1. NHÌN DƯỚI GÓC ĐỘ VĂN HÓA:
Đạo Cao Đài, là một tôn giáo bản địa, ra đời vào những năm đầu thế kỷ XX. Đạo Cao Đài có tên đầy đủ là “Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ”. Tính đến nay, Đạo Cao Đài có hơn 80 năm hình thành và phát triển. Ngay từ những năm đầu thành lập, đạo Cao Đài đã thể hiện được bản lĩnh của mình. Đạo Cao Đài đã thu hút được đông đảo cư dân Nam Bộ, tín đồ các tôn giáo như Phật giáo, các chi Minh Đạo tin theo. Điều gì đã làm nên sự thành công to lớn của một tôn giáo mới mẻ như đạo Cao Đài ?
Bên cạnh việc xây dựng nét đặc thù văn hóa của mình, đạo Cao Đài đã bảo lưu nhiều giá trị văn hóa truyền thống gốc nông nghiệp như: tục thờ Trời, thờ Mẫu, tục lên đồng, tư duy tổng hợp, biện chứng, tôn trọng phụ nữ, tôn trọng thiên nhiên, thích sống định cư,... Phải chăng nhờ bảo lưu được những giá trị văn hóa truyền thống là nguyên nhân dẫn đến sự thành công của đạo Cao Đài trong những năm đầu thành lập ?
1.Đạo Cao Đài đã bảo lưu được tục thờ Trời trong dân gian. Tổ tiên ta từ ngàn xưa sống bằng nghề nông. Người làm nông nghiệp rất xem trọng môi trường thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên và sùng bái thiên nhiên. Nghề trồng lúa cần nước. Ngày xưa, khi trình độ khoa học chưa phát triển, người làm nông nghiệp cho rằng mưa là do các thần Mưa, thần Sấm, thần Chóp, thần Gió tạo ra mà cai quản các thần ấy là Trời. Từ đó đã hình thành tín ngưỡng thờ Trời trong tâm thức cư dân nông nghiệp. Trời trở thành đấng thần linh quyền uy có thể quan sát thường xuyên và cứu giúp dân lành. Vì thế mà trong dân gian mới có câu: “Trời cao có mắt”. Vì đức năng cứu giúp và gần gũi nên người làm nông nghiệp xem Trời như cha của mình vậy. Để tưởng nhớ công ơn của Trời, cư dân nông nghiệp chọn ngày mùng 9 tháng giêng làm lễ vía Trời. Đạo Cao Đài khi ra đời đã bảo lưu tín ngưỡng thờ Trời và nâng cấp tín ngưỡng thờ Trời lên thành một tôn giáo: tôn giáo Cao Đài. Giáo chủ của đạo Cao Đài là đức Ngọc Hoàng Thượng Đế tức là Trời. Giáo chủ của đạo Cao Đài rất gần gũi, hay cứu giúp tín đồ, được tín đồ sùng bái và gọi Ngài một cách thân thương là Thầy (tức là cha). Hàng năm đạo Cao Đài cũng chọn ngày mùng 9 tháng giêng làm lễ vía đấng giáo chủ của mình một cách trọng thể.
2. Đạo Cao Đài đã thừa kế tinh thần dung hòa tổng hợp của cư dân gốc nông nghiệp. Khi mới thành lập, đạo Cao Đài đã đưa ra tôn chỉ: “Tam giáo qui nguyên, Ngũ chi phục nhất”, xem “ Vạn giáo đồng nhất lý”. Tam giáo là: Nho giáo, Phật giáo, Tiên giáo (hay Nho, Thích, Đạo). Ngũ chi là: Nhơn đạo, Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo, Phật đạo. Với tôn chỉ này, đạo Cao Đài dễ dàng dung hòa tiếp nhận các tôn giáo khác để tạo ra một tôn giáo vừa mới lạ vừa bảo lưu những tín ngưỡng truyền thống. Về nghi thức thờ tự, ngoài thờ đức Chí Tôn (Ngọc Hoàng Thượng Đế) qua biểu tượng Thiên Nhãn, đạo Cao Đài thờ Giáo chủ Tam giáo như: Phật Thích Ca, Khổng Tử, Lão Tử. Ngoài ra, đạo Cao Đài còn thờ Quan Âm Bồ Tát, Lý Thái Bạch, Quan Thánh Đế Quân, Giê Su, Khương Tử Nha. Về hệ thống giáo lý, đạo Cao Đài tuyển chọn giáo lý Tam giáo để lập nên hệ thống giáo lý mới cho tôn giáo Cao Đài. Trong đó, giáo lý Nho giáo được xem là nền tảng. Chức sắc Cao Đài chia làm ba phái: Phái Ngọc (thuộc Thánh mặc áo đỏ), phái Thái (thuộc Phật mặc áo vàng), phái Thượng (thuộc Tiên mặc áo xanh).
3. Tục thờ Mẫu và vai trò của nữ phái trong đạo Cao Đài
4. Tính linh hoạt trong thực tiễn sống đạo của người tín đồ Cao Đài
5. Tính cộng đồng
6. Âm nhạc truyền thống
“Đạo Cao Đài đã xây dựng trên tinh thần tổng hợp – dung hợp khá rộng rãi: Đó là sự tổng hợp các tôn giáo, từ Nho – Phật – Đạo đến cả các tôn giáo phương Tây; tổng hợp các truyền thống văn hóa dân tộc, từ việc cầu tiên giáng bút đến lối tư duy bằng các con số biểu trưng, hướng tới sự hài hòa âm dương...Chính nhờ sự tổng hợp tạo nên ấn tượng “vừa lạ vừa quen” ấy mà, vào thời điểm ra đời, đạo Cao Đài đã thu hút được khá nhiều người tin theo và nhanh chóng phát triển”1.