Xin chào mọi người trong diễn đàn.

Cháu là nam, năm nay 20 tuổi dương, nhưng tuổi âm là 22 (lịch dương là 2/1/1992). Trước hết cho phép cháu xin lỗi vì những từ ngữ xưng hô chưa được chính xác, vì cháu mới bắt đầu tiếp cận với đạo Phật nên không dám dùng những từ ngữ thuộc về phật giáo sợ có gì nhầm lẫn.

Cháu xin nói qua về quá trình cháu được làm quen với Phật giáo.

Từ bé tới lớn, mỗi khi hỏi về tôn giáo của nhà, bố mẹ đều nói cháu không có tôn giáo. Cháu hỏi vậy tại sao tết đến vẫn đi chùa cầu phật, bố mẹ bảo đó là làm theo truyền thống. Và cháu vẫn cứ nghĩ như vậy cho tới khi đợt tết vừa rồi, cháu có cơ hội được đi Yên Tử với một gia đình Phật Tử, và được họ cho biết rằng, chính đó là theo đạo Phật rồi. Và từ đó cháu bắt đầu tò mò và muốn tìm hiểu về đạo này.

Một điều khác làm cháu càng muốn tìm hiểu, là vì xóm nhà bạn thân của cháu, 5,6 nhà là hàng xóm mà chơi thân với nhau như ruột thịt. Mỗi lần cháu sang chơi cũng đều thấy họ tổ chức nấu nướng cùng ăn mấy nhà với nhau rất vui vẻ. Mọi người ai cũng thấy tinh thần lúc nào cũng thoải mái, ko lo âu, buồn fiền, và nhất là sống rất tình cảm, mặc dù chỉ là hàng xóm. Đây là điều cháu thấy rất lạ, vì bản thân cháu,do hoàn cảnh mà phải chuyển nhà 1 lần. Cả 2 xóm cháu ở, mọi người có thân tới mấy cũng chỉ dừng ở vài câu thăm hỏi rồi lại ai biết nhà nấy. Chính ngay gia đình cháu cũng ko được êm ấm. Bố mẹ cháu bày tỏ tình thương theo một cách gián tiếp (lo cho ăn, lo cho mặc, lo cho đi học, đưa tiền cho đi chơi) chứ không phải những cử chỉ ôm ấp, những lời nói yêu thương như ở nhà bạn cháu.

Tất cả những điều trên càng làm cháu muốn biết, phải chăng nhờ đạo Phật mà họ được như vậy? Trước đây cháu đã từng được biết tới đạo Tin Lành, đạo Thiên Chúa Giáo. Nhưng bản tính của cháu là 1 người rất thực tế, khoa học. Câu cửa miệng của cháu trước đây là "Không tin vào thần thánh, không tin vào may mắn. Nhưng tin vào số mệnh, việc gì đến sẽ fải đến. Hãy cứ sống hết mình, nếu đã cố hết sức mà việc vẫn ko đc như ý thì hãy thoải mái chấp nhận" Vì vậy, khi đọc kinh thánh, thấy có nói Chúa tạo nên con người, nữ tạo ra từ xương sườn của nam v...v... những điều đó quá siêu nhiên, ko hợp với tư tưởng của cháu nên cháu ko theo.

Nhưng cách đây khoảng 3 tuần, khi cháu đọc những dòng đầu tiên trong sách Bước đầu học Phật (NXB Tôn Giáo -2004; HT. Thích Thanh Từ), cháu thực sự rất thích thú. Những lời dạy của sách đều rất hợp và đúng với bản thân cháu nói riêng, và rất thực tế với cuộc sống nói chung. Từ việc "tốt đẹp tất cả đều tự mình, không có thần thánh nào giúp được cả", cho tới "ko có thần thánh nào tạo nên con người, tất cả có được đều do nhân duyên hợp tan mà ra".... Cả luật nhân quả nữa (Cháu tin vào nhân quả từ trước khi biết tới đạo Phật. Đôi khi cháu vẫn làm những việc mà bạn cháu bảo là thừa thãi, mẹ cháu bảo là hấp, ví như nhặt rác bỏ vào thùng, hay nhường chỗ trên xe buýt, nhưng cháu vẫn cứ làm, vì nghĩ rằng mình làm điều tốt,điều tốt thì cứ làm, sau này ắt sẽ nhận được điều tốt đẹp).

Cháu thấy những lời giảng giải, dạy bảo của Phật đều rất đúng đắn, cả về đạo đức lẫn pháp luật, cả về khoa học lẫn tâm linh. Đây là điểm mà đạo Phật đã thuyết phục được cháu, 1 người rất thực tế và thiên về khoa học hơn là tâm linh, 1 người suy nghĩ rất logic, trước giờ vốn chỉ tin vào bản thân mình.

Tới ngày hôm nay, khi đang ngồi máy tính, chợt nhớ ra bạn cháu (con bạn thân cháu đã nhắc tới ở trên) từng giới thiệu trang này nên cháu liền vào và muốn được giải đáp một số thắc mắc trong quá trình đọc sách. Mong mọi người giải đáp giùm ạ.

- Thứ nhất, khi đọc tới đoạn "MÊ tín, chánh tín", HT. Thích Thanh Từ có chỉ ra thế nào là Mê Tín, thế nào là chánh tín. Ở phần mê tín, thầy có nói đồng cốt là mê tín. Điều này cháu vốn không tin từ trước đó. Nhưng tới Lịch số, sao hạn, coi tay xem tướng,xin xăm bói quẻ, cúng sao xem hướng, đốt giấy tiền vàng mã thầy đều nói là Mê Tín. Vậy tại sao tất cả những điều mê tín ấy đều vẫn đang xảy ra ở các nhà chùa? Hơn nữa theo cháu được biết, phong thủy được coi là 1 môn khoa học có nghiên cứu đàng hoàng, cả coi tướng cũng vậy? Vậy đó có phải là mê tín ko?

- Thứ hai, theo như trong sách, Tam Bảo bao gồm Phật Bảo - là Phật Thích Ca Mâu Ni, Pháp Bảo - là những lời dạy của Phật, và Tăng Bảo - là 5 vị sư đồ của Phật thưở ban đầu. Thầy dạy phải cúng dường Tam Bảo, vậy tại sao cháu đi các chùa thấy người ta thờ nhiều tượng với rất nhiều tên khác nhau thế? Phải tới hàng trăm, hàng nghìn vị.

- Thứ ba, đây là 1 chuyện tế nhị. Cháu hiện đang là du học sinh ở Singapore. Cháu có 1 cậu bạn, cậu ta hay kể chuyện về cô người yêu ở VN. Qua các câu chuyện ấy, cháu thấy rằng có vẻ cô bạn kia đang lợi dụng cậu bạn này để lấy tiền, và cháu nói với cậu bạn ấy như vậy. Cậu bạn kia cũng thấy như thế và đồng ý với ý kiến của cháu. Gần đây cậu ấy có nói Tháng 4 này cậu ấy về nước sẽ chia tay với cô bạn kia. Cháu chợt nhớ đến lời Phật dạy, không nói lời li gián. Liệu như vậy có phải cháu đã vi phạm lời Phật ko? Vì mặc dù cháu có ý muốn tránh cho cậu kia ko bị lợi dụng nữa, nhưng có vẻ cháu đã hấp tấp, vì cháu thậm chí còn không biết cô bạn kia... Nếu là có lỗi, cháu phải thế nào để kịp sửa lỗi này bây giờ ạ?

Trên đây là những điều cháu thắc mắc :"> Xin cảm ơn mọi người đã dành thời gian đọc bài dài tới vậy ạ. Rất mong sẽ được giao lưu nhiều hơn với mọi người trong diễn đàn để được tiếp cận sâu hơn nữa với đạo Phật.