Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát
5-11-2009

"Địa ngục vị không, thệ bất thành Phật,
Chúng sinh độ tận, phương chứng Bồ-đề."

“Từ nay đến tột số chẳng thể kể xiết ở đời sau, tôi vì những chúng sanh tội khổ trong sáu đường mà giảng bày nhiều phương tiện làm cho chúng đó được giải thoát hết cả, rồi tự thân tôi mới chứng thành Phật đạo”.

Ngài đã lập nguyện rộng lớn đó, nên đến nay đã trải qua trăm ngìn muôn ức vô số kiếp, mà ngài vẫn còn làm vị Bồ Tát. Vì lòng từ mẫn xót thương mà cứu vớt, độ thoát tất cả chúng sinh mắc phải tội khổ.

Ngài được thờ phượng và rất là phổ biến ở những nước như Trung Hoa, Hàn, Nhật, và Việt nam. Ngài là hiện thân của cứu nạn và cứu khổ cho chúng sinh ở đia ngục. Ở trong chánh điện của nhiều chùa ở VN, người ta thường thấy các tượng được thờ như:

Thích Ca: Trí
Quan Thế Âm: Bi
Địa Tạng: Dũng

“Vì sao? Địa Tạng tượng trưng cho Dũng vì phải thật là lỳ đòn hay là dân chơi tứ hướng mới dám chọn Điạ Ngục A Tỳ làm quê hương và văn phòng làm việc. Ở đó chỉ một Ngôn Ngữ Duy Nhất là:
Rên la thảm thiết.
Không có ánh sáng.
Không có khái niệm về hạnh phúc... thì Ổng phải rên la làm sao cho những Bệnh Nhân ở đó hiểu rằng: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều Không?
Làm được công việc đó: Ngoài những Trí, Bi, thì Dũng phải là một yếu tố không thể thiếu để thực hiện Đại Nguyện.” HL.

Hình ảnh của Đức Địa Tạng được thể hiện qua nhiều lần gặp gỡ của những tu sĩ đã vào địa ngục A-Tỳ để gặp Ngài như sau:

- Thân hình đỏ rực rỡ.
- Đầu đội cái nón có 5 cái khía (mỗi cái khía có một Ông Phật: tượng trưng cho Ngũ Phật Trí).
- Tay trái ôm Phật A Di Đà màu vàng ròng trong lòng bàn tay, và Đức Phật A Di Đà lại quay mặt về phía Ngài.
- Tay phải cầm tích trượng, có 4 cái khoen lớn, trên từng cái vòng này thì đếm được từng hai cái vòng nhỏ một
- Lưng dựa vào Kỳ lân màu xanh da trời và có khi Ngài lại ngồi trên con Vật này. Chân phải của con kỳ lân thì đạp trên viên ngọc mani.
Đặc biệt: Dưới bụng của con kỳ lân có một bộ kinh là Kinh Khổng Tước. Kinh mày ghi lại tất cả các sở đoản, cũng như sở trường của các Thầy, Tổ kiếp này, kiếp trước, vô lượng kiếp trước.
- Tướng mạo thì cực kỳ vui tính nhưng khi nhìn kỹ thì toát ra vẻ cực kỳ nghiêm trang.

Ngài là một trong những vị cổ Phật, nhưng Ngài vì lòng bi mẫn nên đã phát Đại nguyện cứu khổ tất cả chúng sinh trong ác đạo nơi A Tỳ địa ngục, đồng nghĩa với việc Ngài phải có Đại Dũng để săn tay áo và chịu “lặn hụp” trong địa ngục cứu khỗ chúng sinh trong cảnh dầu sôi lửa bỏng với những tiếng rên la đau đớn, tiếng hét vì sợ hãi, tiếng gầm rống vì chịu cực hình.

Ngài phải “lặn hụp xuống”:

Từ chỗ thanh tịnh đến nơi ô nhiễm,
Từ ánh sáng đến bóng tối,
Từ Phật cảnh đến địa ngục A-tỳ

Để cứu vớt tất cả chúng sinh và “đưa lên” thoát khỏi cảnh khổ:

Từ Địa Ngục đến cõi Cực Lạc,
Từ bóng đêm u tối đến ánh sáng an lành,
Từ khổ đau đến hạnh phúc,
Từ u-minh đến giác ngộ Giải Thoát.

Chỉ có Ngài với Đại nguyện đầy đủ Bi, Trí, và Dũng mới có thể cầm nỗi Phật Di Đà trong lòng bàn tay của Ngài, đồng nghĩa với việc Ngài có thể cầm chư Phật trong lòng bàn tay của Ngài, vì Phật Di Đà đại diện Chư Phật, và đầu của Phật Di Đà là nơi dung chứa Thập Phương chư Phật.
Và khi khen Ngài thì Thập Phương Chư Phật họp lại mới đủ năng lực để xoa đầu Ngài. Như vậy đủ nói lên Đại nguyện của Ngài to lớn vĩ đại không thể diễn tả và cũng không thể bàn đến được.
Việc Ngài cầm Phật A Di Đà cho thấy là Pháp Thân của Ngài to lớn hơn Phật A Di Đà và ngay cả Phật A Di Đà cũng phải nhìn vào Đại Nguyện to lớn của Ngài.
Thật bất khả tư nghì, vì trí tuệ của chúng ta không thể tưởng tượng và hiểu nỗi khi nhìn Ngài cầm Phật A Di Đà. Điều này chứng tỏ lời Đại Nguyện của Ngài là chủ đích của những Đức Phật. Ngài A Di Đà Phật là một vị Phật có Đại nguyện rất là lớn mà khi đối trước cái Đại Nguyện của vị cổ Phật hiện thân làm Bồ Tát này thì chỉ ngồi trong lòng bàn tay của Ngài mà thôi.

Lại nữa, nhìn vào hình cho ta thấy có 3 cái vô tận:

Đại Nguyện của Ngài là vô cùng tận
A Di Đà đại diện cho Thập Phương Chư Phật (vô cùng tận), nhưng vẫn nhỏ hơn Đại nguyện của Ngài.
Kỳ Lân màu xanh dương, là Trí Tuệ của Tỳ Lô Giá Na (Vô cùng tận)

Phân tích:
a) Màu xanh dương là màu của Phật Tỳ-Lô-Giá-Na, là Trí Tuệ nó nâng đỡ cái Đại nguyện của Ngài Địa Tạng.
b) Con Kỳ Lân là con vật ăn chất độc.