Dù cạn khô kiệt quệ, nhưng, hễ người Nùng sống quanh mó nước Rằng Phặt mà đọc "thần chú", vỗ tay nhè nhẹ là nước từ trong khe cứ thế dâng lên.
Tý Xằm, tý Sỏi, tý Mỏi. Rằng Phặt

Ở xã miền núi Hồng Quang, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng, cách thị trấn miền rừng Quảng Uyên gần 20km, mó nước Rằng Phặt, từ nhiều đời đã được nhuộm đẫm bao nhiêu là huyền thoại. Ai là người đầu tiên kể câu chuyện ly kỳ đó, thật khó đoán định; câu chuyện đó có thật hay không, càng khó đưa ra câu trả lời "cưa đứt đục suốt". Song, có một điều chắc chắn rằng: bất kỳ người dân nào ở xã Hồng Quang, dù nam phụ lão ấu, cơ bản, ai cũng biết câu chuyện ly kỳ và sự thật ngỡ ngàng về mó nước Rằng Phặt. Ai cũng đọc được câu thần chú gọi nước dâng lên



ÔngTrần Văn Hải, Bí thư Đảng ủy xã Hồng Quang trực tiếp đến mó nước, vỗ tay, đọc "thần chú" gọi nước về.

Thú thật, kể từ khi bà con Quảng Uyên và các nhà báo ở Cao Bằng điện báo rồi rủ tôi đi điền dã để "thực mực sở thị" những điều quanh mó nước lạ, đã 500 ngày trôi qua, lúc nào tôi cũng có cảm giác mơ hồ, ngài ngại.

Anh Đàm Văn Trình, người tổ chức chuyến đi, là cán bộ của Đài Phát thanh - Truyền hình Cao Bằng, quê gốc nằm ở cách mó nước Rằng Phặt trên 7km, người mà với tư cách nhà báo, đã mục sở thị cái "mó nước biết vâng lời người" từ lâu; lại thêm, vừa đến Ủy ban đã thấy cả Bí thư, cả Chủ tịch UBND xã trịnh trọng ra thề thốt: sẽ đích thân đưa nhà báo đi rồi gọi nước lên cho mà xem... Hai chi tiết đó đã khiến tôi bớt thấy mơ hồ, hoài nghi. Bụng bảo dạ: yên tâm, yên tâm, cái gì nó cũng phải có lý của nó. Cứ chờ "hạ hồi
phân giải"!
Chủ tịch UBND xã Hồng Quang, anh Nông Bình Phương, sinh năm 1961, đang hỉ hả tiếp nhà báo Hà Nội, khi được hỏi về mó nước Rằng Phặt thì bất ngờ chuyển sang... bức xúc: Việc bao đời nay bà con dùng "thần chú" gọi là nước dâng lên ngập ngụa là sự thật, bao nhiêu người vào thăm thú, cả bọn trộm



cắp đánh xe Ben, đem xôi gà vào cúng lễ rồi phá hang nước tơi bời hòng tìm vàng bạc, thế mà không một ai nhiệt tình quay lại giải thích cho chúng tôi biết "nguyên do" của chuyện lạ.

Bí thư Đảng ủy xã Trần Văn Hải cũng lo lắng: bao nhiêu đoàn đến "ngó", chụp ảnh rồi họ bỏ về, tịnh không một "hồi âm". "Xã Hồng Quang có 108 đảng viên, với 12 khu hành chính (xóm, bản), 100% bà con người Nùng, ai cũng biết chuyện mó nước không phải vấn đề tuyên truyền "ma tà" gì, nó là sự thật từ nhiều đời. Ông tôi, bố tôi đã kể lại cho tôi câu chuyện ấy, tất cả người già người trẻ đều được truyền dạy một "sự tích" như vậy" - anh Hải nhấn mạnh.

Mó nước nằm cách Ủy ban khoảng 2km, ở bản Lũng Sạng, tên Rằng Phặt, tức là cái hố sâu (Rằng) đặt tên là Phặt. Mó nước nằm dưới một thung lũng bạt ngàn hoa màu, xanh mướt mát quanh các bờ rào đá xám ngoét, trâu bò thoải mái đằm ở ven các mạch nước ngầm mà hễ cứ ai đọc thần chú là phun lên ào ạt. Xung quanh là núi đá cao chất ngất, các vách đá rỗng rốp, thăn thớ, đua ra từ đỉnh trời đủ hình thù kỳ dị tầm như Quỷ Môn Quan (cửa đá hình mặt quỷ) ở Lạng Sơn. Chưa bao giờ, thời nào, có một ai nhìn thấy mó bị cạn nước hoàn toàn. Cùng lắm, nó chỉ cạn đến mức lộ ra cái cửa hang để kẻ tò mò chui vào; hễ cứ chui vào vài bước là nước dâng lên, ai không chạy ra nhanh sẽ mất xác trong lòng sông ngầm bí ẩn hơn cả ngục A Tỳ kia. Nước, với sức mạnh của mình, thật sự là một vị thần giữ cho những bí ẩn của hang tối càng trở nên bí ẩn hơn.




Chủ tịch UBND xã Hồng Quang, anh Nông Bình Phương, sinh năm 1961, đang hỉ hả tiếp nhà báo Hà Nội, khi được hỏi về mó nước Rằng Phặt thì bất ngờ chuyển sang... bức xúc: Việc bao đời nay bà con dùng "thần chú" gọi là nước dâng lên ngập ngụa là sự thật, bao nhiêu người vào thăm thú, cả bọn trộm cắp đánh xe Ben, đem xôi gà vào cúng lễ rồi phá hang nước tơi bời hòng tìm vàng bạc, thế mà không một ai nhiệt tình quay lại giải thích cho chúng tôi biết "nguyên do" của chuyện lạ.

Bí thư Đảng ủy xã Trần Văn Hải cũng lo lắng: bao nhiêu đoàn đến "ngó", chụp ảnh rồi họ bỏ về, tịnh không một "hồi âm". "Xã Hồng Quang có 108 đảng viên, với 12 khu hành chính (xóm, bản), 100% bà con người Nùng, ai cũng biết chuyện mó nước không phải vấn đề tuyên truyền "ma tà" gì, nó là sự thật từ nhiều đời. Ông tôi, bố tôi đã kể lại cho tôi câu chuyện ấy, tất cả người già người trẻ đều được truyền dạy một "sự tích" như vậy" - anh Hải nhấn mạnh.






Anh Đàm Văn Trình, người tổ chức chuyến đi, là cán bộ của Đài Phát thanh - Truyền hình Cao Bằng, quê gốc nằm ở cách mó nước Rằng Phặt trên 7km, người mà với tư cách nhà báo, đã mục sở thị cái "mó nước biết vâng lời người" từ lâu; lại thêm, vừa đến Ủy ban đã thấy cả Bí thư, cả Chủ tịch UBND xã trịnh trọng ra thề thốt: sẽ đích thân đưa nhà báo đi rồi gọi nước lên cho mà xem... Hai chi tiết đó đã khiến tôi bớt thấy mơ hồ, hoài nghi. Bụng bảo dạ: yên tâm, yên tâm, cái gì nó cũng phải có lý của nó. Cứ chờ "hạ hồi phân giải"!

Chủ tịch UBND xã Hồng Quang, anh Nông Bình Phương, sinh năm 1961, đang hỉ hả tiếp nhà báo Hà Nội, khi được hỏi về mó nước Rằng Phặt thì bất ngờ chuyển sang... bức xúc: Việc bao đời nay bà con dùng "thần chú" gọi là nước dâng lên ngập ngụa là sự thật, bao nhiêu người vào thăm thú, cả bọn trộm cắp đánh xe Ben, đem xôi gà vào cúng lễ rồi phá hang nước tơi bời hòng tìm vàng bạc, thế mà không một ai nhiệt tình quay lại giải thích cho chúng tôi biết "nguyên do" của chuyện lạ.

Bí thư Đảng ủy xã Trần Văn Hải cũng lo lắng: bao nhiêu đoàn đến "ngó", chụp ảnh rồi họ bỏ về, tịnh không một "hồi âm". "Xã Hồng Quang có 108 đảng viên, với 12 khu hành chính (xóm, bản), 100% bà con người Nùng, ai cũng biết chuyện mó nước không phải vấn đề tuyên truyền "ma tà" gì, nó là sự thật từ nhiều đời. Ông tôi, bố tôi đã kể lại cho tôi câu chuyện ấy, tất cả người già người trẻ đều được truyền dạy một "sự tích" như vậy" - anh Hải nhấn mạnh.


Mó nước nằm cách Ủy ban khoảng 2km, ở bản Lũng Sạng, tên Rằng Phặt, tức là cái hố sâu (Rằng) đặt tên là Phặt. Mó nước nằm dưới một thung lũng bạt ngàn hoa màu, xanh mướt mát quanh các bờ rào đá xám ngoét, trâu bò thoải mái đằm ở ven các mạch nước ngầm mà hễ cứ ai đọc thần chú là phun lên ào ạt. Xung quanh là núi đá cao chất ngất, các vách đá rỗng rốp, thăn thớ, đua ra từ đỉnh trời đủ hình thù kỳ dị tầm như Quỷ Môn Quan (cửa đá hình mặt quỷ) ở Lạng Sơn. Chưa bao giờ, thời nào, có một ai nhìn thấy mó bị cạn nước hoàn toàn. Cùng lắm, nó chỉ cạn đến mức lộ ra cái cửa hang để kẻ tò mò chui vào; hễ cứ chui vào vài bước là nước dâng lên, ai không chạy ra nhanh sẽ mất xác trong lòng sông ngầm bí ẩn hơn cả ngục A Tỳ kia. Nước, với sức mạnh của mình, thật sự là một vị thần giữ cho những bí ẩn của hang tối càng trở nên bí ẩn hơn.

Hang đá thông lên mặt đất theo phương thẳng đứng (địa hình karst) với rất nhiều "địa đạo" bí ẩn; các hố tròn há miệng lên trời cứ nghe "thần chú" là phun nước ra cũng đổ nước vào muôn vàn cái cửa hang ngầm trong lòng núi, lòng gò đồi, lòng ruộng rẫy xung quanh. Toàn bộ khu vực chi chít các "dòng sông ngầm", các mạch nước ngầm. Bà con thì đọc câu thần chú "cha truyền con nối" để dụ nước ra cho trâu bò uống, cho các máy công suất lớn suốt ngày đêm bơm nước mó lên làm ngói ống, ngói vảy trong các lò nung, lấy nước tưới cho các ruộng ngô đỗ xung quanh xã.

Câu thần chú được Bí thư Đảng ủy xã Trần Văn Hải ghi nguyên văn vào sổ tay của tôi như sau: "Tý Xằm, tý Sỏi, tý Mỏi Rằng Phặt. Sặc sìn sặc ngằn, lố!" (theo tiếng Nùng, đại ý: tý là bé, là cô gái, đây là lời gọi các cô Xằm, cô Sỏi, cô Mỏi ơi; Rằng Phặt là tên mó nước; Sặc sìn sặc ngằn, là nó ăn trộm vàng ăn trộm bạc; lố là một hư từ, một từ gióng lên như một tiếng tri hô. Tóm lại, câu thần chú là lời hô hoán, thông báo của bà con với 3 cô gái được coi là "thần giữ của" dưới mó nước từ bao đời nay, hãy dâng nước lên để chống lại bọn ăn trộm các quan tài mà bà con được truyền tụng là có xếp tầng tầng lớp lớp trong các hang sâu).