Kể từ Thái Cực, Lưỡng Nghi, ba mươi sáu từng Trời (36) Chín từng Cửu Thiên Khai Hóa. Nhứt mạch Đẳng Tinh-Vi, Thập Phương Chư Phật, Vạn-Chưởng Thế Giái, Đại Thiên Thế Giái, Tam Thiên Thế Giái, Tứ Đại Bộ Châu, Thất Thập Nhị Địa Cầu và chư Động Phủ Phật, Thánh, Tiên cư ngụ.

Thưa chư Hiền-huynh, Hiền-tỷ, Tôi xin nhắc ngày giờ mới khai Đàn tại Cần Thơ, có mấy vị Đồ Nho hầu Đàn xin Bạch THẦY như vầy: xin THẦY từ bi giải cho chúng con rõ hình thức quả Càn Khôn Vũ Trụ sao mà con thường nghe mấy vị Đồ Nho bàn cải với nhau, mỗi mỗi không in một lý. Người thì nói TRỜI lớn, người thì nói PHẬT lớn, còn trong sách Tam-Tự Kinh chú giải thì Đức Thánh nói Tam Thập Tam Thiên, nên phần nhiều bình luận phân-phân bất nhứt. Con không rõ thế nào là đúng. Xin THẦY từ bi xá lỗi.

THẦY ĐÁP: Các con có học rộng, nhưng cái rộng còn khuyết điểm muôn phần. Nơi Thế Giái hữu hình hiện tượng trước mặt mà con chưa hiểu đặng, huống hồ gì thấu đáo sư vô hình, vì huyền diệu Thiêng Liêng mà người không học Đạo dễ gì hiểu đặng. Những bậc Thánh trước Hiền xưa ra công tham khảo cùn đời, mãn kiếp còn chưa vén nổi cái màng bí mật của Đấng Tạo Hóa đón ngăn, huống chi người thường nhơn luận bàn làm sao cho suốt lý.
(Paragraph 4)
Kể từ khi THẦY sai Bàn Cổ xuống thế mở mang địa cầu nầy, nhơn-loại thuở đó còn mang hình tượng Thiêng Liêng chưa biết mặc áo quần, còn ở nơi hang hố chưa có nhà cửa, chưa có văn tự. Từ đó về sau mấy ngàn năm đến đời Ngũ Đế, họ Phục Hi, họ thường hết tâm theo quái điểu tích (tầm dấu chân chim) chế ra văn tự để mà ghi nhớ. Từ đó về sau mới có lịch-sữ, nên sách Nho có câu:
cái cái thiên nhị chi dân,
sào cư huyệt sữ nhụ mao ẩm huyết,
đồng nhi các vĩ kỳ hàn,
ẩm cư vĩ thị kỳ thử.
Nên lúc đó văn tự bất quá nghe truyền ngôn độ chừng rồi chép bướng, hỏi vậy lấy đâu làm bằng chứng. Ấy là nói tích ở Thế gian nầy còn chưa rõ, còn luận qua Thế-giới khác, như nhắm mắt mò kim đáy biển, hay bầy kiến tầm đường lên Núi Tu-Di, thì chẳng khác sự học thuyết của người mài kiếm dưới bóng trăng, ếch nằm đáy giếng, cũng có lắm người gọi mình là hay giỏi, dẫn người đi lạc bước sai đường. Thân mình mù-quáng mà chưa hay, còn tài khôn dắt thêm kẻ tối đui thì làm sao khỏi lọt vào đám chông gai cùng sa hầm sa hố … Cười …

"Nếu người nào muốn học hỏi thì THẦY cũng rộng giãng dạy, còn kẻ nào không chịu học, sau đừng đổ cho Phật giã vô ngôn."

Vậy trước khi chưa phân Trời Đất, khí Hư Vô bao quát Càn Khôn sáng soi đầy Vũ Trụ. Đó là một cái trung tâm điểm tức là ĐẠO, rồi ĐẠO ấy mới sanh Thái Cực. Hồng mông sơ khởi huyền-huyền hạo-hạo, khối lại thành ngôi Thái Cực rất đầm ấm lưng chừng. Trong đó toàn là một khối, đúng mấy muôn năm đùng nổ ra một tiếng dường như Thiên khuynh, địa-phúc, thì đã có THầY ngự trong ngôi Thái-Cực. Rồi đó có một tầng DƯƠNG một tầng ÂM gác chồng nhau thành hình chữ thập ló ra bốn cánh, kể là lưỡng nghi sanh tứ tượng, chữ thập mới dần-dần quanh lộn chạy lăn tròn như chong-chống. Giăng tủa ra muôn ngàn quả tinh cầu Thế giái, chữ Thập ấy dưới có bốn cánh bóng kêu là tứ Âm, tứ Dương tác thành Bát-quái là: CÀN, KHẨM, CẤN, CHẤN, TỐN, LY, KHÔN, ĐOÀI. Bát-quái mới biến hóa vô cùng phân định ngũ-hành, Càn Khôn muôn vật, Thái Cực sanh lưỡng nghi tức là Tam Thiên Vị (3 ngôi Trời) dưới ba ngôi ấy có Tam-Thập Tam Thiên (33 từng Trời) cộnh với ba ngôi trên là 36 từng… Nên kiêu là Tam Thập Lục Thiên. Trong mỗi từng Thầy chia chơn linh có một vị Đại-La Thiên-Đế Chưởng-Quản. Chỗ THẦY ngự là nơi Bạch-Ngọc Kinh là Kinh-Thành toàn là ngọc trắng rộng cao vọi-vọi. Ngoài là Huỳnh-Kim-Khuyết, cửa ngỏ bằng vàng cực kỳ mỹ lệ, dưới ba mươi sáu tầng Trời, còn một tầng kế Nhứt Mạch Đẳng Tinh-Vi gọi là cảnh Niết-Bàn. Chín tầng nữa gọi là Cửa-Thiên Khai-Hóa, tức là chín phương Trời cộng với Niết-Bàn là mười, gọi là Thập-phương Chư Phật. Gọi chín phương Trời mười phương Phật là do nơi đó.”

“Trong cõi Niết-Bàn là chư Phật ngự: Phật-Tổ ngự nơi hướng Tây, Quan-Âm ngự hướng Nam, mỗi từng đều có sơn xuyên hà hải, tứ phương, bát hướng liên Đài hằng hà sa số Phật. Còn hai chữ Như-Lai là Cảnh Phật chớ không phải là danh Phật. Nên trong Kinh có câu: “Bổn Giái Vị Như Kim Giái Như Lai” còn Bồ-Đề là chỗ Phật ngự, Phạm-Môn là cửa Phật, Bĩ-Ngạn là Đất Phật, Huỳnh-Kim Bố-Địa là vàng rồng đầy đất, còn chỗ Nam-Hải ngạn thượng là Quan-Âm ngự gần bờ biển Nam nơi cảnh Phật, chớ không phải hướng Nam như cảnh phàm. Đó là còn ở thượng từng không-khí hay là hư-vô chi-khí, rồi kế đó có Đại-Thiên Thế-Giái là Thế-Giái rất lớn có mấy triệu tinh-cầu bao trùm cả nơi mấy Thế-Giái đó. Kế đó là Thượng-Phương Thế-Giái đó là chỗ Đức TâY VƯƠNG MẫU ngự nơi Cung Diêu Trì, gần đó có vườn Ngạn-Uyển Bàn-Đào, Ngũ-Nhạc Bồng-Lai Nhược-Thũy. Còn các Đấng Thiêng-Liêng nam nữ hằng hà sa số lầu Đài Cung Điện toàn bằng Ngọc-Ngà Châu-Báu, Hổ-Phách San-Hô, như lục, Thiên-Ngân-Cung Tử-Phủ Thánh-Đế Điện-Đài Lãng-Phóng trong cảnh nhị châu Chơn-Võ, Nơi Linh-Tiêu-Điện là chỗ chư TIÊN nhóm hội, có Ngọc-Vệ Kim-Nương, giao-lê quả-táo toàn là kim-dược nhẹ-nhàng cũng Kim-Đơn Đề-Hồ, Huỳnh-Tương, trường-sanh chi tử, lò rượu trường-sanh dùng đặng sống hoài không chết.”

Kế đó là Trung-Phương Thế-Giái cũng là nơi cung Điện của THẦN, TIÊN, Nhơn-Tiên, Quỉ-Tiên, các bậc Quần-Tiên. Kế đó là Hạ-Từng Thế-Giái, Tam-Thiên Thế-Giái, ba ngàn quả Tinh-Cầu là Địa-Cầu Số 1 cho đến Địa-Cầu các con ở là Địa-Cầu 68. Từ hồi có Địa-Cầu nầy đến nay kể ra đặng: 12 MUÔN, CHÍN NGÀN, SÁU TRĂM NĂM. Dưới các con còn bốn Địa-Cầu nữa, còn U-Minh chưa có loài người kêu bằng U-MINH-GIỚI, nên từng Thế-Giới Địa Cầu đều có các đẳng nhơn-loại.”

Nên chi có điều khác nhau là do không-khí nặng nhẹ cùng tùy theo công-quả của mỗi Tinh-Cầu cách nhau từ một MUÔN cho đến mười MUÔN dặm, luôn-luôn xây tròn giáp một Vòng là 360 ngày gọi là một NĂM. Nơi Địa-Cầu cũng có Sơn-Xuyên Hà-Hải như: Thái-Bình Dương, Đại-Tây Dương, Bạch-Hải, Hắc-Hải, Hồng-Hải chỗ trắng, chỗ đen, chỗ xanh, chỗ đỏ, bề sâu có chỗ tới 8,000 ngàn thước, chỗ 3,000 thước, chỗ 2,000 thước không đều nhau. Còn núi Tu-Di cao độ phỏng 8,000 thước. Núi nhiều chỗ thấp, chỗ cao không đồng. Phong Thũy mùa tuyết nóng nực không đồng, như mùa nắng đây, chỗ khác lại mưa, xứ nóng nực, xứ lạnh lùng, như ngày đêm trong Lục-Địa có 24 giờ, còn người ở Bắc-Băng Dương sáu tháng tối, sáu tháng sáng, quanh năm nước đặc như giá, chỗ chua, chỗ mặn, chỗ ngọt không đều. Còn màu da của người, nào là da trắng, da đen, da vàng, da đỏ. Nước thì lớn cao đồ-sộ, nước thì lùn thấp nhỏ con. Dân số trên Toàn-Cầu phỏng định 2 tỷ 300 triệu sanh-sanh tử-tử không ngừng. Điểu thú côn trùng cũng đều khác lạ như chim Đại-bàng rất lớn lần-lần nhỏ như chim Sắc chim Sâu. Loài Cá như cá Ông, Cá Mập, Cá Sà, Cá Sấu, rồi nhỏ lần Cá Bạc-Mạ, Cá Trắng. Loài thú như Tượng-Voi, rồi tới những loài Nhiếm-Mang, Chuột, Bọ. Chính những loài cầm-thú suốt đời ta chưa còn hiểu biết hết lựa là đến việc cao-siêu, nếu ta không học hỏi các Đấng vô-hình thì ta phải chịu tối tăm mù-mịch không mong gì đoạt thấu huyền-vi mà siêu Phàm nhập Thánh. Hễ ta học nhiều chừng nào ta sẽ thấy dốt nhiều chừng nấy.

Vậy chư Huyền-Huynh, Hiền-Tỷ, ta phải gia tâm sưu-tầm cho hoạt-bát, nếu ỷ lại sự biết của mình là đủ thì dạ-thảo bích-châu, đường muôn dặm bóng xế chiều không rán bước ắt là phải trể.
SAO Y NGUYÊN VĂN TÒA-THÁNH, ngày 20 tháng 6 năm BÍNH-TÝ (dl.03.8.1996)
Cải Trạng LÊ MINH KHUYÊN