ. Flamel lập tức nhận ra cuốn sách bọc đồng giống trong giấc mơ, ông mua với giá 2 florin (2 silinh Anh). Trong cuốn sách là những hình vẽ và từ ngữ kỳ lạ, ông chỉ nhận ra một số chữ bằng tiếng Hy Lạp ở trang đầu tiên và biết cuốn sách này do người Do Thái có tên Abraham viết. Ký ức mạnh mẽ về giấc mơ và trực giác khiến ông hiểu rằng đây không phải là cuốn sách bình thường, bởi những ký hiệu và chữ viết trong cuốn sách nằm ngoài sự hiểu biết của ông (theo mofa).


Quyển sách được viết đầy bằng tiếng Do Thái và tiếng Hy Lạp. Nicolas đã dành cả đời mình để tìm hiểu và khám phá những bí mật xung quanh quyển sách này. Ông đã đến một trường đại học tại Andalusia để bàn luận với những nhà chức trách Do Thái và Hồi Giáo. Đến Tây Ban Nha, ông đã được một người dạy cho cách tìm hiểu những nghệ thuật ẩn chứa trong cuốn sách của ông. Flamel tuyên bố, nhờ có… “hòn đá tạo vàng”, ông đã chuyển đổi thành công 3kg thuỷ ngân thành bạc và sau đó chuyển thành vàng ròng. (!!!)

Trở về từ Tây Ban Nha, Nicolas nhanh chóng trở nên giàu có một cách khó hiểu. Ông mở bệnh viện và nhà thờ bằng. Sau này, Nicolas đã để lại những bí kíp luyện kim của mình trên bia mộ, thứ mà cho đến ngày nay vẫn được lưu giữ tại bảo tàng Cluny ở Paris.

Bí ẩn nằm ở chỗ bên trong mộ của ông lại… trống rỗng. Người ta cho rằng đây là kết quả của việc có kẻ muốn lấy đi các bí kíp luyện kim của ông (bao gồm hòn đá phù thủy (hay “hòn đá tạo vàng”) và bột hiện hình – loại bột có thể biến kim loại thành vàng). Nhưng cũng có người tin rằng Nicolas và vợ mình đã thành công trong việc đạt được sự bất tử (vì thế, không ai có thể tìm thấy xác của ông được).
Nicolas đã từng được tác giả J.K.Rowling nhắc tới một cách bóng gió trong tập “Harry Potter và hòn đá phù thủy”. Trong đó Nicolas là một nhân vật không xuất hiện và đã từng cộng tác với... thày Dumbledore. Theo đó, Nicolas chính là… tác giả của hòn đá phù thủy.

Còn trong tác phẩm “Mật mã Davinci” thì Nicolas trở thành vua cờ của tu viện Sion. Ngoài ra ông còn được “sống” trong nhiều tác phẩm khác.

John Dee, người đứng giữa khoa học và ma thuật

John Dee sinh ngày 13-7 năm 1527, mất năm 1608 hay 1609 đến nay chưa rõ. Ông được nhớ tới như một nhà toán học, chiêm tinh học, thiên văn học, địa lý học và cố vấn cho nữ hoàng Elizabeth I. Ngoài ra, ông cũng hiểu biết nhiều về thuật bói toán, giả kim. Ông được xem là người… đứng giữa ranh giới của khoa học và ma thuật.
John Dee.

Là một trong những người hiểu biết nhất thời đó, ông thường xuyên thuyết trình tại trường đại học Paris. John Dee có một niềm ham thích cháy bỏng với toàn học, là một nhà thiên văn đáng kính và là một nhà hàng hải số một, người đã đào tạo rất nhiều người tài cho ngành hàng hải Anh. Cùng thời gian đó, ông đắm chìm mình trong những nghiên cứu về ma thuật cũng như triết học luyện kim Cơ Đốc Giáo. Ông đã cống hiến phần lớn đời mình cho công việc này.

Quả cầu thạch anh luôn chứa đựng nhiều điều bí ẩn.

John Dee cho rằng mình đã từng “tiếp xúc với các thiên thần” qua quả cầu thạch anh. Ông cũng tin vào thứ gọi là “sức mạnh thiên thần” và cho rằng nó hoàn toàn có thể luyện được. Theo John, con người ẩn chứa bên trong mình một sức mạnh vô cùng tiềm tàng chưa được khám phá.

John Dee được hoàng đế Rudolf mời đến.

Edward Kelly – người cất giữ bí mật về thuật giả kim
Edward Kelley hay Kelly (được biết tới cả với cái tên Edward Talbot) sinh năm 1555 và mất năm 1597. Ông là một nhà tâm linh, người đã làm việc với John Dee trong các cuộc nghiên cứu. Bên cạnh khả năng triệu hồi linh hồn cũng như thiên thần nhờ quả cầu thạch anh, Kelly còn được truyền tụng là người cất giữ bí mật về thuật giả kim biến kim loại thường trở thành vàng.

Edward Kelley

Theo những số tử vi của John Dee thì Kelly sinh ngày 1-8-1955 tại Worcester. Nhiều người nói rằng ông làm nghề bán thuốc. Rất có thể Kelly đã học tại Oxford dưới cái tên giả Talbot và học được tiếng Latin và cả tiếng Hy Lạp. Theo một số ghi nhận khác, Kelly đã bị bắt tại Lancaster do... làm giả giấy tờ.
Cũng bằng cái tên trên, Kelly đến gặp John Dee năm 1582. Khi ấy Dee đang cố gắng tiếp cận với những thiên thần thông qua quả cầu thạch anh nhưng vẫn chưa thành công. Kelly nói rằng ông ta có thể làm được, và đã hoàn toàn thuyết phục được Dee qua những lần thử nghiệm đầu. Hai người dành nhiều thời gian cho công việc này. Suốt quãng thời gian từ 1582-1589 Kelly và Dee đã gắn bó với nhau.

John Dee từng gắn bó với Edward Kelley.

Một năm sau khi tham gia các cuộc nghiên cứu với Dee, Kelly sở hữu trong tay một cuốn sách về thuật luyện kim và một loại bột màu đỏ, thứ mà Kelley tin rằng có thể pha chế để biến kim loại trở thành vàng. Ông đã đôi lần trình diễn khả năng này của mình tại một số nơi, trong đó có Bohemia (nay thuộc Tiệp Khắc). Đây cũng là nơi mà ông và Dee ở lại trong nhiều năm.
Năm 1583, Kelly quen được hoàng tử Albert Lasky, một người thuộc dòng dõi quý tộc Ba Lan và rất quan tâm tới thuật giả kim. Dee, Kelly và những người trong gia đình họ đã đi cùng với Lasky. Dee đã nhận được sự bảo trợ từ Hoàng đế Rudolf II và vua Stefan của Ba lan tại Krakow tuy nhiên ông lại không gây được ấn tượng với họ. Kelly và Dee phải sống cuộc sống du cư tại vùng Trung Âu. Hai người vẫn tiếp tục khám phá về thế giới tâm linh dù cho Kelly có hứng thú với thuật giả kim hơn quả cầu thạch anh.

Quả cầu thường được dùng để bói toán.

Năm 1586, Kelly tìm thấy sự bảo trợ từ một nhân vật khác là Vilem Rozmbert. Năm 1587, Kelly nói với Dee rằng các thiên thần ra lệnh hai người phải chia sẻ tất cả những gì mình có, bao gồm cả những người… vợ (???). Tất nhiên là sẽ chẳng ai làm thế! Người ta cho rằng đây chính là cách mà Kelly đã làm để chấm dứt những cuộc nghiên cứu về thiên thần và linh hồn không đem lại mấy hiệu quả để dành thời gian cho niềm đam mê thuật giả kim của ông. Kelly bắt đầu làm giàu. Sau năm 1588, Dee không bao giờ gặp lại Kelly nữa, ông ta lại trở về nước Anh.

Trong những năm 1590, Kelly sống một cuộc sống giàu có. Ông đã nhận được rất nhiều tiền của từ Rozmbert. Kelly đã thuyết phục được nhiều người tin rằng ông ta có thể tạo ra vàng. Hoàng đế Rudolf thậm chí phong cho Kelly làm nam tước, nhưng dần dần ông ta mệt mỏi vì phải chờ đợi kết quả từ phía Kelly. Tháng 5-1591 Rudolf bỏ tù Kelly vào lâu đài Purglitz. Rõ ràng vị hoàng đế này chưa bao giờ ghi ngờ khả năng của Kelly, ông ta cũng nghĩ rằng chỉ cần bỏ tiền thì Kelly sẽ chịu hợp tác. Đây cũng là cách ông đảm bảo rằng Kelly sẽ không bỏ trốn về nước Anh.

Đến năm 1594 cuối cùng Kelly cũng đồng ý rằng mình sẽ chấp nhận, đồng ý tạo ra vàng. Nhưng lại một lần nữa ông thất bại, lần này ông bị nhốt tại Hnevin. Năm 1597, Kelly chết ở tuổi 42. Người ta cho rằng ông đã chết trong lúc cố tìm cách trốn thoát khỏi tháp cao. Kelly đã bị gãy chân và chết do vết thương.