kết quả từ 1 tới 17 trên 17

Ðề tài: Giáo lý Mùa Chay

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Giáo lý Mùa Chay

    Mùa Chay là mùa sám hối đặc biệt để chuẩn bị mừng lễ Vượt Qua của Đức Kitô. Mùa Chay kéo dài 40 ngày, bắt đầu từ thứ Tư Lễ Tro và kết thúc trước thánh lễ Tiệc Ly chiều ngày thứ Năm Tuần Thánh (ngay khi linh mục chủ tế làm dấu thánh giá)."

    1/ Mùa Chay kéo dài bao nhiêu ngày, bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?

    Mùa Chay là mùa sám hối đặc biệt để chuẩn bị mừng lễ Vượt Qua của Đức Kitô. Mùa Chay kéo dài 40 ngày, bắt đầu từ thứ Tư Lễ Tro và kết thúc trước thánh lễ Tiệc Ly chiều ngày thứ Năm Tuần Thánh.

    2/ Kinh Thánh cho ta biết con số 40 ám chỉ những biến cố lớn nào?

    Con số 40 (ám chỉ) gợi nhớ 40 năm dân Do Thái Vượt Qua trong sa mạc tiến về Đất Hứa (Ds 14,33; 32,13), lụt Hồng Thủy kéo dài 40 đêm ngày (St 7) và cuộc chay tịnh 40 đêm ngày của Chúa Kitô trong rừng vắng trước khi rao giảng ơn cứu độ (Mt 4,2; Lc 4,1-2). Các Giáo Phụ cũng coi thời gian giữ chay tương tự thời gian bốn mươi ngày ông Mô-sê ở trên núi Xi-nai (Xh 34,28), hoặc bốn mươi ngày ông Ê-li-a chạy trốn ở núi Kho-rép (1V 19,8)...

    3/ Mùa Chay có mấy đặc tính?

    Mùa Chay là mùa sám hối đặc biệt để chuẩn bị mừng lễ Vượt Qua của Đức Kitô, và nhất là nhớ lại hoặc dọn mình lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy.

    Mùa Chay còn là mùa chuẩn bị các tín hữu cử hành Mầu Nhiệm Vượt Qua bằng sự nhiệt thành nghe Lời Chúa và chuyên chăm cầu nguyện mỗi ngày.

    4/ Mùa Chay mang ý nghĩa gì?

    Mùa Chay là thời kỳ sám hối, cầu nguyện: Hội Thánh kêu gọi mọi người quay về với Chúa, thanh tẩy tâm hồn, từ bỏ các tật xấu, hy sinh hãm mình và làm việc bác ái.

    Mùa Chay cũng là thời gian huấn luyện đức tin của các Kitô hữu cho thêm vững mạnh, và sâu xa hơn khi nhớ lại Bí tích Rửa Tội đã lãnh nhận.

    Mùa Chay còn là mùa chuẩn bị cho anh chị em dự tòng đón nhận sự sống thiêng liêng nhờ việc sống tinh thần của Bí tích Rửa Tội.

    5/ Chủ đề Sứ điệp Mùa Chay năm 2012 của Đức Thánh Cha là gì?

    Sứ điệp năm nay có chủ đề “Chúng ta hãy quan tâm đến nhau, để khích lệ nhau sống bác ái và làm việc lành” (Dt 10,24).

    6/ Bốn phương thế Hội Thánh quen dùng trong Mùa Chay là gì?

    Bốn phương thế Hội Thánh quen dùng trong Mùa Chay là: sám hối, ăn chay hãm mình, cầu nguyện và làm các việc bác ái.

    7/ Sám hối là gì?

    Sám hối là can đảm và khiêm tốn nhìn nhận những lỗi lầm mình đã phạm.

    8/ Việc chay tịnh giúp con người ra sao?

    Qua việc chay tịnh, con người nhìn nhận mình lệ thuộc Thiên Chúa, vì chính lúc không sử dụng lương thực Chúa ban, con người mới cảm nghiệm được tính cách bấp bênh của sức lực mình. Hơn nữa, ăn chay là muốn bày tỏ cùng Thiên Chúa rằng: Nếu không có Người, chúng ta không thể làm gì được; và qua việc thực lòng nhìn nhận tính cách hư vô của mình, con người khẩn cầu Chúa tha thứ.

    9/ Theo luật Hội Thánh, đến tuổi nào thì buộc phải giữ chay và kiêng thịt?

    Theo luật Hội Thánh, mọi người từ tuổi thành niên (tức là 18 tuổi trọn; GL 97) cho đến khi bắt đầu 60 tuổi thì buộc phải giữ chay (GL 1252 ). Còn luật kiêng thịt buộc những người từ 14 tuổi trọn trở lên.

    10/ Giáo Hội buộc ta phải giữ chay và kiêng thịt vào những ngày nào?

    Giáo Hội buộc ta phải giữ chay và kiêng thịt vào hai ngày thứ Tư Lễ Tro và ngày thứ Sáu Tuần Thánh (x. GL 1251). Việc chay tịnh của Hội Thánh vào hai ngày này nói lên ý muốn đền tội và từ bỏ tội lỗi và đó cũng là một sự chuẩn bị để mừng lễ Phục Sinh.

    11/ Phụng vụ ngày thứ Tư Lễ Tro gợi lên cho tín hữu những gì?

    Phụng vụ ngày thứ Tư Lễ Tro gợi lên cho tín hữu ý thức về thân phận thụ tạo tội lỗi của mình. Khi nhận tro rắc lên đầu, tín hữu được nhắc nhớ: "hãy nhớ mình là tro bụi và sẽ trở về bụi tro".

    12/ Tại sao Chúa nhật thứ VI Mùa Chay được gọi là Chúa nhật Lễ Lá?

    Chúa nhật bắt đầu Tuần Thánh gọi là Chúa nhật Lễ Lá, vì có cuộc kiệu lá để kỷ niệm việc Chúa Giêsu long trọng tiến vào thành thánh Giê-ru-sa-lem để hoàn tất Mầu Nhiệm Vượt Qua của Người. Tục lệ này khởi đầu tại Giê-ru-sa-lem vào cuối thế kỷ thứ IV.

    13/ Nghi thức làm phép lá và rước lá nhắc nhở chúng ta điều gì?

    Nghi thức làm phép lá và rước lá nêu cao vương quyền của Đức Kitô, đồng thời để giúp chúng ta sống lại cảnh tượng Chúa Kitô khải hoàn tiến vào Giê-ru-sa-lem. Người muốn tỏ uy quyền và vinh quang của Người để chúng ta bền vững, tin tưởng và trung thành với Người.

    14/ Tuần Thánh là gì?

    Tuần Thánh là tuần lễ chủ yếu của năm Phụng vụ, bắt đầu từ Chúa nhật Lễ Lá đến Chúa nhật Phục Sinh.

    15/ Trong tuần Thánh, Giáo Hội cử hành những cuộc tưởng niệm nào?

    Trong Tuần Thánh, Giáo Hội cử hành cách đặc biệt hơn các biến cố trong những ngày cuối cùng của Chúa Giêsu, tức là cuộc khổ nạn, cái chết và sự Phục Sinh của Người. Trong tuần lễ này, Tam Nhật Vượt Qua là những ngày quan trọng nhất.

    16/ Hằng năm, người Do Thái mừng lễ Vượt Qua để làm gì?

    Hằng năm người Do Thái mừng lễ Vượt Qua để tưởng nhớ lại biến cố Vượt Qua Biển Đỏ mà ngợi khen, cảm tạ Thiên Chúa đã yêu thương giải thoát họ khỏi cảnh nô lệ Ai Cập, và nhắc nhở họ phải sống xứng đáng là dân riêng của Chúa.

    17/ Hội Thánh cử hành Tam Nhật Vượt Qua với mục đích nào?

    Hội Thánh cử hành Tam Nhật Vượt Qua để cho ta thấy trước và sống trước những thực tại của ngày cánh chung, ngày mà Chúa Kitô sẽ tập hợp tất cả chúng ta lại trong Nước của Cha Người. Mầu nhiệm Thương Khó và Phục Sinh của Chúa Giêsu đã khơi mào và bảo đảm cho ta được hưởng ngày hồng phúc ấy. Hơn nữa, Hội Thánh dùng Tam Nhật Vượt Qua để đón nhận những con cái mới được sinh ra trong ân sủng, để giao hòa những hối nhân và canh tân đời sống những người đã được thanh tẩy.

    18/ Tam Nhật Vượt Qua có ý nghĩa gì đối với Kitô hữu?

    Tham dự Tam Nhật Vượt Qua, tín hữu được sống với Đức Kitô trong bữa Tiệc Ly, theo Người lên Núi Sọ, bước vào chốn an nghỉ của Người và chiêm ngắm Người Phục Sinh vinh hiển.

    19/ Tại sao Tam Nhật Vượt Qua lại là trung tâm điểm của Phụng vụ Kitô giáo?

    Tam Nhật Vượt Qua là trung tâm điểm của Phụng vụ Kitô giáo, bởi vì tất cả nền Phụng vụ của Hội Thánh đều phát xuất từ mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô: khổ nạn, chịu chết và phục sinh. Ngày Chúa Phục Sinh là ngày lễ Mẹ của mọi ngày Chúa nhật trong năm; Thánh Lễ nào cũng đều tưởng niệm và tái diễn công cuộc Vượt Qua của Đức Kitô.

    20/ Trong ngày thứ Năm Tuần Thánh, Hội Thánh cử hành những nghi thức long trọng nào?

    · Thánh Lễ Truyền Dầu được cử hành vào ban sáng do Đức Giám mục Giáo phận chủ tế cùng với Linh mục đoàn để làm phép dầu Bệnh Nhân, dầu Dự Tòng và để thánh hiến Dầu Thánh.
    · Thánh lễ tưởng niệm bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu được cử hành ban chiều để nhắc nhớ việc Chúa Giêsu thiết lập Bí tích Thánh Thể. Thánh lễ này khai mạc Tam Nhật Vượt Qua.

    21/ Phụng vụ chiều thứ Năm Tuần Thánh, Giáo Hội tưởng niệm những biến cố gì?

    Trước hết là tưởng niệm bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu, việc Ngài thiết lập Bí tích Thánh Thể và chức Linh mục, cũng như nghi thức rửa chân, biểu tượng tình yêu phục vụ của Đức Kitô.

    22/ Khi cử hành nghi thức rửa chân, Giáo Hội muốn nhắc nhở chúng ta điều gì?

    Chính vì yêu thương mà Chúa Giêsu đã hạ mình xuống rửa chân cho các môn đệ, như đầy tớ rửa chân cho chủ. Qua nghi thức này, Giáo Hội muốn nhắc nhở chúng ta phải noi gương Đức Kitô trong tinh thần phục vụ: "Phục vụ vì yêu thương".

    23/ Kinh Thánh cho ta biết tâm trạng của Chúa Giêsu trong vườn Ghết-xê-ma-ni thế nào?

    Trong vườn Ghết-sê-ma-ni, Chúa Giêsu cảm thấy sợ sệt, buồn rầu và xao xuyến. Người đã xin Chúa Cha cho khỏi qua giờ đau khổ, khỏi phải uống chén đắng này. Tuy nhiên, dầu sợ hãi, Người cũng sẵn sàng chết, nếu đó là Thánh ý Chúa Cha: "nhưng xin đừng theo ý Con, mà xin theo ý Cha".

    24/ Chén đắng mà Chúa Giêsu xin Chúa Cha cho Ngài khỏi uống ám chỉ điều gì?

    Chén đắng ở đây ám chỉ những thử thách và những đau khổ mà Đức Giêsu sắp phải chịu. Đó chính là cuộc thương khó của Ngài.

    25/ Trọng tâm của việc cử hành chiều ngày thứ Sáu Tuần Thánh là gì? Tại sao?

    Trọng tâm của việc cử hành chiều thứ Sáu Tuần Thánh là nghi thức suy tôn và kính thờ Thánh Giá, vì nhờ Thánh Giá mà ơn cứu độ được ban cho chúng ta.

    26/ Trên Thập Giá, Đức Giêsu đã nói những lời nào?

    · Lời thứ nhất: Đức Giêsu cầu nguyện với Chúa Cha xin Người tha cho những kẻ làm khổ mình: "Lạy Cha xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm" (Lc 23, 34);
    · Lời thứ hai: Đức Giêsu chấp nhận lời xin của tên trộm bị đóng đanh cùng: "Tôi bảo thật anh, hôm nay anh sẽ được ở với Tôi trên Thiên Đàng" (Lc, 23, 43);
    · Lời thứ ba: Đức Giêsu trao gửi Thánh Gioan cho Đức Mẹ: "Thưa Bà, đây là Con Bà" (Ga 19,26);
    · Lời thứ bốn: Đức Giêsu trao gửi Đức Mẹ cho Thánh Gioan: "Đây là Mẹ của anh" (Ga 19,27);
    · Lời thứ năm: Đức Giêsu than thở với Chúa Cha: "Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của Con, sao Ngài bỏ rơi Con!" (Mt 27, 46);
    · Lời thứ sau: Đức Giêsu phó thác linh hồn cho Chúa Cha: "Lạy Cha, Con xin phó thác linh hồn Con trong tay Cha" (Lc 23, 46);
    · Lời thứ bảy: Đức Giêsu kêu khát và sau khi uống chút giấm chua, Đức Giêsu nói: "Thế là mọi sự đã hoàn tất". Rồi Người tắt thở. (Ga 19, 30).

    27/ Khi chết trên Thập Giá, Đức Kitô muốn nói với chúng ta điều gì?

    Đức Kitô muốn nói rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta vô cùng: "Không có tình yêu nào lớn lao cho bằng tình yêu của người dám hy sinh mạng sống mình vì người mình yêu" (Ga 15, 13).

    28/ Tại sao gọi tình yêu của Thiên Chúa là tình yêu cứu chuộc?

    Chúng ta gọi tình yêu của Thiên Chúa là tình yêu cứu chuộc vì qua hy lễ của Đức Kitô, tình yêu Thiên Chúa giải thoát loài người khỏi ách nô lệ tội lỗi và sự chết. (Rm 5, 8).

    29/ Khi chiêm ngắm Chúa Giêsu chết trên Thập Giá, chúng ta phải có những thái độ nào?

    · Suy tôn: vì Chúa đã chiến thắng sự chết;
    · Cảm phục: vì Chúa đã hy sinh chịu chết;
    · Cảm mến: vì Chúa đã dùng cái chết để tỏ lòng yêu thương ta;
    · Tri ân: vì Chúa đã chịu chết để chuộc tội cho ta;
    · Ngưỡng mộ: vì Chúa muốn chúng ta noi theo Người: "Ai muốn theo Ta, thì hãy bỏ mình và vác thập giá mình mà theo";

    Vì thế, chúng ta giục lòng ăn năn tội và quyết tâm sống mỗi ngày đẹp lòng Chúa hơn.

    30/ Ngày thứ Bảy Tuần Thánh, Giáo Hội muốn chúng ta làm gì?

    Ngày thứ Bảy Tuần Thánh, Giáo Hội mời gọi chúng ta cùng với Mẹ Maria cầu nguyện bên Mồ Chúa, cùng Người suy ngắm các đau khổ, cái chết và việc mai táng của Chúa Giêsu trong niềm hy vọng và tin tưởng.

    31/ Trên hình Thánh Giá ở cây nến Phục Sinh, Linh mục ghim năm hạt hợp hương mang ý nghĩa gì?

    Trên hình Thánh Giá ở cây nến Phục Sinh, năm hạt hợp hương chính là biểu tuợng năm dấu đanh của Chúa Giêsu (dấu đanh trên cổ tay trái, dấu đanh trên cổ tay hữu, dấu đanh trên cổ chân trái, dấu đanh trên cổ chân phải, và dấu đanh bên cạnh sườn của Chúa Giêsu).

    32/ Dấu Thánh Giá mang ý nghĩa gì?

    Thánh Giá là dấu chỉ của sự cứu độ. Khi làm dấu Thánh giá, chúng ta nhận biết mình thuộc về Chúa Kitô và bày tỏ niềm tin vào Chúa Kitô, Đấng đã chết trên Thánh giá để cứu chuộc chúng ta.

  2. #2
    Lục Đẳng Avatar của kiếp mù lòa
    Gia nhập
    Oct 2010
    Nơi cư ngụ
    hoa quả sơn
    Bài gởi
    21,931

    Mặc định

    ai trên 18t rồi thì ăn chay sám hối thôi mọi người ơi,tiền dư thừa từ mùa chay để giúp người nghèo
    haiz...........................

  3. #3

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi kiếp mù lòa Xem Bài Gởi
    ai trên 18t rồi thì ăn chay sám hối thôi mọi người ơi,tiền dư thừa từ mùa chay để giúp người nghèo
    Hội Thánh quy định ai đã đủ 15 tuổi thì ăn kiêng
    Ai đủ 18 tuổi thì ăn chay hay kiêng ăn(nhịn ăn).
    Kỳ này quyết tâm sau tháng chay sẽ giảm ký từ 5kg cho đến 7kg wellcome1

  4. #4
    Lục Đẳng Avatar của kiếp mù lòa
    Gia nhập
    Oct 2010
    Nơi cư ngụ
    hoa quả sơn
    Bài gởi
    21,931

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi christan14 Xem Bài Gởi
    Hội Thánh quy định ai đã đủ 15 tuổi thì ăn kiêng
    Ai đủ 18 tuổi thì ăn chay hay kiêng ăn(nhịn ăn).
    Kỳ này quyết tâm sau tháng chay sẽ giảm ký từ 5kg cho đến 7kg wellcome1
    chắc mấy tháng này mấy tay tập tạ người CG mộ đạo buồn lắm đây
    haiz...........................

  5. #5

    Mặc định

    Cảm ơn Christan đã up bài.
    Thật bổ ích cho ng CG
    Đó là kiến thức phổ thông nhưng k mấy ng CG biết cho thấu đáo

  6. #6

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi abbachaoi Xem Bài Gởi
    Cảm ơn Christan đã up bài.
    Thật bổ ích cho ng CG
    Đó là kiến thức phổ thông nhưng k mấy ng CG biết cho thấu đáo
    You are welcome!

  7. #7

    Mặc định

    Bài giảng Thứ 4 Lễ Tro của Linh Mục Lê Quang Uy, Dòng CCT SG:
    http://www.trungtammucvudcct.com/web...ine.php?id=958

  8. #8

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi christan14 Xem Bài Gởi
    26/ Trên Thập Giá, Đức Giêsu đã nói những lời nào?

    · Lời thứ nhất: Đức Giêsu cầu nguyện với Chúa Cha xin Người tha cho những kẻ làm khổ mình: "Lạy Cha xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm" (Lc 23, 34);
    · Lời thứ hai: Đức Giêsu chấp nhận lời xin của tên trộm bị đóng đanh cùng: "Tôi bảo thật anh, hôm nay anh sẽ được ở với Tôi trên Thiên Đàng" (Lc, 23, 43);
    · Lời thứ ba: Đức Giêsu trao gửi Thánh Gioan cho Đức Mẹ: "Thưa Bà, đây là Con Bà" (Ga 19,26);
    · Lời thứ bốn: Đức Giêsu trao gửi Đức Mẹ cho Thánh Gioan: "Đây là Mẹ của anh" (Ga 19,27);
    · Lời thứ năm: Đức Giêsu than thở với Chúa Cha: "Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của Con, sao Ngài bỏ rơi Con!" (Mt 27, 46);
    · Lời thứ sau: Đức Giêsu phó thác linh hồn cho Chúa Cha: "Lạy Cha, Con xin phó thác linh hồn Con trong tay Cha" (Lc 23, 46);
    · Lời thứ bảy: Đức Giêsu kêu khát và sau khi uống chút giấm chua, Đức Giêsu nói: "Thế là mọi sự đã hoàn tất". Rồi Người tắt thở. (Ga 19, 30).
    Cái này thực ra còn thiếu một lời nữa:
    .Lời thứ tám: "Ta khát"(Gioan 19,28). ("Chúa khát khao phần rỗi của con người")
    Còn lời thứ ba và lời thứ bốn nhập lại một, nội dung là việc trao phó Đức Mẹ cho thánh Gioan(đại diện cho Hội Thánh), để nhờ Đức Mẹ chăm sóc cho Hội Thánh thuở ban đầu.

  9. #9

    Mặc định

    CHRISTAN14 cho mình ké với nha, hjj. God bless you!

    Ăn chay cách nào mới đẹp lòng Thiên Chúa?
    http://svhatlacdao.net/showthread.ph...AAn-Ch%C3%BAa?

    maianh
    02-07-2012, 06:31 PM

    1. Ăn chay trong đời sống tâm linh và tôn giáo

    Bất kỳ tôn giáo nào cũng đề cao việc ăn chay và cầu nguyện, vì ăn chay và cầu nguyện có nhiều tác dụng tốt đẹp về mặt tâm linh.

    a. Trước hết, ăn chay - thường đi đôi với hãm mình - là để tỏ lòng thống hối và đền tội, làm hoà với Thiên Chúa, quyết tâm trở về với đường ngay nẻo chính, với công lý và tình thương. Câu chuyện thành Ninivê là một điển hình (x. Gn 3,1-10). Đây là một thành phố tội lỗi, Thiên Chúa dự định trừng phạt bằng cách phá huỷ thành. Dân thành biết vậy nên đồng lòng ăn chay và quyết tâm thống hối. Vì thế, Thiên Chúa đã từ bỏ dự định phá huỷ thành ấy.

    b. Ăn chay - phối hợp với những việc thực thi công bình và bác ái - là một cách thể hiện lòng yêu mến Thiên Chúa và tha nhân, muốn chia sẻ những nỗi thống khổ mà Đức Giêsu hay người nghèo, người bị áp bức phải chịu. Đây là một việc làm rất đẹp lòng Thiên Chúa. Người ăn chay nên dùng tiền tiết kiệm được do việc ăn chay để thực hành đức ái: giúp đỡ người nghèo túng, ủng hộ những việc làm từ thiện, những công trình cải thiện xã hội hoặc Giáo Hội…

    c. Ăn chay - phối hợp với cầu nguyện, tĩnh tâm, chiêm niệm - để có một sức mạnh tâm linh. Khi ăn chay, ta phải chống lại sự đòi hỏi của bản năng thèm ăn, nhờ đó sự tự chủ lên cao, sức mạnh tâm linh cũng tăng lên. Ăn chay cũng lôi kéo ơn Chúa và sức mạnh thần linh xuống trên ta. Nhờ đó ta có thể thực hiện những việc làm hay những tiến bộ về tâm linh. Điều đó được Đức Giêsu đề cập đến qua câu nói: «Giống quỷ này không chịu ra, nếu người ta không ăn chay cầu nguyện» (Mt 17,21). Vì để trừ quỉ, cần có một sức mạnh tâm linh rất cao, tức sự thánh thiện, và để đạt được sức mạnh ấy, ăn chay cầu nguyện là một phương cách hữu hiệu.

    Chính Đức Giêsu đã ăn chay 40 đêm ngày trước khi bắt đầu cuộc đời công khai của mình. Đó là một mẫu gương cho ta: khi bắt đầu thực hiện hay quyết định một việc gì quan trọng về tâm linh, ta nên ăn chay và cầu nguyện để được nhiều ơn Chúa hầu quyết định sáng suốt và thực hiện công việc có hiệu quả.

    2. Tinh thần chay tịnh

    Cốt yếu của việc ăn chay không hệ tại việc nhịn ăn, kiêng ăn hay ăn ít đi, mà hệ tại tinh thần mà việc ăn chay muốn biểu lộ. Ăn chay chỉ là một hình thức cụ thể để biểu lộ tâm tình bên trong: thống hối, muốn đền tội, quyết tâm trở về với Thiên Chúa, hay muốn thể hiện tinh thần bác ái, thông cảm với những người đau khổ, hay muốn tăng cường sức mạnh tâm linh… Nếu không có những tâm tình bên trong ấy làm nội dung, thì việc ăn chay chỉ là một hình thức trống rỗng, không có giá trị trước mặt Thiên Chúa. Ngôn sứ Giêrêmia cho biết Thiên Chúa không đoái hoài đến việc ăn chay theo kiểu thuần hình thức ấy: «Chúng có ăn chay, cầu khẩn, Ta cũng chẳng thèm nghe tiếng; có dâng lễ toàn thiêu và lễ phẩm, Ta cũng chẳng tỏ lòng xót thương» (Gr 14,12).

    Như vậy ăn chay cốt yếu là một việc làm trong nội tâm, không ai thấy được hơn là việc thể hiện ra bên ngoài ai cũng thấy được. Điều này phù hợp với lời khuyên của Đức Giêsu trong bài Tin Mừng hôm nay: «Khi ăn chay, hãy rửa mặt cho sạch, chải đầu cho thơm, để không ai thấy là anh ăn chay ngoại trừ Cha của anh». Ngôn sứ Giôen trong bài đọc 1 hôm nay cũng nhấn mạnh cái cốt tuỷ bên trong của việc chay tịnh: «Đừng xé áo, nhưng hãy xé lòng. Hãy trở về cùng Đức Chúa là Thiên Chúa của anh em» (Ge 2,13). Điều quan trọng là trở về với Thiên Chúa hơn là ăn chay bên ngoài.

    Ngôn sứ Isaia lại nhấn mạnh đến cốt lõi của việc ăn chay là tinh thần yêu thương và tôn trọng công lý, chứ không phải là hình thức khổ chế bên ngoài: «Này, ngày ăn chay, các ngươi vẫn lo kiếm lợi, vẫn áp bức mọi kẻ làm công cho mình. Này, các ngươi ăn chay để mà đôi co cãi vã, để nắm tay đánh đấm thật bạo tàn. Chính ngày các ngươi muốn ăn chay để tiếng các ngươi kêu thấu trời cao thẳm, thì các ngươi lại ăn chay không đúng cách. Phải chăng đó là cách ăn chay mà Ta ưa chuộng trong ngày con người phải thực hành khổ chế? Cúi rạp đầu như cây sậy cây lau, nằm trên vải thô và tro bụi, phải chăng như thế mà gọi là ăn chay trong ngày các ngươi muốn đẹp lòng Đức Chúa? Cách ăn chay mà Ta ưa thích chẳng phải là thế này sao: mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc, trả tự do cho người bị áp bức, đập tan mọi gông cùm? Chẳng phải là chia cơm cho người đói, rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ; thấy ai mình trần thì cho áo che thân, không ngoảnh mặt làm ngơ trước người anh em cốt nhục?» (Is 58,3-7). Như vậy, ăn chay bằng những việc làm bác ái, bằng việc lên tiếng cho công lý, để đập tan những bất công, để bênh vực kẻ nghèo khổ, sống ngoài lề xã hội, những kẻ bị áp bức, thì thực tế và đẹp lòng Thiên Chúa hơn là việc nhịn ăn một cách hình thức.

    Nói như thế không có nghĩa là không cần ăn chay mà chỉ cần đối xử với nhau cho có tình nghĩa, hay chỉ cần thực hiện công lý và bác ái thôi. Thiên Chúa muốn rằng «các điều này vẫn cứ phải làm, mà các điều kia thì không được bỏ» (Mt 23,23). Vì hình thức và nội dung phải đi đôi với nhau: hình thức đòi buộc phải có nội dung, nhưng nội dung cũng đòi hỏi phải có hình thức. Vì thế, khi ăn chay, chúng ta vừa nhịn ăn hoặc ăn ít để thực hiện mặt hình thức, mà vừa phải có những tâm tình thâm sâu bên trong, được thể hiện cụ thể bằng việc thực thi công bằng và bác ái để thực hiện mặt nội dung. Tuy nhiên, ta cần biết là tâm tình thâm sâu bên trong làm cho hình thức thể hiện bên ngoài có giá trị. Nếu chỉ có hình thức bên ngoài, thì hình thức đó hoàn toàn vô giá trị.

    3. Ăn chay và cầu nguyện một mình với Thiên Chúa

    Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu nhấn mạnh đến sự kín đáo khi ăn chay và cầu nguyện. Ăn chay và cầu nguyện là những hành vi đối thoại với Thiên Chúa, vì thế, nó cần được thực hiện một cách riêng tư, trong thầm lặng với Ngài. Nó củng cố tình thân hay sự thân mật giữa ta với Thiên Chúa. Thật ngược đời và quái dị nếu sự thân mật riêng tư giữa vợ chồng hay bạn bè với nhau lại được phơi bày ra trước mặt mọi người. Cũng vậy, sự thân mật riêng tư giữa ta với Thiên Chúa thì chỉ nên giữa Thiên Chúa với ta biết với nhau, không nên cố ý thực hiện trước công chúng để ai cũng biết. Cố ý ăn chay và cầu nguyện trước mặt mọi người thì đó không còn là sự đối thoại thật sự với Thiên Chúa nữa, mà nó đã bị biến chất thành một hành vi đóng kịch. Như thế có khác gì hai người hôn nhau để người khác chụp hình.

    Càng muốn cho mọi người thấy tình yêu riêng tư của mình thì tình yêu ấy chỉ là «tình yêu biểu diễn», «có vẻ yêu thương», mang nặng tính hình thức và giả dối, chứ không phải tình yêu đích thực. Chỉ những người đạo đức giả mới thích biểu diễn việc ăn chay và cầu nguyện của mình trước mặt người khác. Trái với tinh thần giả hình ấy, Đức Giêsu khuyên ta nên cố ý dấu không cho người khác biết mình ăn chay, thậm chí nên đánh lạc hướng để người khác không thể đoán ra hay nghi ngờ mình ăn chay: «Khi ăn chay, nên rửa mặt cho sạch, chải đầu cho thơm, để không ai thấy là anh ăn chay ngoại trừ Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo.

  10. #10

    Mặc định

    hình thức ăn chay ngày nay

    buổi sáng ăn lếu láo một chút ,
    buổi trưa ngồi ăn rồi uống rượu đến 2h mới đứng lên , lúc này thì đã ăn No trợn mắt lên rồi ,
    Buổi chiều, nhìn cổ & mép vẫn còn bóng nhẫy dầu mỡ , thế mà đã chuẩn bị bữa tối rồi , rồi 6h dọn cơm ra ăn , làm vài xị rượu với mấy người bạn đến 9-10h tàn tiệc , thế là xong 1 ngày chay
    Ôi ! , cái thời đại ngày một năm ăn chay có 2 ngày mà người ta gỡ gạc từng giờ từng phút để bù lỗ cho ngày này , thật là đau lòng quá đi ,
    Đi lễ thì so sánh nhà thờ A làm mau hơn nhà Thờ B 2 phút . thế mà người ta ngồi quán càphê hàng giờ thì không sao , Ái da! thật đau lòng quá đí ấy mà ,

  11. #11
    Lục Đẳng Avatar của kiếp mù lòa
    Gia nhập
    Oct 2010
    Nơi cư ngụ
    hoa quả sơn
    Bài gởi
    21,931

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi supperqeen Xem Bài Gởi
    hình thức ăn chay ngày nay

    buổi sáng ăn lếu láo một chút ,
    buổi trưa ngồi ăn rồi uống rượu đến 2h mới đứng lên , lúc này thì đã ăn No trợn mắt lên rồi ,
    Buổi chiều, nhìn cổ & mép vẫn còn bóng nhẫy dầu mỡ , thế mà đã chuẩn bị bữa tối rồi , rồi 6h dọn cơm ra ăn , làm vài xị rượu với mấy người bạn đến 9-10h tàn tiệc , thế là xong 1 ngày chay
    Ôi ! , cái thời đại ngày một năm ăn chay có 2 ngày mà người ta gỡ gạc từng giờ từng phút để bù lỗ cho ngày này , thật là đau lòng quá đi ,
    Đi lễ thì so sánh nhà thờ A làm mau hơn nhà Thờ B 2 phút . thế mà người ta ngồi quán càphê hàng giờ thì không sao , Ái da! thật đau lòng quá đí ấy mà ,
    ngay cả chính bạn bè mình chỉ kiêng thịt thôi chứ uống ruộu lai rai,...
    mình cũng vừa mới uống 2 xị với 1 chén heo quay về,hức
    haiz...........................

  12. #12

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi supperqeen Xem Bài Gởi
    hình thức ăn chay ngày nay

    buổi sáng ăn lếu láo một chút ,
    buổi trưa ngồi ăn rồi uống rượu đến 2h mới đứng lên , lúc này thì đã ăn No trợn mắt lên rồi ,
    Buổi chiều, nhìn cổ & mép vẫn còn bóng nhẫy dầu mỡ , thế mà đã chuẩn bị bữa tối rồi , rồi 6h dọn cơm ra ăn , làm vài xị rượu với mấy người bạn đến 9-10h tàn tiệc , thế là xong 1 ngày chay
    Ôi ! , cái thời đại ngày một năm ăn chay có 2 ngày mà người ta gỡ gạc từng giờ từng phút để bù lỗ cho ngày này , thật là đau lòng quá đi ,
    Đi lễ thì so sánh nhà thờ A làm mau hơn nhà Thờ B 2 phút . thế mà người ta ngồi quán càphê hàng giờ thì không sao , Ái da! thật đau lòng quá đí ấy mà ,
    Ôi! đạo "gốc"!
    "Con sâu làm rầu nồi canh"

  13. #13
    Lục Đẳng Avatar của kiếp mù lòa
    Gia nhập
    Oct 2010
    Nơi cư ngụ
    hoa quả sơn
    Bài gởi
    21,931

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi abbachaoi Xem Bài Gởi
    Ôi! đạo "gốc"!
    "Con sâu làm rầu nồi canh"
    ngày lễ tro ngay cả thuốc lá e cũng kiêng nốt,đến ngày hôm qua mới sinh tật thèm rượu thịt
    haiz...........................

  14. #14

    Mặc định

    thì ra ku cũng biết "hít khói" à? Nhìn mặt rõ baby ngoan hiền. hic hic

  15. #15
    Lục Đẳng Avatar của kiếp mù lòa
    Gia nhập
    Oct 2010
    Nơi cư ngụ
    hoa quả sơn
    Bài gởi
    21,931

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi abbachaoi Xem Bài Gởi
    thì ra ku cũng biết "hít khói" à? Nhìn mặt rõ baby ngoan hiền. hic hic
    hê hê lớp 6 bị mấy anh lớp 9 và xã hội bày đủ thứ
    haiz...........................

  16. #16

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi kiếp mù lòa Xem Bài Gởi
    hê hê lớp 6 bị mấy anh lớp 9 và xã hội bày đủ thứ
    Kiếp mù lòa năm nay vào mùa chay quyết bỏ thuốc nhé. tớ cũng đang dự kiến bắt đầu mùa chay bỏ được một cái gì đó. hihi
    Mt5:37 Hễ "có" thì phải nói "có", "không" thì phải nói "không". Thêm thắt điều gì là do ác quỷ.

  17. #17

    Mặc định

    Cám ơn đề mục này của bạn.

    YÊU THƯƠNG LÀ DẤU CHỈ ANH EM CON
    VÂNG LỜI LÀ DẤU CHỈ CON CỦA CHA

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. KHOA HỌC VÀ ĐỨC TIN
    By satyaa in forum Đạo Thiên Chúa
    Trả lời: 61
    Bài mới gởi: 01-04-2012, 09:35 PM
  2. Tôi muốn làm Linh mục
    By hoi tho in forum Đạo Thiên Chúa
    Trả lời: 96
    Bài mới gởi: 25-06-2011, 11:26 PM
  3. Lý tưởng Bồ Tát trong Giáo Lý Phật Giáo Nguyên Thủy
    By delightdhamma in forum PHẬT GIÁO nguyên thủy
    Trả lời: 32
    Bài mới gởi: 27-05-2011, 01:43 AM
  4. Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 03-05-2011, 10:36 PM
  5. đức Phật và tương lai phật giáo
    By phúc minh in forum Đạo Phật
    Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 08-04-2011, 06:47 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •