“Con người là một tiểu vũ trụ” chỉ tròn nghĩa khi và chỉ khi:
Mọi hiểu biết của bạn (giác) được nhào nặn (chuyển) để tạo ra các giá trị bền vững, trường tồn và vĩnh cửu (trụ).



Giác ngộ

Giác ngộ – minh triết là từ ngữ để chỉ những người có tâm trí sáng suốt, nhìn rõ và hiểu được mọi vấn đề.
Ban đầu là những vấp ngã, hiểu lầm trong việc đánh giá, nhận xét hay lựa chọn các đối tượng. Đó là lớp vỏ ngoài cùng của thông tin.. mỗi lần bóc tách từng lớp vỏ là một lần có kinh nghiệm và bước đến gần bậc thang giác ngộ. Khi bóc hết lớp vỏ bọc bên ngoài, họ nhìn thấy thông tin cuối cùng – đó chính là sự thật hay còn gọi là chân lý.
Tuy nhiên, chữ “giác” () trong “giác quan” hay “giác ngộ” vẫn chỉ là miêu tả sự hiểu, biết, cảm nhận, thu nhận thông tin – có nghĩa là vẫn mang tính bị động. “Giác ngộ” là thứ vớ vẩn khi chẳng thể tạo ra được một giá trị nào mới mẻ.

Chuyển

Sự chuyển hóa hiểu biết, kinh nghiệm (giác) từ bị động sang chủ động là một bước tiến dài. Nó không dừng lại ở mức độ chia sẻ cho tất cả mọi người mà nó còn bao gồm cả công đoạn “nhào nặn các chân lý, sàng lọc chân lý” để tìm ra những chân lý mới mang tính chất “bất khả xâm phạm” và bao trùm lên các chân lý khác.
Con người ta vì quá ngớ ngẩn nên đã bọc cho “chân lý” rất nhiều lớp hiểu biết thừa thãi, mặc dù về bản chất chúng là bất biến và vĩnh cửu. Vậy, bước chuyển hóa này sẽ tạo ra những chân lý rõ ràng, bất khả xâm phạm vì không thể bọc cho nó bất kỳ một loại vỏ bọc nào.. và cũng không thể vẽ bậy lên chúng như con người ta vẫn thường làm. Những chân lý mới này chủ động hiện ra cho mọi người chiêm ngưỡng mà chẳng phải mất công tìm kiếm. Nó chứa các thông tin, kết quả mang tính lựa chọn.. con người chỉ việc lựa chọn và định đoạt bước chuyển hóa của mình.


Trụ

Giá trị bền vững, trường tồn hay vĩnh cửu (trụ) của những “chân lý mới” không phải là vấn đề quan trọng. Mà những “chân lý mới” này sẽ là trụ cột, giá đỡ cho tất cả mọi chân lý đang hiện hữu hay đang bị giam cầm bởi các vỏ bọc bên ngoài.
Một ngày nào đó, Trái Đất chuyển mình.. con người bị hủy diệt thì mọi giá trị đều bị đổ vỡ, chân lý cũng bị hủy diệt theo. Vậy, chân lý nào có thể ngăn cản được được điều đó, chân lý nào có thể làm trụ cột, giá đỡ cho tất cả?!
——————
Kẻ tạo ra “chân lý trụ cột” mới là kẻ đắc đạo!