Trang 1 trong 5 12345 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 97

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Offline tại Hà Nội năm 2010

    Hôm nay vào lại mạng và nhận được tin nhắn của một số anh chị em trong diễn đàn về việc offline năm 2010.
    Đợt này định dự kiến offline 2 ngày, thứ 7 và chủ nhật.
    Chương trình dự kiến như sau:
    Ngày 1:
    - 6h00: Tập trung tại Hà Nội, lên xe khởi hành đi Nghệ An.
    - 10h30: Đến đền Cờn - Quỳnh Lưu, Nghệ An. Đoàn vào lễ mẫu Cờn và ông Chín Cờn.
    - 12h00: Ăn trưa tại khu vực đền Cờn.
    - 13h00: Đi đến đền Cuông - thờ vua An Dương Vương. Đoàn vào làm lễ dâng hương cho vua Thục.
    - 14h00: Đoàn đi vào Vinh, tham quan đền Hồng Sơn, chùa Sư Nữ (chùa Cần Linh), đền thờ vua Quang Trung, đền thờ ông Hoàng Mười, chùa Thanh Lương, đền Củi.
    - 18h00: Về khách sạn.
    - 19h00: Ăn tối và tổ chức các chương trình giao lưu.
    - 22h00: Về nghỉ ngơi
    Ngày 2:
    - 7h00: Ăn sáng.
    - 8h00: Trả phòng khách sạn, đoàn đi thăm đền thờ Bác Hồ (Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An)
    - 8h30: Đến Kim Liên, đoàn vào dâng hương.
    - 9h00: Đoàn đi thăm đền Bạch Mã (thờ tướng quân Phan Đà, Thanh Chương, Nghệ An); thăm di tích Phủ Thanh Ngọc (đang xây dựng tại xã Thanh Ngọc, Thanh Chương, Nghệ An).
    - 11h30: Ăn trưa tại Thanh Chương.
    - 12h30: Đoàn đi Đô Lương, thăm đền Quả (thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang).
    - 13h00: Đến đền Quả, đoàn vào làm lễ dâng hương.
    - 14h00: Đoàn bắt đầu đi theo đường Hồ Chí Minh về Hà Nội.
    - 19h30: Đoàn về đến Hà Nội và kết thúc Chương trình.
    Như vậy, trong chuyến đi này đã thực hiện khám phá 3/4 địa danh linh thiêng của đất Nghệ Tĩnh xưa là: Nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã.
    Thời gian cụ thể: chưa dự kiến.
    Kinh phí đóng góp: còn đợi các nhà từ thiện góp rồi mới thông báo chính thức.
    Danh sách người đi: đề nghị anh chị em bắt đầu đăng ký để lập danh sách.
    (Đề nghị ghi rõ họ và tên, điện thoại để liên hệ)

  2. #2
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Sep 2008
    Bài gởi
    317

    Mặc định

    em bình.
    offline lần trước em có bảng danh sách và số điện thoại của những người tham gia,em có thể theo đó nhắn tin cho họ vì có một số người không có vào diễn đàn lên họ có khi không biết,mà ngày giờ em viết trên đây là ngày 1 tháng 2 âm hay là 1 tháng 4 dương.theo như anh được biết thì bây giờ có thể đã có 10 người sẵn sàng tham gia offline....

  3. #3

    Mặc định

    mình đăng ký tham gia nhé, các bạn confirm ngày giờ cụ thể để mình tham dự vì mình đang ở tp. HCM

  4. #4

    Mặc định

    -cái offline này ỡ ngoài hanoi hí,sao cái offline saigon đầu năm kg nghe nói đến,hay saigon thong báo thữ 1chuyến giống như hành quân tiến về hanoi dẹp tan xác lòng hí,kinh phí bao nhieu niêm yến,,nếu thuận buồm gió thì tỗ chức cùng úp lại hí..hay sợ đi xa bị hắc ám xâm nhập nữa,,ayza bay gio là bạn nhau hết rồi,tôi lo tâm linh ..vì trong tâm linh có vợ tôi hí hí hí
    trần gian là 1 chốn nô đùa ta chơi cho đã 4 mùa về 0'''...0937532387 anhhungdenhatngu

  5. #5

    Mặc định

    Nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng”
    Đền Cờn là một trong 4 di tích nổi tiếng của xứ Nghệ, là một di tích văn hoá kiến trúc nghệ thuật, một danh thắng của xứ Nghệ xưa nay, một địa chỉ văn hoá tâm linh nổi tiếng. Ngày 29/01/1993 Bộ Văn hóa - Thông Tin ra quyết định số: 68/QĐ - BVHTT công nhận Đền Cờn là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia.

    Đền Cờn(Nghệ An),
    Đền Cờn là ngôi đền cổ kính nằm cuối giòng Mai Giang bên cửa lạch Càn nên người địa phương còn gọi là Đền Càn. Cửa lạch nầy là ranh giới thiên nhiên giữa hai vùng đất: phía Bắc núi non hiểm trở, phía Nam là đồi cát nhô cao, thỉnh thoảng xen vào một vài ngọn núi thấp trải dài đến lạch Quèn.
    Từ Lộc Thủy thuộc xã Quỳnh Bảng về hướng Bắc khoảng bảy cây số đến tận cùng bãi Ngang sẽ gặp lạch Càn. Qua cửa Càn về phía Bắc là làng Trắp nép mình dưới chân núi Xước bên cạnh núi Voi. Đó là một dãy núi đồi nối dài từ Trường Sơn ra tận bờ biển. Nước nguồn từ dãy Trường Sơn tập trung về vùng rừng núi Văn Lâm rồi chảy qua bến Nghé (xã Quỳnh Thắng), xuôi giòng xuống Hoàng Mai, đi qua làng Trắp và đổ vào lạch Càn, nơi đó cùng với nước sông Mơ lưu chuyển từ lạch Quèn tới để cùng nhau xuôi giòng ra biển. Từ cửa Càn nhìn ra biển, ta có thể thấy hòn Mê ở phía Bắc và hòn Ói ở phía Nam nhô lên giữa biển, cách đất liền không xa. Hòn Mê to hơn hòn Ói."Lịch Triều Hiến Chương Loại Chú" của Phan Huy Chú ghi: cửa Cờn là một trong năm cửa biển vùng phủ Diễn Châu (nay là huyện Đông Thành, Quỳnh Lưu). Trong năm cửa biển này, cửa Cờn được sử sách nhắc nhiều nên được nhiều người biết tiếng; tại cửa biển không những nầy có ngôi đền thờ "Bà chúa" rất danh tiếng, mà còn có nhiều biến cố lịch sử...

    Thế kỷ thứ 13 thời Nhà Trần, Thượng tướng Thái Sư Trần Quang Khải đã đánh nhau tại đây với quân Toa Đô. Cuối đời Nhà Trần (TK 15), tướng Nguyễn Cảnh Di và Đặng Tất lập căn cứ quân sự ở vùng rừng núi Hoàng Mai để chống trả quân Nhà Minh xâm lược. Quân Minh thất bại nặng nề, một số tướng tá bị Phạm Đình Trọng bắt sống. Trong lịch sử, nhiều trận đánh đã diễn ra dưới chân núi Xước hoặc trên giòng Mai Giang, cho nên dân gian mới có câu hò: Quỳnh Lưu chiến địa Mai Giang huyết hồng...Cửa Cờn cũng là nơi dừng chân của các đạo quân Nhà Trần, rồi Nhà Lê, Chúa Trịnh vượt biển đi đánh Chiêm Thành hoặc đi dẹp loạn quân phía nam đất nước... Năm Hồng Đức thứ ba (1471) vua Lê Thánh Tông đánh quân Chiêm chiến thắng trở về. Thuyền rồng đi đến Cửa Biện (Bạng) thuộc Thanh Hóa, bỗng gió thổi mạnh, đành phải trở lại Cửa Cờn. Vua vào đền Cờn dâng lễ tạ thần Tứ Vị. Đêm đó vua nằm ngủ mơ thấy nữ thần phán rằng: "Bất năng tế độ nhân, phản dị hoa nhân". Thức dậy vua cho đó là lời than thở của bậc trung nghĩa, bèn cho lập đàn tế lễ và ban hiệu "Tiết nghĩa – nhất nhũ nhị nương" (một bà mẹ có con và hai người con gái tiết nghĩa). Sách "Đại Nam nhất thống chí" có ghi: Nơi đoàn thuyền của vua bị gió Đông thổi ngược chiều nên phải quay trở lại, nay đổi tên là Đông Hồi, tức là Hồi Châu – Quỳnh Lập ngày nay. Đền Cờn được xây cất vào năm 1235, đời nhà Trần để thờ Đức Thánh Mẫu và Tứ Vị Thánh Nương (nữ thần bảo vệ phù hộ cho những người làm ăn sông nước). Đền Cờn đứng đầu bốn đền nổi tiếng nhất của miền Hoan Diễn: "Nhất Cờn nhì Quả, Bạch Mã, Chiêu Trưng".

    Đền Cờn tọa lạc dưới chân đồi cao phía sau lạch Càn, bên bờ sông Mai uốn khúc.Mênh mông nước biển mây trời, Giòng sông soi bóng đền đài nguy ngaCửa Cờn là chỗ sông Mai tiếp nhận nước sông Mơ từ lạch Quèn chảy tới rồi cùng đi ra biển. Đối diện với đền, bên kia sông Mai, phía Tây là dãy núi Voi như bức tường thành thiên nhiên hùng vĩ. Núi Xước nhấp nhô phía Bắc như con rồng to đang uốn mình trước khi nhào xuống biển. Phía sau đền có hai đồi cát nhô cao giăng dài như hai cánh phượng hoàng muốn cản ngăn sóng biển gió Đông. Theo địa lý – phong thổ thì đền Cờn được xây theo thế đầu chim phượng. Hai "mắt phượng hoàng" là giếng Đò và giếng Đình trên hai ngọn đồi phía sau đền. Đền Cờn từ một miếu nhỏ thờ "Bà chúa" cho đến khi trở thành một ngôi đền thờ Tứ Vị đã qua biết bao đổi thay. Sự hiện hữu của cái miếu nhỏ đầu tiên được thêu dệt bằng một câu chuyện huyền thoại: Một nàng công chúa bên Tàu, vì thất tình hay vì oan ức, nhảy xuống biển tự tử. Nhưng Trời Phật công minh đã biến nàng thành khúc gỗ trôi dạt vào lạch Cờn. Dân làng Kẻ Càn trông thấy khúc gỗ, nhưng coi thường, trẻ em dùng làm phao để bơi lội chơi đùa trên sông. Sau một thời gian, khúc gỗ ấy theo nước thủy triều trôi ra biển, rồi bềnh bồng trôi dạt đến vùng biển núi Qui Lĩnh (hòn Ói) thuộc làng Phú Đa (Phú Lương). Có người đưa khúc gỗ về nhà để bửa ra làm củi. Khi lát dao đầu tiên chạm vào khúc gỗ, người đó hoảng hồn vì thấy máu từ khúc gỗ chảy ra. Tin đồn về chuyện lạ loan nhanh khắp làng. Dân Phú Đa lập miếu thờ khúc gỗ thần. Từ đó cả làng làm ăn phát đạt, cá mú được nhiều, bình an giàu có. Dân làng Kẻ Càn nghe biết chuyện đó rất hối tiếc, bèn lập kế lấy lại khúc gỗ thần. Một đêm, dân làng Kẻ Càn chia làm hai nhóm, đường thủy và đường bộ cùng xuống Phú Đa đánh cướp gỗ thần để đưa về thờ. Khi cướp được khúc gỗ đưa về tới cửa Ngâm thì dân Phú Đa đuổi kịp. Hai bên tranh cãi dành nhau khúc gỗ. Dân Phú Đa thắng cuộc. Họ đem khúc gỗ trở về miếu thờ. Dùng bạo lực bất thành, dân Kẻ Càn làm đơn khiếu nại lên triều đình. Vua Trần Nhân Tông sai quan đại thần đến tận nơi xét xử. Sau khi nghe đôi bên biện bạch, quan lớn phán: Mỗi làng một hương, đốt thấy khác thường thì cho thắng kiện! Làng Kẻ Càn thắng kiện. Họ bèn lập miếu thờ Bà chúa tại cồn Quạ, vì thế dân địa phương cũng thường gọi là Đền Quạ; sau nầy đổi là Cần Miếu, tức là Đền Cờn ngày nay. Từ đó, hàng năm vào cuối tháng Chạp, đầu tháng Giêng, dịp Tết Nguyên Đán dân làng Phương Cần tổ chức Hội Đền Cờn để diễn lại sự tích gỗ thần thuở xưa. Dân làng gọi đó là "trò lề phát tích".

    Ngày mồng Một Tết Âm lịch, lễ hội mở màn bằng thuyền du xuân trang trí hoa, cờ lộng lẫy. Chiêng tiếng trống vang một góc trời. Hội chính thức được tổ chức vào ngày 21 tháng Giêng, bằng một trận "thủy chiến" có quân xanh, quân đỏ giao chiến trên một dãi đồi núi hiểm trở kéo dài 10 cây số từ làng Phú Đa đến làng Phương Cần. Những chàng trai khỏe mạnh đóng khố chít khăn cầm búa rìu, giáo mác khác nhau để phân biệt người của giáp nào. Khi lâm trận phải mang "vũ khí" là đòn khiêng, dây, chạc, gậy gộc. Trận giả nầy cứ ba năm được tổ chức một lần và gắn liền với truyền thuyết dựng đền lập miếu. Tại hội đền, các trò chơi như múa sênh tiền, du tiên, đấu vật, đánh cờ người, đốt pháo bông, đua thuyền rồng, hát tuồng, diễn kịch, hát chèo... diễn ra sôi nổi hào hứng thu hút nhiều khán giả và diễn viên tham gia. Người dân địa phương tin rằng năm nào giáp tam (đội 3) thắng trong trò chơi đánh trận giả – cũng được gọi là chạy Ói – thì năm đó biển lặng sóng yên thuyền chài đánh được nhiều cá, đời sống no đủ an hòa. Sau nghi lễ và các trò chơi là lễ cúng tế thể hiện niềm tin dân gian như lễ cầu lộc, tạ ơn, cầu phồn thực...

    Để diễn lại sự tích khúc gỗ thần còn có lễ rước thuyền du xuân: Sáng mồng Một Tết, hai thuyền Ngự, trên đó đặt kiệu sơn son thếp vàng cũng được gọi là Nhà Vàng và bài vị vua Đế Bính cùng các thần. Chung quanh hai thuyền Ngự có bốn thuyền chèo hộ tống đi du xuân. Từ cửa đền Cờn thuyền du xuân đến Cồn Mò Cua rồi xuôi ra cửa lạch chèo về phía hòn Ói. Đoàn thuyền dừng lại một lát ở các chỗ theo tương truyền khúc gỗ thần đã dạt vào đó, rồi chèo tiếp cho đến khi đến gần hòn Ói thì chèo quay trở lại và về đền. Ngoài ra còn có các nghi thức lễ khác như lễ tế trâu, tế trầu, tế bánh được cử hành trong các ngày kế tiếp sau đó...Đền Cờn cũng nổi tiếng là nơi thờ Tứ Vị thần rất linh thiêng. Bốn Vị thần được thờ kính tại Đền Cờn được biết qua nhiều chuyện truyền khẩu trong dân gian và đặc biệt là trong cuốn "Đại Càn Thánh Mẫu ngọc phả" hiện còn lưu trữ tại đền thờ Tứ Vị ở làng Quần Phương (Nam Định). Sách viết: "Mẫu (Dương Thái Hậu vợ vua Tống Đoan Tông) nghe tin vua mất, kêu trời nói: "Ta vất vả tới đây là vì một chút dòng máu họ Triệu. Đến nay thì không mong gì nữa"! Nói xong bà ngất đi. Thế Kiệt bèn rước Mẫu và ba vị công chúa định chạy về Quảng Đông. Nhưng gặp gió bão. Thế Kiệt chết đuối. Lúc bấy giờ mênh mông mặt nước, chìm nổi hãi hùng. Bỗng thấy có rồng hộ giá. Mẫu và ba vị công chúa trôi dạt tới biển Cờn Hải thì may mắn gặp được một vị sư già chùa Qui Sơn cứu sống rồi cho ở nhờ tại đó. Khi hay biết được nguồn gốc lại càng cung kính mến yêu. Nhưng Mẫu thì nghĩ sự đã qua, buồn Bắc khuyết xa xôi mù mịt, sống nhờ nơi đất khách, tưởng Tây Thiên gần gủi đâu đây. Núi nầy ở giữa biển, trong vùng hải đảo ít người qua lại. Vị sư già trụ trì ở đây đã lâu. Dù ngọc bích không có vết xước ở chốn cảnh thiền, song con mắt tục vẫn ngờ vực. Bấy giờ có vài sư loại xoàng vẫn lấy sự thường bàn tán. Sư già không biện bạch được, bèn thầm nguyện chốn phật tiền, buồn sầu và hối hận rồi nhảy xuống biển để nêu rõ chí hướng. Mẫu nói với ba vị công chúa rằng: "Thù nước không trả được. Dòng dõi không thể kéo dài. Ta nhờ vào người để sống mà lại buộc người vào cõi chết, thì tiếc gì chút sống thừa". Rồi cùng nhau nhảy xuống biển mà chết. Xác trôi lại cửa Cờn Hải. Bấy giờ là ngày mồng 7 tháng Giêng. Sau khi mất, Thượng Đế phong cho Mẫu là "Nam Hải Phúc Thần" cai quản mười hai cửa biển. Ba vị công chúa cũng được thờ phụ cùng với Mẫu. Từ đó thiêng liêng lừng lẫy. Các nơi ven biển đều lập miếu thờ. Phàm các hành nhân dù phương nam hay phương bắc đều tới cầu đảo và thấy có ứng nghiệm rõ rệt". Tương truyền rằng: Niên hiệu Hùng Long thứ 20 (1312), đời vua Trần Anh Tông, khi vua đi đánh Chiêm Thành, dừng chân ở cửa Cần Hải. Đêm mơ thấy một vị Nữ Thần xưng là người nước Triệu Tống, có bốn mẹ con. Do khốn đốn vì sóng gió, nên trôi dạt đến đây được Thượng Đế phong làm hải thần đã lâu rồi, xin cho đi phò giúp việc quân. Tỉnh giấc, nhà vua cho đặt tế lễ rồi cất quân. Thuyền vua đi, sóng yên biển lặng. Chiến thắng trở về. Vua truy phong là "Quốc Mẫu Vương Bà Tứ Vị Thánh Nương Thượng Đẳng Thần" và lập đền thờ tháng năm phụng sự. Vua còn ra sắc cho cư dân ven biển lập đền thờ tự. Nhân dân đội ơn phúc huệ. Cửa Cờn ở Nghệ An, cửa Tương ở Quảng Nam, cửa Triều ở Thanh Hóa, cửa Lác ở Nam Định cũng rất linh thiêng... Trong dân gian còn có nhiều chuyện truyền khẩu khác nói về bốn vị thần được thờ kính tại đền Cờn...Sách "Đại Càn Quốc Gia Nam Hải Tứ Vị Ngọc Phả Lục" cho biết: hoàng hậu, hai công chúa và bà cung phi đó là Hồng Đại Nương (Hoàng hậu), Hồng Mai, Hồng Hạnh (công chúa) và Hồng Thị (cung nữ). Theo sách này, nhà sư không hề muốn tư thông ân ái với bà hoàng hậu, nhưng vì sự hiểu lầm nghi oan của người đời, nên sư quyết định tự tử. Năm 1312 vua Trần Anh Tông, hiệu Hưng Long thứ 20 truyền cho đại thần triều đình trùng tu lại Cần Miếu để thờ Tứ Vị và đồng thời ban sắc chỉ hằng năm tổ chức quốc lễ tại đền nầy. Vua còn ban cho đền Cờn vinh dự là "Quốc Gia Nam Hải Đại Càn, Thánh Nương Tứ Vị thượng đẳng tối linh Thần".

    Ngôi đền được kiến thiết lại gồm có ba gian, bốn vì lợp ngói, cửa ra vào thượng song ba bản. Đền lúc bấy giờ chỉ có một tòa gọi là Thượng Điện, trong đó đặt bài vị các Thánh. Năm Hồng Đức thứ hai (1471), vua Lê Thánh Tông truyền xây thêm Tòa trong và Hạ Điện của đền chính, tức Thượng Điện. Tòa Trung Điện nằm dọc, có ba gian và bốn vì, bốn hàng cột. Tòa Hạ Điện nằm ngang có ba gian, bốn vì, hai bên thưng ván tốt. Hai tòa nầy gắn liền với tòa Thượng Điện phía trước làm thành hình chữ công. Đức vua cũng cho xây Đền Ngoài trên núi Hùng Vương (người địa phương gọi là Núi Thằn Lằn). Đền Ngoài nầy gồm có ba tòa nhưng qui mô nhỏ và đơn giản hơn đền chính. Đến đời vua Lê Thánh Tông, gỗ thần được dùng tạc thành tượng các thần thờ ở Thượng Điện. Trung Điện là nơi đặt bài vị thần Tứ Vị. Còn Hạ Điện là nơi đặt bài vị của các trung thần. Dưới thời vua Cảnh Trị (Lê Huyền Tông), các tòa thượng, trung và hạ được trùng tu sửa chữa lại và thêm Tòa Ca Vũ là nơi để tế lễ hát xướng tụng kinh. Sau đó Tòa Ca Vũ nầy lại được trùng tu và hoàn chỉnh dưới thời Cảnh Hưng thứ ba mươi, tức vua Lê Hiển Tông (1769). Vua truyền phải sửa lại Tòa Ca Vũ theo lối kiến trúc tứ trụ, tứ linh. Lòng nhà dài 15,15m, rộng 7,5m, có 6 vì và mỗi vì có 4 cột bằng gỗ lim. Tường xây gạch và lợp ngói mũi hài, rui đóng liền nhau. Bốn khóa ngang chạm trổ các hình lưỡng long chầu nguyệt, cửu long tranh châu, long li quy phượng và hổ phù với rồng ngậm ngọc. Nhiều bộ phận khác cũng được trang trí, chạm trổ một cách tinh vi mỹ thuật. Đầu các cột chính của ba gian giữa có chạm lưỡng long chầu nguyệt, phượng múa rồng chầu và cá chép hóa rồng. Các đuôi xà kèo ngoài hiên có chạm các hình long mã phù đồ, phượng hàm thư đang múa, rồng cuốn thủy có cá chép đang ngoi lên, long quy và lưỡng long đang vườn đuổi nhau trông rất ngoạn mục. Ngoài vườn có hoa, cây cảnh, hồ sen tuyệt đẹp... Đời vua Gia Long thứ sáu (1807), vua ban chiếu chỉ đựng Tòa Nghi Môn và trùng tu nhiều phân bộ của đền. Vua Tự Đức (1848-1883) cho xây lại hoàn chỉnh Đền Ngoài và canh tân sửa lại những nơi hư hỏng của đền chính. Về những sinh hoạt tổ chức tế tự trong đền cũng có nhiều thay đổi theo luật tiến hóa của thời gian hoặc vì thời thế bắt buộc. Từ những nghi lễ đơn sơ đến những lễ hội tưng bừng như ngày nay. Ban đầu khúc gỗ thần chỉ được bọc trong tấm vải lụa quí và hằng năm được thay vải lụa mới đặt nơi cao trọng nhất để dân kính viếng. Vải lụa cũ đã dùng bọc gỗ thần được cắt nhỏ chia cho các thiện nam tín nữ dùng như bùa chú hộ mệnh... Khi đền đã được nới rộng tân trang thành ba tòa nhà (Hạ Điện, Trung Điện và Thượng Điện) thì gỗ thần được dùng tạc tượng các thần thờ trong Thượng Điện, nơi đó không ai được phép vào, chỉ có thượng sư trong chức vụ cúng tế trong đền được vào mà thôi. Và từ đó thiện nam tín nữ đến kính viếng khấn xin chỉ có phép ở Tòa Ca Vũ thắp nhang khấn vái khẩn cầu mà thôi. Theo như những cụ lớn tuổi làng Cờn kể lại thì vị sư phụ trách việc cúng tế được vào Thượng Điện là vị trưởng thượng có uy tín, đức độ, được mọi người vị nể kính trọng. Ngoài lộc Phật ra, cụ còn được dân làng cấp bổng. Vị sư trưởng thượng nầy có trách nhiệm chu toàn việc tế tự một cách xứng đáng.Tháng 9 năm 1966 máy bay Mỹ dội bom phá hủy hoàn toàn ba tòa nhà chính, và nhiều đồ vật có giá trị văn hóa lịch sử của đền! Chỉ còn lại Tòa Ca Vũ và Nghinh Môn xiêu vẹo rạn nứt. Tháng 9 năm 1993 đền Cờn được Nhà nước công nhận và cấp bằng di tích văn hóa lịch sử, cho trùng tu đền và tổ chức cúng bái hương nguyện. Xã Quỳnh Phương sửa sang tu bổ lại Tòa Ca Vũ (Nhà Bái Đường). Các tượng Phật, tượng đá, đồ tế khí... bị thất lạc được các bô lão tìm kiếm đưa về đền. Nghinh Môn cũng được sửa lại.

    Việt kiều cũng về thăm viếng, du khách đến tham quan đền Cờn ngày càng đông. Trước nay, muốn viếng đền Cờn người ta phải đi thuyền hoặc đi bộ lội sông. Đáp ứng nhu cầu du lịch và mở mang kinh tế, năm 1999 chính quyền đã khánh thành xây cầu Cờn bắc qua Mai Giang dài 200m và một con đường tráng nhựa nối liền Quốc lộ 1. Mong rằng một ngày không xa, đền Cờn sẽ được xây dựng lại đúng với kiến trúc nguyên thủy của nó, xứng đáng là một di tích lịch sử và văn hóa của dân tộc Việt Nam. (Nguồn Vietnamnet)
    Last edited by binhhanif; 12-03-2010 at 12:07 PM.

  6. #6

    Mặc định

    Đền Quả Sơn (hay còn được gọi là Đền Quả, Đền Mượu) toạ lạc dưới chân núi Quả, nay thuộc xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương.


    Toà đền có tuổi thọ ngót gần một ngàn năm, được trùng tu nhiều lần, đã trở thành một di tích lịch sử văn hoá uy nghi, tôn nghiêm, có quy mô khá đồ sộ trong một khuôn viên rộng lớn và rất đẹp mắt. Đền Quả Sơn không chỉ nổi tiếng bởi giá trị nghệ thuật, quy mô to lớn và linh thiêng, mà còn bởi đây là nơi thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang - Tri châu Nghệ An, người có công lao to lớn xây dựng quê hương xứ Nghệ và mở mang, bảo vệ bờ cõi cho quốc gia Đại Việt dưới triều đại nhà Lý.
    Theo thần phả Đền Quả Sơn và nhiều tư liệu lịch sử khác, Lý Nhật Quang là con trai thứ 8 của vua Lý Thái Tổ. Năm 1039, ông được triều đình cử vào Nghệ An lo việc thu thuế. Đến tháng 11/1041, triều đình xuống chiếu cho Uy Minh Vương làm Tri châu Nghệ An. Trong quá trình thay vua trị vì xứ Nghệ, ông đã có nhiều chủ trương, chính sách cải cách phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, giữ vững trật tự an ninh, thu phục nhân tâm... biến vùng biên viễn rộng lớn phía nam của đất nước thành một căn cứ địa vững chắc, phồn vinh, hậu thuẫn cho nhiều triều đại về sau.
    Để tưởng nhớ vị Tri châu đã có nhiều công lao to lớn đối với sự nghiệp dựng nước, giữ nước, ngoài đền thờ chính đặt tại núi Quả (xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương) người dân xứ Nghệ đã lập nhiều đền đài, miếu mạo để thờ tự và đời đời ghi nhớ công ơn của ông. Tác giả cuốn "Việt điện u linh tập" đã khẳng định Ngài "là phúc thần của cả châu". Hiện nay, trên đất Nghệ Tĩnh có trên 30 điểm lập đền thờ Lý Nhật Quang làm Thành hoàng. Trải qua các triều đại phong kiến Lý, Trần, Lê, Nguyễn, Uy Minh Vương Lý Nhật Quang đã được gia phong nhiều tước hiệu cao quý.
    Bên cạnh việc xây dựng, tôn tạo Đền và tổ chức tế tự chu đáo, từ lâu nhân dân trong vùng được sự chỉ đạo và giúp đỡ của Nhà nước đã tổ chức Lễ hội Đền Quả Sơn rất linh đình và trọng thể. Theo truyền thuyết dân gian, tướng quân Lý Nhật Quang đi đánh giặc, trên đường lui quân được Bà Bụt (hiện hình cô hàng nước ven sông) chỉ cho đất huyết thực ngàn năm, sau khi hiển thánh, Uy Minh Vương nhớ ơn nên có Lễ tạ ơn này. Lúc đầu lễ hội được tổ chức hàng năm, về sau dân xã thấy cần phải chuẩn bị thật chu đáo để tăng thêm phần trọng thể nên đã tổ chức đều kỳ: 3 năm 2 lần. Cũng có thể gọi đây là Lễ hội mừng Xuân, nhân dân trong vùng thay mặt cho nhân dân xứ Nghệ bày tỏ tấm lòng tri ân đối với vị anh hùng thời dựng nước, Thành hoàng của xứ, đồng thời cũng là dịp đón Xuân bằng tinh thần thượng võ và những trò chơi dân gian truyền thống.
    Từ năm 1996, được sự giúp đỡ của ngành VHTT tỉnh Nghệ An, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Đô Lương đã khởi công phục hồi lại Đền Quả Sơn trên chính vị trí ngày xưa. Ngày 12/02/1998, Bộ VHTT đã ra quyết định công nhận Đền Quả Sơn là Di tích Lịch sử văn hoá cấp quốc gia.
    Từ năm 1998, Lễ hội Đền Quả Sơn được phục hồi, tổ chức với quy mô ngày càng lớn. Mỗi kỳ lễ hội đã thu hút hàng vạn người dân trong vùng và khách thập phương tham dự. Việc phục hồi, tổ chức lễ hội Đền Quả Sơn là thể hiện một cách sâu sắc đạo lý truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", khơi dậy tinh thần thượng võ và các hoạt động văn hoá, văn nghệ truyền thống, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân và con em quê hương đang sống ở mọi miền của Tổ quốc. Đây cũng là dịp để nhân dân vui chơi, giải trí, mở rộng giao lưu và thoả mãn nhu cầu tâm linh.
    Được sự nhất trí của Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tại Thông báo số 2851/TB-SVHTTDL ngày 14/12/2009 và sự đồng ý của Ban Thường vụ huyện uỷ Đô Lương, Lễ hội Đền Quả Sơn sẽ do UBND huyện Đô Lương chỉ đạo, tổ chức với sự tham dự trực tiếp của các xã Bồi Sơn, Ngọc Sơn, Lam Sơn, Bắc Sơn, Tràng Sơn và nhiều lực lượng khác trong toàn huyện.
    Bắt đầu từ ngày 17 tháng Giêng âm lịch, các hoạt động thể thao, văn nghệ, các trò chơi dân gian truyền thống được tổ chức tại khuôn viên của đền. Tối 19, Hội diễn văn nghệ chào mừng Lễ hội và sau đó vào lúc 22 giờ, Lễ cáo yết được tổ chức tại Đền Quả Sơn và Chùa Bà Bụt. Lễ rước thần chính thức được bắt đầu từ 6 giờ ngày 20. Đầu tiên là Lễ xuất thần; tân lễ; lộn quân thuỷ bộ; sau đó là lễ rước với 2 cánh quân thuỷ, bộ. Trên đường rước bộ, tổ chức lễ bái hạ ở các làng Nhân Bồi, Tập Phúc, Phúc Hậu, Nhân Trung, Trạc Thanh và Phúc Yên. Việc bái hạ là việc làm thể hiện tấm lòng ngưỡng mộ, tri ân của nhân dân đối với Đức Thánh, cũng là một nét đặc sắc của Lễ hội Đền Quả Sơn. Lễ tạ ơn ở chùa Bà Bụt với phần cổ lễ mang ý nghĩa tạ ơn. Cuối cùng là lễ rước kiệu Đức Thánh hồi cung trở về và lễ yên vị, kết thúc Lễ hội.

  7. #7

    Mặc định

    Đền Bạch Mã
    Vị trí: Đền tọa lạc tại xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương.
    Cách đi đến: Có thể đi từ Vinh, theo đường quốc lộ 46, qua cầu Rộ, hoặc đi từ đường Hồ Chí Minh theo tuyến đường về Nam Đàn bạn đến xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, nơi có ngôi đền cổ kính - đền Bạch Mã.
    Đền được dựng khoảng giữa thế kỷ 15 thờ vị tướng trẻ Phan Đà thời vua Lê Lợi.

    Theo tích xưa, Phan Đà từ nhỏ là một cậu bé có trí dũng hơn người, lớn lên có biệt tài võ nghệ cung kiếm. Ông sớm có lòng yêu nước căm thù giặc, tự lập được một đội quân trẻ khoẻ, đủ nghĩa khí. Năm 1424, nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo đã tiến vào Nghệ An lập đại bản doanh. Phan Đà đã cùng đội quân của mình nhập vào nghĩa quân Lam Sơn và đã lập được nhiều chiến công lớn.

    Khi mất, ông được an táng tại Thanh Long và nhân dân đã lập đền thờ ông. Đền Bạch Mã đã được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hoá kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia vào năm 1995.

    Lễ hội đền Bạch Mã hàng năm được tổ chức hai lần: lễ tế Bạch thần vào 15/3 âm lịch. Lễ tế Điển 13/6 âm lịch. Lễ hội đã thu hút hàng vạn nhân dân quanh vùng và du khách gần xa.

  8. #8

    Mặc định

    Kính chào các Thầy, các anh chị!
    Alibaba cũng như mọi người trong diễn đàn rất muốn cùng được tham gia offline. Theo thiển ý của alibaba, anh Binhhanif có thể cụ thể thời gian tiến hành để cho mọi người chủ động sắp xếp công việc vì nếu thông báo hơi gấp, có thể nhiều người rất muốn cũng khó tham gia vì ngày đó có thể đã được sắp xếp cho việc khác.
    Alibaba mong nhận được chỉ giáo!

  9. #9

    Mặc định ofline Hà nội

    [- 14h00: Đoàn đi vào Vinh, tham quan đền Hồng Sơn, chùa Sư Nữ (chùa Cần Linh), đền thờ vua Quang Trung, đền thờ ông Hoàng Mười, chùa Thanh Lương, đền Củi.
    - 18h00: Về khách sạn.
    - 19h00: Ăn tối và tổ chức các chương trình giao lưu.
    - 22h00: Về nghỉ ngơi
    Theo hiểu biết của HS thì chùa Sư nữ , và chùa Thanh lương tuy cổ nhưng hơi nhỏ , nếu mọi người đi nhiểu địa điểm không biết có bị mêt không . Chùa Sư nữ trước kia có Sư khá giỏi trụ trì , hiện nay thì không .Khi đứng trên đền thờ Vua Quang Trung nhìn ra sông Lam ,dãy núi Hồng Lĩnh , bãi tắm Cửa lò ( chỉ cần đi 30 ' từ Vinh là tới ) các bạn sẽ thấy thư giãn nhiều hơn

  10. #10
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Sep 2008
    Bài gởi
    317

    Mặc định đăng ký offline

    Minh Thiên đăng ký 1 xuất.
    cô giáng vân và diệu liên cũng đăng ký,sdt liên hệ :01276837968.
    toản và bạn đăng ký 2 xuất ,sdt liên hệ :0913524456.
    vọ chồng tuệ minh đăng ký 2 xuất,sdt liên hệ : 0989495788.
    tạm thời có 7 người và sẽ còn nữa.
    đề nghị em bình cho ngày giờ cụ thể để mọi người còn sắp xếp.

  11. #11

    Mặc định Đền Cờn


    Đền Cờn

    Nguồn: Internet
    Chu du thiên hạ
    Hãy Tu theo cách của mình!
    Để học rùng mình

  12. #12

    Mặc định Đền Quả Sơn




    Đền Quả Sơn


    Nguồn: Internet
    Last edited by dragonle; 15-03-2010 at 04:40 PM.
    Chu du thiên hạ
    Hãy Tu theo cách của mình!
    Để học rùng mình

  13. #13

    Mặc định

    Nếu là T7,CN tuần sau thì mình đăng ký 2s
    Tuần này thì potay mất rồi
    Chương trình thế nào đồng chí Binhhanif cho ngày giờ cụ thể để anh em đăng ký nhé
    Thank

  14. #14

    Mặc định

    Chắc là phải sắp xếp thời gian để phù hợp với tất cả mọi người. Có lẽ nên đi vào cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5 dương lịch, không biết ý kiến mọi người thế nào?

  15. #15

    Mặc định

    Chào cả nhà!
    Cho mình tham gia với được không?

  16. #16

    Mặc định

    Tôi có một vài suy nghĩ ,băn khoăn ,không biết có nên nói ra không :
    Tổ chức một cuộc du ngoạn thực hành tâm linh sao cho hiệu quả cao , vì mọi người khá bận rộn .Khi tổ chức thiền định , niệm chú ... được thực hành cùng những người đã được tiếp thông như huynh Minh Thiên ... trên các vị thế có sự tụ khí -đắc khi , đắc địa như núi Quyết -TP Vinh ( đền Vua Quang Trung -nhiều nhà phong thủy khẳng định khi đã khảo cứu địa điểm này ) là dịp may mắn thật sự . Nếu thiếu thời gian có thể giảm bớt một vài địa điểm khác : chùa sƯ NỮ , CHÙA THANH LƯƠNG, đền củi .. Chúc mọi người có chuyến đi thật tuyệt

  17. #17
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Nov 2009
    Bài gởi
    122

    Mặc định

    đúng rồi vì đi như vậy thì hơi bị gấp gáp quá, theo tôi nên giản lược bớt đi, cái vụ về thăm quê bác cũng nên cắt đi, vì đây là du lịch tâm linh mà đi về quê bác làm gì, xin cho thời gian để đăng kí với, tui chả biết rõ thời gian ra sao đọc mãi chả hiểu gì.
    trao đổi về huyền môn, hãy liên hệ Tantric đẹp trai, trao đổi để nâng cao hiểu biết chứ không phải mang tính chất dạy đời nhau :rock_on::rock_on::rock_on:


    ĐT": 04. 62948929[B]DĐ0167.6271516. từ 12 h trưa tới 5 h sáng.[B]:blushing:

  18. #18

    Mặc định offline TGVH miền bắc- spring 2010

    Theo alibaba, lịch offline của TGVH có thể xem xét vào ngày 24/04 tức 11/03al được ko ah? Hoặc nếu gấp gáp quá thì chuyển sang 08/05 tức 25/03. Off thì nên tránh những ngày chính lễ vì những ngày này rất đông, chi phí cho phương tiện đi lại rất cao, gây khó khăn cho ban tổ chức và chính các thành viên.:at_wits_end:

    Về chương trình, alibaba kiến nghị nên giảm bớt một số địa danh như Hoasim đề xuất. CHúng ta đi đền Cờn, Đền Cuông trong ngày thứ nhất. Ngày hôm sau tập trung đi lễ Đức Vua Quang Trung từ sớm và hành pháp tại đây, sau đó có thể tiếp tục tham quan đền Củi- mộ ông Hoàng Mười. Tiếp đó là lên thăm một số đình- chùa tại Thanh Chương xong có thể xuất phát đi HN tầm 14h là ổn.:whistling:

    Mong các huynh đệ tiếp tục cho ý kiến. :hurry_up:
    Em xin đăng ký 1 suất ah:call_me:

  19. #19

    Mặc định

    Đề nghị anh chị em cứ góp ý kiến để tổng hợp, sau đó sẽ quyết định chương trình chính thức.
    Về thời gian, có lẽ theo như ý kiến của alibaba là hợp lý nhất, chọn sau ngày Giỗ tổ Hùng Vương là được. Ngày giờ cụ thể thì anh chị em nào có thể chọn trước cho phù hợp.
    Về địa điểm tham quan: sở dĩ chọn lịch trình như vậy, vì anh chị em có thể tham quan được nhiều địa điểm tâm linh.
    Chúng ta đang sống trong thời đại Hồ Chí Minh, mà Người là một trong những Đại Bồ Tát (cái này những ai thiền trình độ cao đều có thể khẳng định), nên việc viếng thăm khu đền thờ của Người là điều nên làm. Đó cũng gần dịp 19/5 là ngày kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Người.
    Vì vậy, anh chị em nào có năng lực và được cấp trên gia trì thì cùng nhau góp ý, xây dựng lịch trình cho phù hợp.

  20. #20

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi binhhanif Xem Bài Gởi
    Đề nghị anh chị em cứ góp ý kiến để tổng hợp, sau đó sẽ quyết định chương trình chính thức.
    Về thời gian, có lẽ theo như ý kiến của alibaba là hợp lý nhất, chọn sau ngày Giỗ tổ Hùng Vương là được. Ngày giờ cụ thể thì anh chị em nào có thể chọn trước cho phù hợp.
    Về địa điểm tham quan: sở dĩ chọn lịch trình như vậy, vì anh chị em có thể tham quan được nhiều địa điểm tâm linh.
    Chúng ta đang sống trong thời đại Hồ Chí Minh, mà Người là một trong những Đại Bồ Tát (cái này những ai thiền trình độ cao đều có thể khẳng định), nên việc viếng thăm khu đền thờ của Người là điều nên làm. Đó cũng gần dịp 19/5 là ngày kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Người.
    Vì vậy, anh chị em nào có năng lực và được cấp trên gia trì thì cùng nhau góp ý, xây dựng lịch trình cho phù hợp.
    Tôi xin đăng kí một suất. Khi nào bác binhhanif fix lịch cụ thể, sẽ đóng tiền. Còn cái vụ "Bồ tát" kia, lần đầu tiên mới được nghe bác binhhanif nói đấy. Lạ thật, mấy đại cao thủ về thiền tôi quen thì nói hoàn toàn ngược lại cơ :laughing::laughing::laughing: . Nghiêm túc đấy, không có ý bỡn cợt hay chính "chị" chính em gì đâu.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Offline HCM
    By Love_Tamlinh in forum Hội quán - Giao lưu - Gặp mặt thân mật
    Trả lời: 264
    Bài mới gởi: 14-05-2024, 12:54 AM
  2. Hội quán HCM Offline
    By vampire2001vn in forum Hội quán - Giao lưu - Gặp mặt thân mật
    Trả lời: 43
    Bài mới gởi: 06-09-2008, 01:10 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •