Nói về THAM thì ai cũng biết ý nghĩa, nhưng không thật sự rõ nghĩa.
Một người có 11 viên kẹo , chia cho 10 đứa bé, mỗi đứa bé được 1 viên, đứa nào cũng hoan hỹ nhận kẹo của mình , bóc giấy, cho kẹo vào miệng ăn thật ngon lành, chỉ riêng có một bé không vội ăn, luôn luôn liếc nhìn viên kẹo còn lại trên bàn và mong muốn có nó, ta nói đứa bé nầy tham.
Nhưng khi biết tại sao em lại muốn có thêm một viên kẹo nữa, em nói:
- Con muốn xin nó cho mẹ!
Tại sao em không ăn viên kẹo của em:
- Con muốn dành nó cho mẹ!nên không dám ăn
Tại sao con không ăn , mà nhìn về viên kẹo còn lại chưa chia cho ai
- Con muốn xin nó cho mẹ!
Các bạn nghĩ sao?

*********************************
Có những cái thể hiện tâm THAM nhưng không có cái gốc của SI, nhưng khi có cái gốc SI cấy vào cái Tâm THAM thì than ôi, vì THAM mà mù quáng, không còn biết đạo lý, vì tham mà buông bỏ tất cả để đạt được cái mà mình mong cầu, cái nầy là đại họa.
Thông thường , Tâm THAM và Tâm SÂN rất là đáng ngại khi nó có cái gốc SI.
Ở đây tôi muốn đưa vấn đề do đâu mà có tham sân si.tất cả tham sân si phát triển lúc đứa bé mới chào đời cho tới lúc thiếu niên, do nhiều nguyên nhân.
Mẹ cho ăn không đúng giờ, trễ giờ , trẻ đói, lần sau nó sẽ tham ăn hơn một chút..bắt đầu lớn lên một chút, bắt đầu làm việc nhà nhẹ được hay đi học , mẹ nó dạy ráng (làm đi) học đi , làm xong (học xong) mẹ cho con ăn kem .
Đứa bé cảm thấy , trước đây mình không làm gì mẹ cũng mua cho mình kem ăn mà, vậy là nó muốn 2 cây, vì nó đã làm (học).Nghĩ vậy là nói liền:
- Con ăn 2 cây!
- Ừ , thì hai
Vậy là lòng tham của bé đã được khích lệ.

************************************
Từ cái tâm Tham ta có thể nói:
Tham ăn thì bệnh nhập
Tham nói thì họa tòng
Vì sao?
Vì bệnh tòng khẩu nhập
Họa tòng khẩu xuất
Bệnh do ăn uống mà ra, họa do nói bậy mà có.
Như vậy nếu ăn uống điều độ , không để cho đói quá rồi mới ăn , mà cũng chẳng cầu thật no, không ăn nhiều thức ăn chướng ngại, nặng nề , không ăn thức ăn hư thối, có mầm bệnh thì sẽ tránh được rất nhiều bệnh.
Còn về phần nói, chẳng cần phải hơn thua nhau vì lời nói sẽ khó bị vạ, hoặc có người oán hận.
Khi tính tham bị lược bỏ thì sẽ khó bị lường gạt ngoài đường, xin kể một ví dụ.
Có một thanh niên nọ, đang đi giữa đường nghe điện thoại reng, chàng bèn tấp vào lề, có một cô gái đang chờ ai đó, anh chàng nầy có máu dê và cũng muốn khoe của, giơ cái điện thoại Vertu có giá 68 triệu ra , và nói chuyện qua điện thoại, anh đậu xe gần cô nàng chừng vài bước chân.Nói xong định cho vào túi, nàng bèn đến gần , miệng cười thật tươi:
- Hổng dám nào, xin mượn anh cái điện thoại, điện cho người bạn đến rước nhé!.
Chàng vì tâm tham gái, bèn đưa ngay.
Cô nàng cầm điện thoại lên, nhấn số gọi, lùi về phía sau vài bước chân, hất hàm lên và nói to:
- Anh qua đây đi! cái thằng nầy nó dê tui nè!
Phía bên kia đường 1 tay thật bặm trợn, vừa nghe điện thoại, vừa nẹt ga xe, và dợm quẹo qua.
Anh chàng hết hồn bỏ luôn cái vertu 68 Tê.
He he....