kết quả từ 1 tới 5 trên 5

Ðề tài: Thói hư tật xấu của người Việt: Tính toán thiển cận, mê tín gây lãng phí, không chuyê

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Thói hư tật xấu của người Việt: Tính toán thiển cận, mê tín gây lãng phí, không chuyê

    Thói hư tật xấu của người Việt: Tính toán thiển cận, mê tín gây lãng phí, không chuyên nhất, dễ dãi tiếp nhận
    Vương Trí Nhàn
    Tạp chí Thể thao & Văn hóa
    02:53' PM - Thứ hai, 28/05/2007

    Lối tính toán thiển cận
    (Lương Dũ Thúc, Nông cổ mím đàm, năm 1901)


    Cách đại thương(1) là có gan làm giàu. Coi người ta phí(2) là bao nhiêu tiền bạc mà không sợ mất, là vì người ta tiên liệu đại lợi, kể chi sự phí. Chớ như người bổn quốc ta, muốn cho thấy trước mắt có lợi mới chịu làm. Nếu đem đại thương mà sánh với bán hàng bông(3) thì bán hàng bông ắt thấy lợi trước mắt, hễ mua sớm mai thì chiều thấy lợi, còn mua chiều sáng thấy, chớ như đại thương thì ít nữa là năm năm còn nhiều hơn là mười năm mới thấy lợi. Song so lợi dễ thấy thì là lợi ít, cái lợi mà lâu thấy thì thật lớn lắm.

    Người nước nào đều có ngay gian xấu tốt, họ không phải là tiên phật chi hơn mình, song họ làm rồi thì quen, còn người mình không làm, nên cứ nghi hoặc hoài mà thôi.

    (1) buôn bán lớn.
    (2) bỏ tiền của ra sử dụng.
    (3) bán hoa quả bông trái.





    Mê tín gây nhiều lãng phí
    (Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, năm 1915)


    Lễ kỳ(1) an chủ ý là trừ khử ma quỷ cho dân xã bình an. Ta lại tin theo Phật thuyết, bày ra vàng mã, nào mũ Ngọc Hoàng, nào tượng Minh Vương, nào âm quan quỷ tốt, chiến khí binh tiền được việc cũng cam, nhưng nào có được việc gì đâu, rút lại chỉ tại ta tin nhảm.

    (1) kỳ đây là cầu.
    (2) xa xôi cách trở.





    Không ai chuyên nhất việc gì
    (Tân Việt(*) Mỗi người một việc - Đông Pháp thời báo, năm 1928)


    Các nước phú cường, người nào làm việc gì. Nhà khoa học lo cả đời phát minh, người làm giàu thì cứ việc làm giàu. Còn nước ta thì không thế. Một người làm năm bảy việc, trong khi làm bầu gánh hát bộ, lại có xuất bản một cuốn tiểu thuyết ái tình, lại có mở một cửa hàng tạp hóa, ít lúc chi đó lại vọt xuống tàu sang Pháp làm chính trị.

    Người ngoại quốc thấy vậy, cho rằng chúng ta có lòng ham hố quá , hoặc cho rằng không có đức chuyên nhất, không có tính nhẫn nại.


    (*) Một bút danh mà Diệp Văn Kỳ và Phan Khôi ký chung trên Đông Pháp thời báo 1928 (theo Lại Nguyên Ân). Nghe giọng thì người viết ở đây có lễ là Diệp Văn Kỳ(?)




    Dễ dãi trong tiếp nhận nên hỏng việc
    (Phạm Quỳnh, Giải nghĩa đồng hóa, Nam Phong, năm 1931)



    Người An Nam vốn có cái thiên tính dễ đồng hóa(1), dễ am hiểu, dễ thu nạp lấy những cái khác lạ với mình, dễ đem những điều hay điều dở của người mà hóa(2) làm của mình, nhưng cái tài đồng hóa đó thường thường chỉ là cái khóe tinh(3), biết xem xét và bắt chước của người, chỉ phảng phất ở bề ngoài chứ không thấu triệt được đến chỗ căn để(4) chỗ tinh túy.

    Tỷ như thợ An Nam thì phóng chép tài lắm, những hình dáng kỳ đến đâu, những kiểu cách lạ đến đâu, họ cũng bắt chước được như hệt cả.

    Học trò ta học rất mau, nhớ cũng rất mau, nhưng chưa chắc đã hiểu thấu đã hóa được những cái người ta dạy mình.

    Một người trí não khô cạn hay là và không được tiêm nhiễm những cái tinh hoa của nòi giống mà thành ra khó cạn đi - một người như thế không thể không thể nào hiểu thấu được cái tinh thần của Tây phương. Có đồng hóa chỉ đồng hóa được cái bề ngoài, chỉ bắt chước được cái hình thức.

    Cái cách đồng hóa dễ dàng thô thiển đó thiết tưởng không phải là cái tính tốt, mà có thể cho là cái tính xấu được. Chưa chắc cái học tiếp thu được dễ dàng như vậy đã làm cho óc được khôn ra, người được chín ra chút nào.

    Đồng hóa một cách cấp tốc, một cách vô độ há chẳng phải là hại hơn lợi?

    (1) tiếp nhận.
    (2) biến cải
    (3) ngón nghề, mánh lới.
    (4) gốc rễ, cơ bản.


    Nguồn: Tạp chí Thể thao & Văn hóa
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định

    "Thói hư tật xấu của người Việt"- Đây là một tiêu đề khá hay nếu như mở ra cuộc tranh luận. Trước đây, nếu động chạm đến mặt trái này, e rằng bị ấn tượng không lợi về tư tưởng rồi.
    Theo tôi, đã là con người thì tất cả mặt tốt, xấu của con người đều có. Một tập hợp con người thì càng có phong phú tính tốt, tính xấu trong phơi bầy thiên hạ. Nếu khái quát người Việt thông minh, cần cù, dũng cảm hoặc ngu dốt lười biếng, hèn nhát thì e rằng khó chính xác(?).
    Nếu thu hẹp lại là tính xấu nổi trội của người Việt có được không? Có lẽ cũng chưa xác đáng. Thu hẹp nữa là tính xấu nổi trội trong một giai đoạn lịch sử, ở một tầng lớp hay quảng đại mọi người, nên chăng? Chưa chắc đã có lí giải đồng nhất.
    Đây là một vấn đề mang tính chất xã hội sẽ là đề tài muôn thuở dễ gây ra nóng gáy đây.
    Những nhận xét của các học giả trên, theo tôi, mang tính áp đặt hoặc bức xúc quá mà phán, chưa hẳn đúng hoàn toàn.
    Đôi lời lạm bàn, xin chớ cười chê.NS.

  3. #3
    lão_xấu_xí
    Guest

    Mặc định

    Không ai chuyên nhất việc gì
    (Tân Việt(*) Mỗi người một việc - Đông Pháp thời báo, năm 1928)
    "thói hư tật xấu" này em nghĩ có lẽ bắt nguồn từ ảnh hưởng nâu đời tư duy của Tàu " một chữ cũng thầy, nửa chữ cũng thầy". Với tinh thần tự mãn như vậy thì ta chỉ cần học (vẹt) nửa chữ ổ đâu đó nà chạy cùng làng khoe khoang ,khuếch khoác được ngay rồi; vẽ vời làm gì "chuyên" này nọ cho mệt xác các dồng chơi ơiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii.
    Last edited by lão_xấu_xí; 27-03-2010 at 10:05 PM.

  4. #4

    Mặc định

    Tính xấu của người Việt ư?Thói hư tật xấu của người Việt ư?Tốt nhất là không nên nói đến ,vì người Việt nói chung là không thích nghe ai nói về điều này!
    Còn để nói về điều này thì nên để cho người nước ngoài đánh giá sẽ khách quan hơn .
    Chu du thiên hạ
    Hãy Tu theo cách của mình!
    Để học rùng mình

  5. #5
    lão_xấu_xí
    Guest

    Mặc định

    Em cũng muốn dược nghe những đánh giá khách quan từ người nước ngoài về những "xấu tật hư thói" của ta. Viêc này nhất định không khó vì bên nách ta luôn nà người anh em dồng chí láng giềng và bầu bạn dời đời đáng tin cậy. Nhưng Khó là ổ chỗ tự ta có (dám) trông thấy cái xấu của chính mình hay không thoiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii iiiiiiii.


    "the eyes can only see what the mind is prepared to comprehend" (em lại xấuxí rồi, tha cho em các dồng chí ơiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện Đi thiếp - Xuống Âm Phủ
    By sutu in forum Đạo Mẫu,Đạo Tứ phủ
    Trả lời: 18
    Bài mới gởi: 27-02-2022, 04:06 PM
  2. Bên Hồ Gươm bàn chuyện Rùa Thiêng
    By Bin571 in forum Truyền thuyết - Giai thoại - Lịch sử VIỆT NAM
    Trả lời: 75
    Bài mới gởi: 14-04-2011, 12:34 PM
  3. chuyện có thiệt, xin mấy bác ý kiến
    By concuaquancong in forum Chuyện Ma, Quỉ
    Trả lời: 13
    Bài mới gởi: 19-11-2009, 01:45 PM
  4. 101 chuyện thiền
    By ansinh in forum Sách Tôn Giáo
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 15-04-2008, 03:59 PM
  5. Những Câu Chuyện Thiền
    By do anh tuan in forum Thiền Tông
    Trả lời: 13
    Bài mới gởi: 05-03-2008, 09:13 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •