kết quả từ 1 tới 12 trên 12

Ðề tài: Chọn Giờ Huỳnh đạo

  1. #1

    Mặc định Chọn Giờ Huỳnh đạo

    Khi đã chọn được 1 ngày tốt căn bản có số điểm cao nhất rồi thì cứ thi hành , bề nào cũng có nhiều lợi ích , nhưng muốn được hoàn hảo hơn thì nên chọn giờ Huỳnh Đạo để khởi công , khởi sự. Nhưng mỗi ngày có tới 6 giờ Huỳnh Đạo , vậy mình nên chọn giờ nào so đối với tuổi mình có nhiều cách tốt , điều này xin xem trong Chương I
    Mỗi ngày có 6 giờ Hắc Đạo , 6 giờ Huỳnh Đạo , nhưng giờ Hắc Đạo mình không dùng nên không cần nói tới làm gì. Chương này chỉ lập thành sẵn 6 giờ Huỳnh Đạo tốt mà mình cần dùng ( đây cũng chính là 6 giờ tính theo cách đơn giản của sách ông Hoàng Tuấn đăng vậy. Sau khi dứt phần này , NCD tôi sẽ đăng cách tính các giờ Huỳnh Đạo chi tiết và sâu hơn , nhưng cũng là cách căn bản thôi ) . Các giờ này có tên riêng là : Thanh Long , Minh Đường , Kim Quỹ , Thiên Đức , Ngọc Đường và Tư Mệnh . Nhưng vì chúng tốt tương đương nhau , nên trong bảng lập thành không chia ra theo tên riêng , chỉ nói Can , Chi và Hành Nạp Âm của giờ mà không cần nói tên riêng
    Trước khi dùng sự lập thành giờ Huỳnh Đạo , xin các anh chị , các bạn biết cho 1 điều : Giờ phút Chiêm tinh học tới sớm hơn 20 phút so với giờ thường dùng xưa nay. Tức là giờ Tý thay vì từ 23g-1g sáng sẽ là 22g41p đến 0g40p , các giờ khác cũng tính như vậy.
    _ Ngày Giáp Tý và ngày Giáp Ngọ :
    giờ Giáp tý , Ất Sửu , Đinh Mẹo , Canh Ngọ , Nhâm Thân , Quý Dậu.
    _ Ngày Ất Sửu và ngày Ất Mùi :
    giờ Mậu Dần , Kỷ Mẹo , Tân Tị , Giáp Thân , Bính Tuất , Đinh Hợi
    _ Ngày Bính Dần và ngày Bính Thân :
    giờ Mậu Tý , Kỷ Sửu , Nhâm Thìn , Quý Tị , Ất Mùi , Mậu Tuất
    _ Ngày Đinh Mẹo và ngày Đinh Dậu :
    giờ Canh Tý , Nhâm Dần , Quý Mẹo , Bính Ngọ , Đinh Mùi , Kỷ Dậu
    _ Ngày Mậu Thìn và ngày Mậu Tuất :
    giờ Giáp Dần , Bính Thìn , Đinh Tị , Canh Thân , Tân Dậu , Quý Hợi
    _ Ngày Kỷ Tị và ngày Kỷ Hợi :
    giờ Ất Sửu , Mậu Thìn , Canh Ngọ , Tân Mùi , Giáp Tuất , Ất Hợi
    _ Ngày Canh Ngọ và ngày Canh Tý :
    giờ Bính Tý , Đinh Sửu , Kỷ Mẹo , Nhâm Ngọ , Giáp Thân , Ất Dậu
    _ Ngày Tân Mùi và ngày Tân Sửu :
    giờ Canh Dần , Tân Mẹo , Quý Tị , Bính Thân , Mậu Tuất , Kỷ Hợi
    _ Ngày Nhâm Thân và ngày Nhâm Dần :
    giờ Canh Tý , Tân Sửu , Giáp Thìn , Ất Tị , Đinh Mùi , Canh Tuất
    _ Ngày Quý Dậu và ngày Quý Mẹo :
    giờ Nhâm Tý , Giáp Dần , Ất Mẹo , Mậu Ngọ , Kỷ Mùi , Tân Dậu
    _ Ngày Giáp Tuất và ngày Giáp Thìn :
    giờ Bính Dần , Mậu Thìn , Kỷ Tị , Nhâm Thân , Quý Dậu , Ất Hợi
    _ Ngày Ất Hợi và ngày Ất Tị :
    giờ Đinh Sửu , Canh Thìn , Nhâm Ngọ , Quý Mủi , Bính Tuất , Đinh Hợi
    _ Ngày Bính Tý và ngày Bính Ngọ :
    giờ Mậu Tý , Kỷ Sửu , Tân Mẹo , Giáp Ngọ , Bính Thân , Đinh Dậu
    _ Ngày Đinh Sửu và ngày Đinh Mùi :
    giờ Nhâm Dần , Quý Mẹo , Ất Tị , Mậu Thân , Canh Tuất , Tân Hợi
    _ Ngày Mậu Dần và ngày Mậu Thân :
    giờ Nhâm Tý , Quý Sửu , Bính Thìn , Đinh Tị , Kỷ Mùi , Nhâm Tuất
    _ Ngày Kỷ Mẹo và ngày Kỷ Dậu :
    giờ Giáp Tý , Bính Dần , Đinh Mẹo , Canh Ngọ , Tân Mùi , Quý Dậu
    _ Ngày Canh Thìn và ngày Canh Tuất :
    giờ Mậu Dần , Canh Thìn , Tân Tị , Giáp Thân , Ất Dậu , Đinh Hợi
    _ Ngày Tân Tị và ngày Tân Hợi :
    giờ Kỷ Sửu , Nhâm Thìn , Giáp Ngọ , Ất Mùi , Mậu Tuất , Kỷ Hợi
    _ Ngày Nhâm Ngọ vả ngày Nhâm Tý :
    giờ Canh Tý , Tân Sửu , Quý Mẹo , Bính Ngọ , Mậu Thân , Kỷ Dậu
    _ Ngày Quý Mùi và ngày Quý Sửu :
    giờ Giáp Dần , Ất Mẹo , Đinh Tị , Canh Thân , Nhâm Tuất , Quý Hợi

  2. #2

    Mặc định

    _ Ngày Giáp Thân và ngày Giáp Dần :
    giờ GiápTý , Ất Sửu , Mậu Thìn , Kỷ Tị , Tân Mùi , Giáp Tuất
    _ Ngày Ất Dậu và ngày Ất Mẹo :
    giờ Bính Tý , Mậu Dần , Kỷ Mẹo , Nhâm Ngọ , Quý Mùi , Ất Dậu
    _ Ngày Bính Tuất và ngày Bính Thìn :
    giờ Canh Dần , Nhâm Thìn , Quý Tị , Bính Thân , Đinh Dậu , Kỷ Hợi
    _ Ngày Đinh Hợi và ngày Đinh Tị :
    giờ Tân Sửu , GiápThìn , BínhNgọ , Đinh Mùi , Canh Tuất , Tân Hợi
    _ Ngày Mậu Ngọ và ngày Mậu Tý :
    giờ Nhâm Tý , Quý Sửu , Ất Mẹo , Mậu Ngọ , Canh Thân , Tân Dậu
    _ Ngày Kỷ Mùi và ngày Kỷ Sửu :
    giờ Bính Dần , Đinh Mẹo , Kỷ Tị , Nhâm Thân , Giáp Tuất , Ất Hợi
    _ Ngày Canh Thân và ngày Canh Dần :
    giờ Bính Tý , Đinh sửu , Canh Thìn , Tân Tị , Quý Mùi , Bính Tuất
    _ Ngày Tân Dậu và ngày Tân Mẹo :
    giờ Mậu Tý , Canh Dần , Tân Mẹo , Giáp Ngọ , Ất Mùi , Đinh Dậu
    _ Ngày Nhâm Tuất và ngày Nhâm Thìn :
    giờ Nhâm Thìn , Giáp Thìn , Ất Tị , Mậu Thân , Kỷ Dậu , Tân Hợi
    _ Ngày Quý Hợi và ngày Quý Tị :
    giờ Quý Sửu , Bính Thìn , Mậu Ngọ , Kỷ Mùi , Nhâm Tuất , Quý Hợi

    Trên đây là bảng lập thành sẵn 60 ngày , mỗi ngày có 6 giờ tốt Huỳnh Đạo. Dưới đây là 1 cách tính khác cho 6 giờ này ,còn có sách gọi là Vòng Thanh Long
    _ Ngày Tý Ngọ khởi Thanh Long tại Thân
    Sửu Mùi Tuất
    Dần Thân Tý
    Mẹo Dậu Dần
    Thìn Tuất Thìn
    Tị Hợi Ngọ
    _ Từ Địa Chi của ngày khởi Thanh Long tại đó , rồi thuận theo 12 Địa Chi an các Sao lần lượt theo thứ tự như sau : Thanh Long , Minh Đường , Thiên Hình , Châu Tước , Kim Quỹ , Thiên Đức , Bạch Hổ , Ngọc Đường , Thiên Lao , Huyền Vũ ,Tư Mệnh , Câu Trần.
    _ Cách luận giải giờ có các Sao đó như sau :
    Thanh Long : Cầu tài thì tốt
    Minh Đường : Xem giờ này để làm việc gì đó cho cha mẹ thì tốt
    Thiên Hình : Có chuyện Quan sự ,kiện tụng ( xấu )
    Châu Tước : Có tin người , nhưng là tin xấu
    Kim Quỹ : Ứng có sự giao thiệp tốt , là trung bình
    Thiên Đức : Có Quan Lộc , có sự thăng tiến
    Bạch Hổ : Có chuyện miệng tiếng , đau ốm ( xấu )
    Ngọc Đường : Có công danh , tiến về mặt kiến thức
    Thiên Lao : Có chuyện xấu ảnh hưởng đến người giúp việc , hay gia súc
    Huyền Vũ : Sinh chuyện trộm cướp hoặc bị tai tiếng. Xem việc cho thê thiếp thì tốt.
    Tư Mệnh : Phúc Đức , tốt cho con cháu.
    Câu Trần : Có Tật Bệnh ( xấu ).
    Dưới đây nữa là cách tính các giờ Huỳnh Đạo theo các tiêu chuẩn khác , có cái rất chi ly , không đơn giản như cách tính này :
    VÒNG TRƯỜNG SINH :
    Hãy tính Nạp Âm của ngày theo Lục Thập Hoa Giáp như Chương VI , rồi khởi Trường Sinh theo Ngũ Hành của nó , lần lượt là : Trường Sinh , Mộc Dục ,Quan Đới , Lâm Quan , Đế Vượng , Suy , Bệnh ,Tử , Mộ , Tuyệt , Thai , Dưỡng.
    Các giờ nào nằm trên vị trí in đậm là giờ tốt .
    Ngày có Ngũ Hành là Thuỷ-Thổ khởi Trường Sinh tại giờ Thân
    Mộc ........................... Hợi
    Hoả ............................ Dần
    Kim ............................ Tị
    VD : Ngày Bính Thân chẳng hạn. Tra bảng Nạp Âm ở Chương VI ,ta thấy ngày này là ngày Sơn Hạ Hoả , tức là Hành Hoả. Nhìn ở đây thì ngày Hoả khởi Trường Sinh tại giờ Dần , vậy đi tiếp ta có Mộc Dục tại Mẹo , Quan Đới tại Thìn , Lâm Quan tại Tị ,Đế Vượng tại Ngọ , Suy tại Mùi....., Dưỡng tại Sửu. Vậy trong ngày này , có 4 giờ tốt là giờ Sửu , Dần ,Tị , Ngọ.

    VÒNG LỘC TỒN :
    Từ Thiên Can của ngày tìm ra vị trí LỘC , chính là Lộc Tồn , hay còn gọi là Bác Sĩ . Từ vị trí này khởi Sao Bác Sĩ , rồi lần lượt an tiếp các Sao cho các giờ tiếp theo như sau : Bác Sĩ , Lực Sĩ ,Thanh Long , Tiểu Hao ,Tướng Quân , Tấu Thư , Phi Liêm , Hỷ Thần , Trực Phù , Đại Hao , Phục Linh , Quan Phù
    Các giờ ở các vị trí in đậm là giờ tốt.
    VD : Như ngày Giáp có Lộc tại Dần ,thì từ Dần ta khởi Bác Sĩ ,tại Mẹo là Lực Sĩ ,tại Thìn là Thanh Long , tại Tị là Tiểu Hao.....

    VÒNG ĐỊA TƯ MÔN : Cách này rất khó ,mong các anh chị , các bạn xemthật kỹ mới hiểu , NCD sẽ cố ghi thật rõ từng tý
    Trước tiên ta phải xem Nguyệt Tướng ở đâu đã : tháng Giêng thì Nguyệt Tướng tại Hợi ,tháng 2 Nguyệt Tướng tại Tuất ,tháng 3 thì Nguyệt Tướng tại Dậu , Tháng 4 thì Nguyệt Tướng tại Thân ,tháng 5 thì Nguyệt Tướng tại Mùi , tháng 6 thì Nguyệt Tướng tại Ngọ.....tháng 12 thì Nguyệt Tướng tại Tý.
    Kế đến ta phải tính QUÝ NHÂN của ngày ,theo cách tính Quý Nhân trên kia có nói rồi đấy. NHƯNG ở đây còn phân biệt theo giờ , các giờ thuộc Âm thì dùng Dương Quý Nhân ( ở đây tính giờ Âm là các giờ : Thân , Dậu ,Tuất ,Hợi , Tý , Sửu ) ; các giờ thuộc Dương thì dùng Âm Quý Nhân ( ở đây các giờ Dương là Dần , Mẹo ,Thìn , Tị ,Ngọ , Mùi ).
    Tại vị trí ngày đang xem ,ta bấm là cung của Nguyệt Tướng ( tỷ như ngày Tị của tháng 12 , thì tháng này Nguyệt Tướng tại Tý ,tại Tị ta bấm là Tý ,để tiếp đó ở cung Ngọ là Sửu , tới cung Mùi là Dần....)
    Bấm cho đến cung Quý Nhân mà ta cần dùng thì dừng lại
    Và từ cung Quý Nhân này ta bắt đầu khởi tiếp các Sao lần lượt theo thứ tự như sau cho các giờ : Quý Nhân , Đằng Xà , Chu Tước , Lục Hợp , Câu Trần , Thanh Long , Thiên Không , Bạch Hổ , Thái Thường , Thái Huyên , Thái Âm , Thần Hậu.
    Tính từ cung đó khởi Quý Nhân ,tính đến cung giờ ta đang cần dùng , nếu rơi vào các cung in đậm là CỰC KỲ TỐT.
    Nói khơi khơi như vậy e rất khó hiểu ,để NCD ví dụ thử 1 cái sẽ đỡ hơn :
    VD : Tháng 12 , ngày Kỷ Tị , giờ Dậu
    Ta tính từng bước nhé ! Trước tiên ta tìm Nguyệt Tướng ,thì tháng 12 có Nguyệt Tướng tại Tý.
    Ngày Kỷ có Thân là Dương Quý Nhân , Tý là Âm Quý Nhân
    Giờ Tuất thuộc Âm nên ta chọn Dương Quý Nhân là Thân.
    Ta khởi cung Nguyệt Tướng Tý tại ngày đang xem là ngày Tị ==> Tại Tị là Tý , tại Ngọ là Sửu ,tại Mùi là Dần ,tại Thân là Mẹo ,tại Dậu là Thìn , tại Tuất là Tị , tại Hợi là Ngọ , tại Tý là Mùi , tại Sửu là Thân.
    Ta dùng Dương Quý Nhân làThân , nên đến đây ta dừng lại
    Tại cung Sửu ta khởi Quý Nhân ,cung Dần là Đằng Xà ,cung Mẹo là Chu Tước ,cung Thìn là Lục Hợp ,cung Tị là Câu Trần ,cung Ngọ là Thanh Long , cung Mùi là Thiên Không , cung Thân là Bạch Hổ , cung Dậu là Thái Thường.
    Đến đây là đã đến cung giờ ta đang xem nên coi như đã tính xong rồi đó.
    Vậy ta kết lại xem , nếu ta vẫn dùng giờ Âm , thì ngoài giờ Dậu có Thái Thường thì còn có giờ Hợi ta sẽ được Thái Âm ,cũng là Địa Tư Môn cực kỳ tốt. Hay là giờ Sửu có Quý Nhân cũng được vậy.
    Xin đừng lầm mà chọn cung Thìn có Lục Hợp làm Địa Tư Môn ở đây. Vì sao? Vì nếu như vậy thì giờ ta chọn là giờ Dương , sẽ dùng Âm Quý Nhân , khi đó vị trí khởi cung đã khác rồi , tất các Sao cũng khác đi rồi vậy. Cẩn thận ! Cẩn thận !

  3. #3

    Mặc định

    Rất cám ơn sư huynh Trường Minh đã có những bài rất chất lượng trong diễn đàn này. Nếu anh có quyển "Tả Ao bí kíp" đăng lên đây để cho mọi người chiêm ngưỡng thì hay biết mấy. Lần nữa cám ơn anh.
    :ciao:470525

  4. #4

    Mặc định

    Cám ơn bạn NCD/Tường Minh đã post tài liệu này.
    Tôi có một thắc mắc sau đây :
    NCD đã viết: trích: "...Trước khi dùng sự lập thành giờ Huỳnh Đạo , xin các anh chị , các bạn biết cho 1 điều : Giờ phút Chiêm tinh học tới sớm hơn 20 phút so với giờ thường dùng xưa nay. Tức là giờ Tý thay vì từ 23g-1g sáng sẽ là 22g41p đến 0g40p , các giờ khác cũng tính như vậy..."

    Tôi thấy rằng, ngoài các sách của Huỳnh Liên Tử là nói về độ lệch 20 phút này, còn lại các sách khác, như của Nguyễn Hiến Lê "Kinh dịch: đạo của người quân tử", của Xuân Cang "Tám chữ hà lạc và vận mệnh đời người", hay của Hoàng Tuấn "Nguyên lý chọ ngày theo lịch can chi" không thấy nói đến 20 phút này. (Cụ Nguyễn Hiến Lê còn nêu rõ giờ cho từng vùng miền từng thời kì khác nhau, do có sự điều chỉnh giờ về mặt hành chính).

    Vậy giờ nào là đúng đây?. Điều này rất quan trọng vì khi xem tứ trụ (tử bình/bát tự) thì không biết người sinh vào 10h50' sẽ là giờ Tỵ hay là Ngọ?.

    Mong được HĐTM chỉ giáo

    Thân ái, nhson2001
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  5. #5
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    May 2008
    Bài gởi
    222

    Mặc định

    Chào bạn nhson2001 !
    Thật ra , mốc thời gian là do con người đặt ra thôi . Có ai dám chắc mốc thời gian của cụ NHL đưa ra là chính xác ? Ai dám khẳng định sách của thầy HL là đúng 100% ? Chúng ta nghiên cứu KHHB đa phần trên căn bản Dịch Lý . Mà Dịch là biến thiên , không cố định !! Quan trọng là lòng mình tin vào đâu , thì cứ lấy đó làm cơ sở mà tính . Bạn vào trong mục "cách xem ngày..." của mình đăng trên đây , mình có mói qua cách tính tiết khí luân chuyển , mỗi năm mỗi khác , mỗi tiết mỗi khác . Vì mình theo sách Hoa , nên chọn cách tiết khí biến thiên theo năm . Nếu bạn tính Tứ Trụ thì cũng phải theo tiết khí thôi .
    vài ý cùng bạn . Chúc bạn luôn vui và gặt hái nhiều kết quả trên con đường nghiên cứu KHHB nhé ! Thân chào bạn .
    Đạo-Đời hai nẽo bước song đôi
    Tâm Không luôn giữ chẳng phút lơi
    Gìn lòng trong sạch, không Danh, Lợi
    Đạo trưởng, Nghệ thông để giúp đời.

  6. #6
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    May 2008
    Bài gởi
    222

    Mặc định

    Chào bạn 470525 !
    Mình xin lỗi , sách thì có , nhưng thời gian gõ bài thì mình bó tay rùi . Mình chỉ tranh thủ vào để tư vấn , trả lời thắc mắc 1 tý thôi hà . Sắp tới , nếu có thời gian rảnh , mình sẽ đăng các sách của cụ Tả Ao theo ý bạn nhé ! Thân chào bạn .
    Đạo-Đời hai nẽo bước song đôi
    Tâm Không luôn giữ chẳng phút lơi
    Gìn lòng trong sạch, không Danh, Lợi
    Đạo trưởng, Nghệ thông để giúp đời.

  7. #7

    Mặc định Kính gửi chị: NCD

    Trích dẫn Nguyên văn bởi NCD Xem Bài Gởi
    Chào bạn 470525 !
    Mình xin lỗi , sách thì có , nhưng thời gian gõ bài thì mình bó tay rùi . Mình chỉ tranh thủ vào để tư vấn , trả lời thắc mắc 1 tý thôi hà . Sắp tới , nếu có thời gian rảnh , mình sẽ đăng các sách của cụ Tả Ao theo ý bạn nhé ! Thân chào bạn .
    Rất mừng chị đã quan tâm thực lòng tôi rất tham lam đọc sách thấy các sách tâm linh là tôi thèm lắm. Lần nữa cám ơn chị
    470525.:ciao:

  8. #8
    Nhất Đẳng Avatar của phuochai
    Gia nhập
    Mar 2008
    Nơi cư ngụ
    Tỉnh TT-Huế
    Bài gởi
    1,171

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi 470525 Xem Bài Gởi
    Rất mừng chị đã quan tâm thực lòng tôi rất tham lam đọc sách thấy các sách tâm linh là tôi thèm lắm. Lần nữa cám ơn chị
    470525.:ciao:
    Cháu cũng như bác nè, cháu cũng thèm lắm ạ, :ciao:
    Mọi thứ chẳng đem đặng - Chỉ có nghiệp tùy thân.

  9. #9

    Mặc định

    Chào anh/chị NCD, tôi đã đọc tài liệu hướng dẫn về chọn ngày của NCD, rất hay và hữu ích, tuy nhiên có chút thiếu về phần 24 Tiết Khí , tôi tìm mãi mà không thấy Hàn Lộ Sương Giáng ở đâu cả, NCD bổ xung dùm nhé, chân thành cảm ơn .

  10. #10

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi 470525 Xem Bài Gởi
    Rất cám ơn sư huynh Trường Minh đã có những bài rất chất lượng trong diễn đàn này. Nếu anh có quyển "Tả Ao bí kíp" đăng lên đây để cho mọi người chiêm ngưỡng thì hay biết mấy. Lần nữa cám ơn anh.
    :ciao:470525
    Bạn có thể tham khảo Dã đàm Tả Ao với diễn giải của Cao Trung rất dễ hiểu, Bạn vào Thư viện e-book để load về hoặc đọc tại đây.

  11. #11

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi coxx Xem Bài Gởi
    Bạn có thể tham khảo Dã đàm Tả Ao với diễn giải của Cao Trung rất dễ hiểu, Bạn vào Thư viện e-book để load về hoặc đọc tại đây.
    Tôi đã đọc nhueng không dễ hiểu và đơn giản như Tả ao bí kíp, Tả ao bí kíp đã đọc qua chỉ nhớ láng máng thôi
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  12. #12

    Mặc định

    Tôi xin cải chính Trường Minh là anh NCD đấy các bạn ạ, ngòa bài này ra trường Minh còn bài "Phong thủy học " rất hay và dẽ hiểu hơn cả tả ao bí kíp vì tả ao bí kíp dùng nhiều ngôn ngữ cổ, đây anh NCD dung ngôn ngũ hiện tại dẽ hiểu lắm. trong bài trên tôi viết lâu dùng chữ CHỊ mong anh thông cảm
    Thân
    470525
    Last edited by 470525; 31-07-2011 at 12:53 AM.
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •