kết quả từ 1 tới 20 trên 46

Ðề tài: hàm thụ đạo kinh

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của nhaply
    Gia nhập
    Apr 2008
    Bài gởi
    1,968

    Mặc định hàm thụ đạo kinh

    Ký hiệu: [giải] giải nghĩa, [thích] bình luận, chú thích

    - Thiên địa bất nhân:[giải] trời đất bất nhân [thích] thiên địa bất nhân hữu tình, trời đất không có nhân tính nhưng có tính tình. Đã là trời thì không có tính người, nếu trời có tính người thì trời đã không còn là trời nữa, mà là, trời người hợp làm một, ý người là ý trời, 'thiên nhân hợp nhất'

    - Đan đỉnh:

    + tận nhân lực tri thiên mệnh [giải] cố hết sức người thì biết được mệnh trời [thích] lấy kết liễu nhân tính, khai mở tính tình làm tính, lấy thiên lý tuần hoàn làm mệnh , lấy tính mệnh giao thì sẽ thiên nhân hợp nhất, ngôn xuất pháp tùy.

    + thiên ngoại hữu thiên, nhân ngoại hữu nhân [giải] ngoài trời lại có trời, trên người lại có người [thích] lấy thiên ngoại hữu thiên làm đỉnh điểm, lấy long trung chi nhân 'rồng giữa loài người' làm huyền lãm 'tấm gương sáng', huyền lãm là huyền đức 'đức cao thăm thẳm', dần dần sẽ có đủ tam bảo ' 3 món bảo vật' là 'từ tốn', 'khiêm nhường', 'có trước thiên hạ'

    + thiên biến vạn hóa, thiên thi địa hóa, thiên huyền địa hóa [thích] lấy thiên làm đỉnh, lấy vạn vật làm lô thì sẽ kết được biến hóa đan; lấy thiên làm đỉnh, lấy địa làm lô thì sẽ kết được hóa thi đan và hóa huyền đan

    Tâm phục, khẩu phục [thích] tâm phục huyền thì hư kỳ tâm, không còn 'bụng làm dạ chịu', khẩu phục tẫn thì thực kỳ phúc, không còn 'cái miệng hại cái thân', huyền tẫn môn, nhân tâm là thiên môn, cửa khẩu 'cửa miệng' là địa đoái, tắc tâm bế khẩu, tắc đoái bế môn, ái khí hi ngôn thì sẽ thấy được đạo lý chung thân bất cần 'không cần tới thân này' triêu văn đạo tịch tử hỷ 'sáng nghe đạo chiều chết cũng cam'. In conclusion, tâm phục khẩu phục => triêu văn đạo tịch tử hỷ

    nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên

    + [thích] nhân pháp thuật địa, địa pháp thuật thiên, thiên pháp thuật đạo, đạo pháp thuật tự nhiên. Vì nhân pháp thuật địa mà địa pháp thì thuật thiên, mặt khác, tượng của khôn là thuận theo một cách nhu thuận, hấp thụ giáo hóa của càn không mệt mỏi nên khi nhân pháp thuật địa thì thuận thiên; tượng của càn là sáng tạo không ngừng, mượn đạo tạo đời, là hành theo đại đạo, nên khi thiên nhân hợp nhất thì nhân pháp thuật đạo, là hành đạo. Đây là ý nghĩa câu thuận thiên hành đạo lưu truyền từ xưa tới nay. Nhân pháp thuật địa, địa pháp thuật thiên nên có thiên ngoại hữu thiên thì sẽ có nhân ngoại hữu nhân, thiên pháp đạo, đạp pháp tự nhiên nên có thiên ngoại hữu thiên thì ngoài tự nhiên còn có siêu nhiên, đó là điều tất nhiên.

    +[thích] nhân chấp pháp địa, địa chấp pháp thiên, thiên chấp pháp đạo, đạo chấp pháp tự nhiên, cùng tắc hóa, hóa tắc biến, biến tắc thông, thông tắc đắc. Chó cùng rứt giậu, khi con chó cùng đường thì dám nhảy qua bờ rào. Nhân cùng tắc hóa thì nhân chấp pháp địa, địa hóa tắc biến thì địa chấp pháp thiên, thiên biến tắc thông thì thiên chấp pháp đạo, đạo thông tắc đắc thì đạo chấp pháp tự nhiên, đắc đạo là chấp pháp tự nhiên, đắc đạo là nắm giữ pháp tắc, thiên quy, luật lệnh. Luật lệnh là mệnh lệnh.

    thời niệm [giải] niệm đúng thời, niệm đúng kỳ, niệm đúng khắc. [thích] thời niệm là niệm hồng danh đúng thời khắc, là cơ mật của niệm hồng danh. Niệm đúng thời khắc gọi là thường niệm. Thường niệm còn gọi là thường tồn.

    Bất xuất hộ, tri thiên hạ [giải] không rời khỏi nhà biết hết chuyện thiên hạ [thích] Nguyễn Đình Chiểu là người đắc được đạo lý của câu này, ông nói: Có Trời thầm dụ trong lòng, Tuy ngồi một chỗ suốt thông trăm đời. Ngư tiều vấn đáp y thuật, tr. 372.

    Đạt [giải] đắc

    bất thần nhi thần [giải] không thần vẫn linh thì cũng là thần [thích] tiên nhân, đạo sỹ phi hữu thần, phi hữu thần = bất thần nhi thần

    di tinh dịch tú [giải] di dịch tinh tú [thích] hoán đổi ánh sáng 'quang minh' của ngũ tinh ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ và bắc đẩu thì thấy được thất nguyên 'căn nguyên của bắc đẩu thất tinh' là bắc cực tử vi cung. Nguyên tinh, nguyên khí, nguyên thần, thất nguyên.

    Tá vấn Chân Nhân hà xứ lai, 借 問 真 人 何 處 來

    Tòng tiền nguyên chỉ tại Linh đài. 從 前 原 只 在 靈 臺

    Tích niên vân vụ, thâm già tế. 昔 年 雲 霧 深 遮 蔽

    Kim nhật tương phùng đạo nhãn khai

    [giải] dám hỏi chân nhân đến từ đâu, ta liền chỉ lên trên linh đài, mây mù năm tháng che lấp mất, tới nay lần nữa đạo nhãn khai

    [thích] chân nhân ngự trên linh đài, do mây mù vô minh tích tụ theo năm tháng che lấp mất bóng dáng chân nhân, người nào có khả năng xua tan mây mù, thì lần nữa đạo nhãn đã từng thấy một lần trước khi thiên địa sinh ra sẽ lần nữa tái hiện nơi người đó. Người có đạo nhãn gọi là chân nhân. Đạo nhãn là cao nhất.

    Đạo ngạn là lý ra chết vào sống
    Thiên mệnh chi tính = tính là thiên mệnh
    Chí chân tính căn = gốc tính là chân chất
    Last edited by nhaply; 03-03-2012 at 11:59 PM.
    mậu âm (...) kỷ dương (...)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. lớp hàm thụ đạo đức kinh
    By nhaply in forum Lớp học, Câu lạc bộ, trao đổi kĩ năng, kinh nghiệm
    Trả lời: 23
    Bài mới gởi: 22-02-2012, 10:57 AM
  2. Kinh cúng sao giải hạn của đạo gia
    By The_Sun in forum Đạo Giáo ( Lão giáo, Khổng giáo, Nho giáo )
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 02-09-2011, 05:29 PM
  3. Việt dịch đạo đức kinh và bàn luận
    By nhaply in forum Đạo Giáo ( Lão giáo, Khổng giáo, Nho giáo )
    Trả lời: 152
    Bài mới gởi: 09-05-2011, 04:19 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •